1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sóng penny bắt đầu, Kiếm cafe

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinhledt, 30/08/2021.

2986 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 01:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 813290 lượt đọc và 4610 bài trả lời
  1. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    600k kê bán KVC giá 5 đâu rồi ???
    Nước kiệu chăng ???
    --- Gộp bài viết, 10/09/2021, Bài cũ: 10/09/2021 ---
    Giống như người yêu cũ vậy thôi
    Chờ thì chẳng nói năng gì
    Bỏ đi thì nó lại phi tới
    :drm1:drm1:drm1
  2. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Mới đua AMD, mong có quà :drm
    --- Gộp bài viết, 10/09/2021, Bài cũ: 10/09/2021 ---
    AMD khoáng sản chuyên đá vốn hóa hơn 700 tỷ giá như bó rau @};-
    --- Gộp bài viết, 10/09/2021 ---
    Tối qua trong giấc chiêm bao em thấy AMD hôm nay Tím và cả tuần sau ít nhất 3 phiên ~o)
    phong_van_vo_tinh thích bài này.
  3. dangkhoa2020

    dangkhoa2020 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/06/2020
    Đã được thích:
    3.342
    Cụ vào ủn hết cục hơn 2tr đi :)
    scorpio1511Tinhledt thích bài này.
  4. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    AMD kinh rùi anh @hanhcot :drm
    --- Gộp bài viết, 10/09/2021, Bài cũ: 10/09/2021 ---
    AMD vốn hóa lớn đúng Top trong ngành khoáng sản thì ce bao nhiêu cây đây :drm1
  5. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Nhu cầu xây dựng hạ tầng tăng cơ hội cho ngành Đá Xây Dựng...Cơ hội lớn hiện hữu từ AMD @};-
    .....................................
    VDSC cho rằng đối với các dự án cao tốc về phía Tây Nam Bộ, các cụm mỏ đá ở gần khu vực sông Đồng Nai VLB, CTI, DHA và KSB có thể cung cấp đá cho các dự án này bằng đường thủy. Trong khi các cụm mỏ ở khu vực Tân Cang sẽ có lợi thế hơn khi Sân bay Long Thành được triển khai.
    Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), nhu cầu đá xây dựng được dự báo sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2019. Yếu tố đầu tiên thúc đẩy tăng trưởng là nhu cầu xây dựng nhà ở khu vực Tây Nam Bộ tiếp tục được duy trì.

    Cụ thể, VDSC cho biết nhu cầu đá xây dựng của miền Tây Nam Bộ phần lớn được đáp ứng từ các mỏ Đông Nam Bộ trong nhiều năm qua khi mà trong số 13 tỉnh thành khu vực ĐBSCL chỉ có duy nhất An Giang và Kiên Giang là có mỏ đá. Mặc dù trong hơn mười năm qua, số lượng nhà ở xây mới và số m2 sàn nhà được xây dựng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long luôn cao hơn so với khu vực Đông Nam Bộ, tỷ lệ hộ không có nhà ở tại khu vực này vẫn đang cao nhất cả nước. Mặc dù cả hai khu vực có cùng xuất phát điểm là 5,7 phần nghìn hộ gia đình không có nhà ở năm 2009, con số này đã giảm xuống chỉ còn 1,2 phần nghìn tại khu vực Đông Nam Bộ, trong khi có đến 4,2 phần nghìn hộ chưa có nhà ở tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cuối 2019.

    Đối với các mỏ đá hiện nay của các doanh nghiệp niêm yết, các cụm mỏ gần sông Đồng Nai như Thạnh Phú, Thiện Tân, Tân Mỹ sẽ có lợi thế hơn để vận chuyển đường thủy từ khu vực Đông Nam Bộ về miền Tây. Trong đó, VLB và CTI chính là hai công ty sở hữu trữ lượng đá lớn nhất trong các cụm mỏ này.

    [​IMG]

    Đầu tư công thúc đẩy nhu cầu đá gia tăng
    Mặc dù nhu cầu vận tải liên kết hai vùng TPHCM và Tây Nam Bộ ở mức cao, tuy nhiên hiện nay mới chỉ có 40 km đường cao tốc (TPHCM – Trung Lương) được xây dựng ở trong tổng số 1.000 km đường cao tốc trên cả nước.
    Hiểu rõ được sự cấp thiết của việc nâng cấp hạ tầng khu vực phía Nam, cuối năm 2019 Chính phủ đã có những chỉ đạo sát sao để khơi thông nguồn vốn cho đoạn cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
    VDSC cho rằng đối với các dự án cao tốc về phía Tây Nam Bộ, các cụm mỏ đá ở gần khu vực sông Đồng Nai VLB, CTI, DHA và KSB có thể cung cấp đá cho các dự án này bằng đường thủy. Trong khi các cụm mỏ ở khu vực Tân Cang sẽ có lợi thế hơn khi Sân bay Long Thành được triển khai. Ngoài ra cụm mỏ này cũng có thể cung cấp đá khi tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được khởi công, mặc dù vị trí không được thuận lợi như cụm mỏ Soklu của VLB hay mỏ Xuân Hòa của CTI.
    Bên cạnh yếu tố đầu tư công, sự tăng trưởng mạnh của các KCN phía Nam sẽ mang lại cơ hội cho các mỏ đá trên hai địa bàn tỉnh Đồng Nam và Bình Dương.
    Theo ước lượng của VDSC, Tân Đông Hiệp và Núi Nhỏ chiếm khoảng 10% thị phần đá xây dựng khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, sau hai lần gia hạn thành công, hai mỏ đá này đã chính thức ngừng khai thác từ cuối năm 2019.
    Hiện nay, các doanh nghiệp khai thác đá ở hai khu vực này như KSB, NNC và C32 chỉ còn lại một lượng đá tận thu trong quá trình cải tạo lại môi trường. Do vậy, nguồn cung từ hai mỏ đá này sẽ giảm trong 2020 và đặc biệt là trong 2021 và hoàn toàn không còn sau thời điểm này.
    Đánh giá từ chất lượng đá đến vị trí, cụm mỏ Tân Cang ở Biên Hòa, Đồng Nai nổi lên như ứng cử viên chính thay thế hai cụm mỏ trên. Một số các doanh nghiệp niêm yết có sở hữu mỏ đá ở cụm mỏ này như VLB, DHA, CTI, DND và DGT. Trong số đó, VLB đang sở hữu diện tích được cấp phép khai thác lớn nhất cùng với thời hạn khai thác dài.
    https://dahoaan1.vn/nhu-cau-dau-tu-ha-tang-gia-tang-co-hoi-voi-nganh-da-xay-dung/
    Tinhledt đã loan bài này
  6. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ........................
    Tại sao nhu cầu than đá trên thế giới lại luôn có xu hướng tăng?
    [​IMG]
    Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển từ nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai thác được rất khác nhau giữa các thời kì, giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, luôn có xu hướng tăng lên về số lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm.

    Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu đến môi trường (đất, nước, không khí...), song nhu cầu than không vì thế mà giảm đi. Vậy tại sao nhu cầu sử dụng than đá lại luôn có xu hướng tăng? Nhu cầu than đá sẽ tăng hay giảm trong những năm tới ? Hãy cùng Lec Group tìm hiểu những vấn đề xoay quanh chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

    Tại sao nhu cầu than đá trên thế giới lại có xu hướng tăng?

    • Lý do chính: Than đá là nguồn nhiên liệu sản xuất 38% lượng điện trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng điện tăng đương nhiên kéo theo tiêu thụ than đá tăng. Trong bài viết "Giải thích thế nào về xu hướng than đá được sử dụng nhiều hơn trên thế giới ?" đăng trên trang mạng The Conversation, nhà kinh tế Carine Sebi thuộc Đại học quản trị Grenoble, Pháp (GEM) cho biết 2/3 lượng than đá được dùng để sản xuất điện, phần còn lại phục vụ cho công nghiệp, chủ yếu là ngành luyện kim.
    • Chuyên gia Carine Sebi dẫn nguồn dữ liệu của cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực năng lượng Enerdata cho biết trong giai đoạn 2010-2017, mức tiêu thụ than đá để sản xuất điện tăng tỉ lệ thuận với mức tiêu thụ điện nói chung, lần lượt là 2,8%/ năm và 3%/năm.
    [​IMG]



    Nước nào sử dụng nhiều than đá nhất ?

    • Nếu như tại Pháp, chỉ có 1,8% lượng điện được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện dùng than đá, và ở Trung Đông chỉ khoảng gần 3%, thì tại nhiều nước, tỉ trọng này vẫn rất lớn, chẳng hạn Ba Lan (78%), Ấn Độ (75%), Trung Quốc (68%), Indonesia (58%), Philippines (50%). Con số này ở Việt Nam là 34%.
    • Trung Quốc là nước có nhu cầu cao nhất về than đá. Hiện giờ, Trung Quốc tiêu thụ tới ¼ tổng lượng than đá khai thác được trên toàn thế giới. Các nguồn năng lượng sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên Trung Quốc chủ yếu vẫn phải dựa vào nhiệt điện. Nhu cầu điện của Trung Quốc tăng trung bình 7%/năm kể từ năm 2005. Xét về số lượng, Trung Quốc sử dụng nhiều than đá nhất thế giới để phục vụ ngành sản xuất điện.
    Sản lượng than đá tiêu thụ tăng mạnh nhất ở khu vực nào trên thế giới ?

    • Hiện nay, trên thế giới có hai xu hướng trái ngược nhau. Trong khi một số nước đã giảm tỉ trọng nhiệt điện, thì có một số nước khác lại đẩy mạnh sản xuất điện từ than đá. Nhóm nước thứ hai cũng thường là các quốc gia khai thác nhiều than đá nhất. Ấn Độ, tỉ trọng nhiệt điện đã tăng thêm 7% từ năm 2010 đến năm 2017. Mức tăng ở Indonesia là 18%, Philippines 15%. Việt Nam cũng là nước có tỉ trọng nhiệt điện tăng mạnh (+14%). Tại Nhật Bản, sau thảm họa Fukushima, nhiều nhà máy điện nguyên tử đã phải đóng cửa. Trong bối cảnh đó, nước Nhật phải dựa nhiều vào than đá để sản xuất điện. Tỉ trọng nhiệt điện than tại nước này vì thế tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2015. Philippines và Việt Nam là hai trong số các nước có trữ lượng than đá lớn và đã tận dụng nguồn nhiên liệu này để sản xuất điện, tránh phụ thuộc về năng lượng.
    • Ngược lại, tỉ trọng nhiệt điện than giảm mạnh ở Mỹ (-15%), châu Âu (-10%). Trung Quốc, cho dù vẫn là nước tiêu thụ nhiều than nhất thế giới để sản xuất điện, nhưng chính quyền cũng đã triển khai các chính sách môi trường và năng lượng để hạn chế sử dụng than đá để giảm nạn ô nhiễm môi trường, nhờ vậy tỉ trọng nhiệt điện than cũng được giảm 10%.
    [​IMG]



    Có nhiều nước mới phát triển về nhiệt điện than hay không ?

    • Điều đáng ngạc nhiên, theo nhà kinh tế Carine Sebi, là trong bối cảnh thế giới đấu tranh chống biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia đề ra mục tiêu đóng cửa triệt để các nhà máy nhiệt điện than (Pháp - năm 2022, Anh và Ý - năm 2025, Hà Lan - năm 2030 và Đức - năm 2035), thì hiện giờ lại có thêm khoảng 20 nước, trong đó có 9 nước châu Phi, 3 nước Trung Mỹ, hai nước Trung Đông và 2 nước châu Á đang hướng về than đá. Từ nay đến năm 2025, hơn 70 nhà máy nhiệt điện than tại những nước này sẽ được đưa vào hoạt động.
    • Một điểm khác đáng nói là đa phần những quốc gia này thậm chí còn không có nguồn than đá, trừ Bangladesh và Tanzania. Dự án nhiệt điện than tại những nước này phần lớn đều có nguồn vốn của Trung Quốc và Ấn Độ, bởi vì thời gian gần đây ngày càng có nhiều định chế tài chính quốc tế lớn không ủng hộ những dự án liên quan đến nhiệt điện than nữa.
    [​IMG]



    Nhu cầu than đá sẽ tăng hay giảm trong những năm tới ?

    • Theo dự báo mà cơ quan dự báo Enerfuture của tổ chức nghiên cứu năng lượng Enerdata công bố vào tháng 01/2019 và được chuyên gia Carine Sebi trích dẫn, từ nay đến năm 2040, tỉ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu nguồn điện trên thế giới sẽ chỉ giảm 10 điểm, xuống còn 27,6%. Trung Đông, châu Mỹ la-tinh và châu Âu sẽ là 3 khu vực có tỉ trọng nhiệt điện than thấp nhất thế giới, lần lượt là 1,9%, 4% và 7,4%. Ấn Độ (54,2%), Indonesia (44,3%) và Trung Quốc (38,7%) vẫn sẽ là 3 nước có tỉ trọng nhiệt điện than cao nhất do có trữ lượng than đá dồi dào và mang lại nhiều lợi nhuận về kinh tế. Nhưng nếu xét về mức độ giảm, thì Trung Quốc sẽ dẫn đầu (-24,6%).
    • Xét về ngắn hạn và trung hạn, nhu cầu điện trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, nhất là do nhu cầu ở các nước có nền kinh tế mới nổi tăng mạnh, đồng thời sẽ có thêm nhiều lĩnh vực sử dụng điện, nhất là xe hơi chạy bằng điện. Theo một báo cáo của Cơ quan năng lượng quốc tế công bố ngày 30/05/2018, từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2017, số xe hơi chạy điện trên thế giới đã tăng gấp 5 lần. Tính đến cuối năm 2017, trên thế giới có khoảng 3,1 triệu xe hơi điện lưu thông, gần 2/3 số đó là xe chạy điện 100%. Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, từ nay đến năm 2030, số xe hơi chạy điện sẽ tăng lên đến 125-220 triệu chiếc.
    • Trong năm 2017, hơn 50% số xe hơi điện bán được là tại Trung Quốc. Nhưng nếu so sánh với các nước khác, trong khi số xe hơi điện chỉ chiếm 2,2% tổng số xe bán được tại Trung Quốc, thì tại Bắc Âu, tỉ lệ này là cao hơn rất nhiều (Na Uy 39,2%, Island 11,7% và Thụy Điển 6,3%). Tại Pháp, so với năm 2016, số xe hơi bán được tăng 18%, còn tại Đức và Nhật, con số này tăng gấp đôi.
    • Hiện giờ, chính phủ nhiều nước đã đề ra kế hoạch cấm xe chạy bằng xăng và diesel, chuyển hoàn toàn sang xe hơi chạy điện : Na Uy - năm 2025, Hà Lan - năm 2030, Scotland - năm 2032, Pháp và Anh - năm 2040. Xe hơi chạy điện sẽ khiến nhu cầu sử dụng điện tăng, nhu cầu than đá vì thế khó có thể giảm nhanh.
      https://lecvietnam.com/hoat-dong/th...en-the-gioi-lai-luon-co-xu-huong-tang-85.html
    Tinhledt đã loan bài này
  7. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.273
    KVC sàn - trần quá kinh !
    Hôm nay thêm 1 em khoáng sản vào danh mục: DHM
    CKDailongTinhledt thích bài này.
  8. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    Cụ nào bắt trúng giá sàn gần 20% 1 phiên...Làm giàu không khó :D
    Sáng em bắt không kịp tiếc thật :(
    --- Gộp bài viết, 10/09/2021, Bài cũ: 10/09/2021 ---
    AMD có tín hiệu rùi, hôm nay và tuần sau Tím nhé cụ ~o)
    CKDailong thích bài này.
  9. CKDailong

    CKDailong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Đã được thích:
    428
    Đã Cược với Trời thì múc luôn TOP/NTB
    phong_van_vo_tinhTinhledt thích bài này.
    CKDailong đã loan bài này
  10. Tinhledt

    Tinhledt Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2018
    Đã được thích:
    15.935
    ...........................
    FLC AMD báo lãi quý 2 gấp đôi cùng kỳ
    28-07-2021 15:36:23+07:00

    28/07/2021 15:36
    • FLC AMD (HOSE: AMD) báo lãi ròng gấp đôi cùng kỳ, với hơn 5 tỷ đồng.

      Tính riêng trong quý 2/2021, doanh thu thuần của AMD đạt gần 426 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2020. Lãi gộp Công ty giảm 52%, còn hơn 10 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 5.55% xuống còn 2.39%.

      Trong kỳ, doanh thu tài chính của AMD đạt hơn 10 tỷ đồng, gấp gần 12 lần cùng kỳ. Theo giải trình, AMD cho biết doanh thu tài chính tăng đột biến là do Công ty đã tiến hành ghi nhận doanh thu từ các hợp đồng hợp tác kinh doanh.

      Chi phí trong quý 2/2021 đã được AMD tiết giảm đáng kể so với cùng kỳ khi chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý đều lần lượt giảm 11%, 26% và 55%.

      Nhờ doanh thu tài chính tăng mạnh kết hợp cùng việc chi phí được tiết giảm, AMD báo lãi ròng hơn 5 tỷ đồng trong quý 2/2021, gấp đôi cùng kỳ năm trước.

      Kết quả kinh doanh hợp nhất của AMD trong quý 2/2021. Đvt: Triệu đồng
      https://image.*********.vn/2021/07/28/AMD_KQKD_Q2_2021.png​
      Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2021 của AMD
      Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của AMD ghi nhận hơn 788 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ. Lãi ròng của Công ty theo đó cũng tăng 17%, lên hơn 7 tỷ đồng.

      Bên cạnh đó, với kết quả lãi trước thuế hơn 9 tỷ đồng trong nửa đầu năm, AMD đã thực hiện được 31% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm 2021.

      Tổng tài sản của AMD tại ngày 30/06/2021 không thay đổi nhiều so với đầu năm, với gần 2,714 tỷ đồng. Tuy nhiên trong đó, giá trị hàng tồn kho ghi nhận tăng 24%, lên hơn 358 tỷ đồng. Ngược lại, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn giảm nhẹ 3%, còn gần 1,724 tỷ đồng.

      Tại thời điểm lập báo cáo, dư nợ phải trả của AMD ghi nhận hơn 741 tỷ đồng, gần như đi ngang so với đầu năm. Tổng nợ vay của Công ty cũng không thay đổi đáng kể, ở mức xấp xỉ 340 tỷ đồng.

      Trái ngược với sự tăng trưởng trong kết quả kinh doanh quý 2, giá cổ phiếu AMD trên thị trường từ sau khi đạt đỉnh vào ngày 23/04 đã bắt đầu lao dốc và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đến hết phiên 28/07, giá cổ phiếu AMD chỉ còn 3,970 đồng/cp, giảm hơn 49% so với đỉnh.

      Diễn biến giá cổ phiếu AMD từ tháng 4/2021 đến nay. Đvt: Đồng
      https://image.*********.vn/2021/07/28/AMD_PTKT_20210728.PNG​
      Nguồn: VietstockFinance
      Hà Lễ
    CKDailong thích bài này.
    Tinhledt đã loan bài này

Chia sẻ trang này