Sóng penny bắt đầu, Kiếm cafe

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 30/08/2021.

2892 người đang online, trong đó có 42 thành viên. 04:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 813605 lượt đọc và 4610 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..............................
    “Thông đường” cho thủy sản vào EU
    Hương Loan -
    Dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước đại dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu thuỷ sản những tháng đầu năm sang Liên minh châu Âu (EU) vẫn đạt kết quả tương đối tích cực. Thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), thị trường EU được kỳ vọng sẽ được mở rộng hơn nữa nếu các khó khăn được hoá giải...
    [​IMG]
    6 tháng đầu năm 2021, thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 25/27 thị trường EU
    Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2021, thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu tới 25/27 thị trường EU với tổng lượng xuất khẩu đạt 104,3 nghìn tấn, đạt trị giá 485,3 triệu USD, tăng 16% về lượng và tăng 20% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

    RÀO CẢN TỪ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
    Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong đó, những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối là Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận định xuất khẩu thuỷ sản vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.

    Tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm 2021 đang có nguy cơ bị chững lại khi làn sóng Covid lần thứ 4 bùng phát ở khu vực trọng điểm sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản là TP.HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    Thêm nữa, diễn biến của dịch Covid-19 tại thị trường ngoài nước cùng với những ảnh hưởng của thẻ vàng IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.

    Đặc biệt, EU là thị trường xuất khẩu lớn của ngành thủy sản Việt Nam và được kỳ vọng sẽ mở rộng và phát triển hơn nữa khi Việt Nam thực thi Hiệp định EVFTA, nhưng quy tắc xuất xứ đối với thủy sản trong Hiệp định này cũng đang là một thách thức đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

    6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ sử dụng C/O mẫu EUR.1 đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đạt 69,5%. Đây là kết quả khả quan đối với ngành thủy sản khi Việt Nam khi mà EVFTA mới được thực thi chưa đầy một năm.

    Thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)

    Để được hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA, thuỷ sản của Việt Nam phải đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định này và được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 theo EVFTA.

    Những mặt hàng thuỷ sản có kim ngạch sử dụng C/O mẫu EUR.1 đều là những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu truyền thống và chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU, như tôm sơ chế, tôm chế biến, cá phi lê đông lạnh, cá ngừ chế biến...

    Dẫu vậy, Cục Xuất nhập khẩu cũng lưu ý: tiêu chí xuất xứ thuần túy đối với thủy sản trong EVFTA vẫn đang là một rào cản lớn đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Cụ thể, EVFTA yêu cầu sản phẩm thủy sản phải có xuất xứ thuần túy từ Việt Nam hoặc sử dụng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy được nhập khẩu từ EU.

    Điều này đồng nghĩa là nguyên liệu thủy sản dùng cho thủy sản sơ chế hoặc chế biến phải được nuôi dưỡng, thu hoạch hoặc đánh bắt tại Việt Nam hoặc nhập khẩu có xuất xứ từ EU.

    Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cho thủy sản chế biến hiện nay của Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là tôm và EU không phải là thị trường nhập khẩu nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất xuất khẩu trong nước.

    Thống kê của Cơ quan quan sát thị trường thủy sản châu Âu (EUMOFA) cũng cho thấy rõ điều này, khi kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ các nước ngoài khối của EU đạt 27,21 tỷ Euro trong năm 2019 với sản lượng nhập khẩu lên đến 6,34 triệu tấn, thì Việt Nam chỉ chiếm 4% trong thị phần nhập khẩu thủy sản tại EU với mặt hàng nhập khẩu chính là tôm.

    Hơn nữa, dù chất lượng tôm của Việt Nam được đánh giá tốt tại thị trường EU nhưng giá cả lại kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác như Ecuado và Ấn Độ. Các sản phẩm cá tra của Việt Nam đang phải cạnh tranh rất mạnh với các nguồn cung cấp khác cho EU. Điều này đang tạo ra nhiều thách thức lớn cho hoạt động xuất khẩu cá tra của Việt Nam tới EU.


    CẦN HỖ TRỢ CHO PHỤC HỒI SẢN XUẤT
    Nhiều thách thức là vậy, nhưng các chuyên gia lạc quan cho rằng nhờ cú hích từ EVFTA, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng trưởng khá tại thị trường này.

    Cụ thể, với cam kết giảm thuế về 0% cho các mặt hàng thủy sản (trong đó có tôm) của EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, thời gian sắp tới thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế quan nên có thể điều chỉnh giá cạnh tranh hơn.

    Tuy nhiên, để tận dụng được ưu đãi này, việc mở rộng, duy trì nguồn cung nguyên liệu trong nước nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy do ảnh hưởng của Covid-19 là yếu tố then chốt.

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, hiện hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan mạnh tại hàng loạt địa phương trên cả nước.

    Do vậy, cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi và duy trì ổn định sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn để tận dụng tốt cơ hội thị trường.

    Trong đó, vấn đề quan trọng vẫn là tiêm vaccine đầy đủ cho toàn bộ người lao động ngành thủy sản. Bên cạnh đó, giao thông đi lại trong nước phải được thông suốt; các chính sách hỗ trợ giảm chi phí đầu vào như điện, lãi suất ngân hàng, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn... cho doanh nghiệp cũng cần được khẩn trương thực hiện.

    Để hỗ trợ xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong những tháng cuối năm 2021 và những năm tiếp theo, Bộ Công Thương cho rằng Nhà nước cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến về các cơ hội và cách tận dụng cơ hội từ EVFTA cho cộng đồng doanh nghiệp.

    Quan tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất của doanh nghiệp thủy sản, như rà soát các loại phí đối với phương tiện, hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là hàng xuất khẩu, để chủ động giảm phí đến hết năm 2021 cho các doanh nghiệp.

    Với vai trò và trách nhiệm của mình, Bộ Công Thương cũng đã tích cực chỉ đạo các đơn vị theo dõi việc lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển, triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc.

    Đồng thời yêu cầu các Thương vụ Việt Nam tại khu vực châu Âu tăng cường công tác thông tin thị trường, kịp thời cung cấp thông tin về thay đổi trong chính sách nhập khẩu, các rủi ro của thị trường.

    Về phía các các hiệp hội, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Bộ Công Thương đề nghị cần chủ động hơn nữa trong nắm bắt thông tin về EVFTA, đặc biệt là các cam kết liên quan đến ngành hàng thủy sản để tận dụng triệt để các cơ hội, hạn chế các thách thức, giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.

    Bên cạnh đó, tích cực phối hợp, tham gia với Tham tán thương mại Việt Nam ở thị trường EU trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại; hình thành đại diện của doanh nghiệp, hiệp hội ở các thị trường lớn khu vực EU; tham gia trực tiếp vào kênh phân phối hàng thủy sản tại thị trường EU. Đây là những kênh xúc tiến xuất khẩu thực sự hiệu quả.
    https://vneconomy.vn/thong-duong-cho-thuy-san-vao-eu.htm
    mythuthao312 thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    .........................................
    Thiếu than nghiêm trọng, một tỉnh Trung Quốc phải kêu gọi tăng cường nhập khẩu


    Phát biểu với các công ty điện tại Cát Lâm ngày 27/9, chủ tịch tỉnh Han Jun cho rằng cần thiết lập “nhiều kênh” để bảo đảm nguồn cung than, theo tài khoản WeChat chính thức của chính quyền Cát Lâm. Han nói Cát Lâm đã cử các nhóm đặc biệt nhằm đảm bảo các hợp đồng cung ứng than từ khu tự trị Nội Mông láng giềng.

    [​IMG]
    Người dân đi qua một nhà máy nhiệt điện ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, ngày 27/11/2019. Ảnh: Reuters.

    Cát Lâm là một trong số 10 tỉnh buộc phải hạn chế sử dụng điện để ứng phó với tình trạng thiếu cung. Các nhà máy điện còn đối mặt vấn đề giá than tăng nhưng không thể chuyển chi phí sang người tiêu dùng.

    Han kêu gọi các công ty hoàn thành “trách nhiệm xã hội” của họ và “vượt qua các khó khăn” do giá than tăng gây ra.

    David Fishman, nhà nghiên cứu chính sách năng lượng Trung Quốc tại đơn vị tư vấn kinh tế Lantau Group, nhận định các lỗ hổng trong hệ thống giá của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt hiện tại.

    “Các nhà máy nhiệt điện không thể vận hành có lãi, trong hầu hết trường hợp”, ông nói. “Trong ngắn hạn, các chính sách ứng phó phù hợp là khai thác thêm than – ý tưởng khó được chấp nhận – hoặc buộc người dùng cuối phải trả giá cao hơn”.
    https://ndh.vn/nguyen-lieu/thieu-th...hai-keu-goi-tang-cuong-nhap-khau-1300553.html
    Tinhledt đã loan bài này
  3. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..........................
    Vốn FDI đăng ký tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp

    Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến 20/9, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt gần 22,2 tỷ USD, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, vốn FDI thực hiện ước đạt gần 13,3 tỷ USD, giảm gần 4% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, đây là tháng đầu tiên tổng vốn đăng ký cấp mới tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp và là tháng đầu tiên trong năm ghi nhận vốn FDI giải ngân âm. Nguyên nhân được Bộ Kế hoạch & Đầu tư chỉ ra là dịch covid diễn biến phức tạp những tháng gần đây, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất.

    [​IMG]
    Dự án LG Display Hải Phòng tăng thêm 1,4 tỷ USD của nhà đầu tư Hàn Quốc vào ngày 30/8 vừa qua giúp Hàn Quốc vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam trong 9 tháng, Ảnh: Zing.

    Cụ thể, trong số 22,2 tỷ USD vừa nêu, vốn đăng ký cấp mới đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng gần 21% về giá trị, với 1.212 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Số vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 6,4 tỷ USD, tăng gần 26% so với cùng kỳ, tương đương 678 lượt dự án điều chỉnh vốn. Tiêu biểu có thể kể đến dự án LG Display Hải Phòng tăng thêm 1,4 tỷ USD của nhà đầu tư Hàn Quốc vào ngày 30/8 vừa qua.

    Trong khi đó, hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong 9 tháng vừa qua đạt gần 3,2 tỷ USD, giảm gần 44% so với cùng kỳ, tương đương có 2.830 lượt góp vốn, mua cổ phần được thực hiện.

    Dòng vốn FDI đã đầu tư vào 18 trên 21 ngành kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 11,8 tỷ USD, chiếm hơn 53% tổng vốn FDI đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn mua cổ phần không nhiều nhưng có quy mô dự án lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 5,5 tỷ USD, chiếm gần 25% tổng vốn FDI đăng ký. Tiếp theo là ngành kinh doanh bất động sản, với tổng vốn đăng ký đạt 1,78 tỷ USD.

    Tuy nhiên, nếu xét về số lượng dự án mới, ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu, chiếm lần lượt hơn 33%, 28% và gần 15% tổng số dự án FDI.

    Về đối tác, vốn FDI từ Singapore giảm hơn 7% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu với tổng vốn đăng ký gần 6,3 tỷ USD, chiếm hơn 28% tổng vốn FDI mà Việt Nam hiện có. Một điểm bất ngờ là Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản vươn lên trở thành dòng vốn FDI lớn thứ 2 tại Việt Nam với hơn 3,9 tỷ USD, tăng hơn 23% và chiếm gần 18% tổng vốn đầu tư. Vốn FDI từ Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,3 tỷ USD, chiếm gần 15% tổng vốn FDI mà Việt Nam hiện có.

    Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy 9 tháng vừa qua, vốn đầu tư của Singapore gấp 1,6 lần vốn đầu tư của Hàn Quốc và gấp gần 1,9 lần vốn đầu tư của Nhật Bản, do Singapore có dự án trị giá 3,1 tỷ USD. Riêng dự án này đã chiếm tới hơn 49% tổng vốn đầu tư của Singapore. Hàn Quốc mặc dù xếp thứ 2 về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất trong 9 tháng vừa qua.

    Hiện có 58 trên 63 tỉnh, thành phố của cả nước đã thu hút được vốn FDI, trong đó Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 3,6 tỷ USD, chiếm hơn 16% tổng vốn FDI hiện có của cả nước. Với dự án điều chỉnh vốn tăng thêm 1,4 tỷ USD, Hải Phòng vươn lên đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,7 tỷ USD, chiếm hơn 12% tổng vốn đầu tư. TP HCM đứng thứ 3 với gần 2,4 tỷ USD, chiếm gần 11% tổng vốn đầu tư.

    Lũy kế đến ngày 20/9, cả nước có 34.141 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 403,19 tỷ USD. Vốn FDI lũy kế thực hiện ước đạt 245,14 tỷ USD, bằng gần 61% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
    https://ndh.vn/thoi-su/von-fdi-dang-ky-tang-tro-lai-sau-3-thang-giam-lien-tiep-1300431.html
    --- Gộp bài viết, 28/09/2021, Bài cũ: 28/09/2021 ---
    ...........................
    Những con lên báo là những con ngon nhất đấy.
    - Định giá theo tài sản QBS: Tổng tài sản/Cổ phiếu=17.700
    - Tương tự vậy KVC lãnh đạo liên tục mua vào khối lượng lớn.
    - Chia buồn cho những ông bán tháo giá sàn sáng nay...
    Thắng thua do tại tay...Giàu nghèo do ta, không có số phận nào ở đây cả.
    :)):)):))
    [​IMG]
    ...............................
    Last edited: 28/09/2021
    Hanale, master_sharescorpio1511 thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này
  4. chuba4262

    chuba4262 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2021
    Đã được thích:
    84
    Vào ksh 1 lan nua 3.4 k bk đúg sai thế nào chán thật
    CKDailongTinhledt thích bài này.
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Cụ mua giá cao vậy, sáng bán đổ đống 3-3.2 mà :D
    master_share thích bài này.
  6. chuba4262

    chuba4262 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2021
    Đã được thích:
    84
    Ság lu bu hốt qbs kvc tiếp nen quên bén nó
    Tinhledt thích bài này.
  7. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..................
    Khổ nhất là các ông F0 không biết phân tích, nhận định gì lom dom vào hô sàn liên tục...Nghĩ mà ló chán =))=))=))
  8. Songlautramtuoi

    Songlautramtuoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2020
    Đã được thích:
    1.308
    Tôi hô sàn 1 cây nữa tính luôn hôm nay nhé
  9. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ..................
    AMD KSH đánh hay quá **==**==**==
    Tinhledt đã loan bài này
  10. master_share

    master_share Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/08/2020
    Đã được thích:
    2.813
    Nay mấy cổ trong list có vẻ ok, con ABS sao sida vậy ta. =))=))=))
    Tinhledt thích bài này.

Chia sẻ trang này