1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sóng penny bắt đầu, Kiếm cafe

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 30/08/2021.

3601 người đang online, trong đó có 108 thành viên. 01:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 813227 lượt đọc và 4610 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    VNI khối lượng cao quá, khả năng phân phối...Chỉ có penny mới mang hp cho nhau ~o)
    scorpio1511 thích bài này.
  2. scorpio1511

    scorpio1511 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2021
    Đã được thích:
    1.000
    :-<nghe ghê răng quá bác ơi :)):)) cầu cho ngày mai lái ksh thương tình người em gái này mà vẫn xanh xanh [-O<[-O<[-O<
    --- Gộp bài viết, 21/09/2021, Bài cũ: 21/09/2021 ---
    Sư phụ đi nghỉ mát rồi chắc sóng cuối của penny rồi ca ca à :-c:-c:-c
    Tinhledt thích bài này.
  3. Babyngoc

    Babyngoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2021
    Đã được thích:
    50
    Nay đang 4.3 thì mai 4.5 là bình thường kaka
    Đang đợi 4.6 ra hàng chốt lãi 58% kaka
    scorpio1511Tinhledt thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Con nào rẻ thì vẫn tăng thui, dòng tiền đi vòng vòng thoát blue rùi, chơi tí cho vui giờ chốt xong cầm tiền chán lắm :D
    scorpio1511 thích bài này.
  5. scorpio1511

    scorpio1511 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2021
    Đã được thích:
    1.000
    8-}8-}8-} NÓ LẠI LÀ TUYỆT VỜI ÔNG MẶT ZỜI BÁC ƠI
    --- Gộp bài viết, 21/09/2021, Bài cũ: 21/09/2021 ---
    Cầm tiền chớ để tiền rơi ca ca nhé, nhớ là vui thôi :x:x:x
    Tinhledt thích bài này.
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Cảm ơn muội muội tốt, ca mua những mà hưởng lợi và chưa tăng cao thui, yên tâm @};-
    --- Gộp bài viết, 21/09/2021 ---
    ..............................
    Nhóm ngành nào sẽ bứt phá nếu nền kinh tế sớm mở cửa trở lại?
    Các giải pháp liên quan đến vaccine cũng như giải ngân đầu tư công sẽ giúp tác động tốt đến nền kinh tế.
    Các nhóm ngành như đầu tư công, vật liệu xây dựng, chứng khoán... được cho là sẽ hút dòng tiền tốt nếu nền kinh tế sớm mở cửa.
    https://ndh.vn/co-phieu/nhom-nganh-nao-se-but-pha-neu-nen-kinh-te-som-mo-cua-tro-lai-1300027.html
    scorpio1511 thích bài này.
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..........................................
    Hà Nội: Nhu cầu vốn đầu tư công năm 2022 khoảng 51 nghìn tỷ đồng
    • Tác giả : Việt Thắng
    • 21/09/2021 07:00
    • (BĐT) - Theo UBND TP. Hà Nội, trên cơ sở kế hoạch vốn và dự kiến kết quả Kế hoạch đầu tư công năm 2021, nhu cầu kế hoạch vốn và dự kiến khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công cho các nhiệm vụ, các chương trình, dự án năm 2022, UBND Thành phố dự kiến nguồn vốn kế hoạch năm 2022 của Thành phố là 51.073,620 tỷ đồng. Số vốn này cơ bản bằng năm 2021 (51.241,326 tỷ đồng). Trong đó, nhu cầu vốn ngân sách thành phố là 45.917,646 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương là 5.155,974 tỷ đồng.
    [​IMG]
    Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

    Về giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, đến ngày 31/8/2021, Thành phố giải ngân được 12.824,8 tỷ đồng, đạt 31% kế hoạch Chính phủ giao. TP. Hà Nội giữ mục tiêu và phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2021 được Chính phủ giao. Dự kiến đến hết năm 2021 sẽ hoàn thành 74/179 dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp thành phố, 106/165 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ cấp huyện.
    https://baodauthau.vn/ha-noi-nhu-ca...-2022-khoang-51-nghin-ty-dong-post113261.html
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..............................
    Giải ngân vốn đầu tư công năm 2021: Cuộc chạy đua nước rút
    TRỊNH DŨNG
    21/09/2021 08:00 | QUẢNG NAM ONLINE
    Lần đầu tiên ở Quảng Nam, việc đẩy nhanh tiến độ, giải ngân vốn đầu tư công được xác định là trọng tâm, then chốt, xuyên suốt, thể hiện quyết tâm chính trị và nỗ lực phấn đấu ở mức cao nhất của chính quyền, cơ quan quản lý, chủ đầu tư.
    [​IMG]
    Kè bảo vệ khẩn cấp và bảo vệ bền vững Hội An đã thi công được khoảng 40 - 50% khối lượng. Ảnh: T.D
    “Tối hậu thư” giải ngân

    Đầu tư công đã không thể trở thành xung lực hay cú hích thúc đẩy tăng trưởng trước tác động xấu của đại dịch. Tỷ lệ giải ngân cả tỉnh hồi cuối tháng 7 khoảng 35,25% đã được nâng lên 38,7% (kế hoạch vốn năm 2021 khoảng 35,7% và 46,2% vốn 2020 kéo dài) vào cuối tháng 8.

    Ngay trong tháng 8, vốn đầu tư công do địa phương quản lý lại giảm 13,7% so cùng kỳ. Một số dự án trọng điểm hiện vẫn dang dở, chậm tiến độ vì gặp khó bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc chậm hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục…

    Dù đã điều chuyển hơn 112,6 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh đã phân bổ để bổ sung cho các dự án quyết toán, hoàn thành hay các dự án có khối lượng, nhu cầu giải ngân vốn ngay khi bổ sung, nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn không tiến triển bao nhiêu. Mục tiêu có thể đạt mức giải ngân từ 95 - 100% kế hoạch vốn đã phân bổ có nguy cơ “vỡ trận”.

    Ngày 15.9.2021, UBND tỉnh ban hành công văn đôn đốc các cơ quan quản lý, ban quản lý dự án, chủ đầu tư, chính quyền địa phương thực hiện đúng Chỉ thị 15 của Tỉnh ủy về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công (ban hành ngày 27.8.2021).

    [​IMG]
    Dự án đường nhánh nối đại lộ Võ Chí Công và đường thanh niên ven biển đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Ảnh: T.D
    UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ xem xét, xử lý kỷ luật các chủ đầu tư, cá nhân thiếu trách nhiệm, gây chậm trễ trong việc giải ngân vốn của các dự án. Một bản danh sách các chủ đầu tư không hoàn thành tiến độ, không thực hiện hoặc trễ, không đầy đủ nội dung báo cáo về tiến độ sẽ được công bố trước ngày 31.12.2021 để căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo, tập thể, cá nhân. Không đề xuất danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng với người đứng đầu, tập thể không hoàn thành tỷ lệ giải ngân theo quy định.

    Theo đó, đến ngày 30.9.2021, kế hoạch vốn chưa giải ngân hết sẽ bị cắt giảm, điều chuyển đến 70%; sẽ cắt giảm, điều chuyển hết kế hoạch vốn còn lại chưa giải ngân hết trước ngày 15.11.2021. Không chỉ vốn kế hoạch năm 2020 kéo dài sang năm 2021 bị xem xét, kế hoạch vốn năm 2021 cũng nằm trong diện phải cắt giảm, điều chuyển.

    Dựa vào kết quả giải ngân quý III - 2021, sẽ rà soát, cắt giảm kế hoạch vốn năm 2021 đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 60% (sau ngày 30.9.2021).

    Tất cả dự án có tỷ lệ giải ngân thấp so tỷ lệ quy định ở từng thời điểm và dự án còn kế hoạch vốn nhưng không có khả năng giải ngân hết trong năm 2021 sẽ tiếp tục được rà soát, cắt giảm.

    Không chỉ vậy, những dự án không vướng mắc giải phóng mặt bằng nhưng tỷ lệ giải ngân thấp buộc phải hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu, theo điểm dừng kỹ thuật, gửi hồ sơ thanh toán khi có khối lượng thực hiện, không dồn thanh toán vào cuối năm hay kết thúc công trình. Các số liệu giải ngân sẽ được công khai cho các cơ quan theo dõi, giám sát.

    Nước rút

    Các chủ đầu tư, nhà thầu không muốn bị liệt vào danh sách “yếu kém” buộc phải chạy đua nước rút, đưa công trình về đích đúng tiến độ và giải ngân hết vốn. Ông Huỳnh Xuân Sơn - Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng cho hay, hiện tỷ lệ giải ngân của 51 dự án do ban làm chủ đầu tư và nhận chuyển giao chỉ đạt hơn 46%. Có nguy cơ không giải ngân hết vốn là hồ Lộc Đại, khi chưa thể di dời hết mồ mả vì thiếu khu cải táng, và dự án nâng cấp điện nông thôn dự kiến sẽ trao thầu xây dựng trong tháng 10.2021.

    Theo ông Sơn, để giải ngân vốn đến mức có thể, sẽ xây dựng kế hoạch, đánh giá tiến độ giải ngân cụ thể cho từng dự án. Nếu không sẽ điều chuyển kế hoạch vốn trong nội bộ các dự án của ban quản lý.

    Tất cả phiên làm việc trực tiếp với các sở, ban, ngành, địa phương của Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công và quyết toán dự án hoàn thành công trình sử dụng vốn nhà nước đều nhận được lời cam kết của các chủ đầu tư có thể giải ngân hết vốn ngay trong năm 2021, trừ các trường hợp bất khả kháng và phụ thuộc rất nhiều về việc điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn của từng dự án.

    Ông Võ Văn Điềm - Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT nói, 17 dự án ban quản lý đã giải ngân đến 31.8.2021 khoảng 57,7%. Các dự án (hồ chứa nước Phước Hòa, Hố Do, kè sông Trường, chống xói lở khẩn cấp và bảo vệ bờ biển xã Tam Hải hay đê ngăn mặn Bình Đào, chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An…) đều đã đạt 40 - 70% khối lượng thi công. Tất cả sẽ được giải ngân 100% kế hoạch vốn khi kết thúc năm 2021.

    Ông Bùi Ngọc Ảnh - Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cho biết, địa phương đang triển khai 96 dự án (49 chuyển tiếp và 47 khởi công mới). Các dự án được bố trí vốn trong kế hoạch 2021 đều chậm, mới đạt 29,6% (tính đến ngày 25.8), địa phương sẽ chủ động, giải quyết dứt điểm vướng mắc, bảo đảm có mặt bằng sạch để triển khai thi công công trình theo đúng tiến độ.

    Các nhà thầu cũng quyết tâm đưa công trình vượt lũ, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành theo đúng kế hoạch vốn. Ông Nguyễn Xuân Chung - Chỉ huy trưởng công trình Tổng Công ty Xây dựng NN&PTNT Thanh Hóa nói, khối lượng gói thầu sửa chữa nâng cấp hồ Cao Ngạn (Thăng Bình) đã khoảng 70%, đủ sức vượt lũ. Nhà thầu đang tập trung toàn lực, nhân công ở tại công trường, thi công bất kể ngày đêm; khối lượng đến đâu, nghiệm thu và thanh toán đến đó. Công trình sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.

    Thông qua nhiều cuộc giám sát, làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang cho hay, đã nhìn thấy những hạn chế về nhân sự, những dự án lớn nhỏ đan xen nhau, cản trở của giải phóng mặt bằng khiến các địa phương, kể cả những chủ đầu tư (các ban quản lý chuyên nghiệp) gặp khó khăn.

    Tuy nhiên, với những khuyến cáo, yêu cầu ít nhất 2 tuần/lần phải rà soát việc giải ngân, điều chuyển vốn ngay trong các công trình, dự án nội bộ khi có khối lượng; hợp tác các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thẩm tra chất lượng hồ sơ dự án; phân chia trách nhiệm cho từng dự án, xử lý các nhà thầu yếu năng lực, đốc thúc các nhà thầu đẩy nhanh thi công..., tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang có xu hướng khả quan hơn.

    TRỊNH DŨNG
    https://baoquangnam.vn/kinh-te/giai-ngan-von-dau-tu-cong-nam-2021-cuoc-chay-dua-nuoc-rut-117643.html
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..........................................
    Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2022

    Thứ 3, 21/09/2021 | 07:10:40 [GMT +7]
    Lưu
    In
    Email
    Nhằm chủ động nguồn vốn và đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng xây dựng, trình HĐND cùng cấp kế hoạch đầu tư công năm 2022, làm tiền đề cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án để sớm khởi công theo quy định.

    [​IMG]
    Dự án hạ tầng kỹ thuật khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Hải Lạng (Tiên Yên) đang được gấp rút hoàn thành.
    Thực hiện Luật Ngân sách nhà nước năm 2019, từ cuối tháng 7/2021, các địa phương của tỉnh đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch, trình HĐND cùng cấp danh mục dự kiến đầu tư công năm 2022 nguồn vốn ngân sách địa phương quản lý.

    Tại huyện Ba Chẽ, một trong những địa phương miền núi khó khăn của tỉnh, nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm rất ít nên gần như nguồn vốn đầu tư công đều phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp và theo tiêu chí chấm điểm. Tuy nhiên, hàng năm huyện lại rất chủ động trong việc rà soát nguồn vốn được phân bổ, lập kế hoạch, đề xuất sớm những dự án, công trình cần được triển khai.

    Ông Trần Văn Dũng, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Ba Chẽ, cho biết: Căn cứ vào kế hoạch nguồn vốn được tỉnh phân cấp cho địa phương, dự kiến năm 2022, huyện Ba Chẽ có trên 300 tỷ đồng chi cho đầu tư phát triển, tăng gần 20 tỷ đồng so với năm 2021. Từ việc tính toán, phân tích kỹ nguồn vốn, đơn vị đã tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện Ba Chẽ xem xét, biểu quyết thông qua Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 21/7/2021 về dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2022. Nghị quyết này ghi rất rõ dự án khởi công mới, số vốn được phân bổ chi tiết và nguồn vốn dành để thanh toán nợ đọng XDCB, từ đó tạo thuận lợi cho các đơn vị triển khai thực hiện.

    Được biết, trong năm 2022, nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ sẽ được huyện Ba Chẽ tập trung đầu tư cho 2 dự án động lực, trọng điểm trên địa bàn. Đó là dự án cầu nối Tỉnh lộ 330 với trung tâm thị trấn Ba Chẽ kết hợp kè chống sạt lở tuyến đường trục chính, khu dân cư thị trấn Ba Chẽ và dự án hồ chứa nước Khe Tam (xã Nam Sơn). Đây là 2 dự án được huyện Ba Chẽ xác định sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Tổng mức đầu tư của 2 dự án này 370 tỷ đồng, nhưng trước mắt năm 2022 sẽ bố trí 135 tỷ đồng để khởi công dự án.Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ba Chẽ, hiện 2 dự án này đang được các đơn vị liên quan của huyện tích cực phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định, phấn đấu sang đầu năm 2022 sẽ khởi công xây dựng.

    Tương tự, tại Tiên Yên, UBND huyện cũng đã trình HĐND huyện thông qua Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 23/7/2021 dự kiến danh mục dự án đầu tư công năm 2022 vốn ngân sách huyện quản lý. Theo đó, năm 2022, huyện sẽ có 12 công trình, dự án được bố trí vốn đầu tư công. Trong đó có 3 công trình chuyển tiếp, 7 công trình khởi công mới và 2 công trình chuẩn bị đầu tư liên quan đến lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, thủy lợi, văn hóa, giáo dục, an ninh. Hiện nay, các dự án, công trình này đã và đang được các đơn vị liên quan của huyện Tiên Yên gấp rút hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định, sớm tiến hành khởi công vào đầu năm 2022.

    Ngoài ra, HĐND huyện Tiên Yên cũng đã thông qua 118 dự án, công trình dự kiến đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở bám sát các quy hoạch, rà soát các dự án, công trình cấp thiết từ thực tế phát triển của địa phương và đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn.

    Theo lãnh đạo Sở KH&ĐT, việc các địa phương xây dựng kế hoạch, danh mục dự án đầu tư công từ sớm sẽ giúp cho địa phương chủ động được công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án; chủ động lên phương án hỗ trợ đền bù, GPMB, từ đó dự án sẽ sớm được khởi công xây dựng, khắc phục được tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm. Ngày 25/8/2021, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 5799/UBND-XD4 về việc “Đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 và chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới năm 2022, triển khai kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025”. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở được giao lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khẩn trương hoàn thiện nội dung báo cáo đảm bảo đúng, đủ thành phần hồ sơ, nội dung đề xuất, trình Sở KH&ĐT thẩm định, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Đối với dự án nhóm B trở lên, Sở KH&ĐT báo cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh xem xét, xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước khi trình HĐND tỉnh theo đúng quy định.

    Được biết, hiện nay, ngoài việc chuẩn bị kế hoạch đầu tư công 2022, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đang tích cực rà soát, lập danh sách dự án cần được hỗ trợ đầu tư theo Đề án Phát triển bền vững KT-XH gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

    Mạnh Trường
    https://baoquangninh.com.vn/chu-dong-xay-dung-ke-hoach-dau-tu-cong-nam-2022-2941253.html
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..............................
    Để đầu tư công trở thành động lực trong mặt trận kinh tế
    19/09/2021 09:18 GMT+7
    Đầu tư công được kỳ vọng là một trong những động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

    Để Việt Nam trở nên ‘tự lực và tự cường’
    Doanh nghiệp dân tộc quyết định tiến trình công nghiệp hoá Việt Nam
    Phát triển kinh tế tư nhân để tự chủ nền kinh tế

    Dồn lực cho các dự án “quả đấm thép”

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ và Thủ tướng dự kiến Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo dự kiến, tổng mức vốn ngân sách nhà nước thuộc Kế hoạch là 2,87 triệu tỷ đồng. Trong đó, 1,38 triệu tỷ đồng thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương (1,08 triệu tỷ vốn trong nước và 300.000 tỷ vốn nước ngoài); 1,37 triệu tỷ là từ ngân sách địa phương; 120 tỷ từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên chuyển sang đầu tư công.

    Phương án phân bổ hơn 2,87 triệu tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn này đang được xây dựng. Trong đó dự kiến, 10% vốn ngân sách trung ương được để lại dự phòng, số còn lại vào khoảng 2,7 triệu tỷ đồng sẽ được phân bổ cho các bộ, ngành, địa phương.

    Đầu tư công giai đoạn 2021-2025 sẽ tập trung ưu tiên cho những ngành, lĩnh vực quan trọng và then chốt của nền kinh tế, trong đó các lĩnh vực kinh tế chiếm hơn 71% (hơn 68% trong số này dồn cho hạ tầng giao thông).

    Mục tiêu cụ thể của đầu tư công trung hạn giai đoạn này cũng đã được đặt ra. Đó là trong các năm 2021-2025 sẽ hoàn thành xong 1.700km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Năm 2025 sẽ hoàn thành tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Cũng trong giai đoạn này sẽ hoàn thành các công trình thủy lợi và các hồ chứa nước trọng yếu ở Tây Nguyên, ở đồng bằng sông Cửu Long…

    [​IMG]
    Việc đầu tư hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau sẽ là một trong những động lực tăng trưởng của nền kinh tế
    “Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ đầu tư theo hướng dồn lực vào các dự án có tính chất 'quả đấm thép', các dự án quan trọng quốc gia, dự án liên vùng, các tuyến đường cao tốc, đường ven biển… dự án chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực… nhằm tạo ra động lực mới, không gian mới cho phát triển đất nước”, Bộ trưởng Dũng cho biết.

    Tăng cường giám sát của Chính phủ, Quốc hội

    Theo các chuyên gia, việc giải ngân chậm và thấp nếu không được xử lý sớm chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng. Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Chính phủ chỉ rõ: “Giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm, chưa phát huy tốt vai trò kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng và dẫn dắt đầu tư tư nhân” và do đó phải tập trung quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.

    Để đẩy nhanh triển khai các dự án, giải ngân vốn đầu tư công, các chuyên gia cho rằng cần thực hiện quyết liệt các giải pháp để một mặt tiếp tục theo gỡ các vướng mắc liên quan đến quy định của pháp luật về đầu tư công, mặt khác thực hiện nghiêm các giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết cũng như các chỉ đạo mà Thủ tướng đã đưa ra. Song hành cùng quá trình này là đẩy mạnh quá trình giám sát thực hiện.

    TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính nhìn nhận, đầu tư công rõ ràng đang có dấu hiệu chậm lại và chỉ còn ít tháng nữa để thấy được động lực này có thực sự hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế năm nay hay không. Theo ông, với những dự án đầu tư công đã được lựa chọn và đã giao cho các bộ, ngành, địa phương thì các bên phải có trách nhiệm thực hiện. Nhưng trong quá trình này cần tăng cường sự giám sát của Chính phủ, Quốc hội trong việc thực hiện, đặc biệt với các công trình và tiến độ giải ngân ở địa phương.

    [​IMG]
    Tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Về cơ chế xử lý, ví dụ như qua giám sát phát hiện thấy có địa phương vẫn chậm, không thực hiện được tốt thì lãnh đạo các địa phương đó phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải thay thế người khác nếu cần thiết cũng phải làm. “Đây là lúc chúng ta phải mạnh mẽ trong chuyện đó, bởi chúng ta không có thì giờ để đợi đến sang năm rồi lại vẫn thấy các dự án hạ tầng ì ạch thì nguy cơ rơi vào khủng hoảng, khó phục hồi nền kinh tế là rất lớn”, TS. Hiếu nói.

    Trong khi đó, Bộ KHĐT cũng cho rằng, cần kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ liên quan đến dự án có năng lực chuyên môn yếu hay có những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, lợi ích nhóm làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân; lấy kết quả giải ngân vốn của các đơn vị năm 2021 là tiêu chí để đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.

    Về ngắn hạn, theo các chuyên gia, bên cạnh nhiệm vụ thường trực là quyết liệt phòng chống dịch bệnh hiệu quả thì về mặt kinh tế, việc quyết liệt tháo gỡ và thúc đẩy đầu tư công trong nửa cuối năm cần trở thành ưu tiên trọng tâm, để cùng với đà phục hồi của xuất khẩu và tiêu dùng trong nước sẽ giúp cho kinh tế bật dậy trong quý III và IV, giúp lấy lại toàn bộ những “thiệt hại” về tăng trưởng GDP mà đợt dịch thứ 4 gây ra, qua đó hoàn thành mục tiêu đã đặt ra cho cả năm.

    Trong trung và dài hạn, việc Chính phủ ban hành chỉ thị 13/CT-TT là kịp thời và cần thiết với mục tiêu tổng số dự án đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương của cả nước giai đoạn 2021 - 2025 được cắt giảm xuống chỉ còn khoảng trên 5.000 dự án.

    Trong đó, yêu cầu kiên quyết cắt bỏ những dự án chưa thực sự cần thiết, kém hiệu quả, các dự án khởi công mới. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang có nhiều dự án dự kiến khởi công mới phải bảo đảm từng dự án phải có giải trình cụ thể lý do và chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng về sự cần thiết, hiệu quả đầu tư và sự tuân thủ các quy định pháp luật.

    Dự kiến tổng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư công giai đoạn 2021-2025 là 2,75 triệu tỷ đồng, tăng gần gấp rưỡi so với giai đoạn 2016-2020. Nhưng để thực sự là động lực tạo ra cú hích về hạ tầng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, những đồng vốn ngân sách ấy phải được sử dụng cho những dự án thực sự hiệu quả.

    Nói cách khác, dù số lượng các dự án triển khai có giảm đi nhưng phải đảm bảo đã triển khai thì phải hoàn thành để đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Chúng ta đã và đang thấy được tinh thần của Chính phủ là trong giai đoạn tới, kiên quyết nói không với tình trạng “xin - cho”, công trình dở dang không hẹn ngày hoàn thành, nguồn lực phân tán… ít nhiều từng xảy ra trong quá khứ.

    Lan Anh
    https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietna...h-dong-luc-trong-mat-tran-kinh-te-776113.html

Chia sẻ trang này