Sóng penny chuẩn bị bùng nổ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ga_cong_nghiep_319, 01/01/2015.

4562 người đang online, trong đó có 356 thành viên. 08:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4877 lượt đọc và 47 bài trả lời
  1. vesbo1978

    vesbo1978 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/11/2014
    Đã được thích:
    2.737
    CEO Asia Frontier Capital: Cơ hội tại các thị trường sơ khai Châu Á
    (NDH) Asia Frontier Capital là một công ty chuyên đầu tư tại các thị trường Châu Á, trong đó có Việt Nam, và họ đang có mức lợi nhuận vô cùng khả quan. Dưới đây là bài phỏng vấn đối với CEO Thomas Hugger của Asia Frontier Capital về cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    Giám đốc quỹ ngoại ca ngợi chứng khoán VN trên Forbes

    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    PVX: Lãi trước thuế hợp nhất 2014 ước đạt hơn 4 tỷ đồng



    Thomas Hugger được sinh ra tại Thụy Sỹ nên ông không lạ lẫm gì với thế giới tư bản cũ và thế giới của người giàu có. Tuy nhiên, ông lại trải qua hơn 2 thập kỷ tại các nước Châu Á kém phát triển nhất và đã tích lũy được sự nhạy bén cần thiết trên thị trường chứng khoán để có thể đầu tư có lời. Kể từ năm 2012, Thomas Hugger đã sáng lập và điều hành (CEO) công ty Asia Frontier Capital.

    [​IMG]

    Công ty có trụ sở tại Hongkong này là một quỹ đầu tư mạo hiểm và tập trung đầu tư vào các thị trường sơ khai (Frontier Market, mức thấp hơn của thị trường mới nổi Emerging Market) của Châu Á. Tuy nhiên, đầu tư mạo hiểm cũng có cái giá của nó khi Quỹ Asia Frontier Fund đã tạo ra tổng lợi nhuận 24% trong năm nay, cao hơn 7% so với FTSE Frontier 50 Index và cao hơn 6,6% đối với MSCI World Index.

    Những lá cờ cho các thị trường tại Châu Á mà ông Hugger đầu tư được dính lên các bức tường tại văn phòng của Asia Frontier Capital, từ cờ đỏ sao vàng của Việt Nam đến cờ xanh trắng của Pakistan. CEO Hugger lạc quan rằng thị trường sơ khai tại Châu Á sẽ tiếp tục có biểu hiện tốt so với các thị trường khác trên thế giới trong tương lai, do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất từ Trung Quốc đến các nước kém phát triển khác và do sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ.

    [​IMG]

    Hãng tin Baron’s Asia đã có cuộc phỏng vấn với nhà đầu tư kỳ cựu này về cái nhìn của ông đối với thị trường hiện nay:

    Các thị trường sơ khai thường rủi ro hơn so với những thị trường phát triển hoặc thậm chí là so với thị trường mới nổi. Vậy ông có những lời khuyên gì cho việc đầu tư vào các thị trường này?

    Các thị trường mới nổi đã thay đổi rất nhiều, nhưng hệ thống ngân hàng tại đây vẫn hoạt động không hiệu quả và còn nhiều rào cản. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ hội đầu tư vì thị trường sơ khai hoạt động không hiệu quả và không có nhiều chuyên gia phân tích tập trung nghiên cứu tại những thị trường này, do đó rất dễ dàng tìm thấy những cơ hội đầu tư tốt. Có những cổ phiếu lớn (blue chips) tại một số quốc gia không hề được các chuyên gia phân tích để ý đến chút nào. Sẽ có nhiều thách thức khi thực hiện việc nghiên cứu và phân tích, nhưng nếu bạn thông minh hơn số đông còn lại thì bạn có thể tìm thấy một vài cơ hội đầu tư tốt.

    Những yếu tố gì ông quan tâm khi đầu tư và làm sao để tránh được việc bất đối xứng thông tin?

    Điều này tùy thuộc vào những yếu tố cơ bản. Chúng tôi thường muốn đầu tư vào những cổ phiếu định giá rẻ (cheaply priced) và có tỷ suất cổ tức cao. Một điều quan trọng nữa là phải xem xét liệu công ty có nhiều khoản nợ trong bảng cân đối tài chính hay không? Liệu công ty có đáng tin và có đủ năng lực quản lý hay không để có thể duy trì tăng trưởng trong 5-10 năm tới.

    Bên cạnh đó, hầu hết các công ty mà chúng tôi đầu tư đều đã hoạt động trong nhiều năm và có lịch sử kinh doanh tốt. Những công ty này có xu hướng minh bạch rõ ràng hơn các công ty nhỏ khi đề cập đến việc sử dụng tiền của các nhà đầu tư.

    Trong năm 2015, thị trường sơ khai nào tại Châu Á hứa hẹn nhiều lợi nhuận nhất?

    Chúng tôi cho rằng đó là Việt Nam, đây là quốc gia mà chúng tôi đang đầu tư vào nhiều nhất. Lợi thế lớn nhất hiện nay tại đây là việc di chuyển sản xuất từ Trung Quốc tới quốc gia này. Hiện tại, Việt Nam đang có những vấn đề lớn còn tồn tại và nước này cần một thời gian khá dài để khắc phục chúng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng thị trường Việt Nam đang ngày một tốt hơn.

    [​IMG]

    Chỉ số Index sàn Hồ Chí Minh đã tăng so với xu thế ngược lại hồi đầu năm với mức lợi nhuận là khoảng 14 lần, còn mức lợi nhuận của các quỹ đầu tư là 12,5 lần. Tuy nhiên chúng tôi đã và đang đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu nhỏ nên chỉ số P/E của chúng tôi chỉ vào khoảng 7 lần. Lợi thế thanh khoản tại Việt Nam là khá lớn nên khoảng cách giữa giá các cổ phiếu Blue chip và cổ phiếu midcaps là rất lớn.

    Lựa chọn hàng đầu của ông tại thị trường Việt Nam là gì?

    Lựa chọn hàng đầu của tôi là Vietnam Sun (VNS.VN), hãng điều hành taxi khá lớn tại Việt Nam. Công ty này có 40% thị phần tại Tp.Hồ Chí Minh, nơi công ty có 4.000 xe taxi, và đang có kế hoạch mở rộng ra các thị trấn nhỏ tại miền Trung. Công ty đã có hoạt động tốt trong điều kiện chi tiêu tiêu dùng gia tăng cũng như nhu cầu cần thiết cho dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam. Số xe taxi tính theo bình quân đầu người tại Việt Nam thấp hơn các nước Đông Nam Á khác và dịch vụ công cộng tại đây cũng không được tốt lắm. Các xe taxi của hãng này cũng trong điều kiện tốt khi hầu hết mới chỉ được sử dụng 5-6 năm.

    [​IMG]

    VNS và VN Index

    [​IMG]

    VNS

    Chúng tôi cũng lựa chọn công ty FPT (FPT.VN), chuyên về phát triển phần mềm và cung cấp dịch vụ băng thông rộng cũng như dịch vụ viễn thông. Công ty này cũng có mảng bán lẻ hàng điện tử, như điện thoại di động và laptop, và mảng bán buôn khi công ty là nhà phân phối chính của các sản phẩm Apple cho các đại lý bán lẻ tại Việt Nam.

    [​IMG]

    FPT và VN Index

    [​IMG]

    FPT

    Một công ty khác mà chúng tôi lựa chọn là Nhựa Binh Minh (BMP), chuyên sản xuất ống nhựa cho các công trình cơ sở hạ tầng và xây dựng. Chính phủ Việt Nam muốn đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng trong vài năm tới, điều này sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu ống nhựa. Đã có vụ đổ vỡ thị trường bất động sản năm 2008-2009 nhưng chúng tôi nghĩ rằng thị trường đã chạm đáy và các công trình xây dựng sẽ gia tăng.

    [​IMG]

    BMP và VN Index

    [​IMG]

    BMP

    Giá trị đầu tư của BMP, với mức lợi nhuận khoảng 8 lần, cũng rất hấp dẫn. Mức lợi nhuận này đã giảm khá nhiều trong năm nay do công ty có một số vấn đề về thuế, nhưng đã được giải quyết, vì vậy chúng tôi dự đoán sự hồi phục trong mức lợi nhuận trong năm tới. Công ty vẫn đang tiếp tục phát triển và các nhà đầu tư đều có nhận định tốt về đội ngũ quản lý của công ty BMP, điều này là khá quan trọng trong thị trường sơ khai như Việt Nam.

    Kế hoạch của chính phủ Việt Nam trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có bước tiến hơi chậm. Quan điểm của ông là gì và liệu ông có thấy cơ hội đầu tư nào trong tình hình này hay không?

    Việc cổ phần hóa các DNNN đang gây thất vọng cho chúng tôi. Mặc dù động thái này là một bước đi đúng hướng, nhưng tiến độ lại chậm và thường không minh bạch. Tương tự như vậy, khoảng 1 năm trước thì các nhà đầu tư đã hy vọng giới hạn sở hữu tại công ty cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nới lỏng từ 49% lên 60%, nhưng hiện giờ tỷ lệ này vẫn là 49%.

    Một điều nữa mà chúng tôi không thích là kể cả khi các công ty được cổ phần hóa, bạn không thể biết khi nào thì các công ty này sẽ được niêm yết. Các nhà đầu tư hoàn tất việc bỏ vốn vào công ty nhưng không thể giao dịch công khai trong một vài năm cho đến khi công ty này lên sàn.
    nguyenchien568 thích bài này.
  2. vesbo1978

    vesbo1978 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/11/2014
    Đã được thích:
    2.737
    Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tạo lực đẩy nguồn thu ngân sách Nhà nước
    “Năm 2015, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, để thực hiện mục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý..., toàn ngành Tài chính quyết liệt thực hiện công tác điều hành nhiệm vụ tài chính-ngân sách năm 2015 một cách hiệu quả nhất qua các giải pháp đồng bộ đã đề ra.”
    http://image.*********.vn/2014/01/01/bo-truong-bo-tai-chinh_1453773.jpg
    Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
    Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam trước thềm Năm Mới 2015.

    - Xin Bộ trưởng cho biết những nét khái quát về bức tranh tài chính năm 2014. Đâu là dấu ấn quan trọng trong năm tài chính 2014?

    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Phải nói rằng, năm 2014 qua đi, nhưng đó là một năm ghi dấu ấn về bức tranh tài chính với nhiều “điểm sáng” toàn diện. Mặc dù trong năm qua, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành Tài chính, các nhiệm vụ về tài chính-ngân sách đã đạt nhiều kết quả khả quan.

    Tôi chỉ đơn cử qua mấy lĩnh vực quan trọng như thu ngân sách, mặc dù trong bối cảnh kinh tế chưa có sự tăng trưởng đột phá, hoạt động sản xuất-kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, mặt khác đây cũng là năm nhiều chính sách thuế lớn được áp dụng theo hướng giảm động viên vào ngân sách, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất-kinh doanh, làm giảm thu ngân sách Nhà nước trong ngắn hạn... nhưng kết quả thu ngân sách Nhà nước năm 2014 ước vượt 10,6% (63,7 nghìn tỷ đồng) so dự toán, tăng 12,3% so với năm 2013.

    Nhờ có tăng thu ngân sách, đã đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán, bổ sung nguồn đảm bảo an sinh xã hội, tăng chi trả nợ và xử lý nợ của ngân sách Nhà nước; giữ bội chi ngân sách Nhà nước trong phạm vi Quốc hội quyết định.

    Bên cạnh đó, quản lý chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ và tiết kiệm; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Cùng với đó là tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, góp phần hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với điện, than, xăng dầu, dịch vụ công theo lộ trình, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát...

    Nhiệm vụ huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển cũng được đảm bảo; từng bước cơ cấu nợ công theo hướng bền vững, đảm bảo khả năng trả nợ; Nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ để thực hiện các đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

    Đặc biệt, năm 2014 là năm toàn ngành Tài chính đã có bước đột phá đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và Hải quan, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, được cộng đồng doanh nghiệp và người dân ghi nhận.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình tài chính-ngân sách Nhà nước năm 2014 cũng còn những tồn tại, hạn chế, nhất là công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế; đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, hiệu quả thấp... cần phải khắc phục để làm tốt hơn trong thời gian tới.

    - Giải pháp gì để đạt mục tiêu dự toán ngân sách 2015 vừa được Quốc hội thông qua?

    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 thông qua với tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 911,1 nghìn tỷ đồng, nếu tính cả 10 nghìn tỷ đồng thu chuyển nguồn từ năm 2014 sang năm 2015 thì tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước là 921,1 nghìn tỷ đồng.

    Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 1.147,1 nghìn tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách Nhà nước là 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP.

    Để thực hiện thắng lợi mục tiêu dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 đã được Quốc hội thông qua, cần thiết phải tiếp tục quản lý chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ và tiết kiệm; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính; tăng cường kiểm soát giá cả, thị trường, góp phần hoàn thành mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; đảm bảo huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và cho đầu tư phát triển; từng bước cơ cấu nợ công theo hướng bền vững, đảm bảo khả năng trả nợ.

    Bên cạnh đó, ngành Tài chính sẽ tập trung triển khai những giải pháp trọng tâm đã được đề ra; trong đó, tổ chức triển khai thực hiện tốt các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội. Chỉ đạo quyết liệt chống thất thu, chống chuyển giá, kiểm soát, phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, giảm nợ đọng thuế, quản lý thu thuế khoán quyết liệt, hiệu quả hơn; Thúc đẩy cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, phấn đấu giảm số giờ nộp thuế xuống mức trung bình trong khu vực ASEAN; Không đề xuất, ban hành các chính sách mới làm giảm thu ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết quốc tế.

    Ngoài ra, Ngành sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án đã triển khai giai đoạn 2011-2015 để cắt giảm, lồng ghép các chính sách; xây dựng lộ trình, quy mô phù hợp đối với từng nhóm chính sách để thực hiện cho giai đoạn 2016-2020; chỉ ban hành các chính sách làm tăng chi ngân sách Nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn kinh phí đảm bảo....

    - Thưa Bộ trưởng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã vào cuộc quyết liệt nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian nộp thuế, giảm thời gian làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp và đã đạt được những kết quả cao trong năm 2014. Vậy đề nghị Bộ trưởng cho biết rõ hơn những giải pháp cụ thể mà ngành Tài chính sẽ thực hiện trong năm 2015 để đạt được mục tiêu như Thủ tướng Chính phủ đã đề ra cho hai ngành thuế và hải quan?

    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính nói chung, trong đó có thủ tục về thuế và hải quan đang tiếp tục là vấn đề trọng tâm được Bộ Tài chính tập trung chỉ đạo theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ.

    Từ những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tích cực đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, cụ thể một số nội dung như:

    Đối với lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát lại toàn bộ chính sách thuế cũng như công tác quản lý thuế để đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách thuế cũng như quản lý thuế để đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đồng thời giảm số giờ nộp thuế theo đúng mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra; Tiếp tục nghiên cứu, triển khai, nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho người nộp thuế và công tác quản lý thuế. Phối hợp với các ngân hàng thương mại triển khai nhanh Dự án Nộp thuế điện tử, phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành triển khai dự án này tới 63/63 tỉnh/thành phố, góp phần làm giảm thời gian nộp thuế cho người nộp thuế ; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật trong nội ngành, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật; chấn chỉnh lề lối, tác phong ứng xử của cán bộ, công chức thuế, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp;

    Đối với lĩnh vực Hải quan, sẽ xây dựng thể chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung vào việc rà soát, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính để giảm số lượng chứng từ trong hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục; Triển khai cơ chế một cửa Asean và cơ chế một cửa quốc gia… Qua đó, kiến nghị với các Bộ, cơ quan liên quan về những giải pháp giảm thời gian làm thủ tục đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

    Đồng thời, tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Trong đó, Tổng cục Hải quan đã ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh…; Thường xuyên xây dựng, cập nhật, đánh giá hệ thống tiêu chí quản lý rủi ro nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện vi phạm, giảm tỷ lệ kiểm tra; Đặc biệt là xây dựng lực lượng, đẩy mạnh liêm chính hải quan.

    Song song với cải cách thủ tục hành chính phải tiếp tục đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cộng đồng nhằm mục tiêu cải cách gắn liền với kiểm soát đồng thời phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ/Ngành liên quan.

    - Năm 2015 là năm tiếp theo cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và cũng là năm quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Vậy, thưa Bộ trưởng những định hướng lớn sẽ được Bộ Tài chính triển khai trong năm 2015 là gì?

    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 của Quốc hội, theo đó các kết quả thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách Nhà nước nói chung và nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước), tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng (đây là những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính) có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào thành công của kế hoạch 5 năm (2011-2015).

    Trong những năm qua, thực hiện các nhiệm vụ được giao, ngành Tài chính đã đạt được một số kết quả tích cực trong ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, thực hành tiết kiệm chống lãng phí các nguồn lực ngân sách Nhà nước và đặc biệt là trong thực hiện các nhiệm vụ về tái cơ cấu.

    Tuy nhiên, việc sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước diễn ra còn chậm, nợ đọng trong xây dựng cơ bản chưa được giải quyết triệt để, sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm còn hạn chế.

    Xuất phát từ những hạn chế nêu trên và căn cứ Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 đã được Quốc hội thông qua ngày 10/11/2014, trong đó nhấn mạnh mục tiêu của năm 2015 là ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh… thực hiện mạnh mẽ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

    Trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ tái cơ cấu; trong đó, tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm…

    Xin cảm ơn Bộ trưởng!
    nguyenchien568 thích bài này.
  3. Ongioicaudayroi

    Ongioicaudayroi Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Đã được thích:
    252
    Đíu hô thì nó lên trong nghi ngờ , có thằng hô thì y như rằng : Xịt 99 %
    nguyenchien568 thích bài này.
  4. vesbo1978

    vesbo1978 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/11/2014
    Đã được thích:
    2.737
    Việt Nam trụ hạng vị trí 99 xếp hạng môi trường kinh doanh
    Có thể xem việc Việt Nam trụ hạng trong báo cáo năm nay như một tín hiệu ít nhiều tích cực...
    [​IMG]
    Báo cáo của WB năm nay có 189 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng thêm 6 quốc gia và vùng lãnh thổ so với báo cáo năm ngoái.

    AN HUY
    Trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh “Doing Business 2014” mà Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm nay (29/10), Việt Nam giữ nguyên vị trí thứ 99 của xếp hạng năm 2013. Đây cũng là vị trí thấp nhất của Việt Nam trong xếp hạng này kể từ năm 2006.

    Báo cáo của WB năm nay có 189 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng thêm 6 quốc gia và vùng lãnh thổ so với báo cáo năm ngoái. Có thể xem việc Việt Nam trụ hạng trong báo cáo năm nay như một tín hiệu ít nhiều tích cực, bởi vì số quốc gia và vùng lãnh thổ được đưa vào xếp hạng tăng thêm. Chưa kể, trong xếp hạng 2013, Việt Nam đã bị tụt một bậc.

    Từ năm 2006 tới nay, chưa khi nào Việt Nam có xếp hạng Doing Business thấp hơn mức hiện nay. Năm 2006, Việt Nam rớt xuống vị trí thứ 104 của xếp hạng.

    Bản báo cáo của WB đưa ra 10 tiêu chí để đánh giá về mức độ “dễ thở” của môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, bao gồm thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng, cấp điện, đăng ký tài sản, vay vốn tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, đóng thuế, thương mại quốc tế, thực thi hợp đồng, và giải quyết doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

    Trong thời gian 1 năm tính đến tháng 6/2013, Việt Nam được ghi nhận đã có sự cải cách ở các vấn đề về vay vốn tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, đóng thuế, và tuyển dụng lao động. Trong đó, theo WB, các cải cách về vay vốn tín dụng và bảo vệ nhà đầu tư là những cải cách mang tính hỗ trợ cho môi trường kinh doanh.

    Báo cáo nêu rõ, Việt Nam đã cải thiện hệ thống thông tin tín dụng thông qua một nghị định thiết lập khung pháp lý cho việc thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân. Việt Nam cũng đã tăng cường bảo vệ nhà đầu tư bằng cách đưa ra những yêu cầu chặt chẽ hơn về công bố thông tin đối với các công ty đại chúng.

    Tuy nhiên, Việt Nam nhận được đánh giá rất thấp ở nhiều tiêu chí của xếp hạng. Chẳng hạn, xếp thứ 109/189 về tiêu chí thành lập doanh nghiệp, 156/189 về cấp điện, 157/189 về bảo vệ nhà đầu tư, 149/189 về đóng thuế, và 149 về giải quyết doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

    Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam cũng đứng sau một loạt quốc gia, bao gồm Singapore (vị trí số 1), Malaysia (6), Thái Lan (18) và Brunei (59). Các quốc gia cùng khu vực đứng sau Việt Nam trong xếp hạng này bao gồm Philippines (108), Indonesia (120), Campuchia (137), Lào (159), Timor-Leste (172), và Myanmar (182).

    Quốc gia láng giềng Trung Quốc có xếp hạng không cao hơn Việt Nam là mấy, đứng ở vị trí thứ 96.

    Một điểm sáng của khu vực Đông Nam Á trong báo cáo năm nay là Malaysia. Từ vị trí thứ 12 trong xếp hạng Doing Business 2013, Malaysia đã nhảy lên vị trí thứ 6 trong xếp hạng 2014.

    Trên phạm vi toàn cầu, Singapore vẫn là quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất theo xếp hạng của WB. Các quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại trong top 10 bao gồm Hồng Kông (2), New Zealand (3), Mỹ (4), Đan Mạch (5), Malaysia (6), Hàn Quốc (7), Georgia (8), Nauy (9), và Anh (10).

    Nước “đội sổ” trong xếp hạng này là Chad, quốc gia ở châu Phi. Đứng thứ nhì thế giới về độ tệ hại của môi trường kinh doanh theo xếp hạng của WB là một quốc gia khác ở “lục địa đen”, Cộng hòa Trung Phi.

    Dự án và báo cáo chung về môi trường kinh doanh của WB bắt đầu được triển khai vào năm 2003 với việc công bố báo cáo môi trường kinh doanh 2004. Báo cáo năm nay là báo cáo thứ 11 được thực hiện
    nguyenchien568 thích bài này.
  5. Ongioicaudayroi

    Ongioicaudayroi Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Đã được thích:
    252
    Đíu chịu suy nghĩ gì chỉ mỗi giỏi Copy sau đó dán ...đíu ai đọc tốn trang mạng mất thời gian
    nguyenchien568 thích bài này.
  6. ga_cong_nghiep_319

    ga_cong_nghiep_319 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    1.695
    gà em phán nhanh cho vuông nhé khoảng giữa tuần sau có tin hot về SHN, pvx thì có tin rồi, nên nhớ PVX&SHN là một cặp đồng hành bao năm nay rồi nhé, OGC quý 4 ghi nhận lợi nhuận 450 tỷ nhé :drm2:drm2:drm2
    --- Gộp bài viết, 01/01/2015, Bài cũ: 01/01/2015 ---

    VNI sẽ vào sóng tăng sau kỳ nghỉ lễ, nếu có điều chỉnh chỉ là chỉnh kỹ thuật thôi, mà sóng này ko phải sóng blu hay hàn cơ bản mà là sóng đầu cơ, nếu đã là đầu cơ thì đừng hỏi vì sao : OGC, SHN, PVX tăng 50_150% nhé :drm2
    aichotoi_luongthiennguyenchien568 thích bài này.
  7. minhteo2007

    minhteo2007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    429
    Penny à : CVN và KSD nhé
    OGC và PVX ai bảo là penny - blue có hạng đấy
    minhteo2007 đã loan bài này
  8. ga_cong_nghiep_319

    ga_cong_nghiep_319 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    1.695
    giá dưới 8 là penny hết anh zai ợ, mà cvn, ksd còn xanh và non lắm nếu so với độ nóng và tính truyền thống đầu cơ của giới đầu cơ thì : pvx, shn, ogc mới là hàng ruột :drm2
    aichotoi_luongthien thích bài này.
  9. emmoibietchoi

    emmoibietchoi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/09/2014
    Đã được thích:
    339
  10. ga_cong_nghiep_319

    ga_cong_nghiep_319 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Đã được thích:
    1.695
    cũng được bạn à, cứ mã nào là hàng đầu cơ và nhẹ mông sẽ tăng nhanh và nhiều hơn các mã nặng mông : pvx, ogc, shn, kmr :drm2:drm2:drm2
    --- Gộp bài viết, 01/01/2015, Bài cũ: 01/01/2015 ---
    Tin sốc SHN quý 4 lãi abc tỷ, qua kỳ nghỉ lễ khoảng 2 tuần sẽ có báo cáo quý 4 lãi abc tỷ :>
    aichotoi_luongthienhanhcu thích bài này.

Chia sẻ trang này