Sóng penny bắt đầu, Kiếm cafe

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 30/08/2021.

3231 người đang online, trong đó có 130 thành viên. 06:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 813148 lượt đọc và 4610 bài trả lời
  1. tmsnhatban12

    tmsnhatban12 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2014
    Đã được thích:
    59
    giờ penny ko phải kiếm cafe đâu a, mà kiếm nhà lầu xe hơi đó
    phong_van_vo_tinhTinhledt thích bài này.
  2. tuxemck123

    tuxemck123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2020
    Đã được thích:
    20
    Penny tăng giá vui hơn cả tết trung thu
    Tinhledt thích bài này.
  3. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Nay được thêm tô phở mừng quá cụ à :D
    --- Gộp bài viết, 22/09/2021, Bài cũ: 22/09/2021 ---
    Gần như cả sàn pen đều Tím...kinh hoàng.
    Sóng thần này hơn cả sóng thần vào nước Nhật nắm đó nữa :-bd
    --- Gộp bài viết, 22/09/2021 ---
    .......
    Sáng em đùa mang 10k tỷ múc penny, các anh làm thật à :)):)):))
  4. Phuctoan

    Phuctoan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2018
    Đã được thích:
    4.105
    uh cụ chủ píc nói dối rõ ràng cụ uống cà fe sâm + em út chứ k pải cfe đá sữa bình thường :))=))
    Tinhledt thích bài này.
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    2 con tâm linh chạy ghê rùi cụ...Xây đàng cầu trời hay sao mà hay vậy cụ :D
  6. tmsnhatban12

    tmsnhatban12 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2014
    Đã được thích:
    59
    e vào penny kiếm được nhiểu tỉ rùi sao cafe hết được anh ơi
    Tinhledt thích bài này.
  7. Phuctoan

    Phuctoan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2018
    Đã được thích:
    4.105
    hôm qua cúng rằm vái kỹ và thành tâm nên vậy cụ à :))
    --- Gộp bài viết, 22/09/2021, Bài cũ: 22/09/2021 ---
    cụ ấy cf phê vừa cà vừa phê mà cụ vừa kẹp 2 nách 2 em giữ 2 chân kẹp 1 em sau lưng 2 em đấm xoa bop vai chứ có pải cf chà đá vỉa hè đâu vài bữa hết chứ mấy :))
    Tinhledt thích bài này.
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ...................................
    Ngành thủy sản Việt Nam xuất siêu 4,23 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
    22/09/2021 | 20:09
    [​IMG]
    Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Cảnh Kỳ

    Đại dịch COVID-19 làm đứt gãy nguồn cung ứng, gây khó khăn về logistics và cước vận chuyển cao, ảnh hưởng nhiều hơn đến các thị trường lớn. Trước thực tế đó, nhiều DN lựa chọn và chuyển hướng sang các thị trường nhỏ và những thị trường này sẽ tiếp tục hạn chế một phần tác động sụt giảm XK trong những tháng tới.

    Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch XK thủy sản Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đạt 5,57 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.


    Trong đó, Mỹ là thị trường lớn nhất với kim ngạch đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ và chiếm 23,3% tổng kim ngạch XK của toàn ngành. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản (trên 870 triệu USD; giảm 3,7%; chiếm 15,8%), EU, Trung Quốc, Hàn Quốc…

    Cũng trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam nhập khẩu 1,34 tỷ USD thủy sản từ các nước, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường Việt Nam nhập khẩu thủy sản lớn nhất là Ấn Độ, Na Uy, Đông Nam Á…

    Như vậy, 8 tháng đầu năm nay, ngành thủy sản Việt Nam đã xuất siêu 4,23 tỷ USD.

    https://tienphong.vn/nganh-thuy-san...-ty-usd-trong-8-thang-dau-nam-post1378706.tpo
    Phuctoan thích bài này.
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    .........................
    Vì sao giá khí đốt lên cao kỷ lục ở khắp nơi

    Giá khí tự nhiên tăng mạnh, dấy lên lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cho mùa đông năm nay cũng như dự báo giá sẽ lên cao nhất kể từ khi máy cắt thủy lực tràn ngập thị trường vào hơn 10 năm trước.

    Chốt phiên 17/9, giá khí tự nhiên tương lai giao dịch ở 5,105 USD/mBtu, tăng 50% so với 6 tháng trước và tăng 17% kể từ đầu tháng này. Đây được dự báo là mùa thấp điểm trong tiêu thụ, song giá lại chưa bao giờ lên cao như vậy kể từ khi bão tuyết quét qua vùng đông bắc Mỹ đầu năm 2014.

    Theo giới phân tích, mùa đông năm nay có thể không lạnh tới mức để khiến giá phải lên cao chưa từng thấy trong kỷ nguyên đá phiến hiện tại, thứ đã biến Mỹ từ một nước nhập khẩu thành một nước xuất khẩu khí đốt.

    [​IMG]
    Thời tiết cực đoan kéo dài khiến tiêu thụ tăng và tồn kho khí đốt giảm mạnh là nguyên nhân khiến nhiên liệu này ngày càng trở nên đắt đỏ so với nhiều năm trước. Ảnh: National Geographic.

    Giá khí tự nhiên chạm đáy là một yếu tố đáng tin cậy của kinh tế Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Giá nhiên liệu này lao dốc và không bao giờ phục hồi trong bối cảnh nguồn cung luôn dồi dào nhờ công nghệ cắt thủy lực và khoan nghiêng. Người ta sẽ đốt khí tự nhiên để tạo ra điện và sưởi ấm nhà, sản xuất nhựa, thép và phân bón. Vì vậy, việc giá khí tự nhiên tăng đáng kể và ổn định sẽ gây ảnh hưởng nhiều đối tượng, từ các hộ gia đình tới ngành công nghiệp nặng.

    Cổ phiếu của các công ty sản xuất khí tự nhiên đều tăng giá khi giá khí lên 5 USD. Năng lượng cũng trở thành nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trong chỉ số S&P 500 và là một trong hai nhóm tăng duy nhất trong tháng này.

    Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ thường loại giá năng lượng khi họ đánh giá lạm phát vì giá mặt hàng này biến động rất lớn. Tuy nhiên, giá khí tự nhiên tăng lại được giới đầu tư theo dõi sát sao. Cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ngày 23/9 đang là tâm điểm của giới đầu tư. Họ tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy cơ quan này sẽ bắt đầu giảm quy mô mua trái phiếu sau cuộc họp tháng 11 cũng như tăng lãi suất ngắn hạn trước cuối năm 2022.

    Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ngày 23/9 sẽ đưa ra ước tính mới về dự trữ khí tự nhiên. Lần gần đây nhất, dự trữ nhiên liệu này ước thấp hơn 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng năm, bây giờ là thời điểm các nhà máy lấp đầy dầu cho bể chứa để sử dụng cho mùa đông khi nhu cầu ở mức lớn nhất.

    “Thời gian để bổ sung hàng dự trữ cho mùa đông đang nhanh chóng cạn kiệt”, Lindsay Schneider, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn RBN Energy, nói.

    Giá dầu thô hiện không đảm bảo cho việc khai thác mới và điều này đã làm giảm lượng khí đốt được sản xuất như một sản phẩm phụ. Trong khi đó, các công ty ở Appalachia, Mỹ, vốn là yếu tố có thể khuấy động thị trường, lại đang ưu tiên lợi nhuận hơn tăng trưởng sản xuất nên họ cũng dè dặt trong việc đầu tư khai thác mới.

    Số lượng giàn khoan khí tự nhiện về cơ bản không đổi kể từ mùa xuân năm nay dù giá tăng rất mạnh. Khi giá lên hơn 5 USD trong năm 2014, số lượng giàn khoan hoat động nhiều hơn gấp 3 lần so với con số 100 hiện nay, theo Baker Hughes.

    Trong khi đó, nguồn cung khí tự nhiên lại đang cạn kiệt do một loạt hiện tượng thời tiết cực đoan. Đợt băng giá hồi tháng 2 ở Texas đẩy nhu cầu lên cao nhưng các giếng dầu đều bị đóng băng. Tháng 6 và 7 là thời điểm nắng nóng kỷ lục trong khi hạn hán ở miền tây nước Mỹ kéo giảm sản lượng thủy điện, nên nhu cầu tiêu thụ khí đốt cao hơn bình thường. Cuối tháng trước, cơn bão Ida đổ bộ khiến gần như tất cả cơ sở sản xuất khí đốt ở Vịnh Mexico phải đóng cửa. Hơn 1/3 công suất sản xuất khí đốt tại đây vẫn bị ngừng tính tới ngày 17/9, Cục An toàn và Thực thi môi trường Mỹ cho hay.

    Châu Âu cũng chịu các yếu tố tương tự nên giá khí tự nhiên giữ ở mức cao kỷ lục trong suốt mùa hè này. Tại châu Á, người mua cũng đang phải chi ở mức cao kỷ lục để vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng theo tuyến qua Thái Bình Dương, thay vì qua châu Âu.

    Tình trạng thâm hụt nguồn cung khí tự nhiên đặc biệt nghiêm trọng ở châu Âu, nơi tồn kho còn rất ít do thời tiết nắng nóng, sản lượng điện gió thấp và nhập khẩu từ Nga giảm. Chuyên gia phân tích Samantha Dart của Goldman Sachs cho biết dự trữ ở tây bắc châu Âu gần đây thấp hơn mức trung bình 24%.

    Giá khí tự nhiên tại châu Âu lên cao tới mức bà Dart ước tính giá tại Mỹ cần tăng lên 17 USD và giá tại nước ngoài không tăng thêm thì các công ty mới có lãi khi vận chuyển khí đốt băng qua Đại Tây Dương. Bà khuyến nghị người tiêu dùng nên mua quyền chọn có mức giá cao hơn giá hợp đồng tương lai hiện tại để đề phòng giá tăng nếu mùa đông năm nay lạnh hơn bình thường.

    Tuần trước, Intercontinental Exchange đã tăng yêu cầu ký quỹ đối với giao dịch hợp đồng khí đốt tương lai ở Mỹ và châu Âu, nhằm đề phòng rủi ro giá lên cao hơn và biến động thị trường tăng.

    Christopher Louney, chuyên gia phân tích của RBC Capital Markets, cho biết thách thức trong việc dự báo giá có thể tăng lên bao nhiêu nằm ở mối quan hệ chưa từng có giữa thị trường Mỹ, từng bị cô lập, và thị trường quốc tế. Các cơ sở xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng từng được xây dựng dọc bờ biển Vịnh Mexico và bờ đông Mỹ để giải quyết tình trạng dư thừa khí tự nhiên, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước nắm bắt được tình hình giá cả ở nước ngoài. Hiện nay, việc giá cao hơn ở nước ngoài đang đẩy giá ở Mỹ lên theo.
    https://ndh.vn/nang-luong/vi-sao-gia-khi-dot-len-cao-ky-luc-o-khap-noi-1300157.html
    Phuctoan thích bài này.
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..............................
    Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thúc đẩy sản xuất, lưu thông, XK nông sản
    19:32, 21/09/2021
    (Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 21/9/2021của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.





    [​IMG]
    Các địa phương đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản cho các vùng, khu vực đã khống chế được dịch COVID-19
    Trong những tháng đầu năm 2021, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành; sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, lây lan nhanh, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, đặc biệt tại những vùng đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội; nhiều mặt hàng nông sản bị tồn đọng với khối lượng lớn, giá giảm sâu; một số chuỗi sản xuất bị đứt gẫy, ảnh hưởng tới nguồn cung trong thời gian tới, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

    Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai một số nhiệm vụ cấp bách sau:

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; đồng thời rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ tiếp theo, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản ở các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nông sản cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và chế biến, xuất khẩu trong mọi tình huống, đặc biệt là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; tổ chức liên kết hiệu quả vùng nguyên liệu với sơ chế, chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị gia tăng.

    Bên cạnh đó, chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản cho các vùng, khu vực đã khống chế được dịch COVID-19 để hỗ trợ, bù đắp phần thiếu hụt cho các địa phương khác, nhất là các tỉnh, thành phố phía nam; tiếp tục phát huy hiệu quả vai trò của hai Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng, tiêu thụ nông sản phía bắc và phía nam.

    Đồng thời, chỉ đạo và tăng cường giám sát việc tái cơ cấu nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP) bảo đảm tiến độ và hiệu quả; xây dựng, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế số trong nông nghiệp; xây dựng mã số vùng trồng, mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản; truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm; tăng cường quảng bá, tiêu thụ nông sản thông qua các kênh xúc tiến thương mại, dịch vụ, nhất là thương mại điện tử; chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và thủy sản.

    Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương thúc đẩy mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc (sầu riêng, khoai lang, chanh leo, na, bưởi, tổ yến, thủy sản); khẩn trương đàm phán thống nhất với cơ quan liên quan của Trung Quốc giảm tỉ lệ kiểm dịch động thực vật vào thị trường Trung Quốc; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan đánh giá tác động, phổ biến, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp việc thực hiện, đáp ứng các thủ tục, quy định đối với quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu của thị trường Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ 1/1/2022.

    Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) cho nông dân để khôi phục sản xuất tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg; phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất biện pháp phù hợp trong áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến thay đánh giá trực tiếp; hoặc gia hạn tối đa 6 tháng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định chỉ định đã hết hạn.

    Hướng dẫn các địa phương đã kiểm soát dịch bệnh mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối

    Bộ Công Thương hướng dẫn các địa phương đã kiểm soát dịch bệnh mở lại chợ truyền thống, chợ đầu mối kịp thời cung ứng hàng hóa cho người dân; đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế ban hành các quy định bảo đảm phòng chống dịch; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá tác động, hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp triển khai thực hiện đáp ứng các quy định của phía Trung Quốc tại Lệnh 248, Lệnh 249 có hiệu lực từ 1/1/2022.

    Chủ động trao đổi với các cơ quan và địa phương phía Trung Quốc về việc mở thêm các cửa khẩu, thông quan cho xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau quả; khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông, Bộ Ngoại giao trong công tác đàm phán quản trị chất lượng để mở cửa thị trường nông sản xuất khẩu; chủ động cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản cho các địa phương; hỗ trợ thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua kênh thương mại điện tử.

    Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan liên quan bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

    Kiểm tra, hướng dẫn lưu thông thống nhất tại các địa phương; rà soát, yêu cầu bãi bỏ các văn bản của địa phương trái với quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về lưu thông hàng hóa, tuyệt đối không để ách tắc, các địa phương không được ban hành các giấy phép con.

    Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương sớm xử lý tình trạng thiếu container rỗng và có giải pháp giảm giá cước vận tải phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu; chủ trì xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ điều tiết lưu lượng xe đỗ, tập kết tại khu vực cửa khẩu và trên các tuyến đường lên cửa khẩu để tránh ùn tắc.

    Hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh

    Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với đặc thù của từng loại hình sản xuất khu vực nông nghiệp.

    Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát thống nhất các địa phương được sử dụng kết quả và thời gian có hiệu lực của hai phương pháp xét nghiệm COVID-19 (test nhanh và PCR); hướng dẫn cụ thể khi người dân đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine ở các tỉnh, thành phố để có lao động duy trì sản xuất, lưu thông và tiêu thụ hàng hóa nông sản.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nhất là khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; rà soát và bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp hạ tầng, kho bãi tại các cửa khẩu và hạ tầng chế biến nông sản tại các địa phương.

    Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan hải quan tại cửa khẩu làm thủ tục và thông quan nhanh chóng đối với các mặt hàng qua các cửa khẩu, đặc biệt là các cửa khẩu đường bộ qua biên giới phía bắc, ưu tiên về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với nông sản vào thời điểm thu hoạch chính vụ; tăng thời gian làm việc, đẩy mạnh thông quan điện tử, tạo thuận lợi trong việc thông quan đối với nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

    Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) cho nông dân để khôi phục sản xuất tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

    Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tập trung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; triển khai nhanh chóng và có hiệu quả các chính sách, chương trình tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm, hạ lãi suất cho vay…; khuyến khích các tổ chức tín dụng xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành riêng cho lĩnh vực nông nghiệp; đơn giản hóa thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức tín dụng bảo đảm các chính sách của Nhà nước đến với người dân, doanh nghiệp kịp thời, đúng đối tượng.

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với lao động tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, bảo đảm lực lượng lao động tại các địa phương khi phục hồi sản xuất. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và có điều chỉnh phù hợp.

    Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường cập nhật thông tin sản xuất, thị trường, nhu cầu nhập khẩu của nước sở tại, các cơ hội thúc đẩy hợp tác và nguy cơ từ các rào cản thương mại đối với hàng nông sản của Việt Nam cho các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

    Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công tác ngoại giao vaccine phục vụ phòng, chống dịch trong nước và phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần tạo môi trường sản xuất an toàn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

    Không để ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản

    Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19, bảo đảm công tác phòng, chống dịch tại cơ sở phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

    Thành lập Tổ Công tác để hướng dẫn tư vấn chuyên môn phòng, chống dịch cho cơ sở sản xuất kinh doanh, đơn vị vận tải lưu thông hàng hóa và kịp thời tham mưu giải quyết ngay khi có các khó khăn, vướng mắc phát sinh; chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; không để đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; bảo đảm ổn định đời sống nhân dân và thúc đẩy tăng trưởng.

    Không để ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa, tiêu thụ nông sản và di chuyển lao động liên tỉnh, liên huyện nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhất là thực hiện 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; ban hành chính sách hỗ trợ chủ xe, lái xe giảm chi phí vận chuyển, tiêu thụ nông sản và lưu thông vật tư nông nghiệp.

    Ưu tiên tiêm vaccine cho nhân lực hoạt động trong thu hoạch, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản; tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp, người sản xuất thực hiện các quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả; xây dựng, hướng dẫn về phòng bệnh COVID-19 ở vùng xanh, giữa các vùng xanh để tạo điều kiện thuận lợi cho khôi phục sản xuất nông nghiệp.

    Chỉ đạo chính quyền các cấp trên địa bàn tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng và thủy sản; ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam.

    Các địa phương có cửa khẩu chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về kho bãi, bảo quản hàng hóa nông sản, dịch vụ vận tải, hậu cần thương mại tại cửa khẩu; tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo thông quan xuất khẩu nông sản trong mọi tình huống; chỉ đạo chính quyền các cấp trên địa bàn không ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện trái với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các bộ ngành về lưu thông hàng hóa.

    Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, hội nhập kinh tế quốc tế.
    http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Th...day-san-xuat-luu-thong-XK-nong-san/447192.vgp

Chia sẻ trang này