Sóng penny bắt đầu, Kiếm cafe

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 30/08/2021.

4923 người đang online, trong đó có 653 thành viên. 21:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 812785 lượt đọc và 4610 bài trả lời
  1. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    .....................................
    Afghanistan và “kho báu chiến lược” trong lòng đất
    Đăng ngày: 06/09/2021 - 10:11

    [​IMG]
    (Ảnh minh họa) - Tỉnh Nangarhar, Afghanistan, ngày 21/07/2016. NOORULLAH SHIRZADA / AFP
    Thùy Dương
    8 phút
    Afghanistan, sau 40 năm chiến tranh liên miên, là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất thế giới cho dù sở hữu trong lòng đấtvô số khoáng sản quý giá. Nhiều chuyên gia nhận định, với việc chiếm được gần như toàn bộ Afghanistan, Taliban không chỉ kiểm soát được hoạt động trồng cây anh túc và tinh chế thuốc phiện, cung cấp tới 90% thuốc phiện bán ra toàn cầu, mà họ còn đang « ngồi trên một kho báu khoáng sản chiến lược đối với toàn thế giới trong tương lai ».

    QUẢNG CÁO

    Lượng khoáng sản trong lòng đất Afghanistan lớn đến mức nào và có giá trị ra sao ?
    Le Figaro ngày 25/08/2021 nhắc lại là hồi năm 2010, Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS) đã tiết lộ các nguồn tài nguyên khoáng sản, than đá, dầu lửa, khí đốt, đá quý trong lòng đất Afghanistan trị giá hơn 1.000 tỷ đô la, cao gấp 50 lần GDP của nước này, gồm cả các kim loại thông thường như sắt, đồng … các loại kim loại khoáng sản quý hiếm như colba, lithium … và cả đất hiếm. Trang mạng nghiên cứu về địa chiến lược Geostrategia cho biết thêm là nghiên cứu của USGS, được khởi động từ năm 2005 với sự hợp tác với bộ Quốc Phòng Mỹ, đã tái khẳng định những kết quả nghiên cứu của Liên Xô trong những năm 1980 về nguồn khoáng sản tiềm ẩn trong lòng đất Afghanistan.

    Nói khái quát, lòng đất ở Afghanistan chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sản xuất xe điện và các công nghệ không dùng nhiên liệu hóa thạch như dầu lửa hay khí, phục vụ công cuộc chuyển đổi năng lượng trong tương lai, cũng như phục vụ cho quân đội. Công ty bảo hiểm tín dụng Coface hồi tháng Bảy nhấn mạnh : “Xe động cơ nhiệt sẽ bị cấm bán ở nhiều thị trường cũng như tại châu Âu từ nay đến năm 2035. Điều này làm tăng nhu cầu một số kim loại cần thiết để sản xuất xe điện : lithium, cobalt, graphite, nikel, đất hiếm, nhôm và đồng”.

    Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo đến năm 2040, nhu cầu lithium trên thế giới sẽ tăng gấp 40 lần. Cũng giống như cobalt hoặc silicon, graphite … trong năm 2020, lithium đã được Liên Hiệp Châu Âu xếp vào danh sách 30 nguyên vật liệu thô quan trọng để bảo đảm sự độc lập tự chủ về năng lượng. Và theo nhận định của Guillaume Pitron, tác giả cuốn sách “Chiến tranh kim loại quý hiếm”, với hãng tin Pháp AFP, Afghanistan “đang ngồi trên một trữ lượng lithium khổng lồ mà cho đến nay vẫn chưa được khai thác”.

    Trữ lượng lithium lớn đến mức hồi năm 2012 bộ Quốc Phòng Mỹ nói đến khả năng Afghanistan sẽ trở thành một “Ả Rập Xê Út về lithium", một loại vật liệu then chốt trong sản xuất pin máy tính xách tay, pin điện thoại smarphone và pin xe điện. Còn theo trang tin Equal Times, vùng Lôgar, miền đông nam Afghanistan, có một trong những mỏ đồng lớn nhất thế giới. Mỏ Mes Aynak từng được chính quyền Afghanistan hy vọng là có thể sẽ làm thay đổi “vận mệnh đất nước” vốn đã bị chiến tranh tàn phá.


    Afghanistan và thế giới sẽ sớm được tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ ?
    Mọi chuyện không đơn giản như vậy. Hơn nữa, trên thực tế, 10 năm sau khi “kho báu trong lòng đất” Afghanistan được USGS ghi nhận và lập bản đồ, các mỏ khoáng sản hầu như vẫn chưa được khai thác. Ông Torek Farhadi, từng là kinh tế gia của Tổ Chức Tiền Tệ Quốc Tế IMF và Ngân Hàng Thế Giới, có thời làm cố vấn cho tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, giải thích : “Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề cao kho báu dưới lòng đất của Afghanistan với hy vọng khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đến khai thác. Thế nhưng, những công ty này đã phải lui bước do những mối lo ngại về an ninh. Afghanistan là một khu vực rất phức tạp, ngay cả đối với các tập đoàn khoáng sản từng có kinh nghiệm khai thác tại những địa bàn tương tự”.

    Theo trang Geostrategia, từ năm 2009 đến năm 2015, Lực lượng đặc trách hoạt động kinh doanh và ổn định của Mỹ (TFBSO) và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã đầu tư tới 448 triệu đô la, nhưng cũng đã tỏ ra bi quan về hiệu quả đầu tư.

    Trung Quốc, vốn dĩ sản xuất tới 90% sản lượng đất hiếm trên thế giới, có nhiều quặng đồng và sở hữu trữ lượng lithium rất lớn, cũng đã từng đầu tư vào Afghanistan và “nếm mùi khó khăn”. Tập đoàn luyện kim Trung Quốc (MCC) và Jiangxi Copper Corporation hồi năm 2008 đã ký hợp đồng khai thác trong 30 năm mỏ đồng khổng lồ Mes Aynak. Theo dự kiến, hoạt động khai thác sẽ bắt đầu vào năm 2013 và tạo ra nhiều triệu việc làm. Rốt cuộc, dự án trị giá 3 tỷ đô la lại “không đâu vào đâu”.

    Ấn Độ, một đối thủ khác của Trung Quốc, cũng lâm cảnh tương tự. Trang mạng Geostrategia cho biết hồi năm 2011, New Delhi đã ký với Kabul một thỏa thuận sơ bộ về phát triển nguồn lực khoáng sản, kéo theo đó là một hợp đồng phát triển cho một trong những mỏ sắt lớn nhất Afghanistan. Bảy doanh nghiệp Ấn Độ, dưới sự dẫn dắt của công ty nhà nước Steel Authority of India, đã ký được hợp đồng khai thác mỏ sắt Hajigak ước tính có trữ lượng 2 tỉ tấn quặng sắt, đổi lại Ấn Độ hứa đầu tư 10,4 tỉ đô la. Theo dự kiến, việc khai thác bắt đầu từ năm 2015, thế nhưng việc khai trương khu mỏ cũng bị lùi vô thời hạn.

    Những khó khăn khiến các công ty khai khoáng nước ngoài không thể tiến bước ở Afghanistan ?
    Có rất nhiều lý do, trong đó đặc biệt phải kể tới sự bất ổn, mất an toàn an ninh, nạn tham nhũng và quản lý yếu kém của Nhà nước Afghanistan, sự lạc hậu về hạ tầng cơ sở, nhất là về giao thông và năng lượng.

    Trước tiên, về an ninh, sau những thập niên xung đột, chiến tranh, tại Afghanistan có rất nhiều vùng địa hình hiểm trở, đặc biệt có rất nhiều khu vực còn sót nhiều bom mìn. Đó là chưa kể tới việc dưới thời chính phủ Kabul, với sự hiện diện của quân đội Mỹ, phe Taliban khi đó vẫn kiểm soát được nhiều khu vực. Muốn khai khoáng ở những nơi đó, các công ty phải “bắt tay” với Taliban, một điều mà Tây phương xem là phi pháp.

    Giống như nhiều nước giàu tài nguyên khác, Afghanistan cũng vướng phải “lời nguyền khoáng sản” - một nước giàu khoáng sản không dễ trở thành quốc gia thịnh vượng, mà nguyên nhân chủ yếu là do nạn tham nhũng, thiếu minh bạch. Khan hiếm nhân lực có trình độ và cơ sở hạ tầng yếu kém cũng là những yếu tố kìm hãm công tác quản lý và phát triển khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên nói riêng và nền kinh tế nói chung của Afghanistan.

    Trên thực tế, để khai thác trên quy mô rộng những khu mỏ cực kỳ lớn và khoáng sản có giá trị, cơ sở hạ tầng về đường sá, giao thông vận chuyển phải hiện đại, có chất lượng và thuận lợi, nhưng đó lại là điều Afghanistan không đáp ứng được. Theo Le Figaro, Afghanistan thậm chí hầu như không có mạng lưới đường sắt. Việc khai thác mỏ cũng cần nguồn năng lượng ổn định. Ấy thế mà điện ở Afghanistan lại rất phập phù, thường xuyên bị cắt.

    Một lý do đặc biệt nghiêm trọng là môi trường chính trị thiếu ổn định. Guillaume Pitron, được trang Le Capital trích dẫn, nhấn mạnh là trong ngành khai khoáng, từ khi phát hiện ra mỏ quặng cho đến khi khai thác cần có 10-20 năm chuẩn bị. Không doanh nghiệp nào muốn đầu tư, nếu môi trường chính trị và khung pháp lý không ổn định và nhiều nhà đầu tư có thể sẽ chọn lựa những nguồn cung đắt hơn một chút, nhưng ổn định hơn, để tránh rủi ro.

    Giới phân tích nhận định khai thác khoáng sản, nhất là những loại khoáng sản chiến lược, đất hiếm, sẽ là một hoạt động chủ chốt để vực dậy nền kinh tế Afghanistan, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Nhưng có lẽ, với những yếu tố bất lợi kể trên, mọi chuyện sẽ không đơn giản, đối với cả Taliban, phe cầm quyền mới ở Afghanistan, cũng như các nước phương Tây có tham vọng khai thác "kho báu chiến lược" cho tương lai của thế giới.
    https://www.rfi.fr/vi/quốc-tế/20210906-afghanistan-và-kho-báu-chiến-lược-trong-lòng-đất
    scorpio1511 thích bài này.
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ................................
    Chu kỳ 10 năm của ngành Khoáng sản đã quay trở lại **==**==**==
    .......................................................
    10 năm thực hiện Luật Khoáng sản - những đóng góp cho nền kinh tế: Thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng
    KHOÁNG SẢN - Mai Đan (thực hiện) - 10:27 09/09/2021
    (TN&MT) - Luật Khoáng sản 2010 ra đời bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các luật chuyên ngành, phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực khoáng sản mà Việt Nam tham gia là thành viên. Sau 10 năm được triển khai, Luật Khoáng sản đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận. Xoay quanh nội dung này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lại Hồng Thanh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.


    [​IMG]
    Ông Lại Hồng Thanh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

    PV: Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Luật Khoáng sản 2010 đã thực sự tạo ra sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động trong quá trình phát triển trong hơn 10 năm qua. Xin ông cho biết, Tổng cục đã triển khai thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 như thế nào?

    Ông Lại Hồng Thanh:

    Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành tại thời điểm Luật Khoáng sản 2010 vừa mới ban hành, chưa có hiệu lực. Ngay sau khi Luật Khoáng sản ban hành, Tổng cục đã xây dựng Kế hoạch xây dựng văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết thi hành Luật; lập Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản để thể chế hóa các quan điểm, chính sách của Nghị quyết 02. Sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

    Hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản được hoàn thiện với 1 Nghị quyết của Quốc hội, 10 Nghị định của Chính phủ, 7 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và khoảng 50 Thông tư hướng dẫn do Tổng cục chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phát triển theo hướng bền vững.

    Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản được thực hiện thường xuyên, đa dạng về đối tượng, phong phú về hình thức đã tạo nên sự chuyển biến nhận thức về vai trò của tài nguyên khoáng sản, của ngành công nghiệp khai khoáng trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân nơi có khoáng sản được khai thác.

    Công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng, trong đó, một số loại khoáng sản quan trọng, chiến lược như: titan, bauxit, đất hiếm, cát trắng... đã được đánh giá; một số khoáng sản có quy mô lớn như: than nâu đồng bằng sông Hồng, quặng urani ở Quảng Nam, quặng bô xít ở Tây Nguyên, quặng titan sa khoáng ven biển từ Ninh Thuận đến Bắc Bà Rịa - Vũng Tàu... góp phần gia tăng tài nguyên, trữ lượng khoáng sản để dự trữ quốc gia; phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác cho ngành công nghiệp khai khoáng. Ngoài ra, kết quả của công tác này còn được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế khác như: Xây dựng, Công Thương, Thủy lợi, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khí tượng thủy văn, Quốc phòng, Du lịch…

    Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản tuân thủ quy định của pháp luật về khoáng sản và ngày càng chặt chẽ, khai thác gắn với địa chỉ sử dụng, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, bảo tồn thiên nhiên, di sản địa chất và quốc phòng - an ninh.

    Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản theo mô hình “thanh tra khu vực” đạt hiệu quả đáng kể. Nhờ đó, số doanh nghiệp vi phạm pháp luật về khoáng sản đã giảm; ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản được nâng cao, nhất là trong công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; việc thực hiện trách nhiệm xã hội với địa phương và người dân nơi có khoáng sản khai thác.

    [​IMG]
    Việc triển khai Luật Khoáng sản năm 2010 đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận

    PV: Có thể thấy, việc triển khai Luật Khoáng sản năm 2010 đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận. Vậy những kết quả này được thể hiện như thế nào trong việc góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thưa ông?

    Ông Lại Hồng Thanh:

    Điểm nhấn của Luật Khoáng sản năm 2010 là chính sách tài chính về khoáng sản. Trong đó, những vấn đề kinh tế đã được đề ra cụ thể, tạo sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và thực thi trong cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, lần đầu tiên quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được triển khai từ năm 2014. Đến hết năm 2020, tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã phê duyệt khoảng trên 52.000 tỷ đồng, trong đó, thuộc thẩm quyền cấp phép của Trung ương là trên 37.000 tỷ đồng; thuộc thẩm quyền cấp phép của địa phương khoảng 15.00 tỷ đồng.

    Theo đó, đã thu vào ngân sách Nhà nước gần 29.659 tỷ đồng, trung bình hàng năm ngân sách Nhà nước thu từ 4.300 - 4.500 tỷ đồng từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Cùng với quy định về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, từ năm 2012 đến nay Tổng cục đã thống kê và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt để thu tiền sử dụng số liệu thông tin kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do Nhà nước đã đầu tư đối với các mỏ đang khai thác, tổng số tiền thu được trên 2.500 tỷ đồng.

    Công tác cấp phép thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản được đẩy mạnh từ năm 2015 đến nay. Theo đó, đến hết 2020, có khoảng 830 khu vực mỏ khoáng sản đã được phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Trong đó, đã tổ chức đấu giá thành công 384 khu vực khoáng sản giá trúng đấu giá tăng từ 20 - 135% so với giá khởi điểm, góp phần đưa các chính sách mới về tài chính trong hoạt động khoáng sản đi vào cuộc sống, đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu khoáng cho các ngành kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

    PV: Theo ông, việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thu tiền sử dụng số liệu thông tin về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do Nhà nước đã đầu tư trong thời gian qua có ý nghĩa như thế nào trong việc quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản?

    Ông Lại Hồng Thanh:

    Việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và thu tiền sử dụng số liệu thông tin về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do Nhà nước đã đầu tư đã nâng cao hiệu quả của khai thác khoáng sản, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp khai thác khoáng sản đối với Nhà nước và địa phương có khoáng sản được khai thác; tăng cường ý thức khai thác tối đa, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

    Bên cạnh đó, đã khắc phục được cơ bản tình trạng “đầu cơ mỏ khoáng sản” như trước đây, hạn chế tình trạng các doanh nghiệp khai thác nhỏ lẻ, manh mún, thiếu năng lực tài chính, tổ chức các hoạt động khai thác, đầu tư kém hiệu quả; góp phần nâng cao chất lượng, năng suất trong khai thác, sử dụng nguồn vật lực của đất nước.

    Công tác cấp phép thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được đẩy mạnh triển khai đồng bộ cả ở Trung ương và địa phương. Kết quả qua các cuộc đấu giá, mức giá trúng đấu giá đều tăng từ 1,5 - 2,3 lần mức giá khởi điểm. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là bước tiến quan trọng trong nhận thức và triển khai các quy định của pháp luật về khoáng sản, tạo sự công khai, minh bạch trong cấp phép hoạt động khoáng sản để doanh nghiệp có năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị đầu tư vào lĩnh vực khoáng sản và bước đầu tiếp cận với cơ chế thị trường trong hoạt động khoáng sản.

    PV: Trân trọng cảm ơn ông!

    Cùng với hơn 76 năm xây dựng và trưởng thành của ngành Địa chất Việt Nam, đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về khoáng sản cơ bản đã hoàn thiện, tạo nên hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ an ninh quốc phòng.
    https://baotainguyenmoitruong.vn/10...-ben-vung-cong-nghiep-khai-khoang-330462.html
    thanhcong6879 thích bài này.
  3. thanhtan_info

    thanhtan_info Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2010
    Đã được thích:
    666
    Có cụ nào theo KSH, DST ko ???
    Tinhledt thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Pic này đa phần anh em có KSH vài người có DST :D
    thanhtan_info thích bài này.
  5. F0moinhat

    F0moinhat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    07/06/2021
    Đã được thích:
    2.172
    Mình ôm kha khá KSH cụ ạ.
    Cho két khóa lại kệ mịa thị trường.
    Cuối năm mở ra xem sao.
    thanhtan_info, scorpio1511Tinhledt thích bài này.
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    :-bd
  7. HumbleBee

    HumbleBee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2021
    Đã được thích:
    137
    Con SJM 3 hôm nay thấy lái kéo dữ
    Tinhledt thích bài này.
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Họ sông đà cũng đang ngon ạ! :drm4
    HumbleBee thích bài này.
    Bulma1990 đã loan bài này
  9. thanhcong6879

    thanhcong6879 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    1.146
    Bác chủ và các Bác có con Khoáng sản 1 thời BMC chưa?
    Tinhledt thích bài này.
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    E có mỗi KSH thui, trong pic có nhiều cụ có ACM LCM KSQ...Anh em trong pic chủ yếu ôm dòng ks ạ :D
    khotabit thích bài này.

Chia sẻ trang này