1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sóng thủy sản tập II

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duonghoangoanh, 09/01/2018.

6311 người đang online, trong đó có 752 thành viên. 13:05 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 19438 lượt đọc và 137 bài trả lời
  1. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

    Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu năm 2018. Trước đó một thời gian dài, Mỹ vẫn là thị trường nhập nhiều hàng hoá của Việt Nam nhất...

    [​IMG]
    Trung Quốc là nước nhập nhiều hàng hoá của Việt Nam nhất và cũng là nơi xuất khẩu nhiều hàng hoá vào Việt Nam nhất.

    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2018 ước tính đạt 19,0 tỷ USD, giảm 3,3% so với tháng trước.
    Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,41 tỷ USD, giảm 5,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,59 tỷ USD, giảm 2,6%.
    Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với tháng trước như: Sắt thép (giảm 28,3%); giày dép (-11,5%); hàng dệt may (-7,2%).
    Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị tăng: Gạo tăng 30,3%; điện thoại và linh kiện (tăng 7,7%); cà phê (tăng 6,8%).
    Mặc dù giảm so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2018 tăng mạnh với mức 33,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 31,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 33,7%.
    Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1/2018 với kim ngạch đạt 4,5 tỷ USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.
    Tiếp đến là Mỹ đạt 3,5 tỷ USD, tăng 17%; EU đạt 3 tỷ USD, tăng 6,6%; ASEAN đạt 1,7 tỷ USD, tăng 15,7%; Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 18,6%; Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD, tăng 28%.

    [​IMG]

    Trước đó vị thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam liên tục thuộc về Mỹ. Năm 2017, Mỹ vẫn là thị trường dẫn đầu với 41,5 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2016. Trung Quốc đạt 35,3 tỷ USD, tăng 60,6% và đứng thứ ba sau EU.
    Cùng kỳ năm ngoái (tháng 1/2017), Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 3,3 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc đạt 1,9 tỷ USD, đứng thứ 3. Như vậy để thấy kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốc đã tăng lên đáng kể.
    --- Gộp bài viết, 30/01/2018, Bài cũ: 30/01/2018 ---
    IDI hưởng lợi lớn nhất
  2. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    838
    IDI chuyên xuất khẩu cá tra sAng TQ
  3. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
  4. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
  5. tienlacuatoi00

    tienlacuatoi00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    2.236
  6. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    với giá 12.8 thì PE của IDI chỉ còn 5.0
  7. tienlacuatoi00

    tienlacuatoi00 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    2.236
    Idi gia nay ko múc thi tiec wa, tt giam idi co giam may dau
    duonghoangoanh thích bài này.
  8. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Năm 2017, IDI lãi sau thuế 350 tỷ đồng, gấp đôi kế hoạch năm
    01/02/2018 11:09

    • IDI (HOSE: IDI) đạt lần lượt 5,330 tỷ đồng và 350 tỷ đồng.

      Quý 4/2017, doanh thu của IDI đạt mức 1,548 tỷ đồng, tăng trên 33% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh do chi phí giá vốn không biến động so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, tổng các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ không biến động nhiều. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của IDI trong quý 4 đạt mức 128 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ năm 2016.

      Lũy kế cả năm, doanh thu thuần của IDI tăng trưởng mạnh gần 32% so với năm trước, đạt mức 5,330 tỷ đồng. Kết quả lợi nhuận sau thuế, Công ty ghi nhận khoản lời lên tới gần 350 tỷ đồng, tăng gần 270% so với con số 95 tỷ lãi sau thuế năm 2016.

      Năm 2017, IDI đã đề ra chỉ tiêu kế hoạch doanh thu thuần là 3,558 tỷ đồng. Như vậy, IDI đã vượt gần 50% kế hoạch doanh thu. Còn về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, Công ty đã ghi nhận kết quả gần gấp đôi con số kế hoạch là 178 tỷ đồng.

      Kết thúc năm 2017, tổng tài sản của IDI tăng gần 12% so với đầu năm, đạt mức 5,673 tỷ đồng. Trong năm, vay nợ ngắn hạn của Công ty tăng đáng kể từ 2,009 tỷ đồng lên mức 2,466 tỷ, ứng với mức tăng gần 23%.
    --- Gộp bài viết, 01/02/2018, Bài cũ: 01/02/2018 ---
    có tiền mà múc khoảng +1-2 triệu cổ IDI thì sau này giàu to
    --- Gộp bài viết, 01/02/2018 ---
    EPS dự phóng 2018 = 4000
    P/E cơ bản = -2.7
    bạn có đầu tư không?
    Last edited: 01/02/2018
  9. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về trên 3 tỷ USD trong tháng đầu năm 2018
    31-01-2018 - 19:36 PM | Hàng hóa - Nguyên liệu

    [​IMG]
    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 1 năm 2018 ước đạt 3,09 tỷ USD, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2017.
    Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 1,68 tỷ USD, tăng 34,1%; thủy sản ước đạt 560 triệu USD, tăng 15,6%; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 745 triệu USD, tăng 18,5%.

    Trong tháng đầu năm này, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 524.000 tấn với giá trị đạt 249 triệu USD, tăng 56,5% về khối lượng và tăng 74,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Năm 2017, giá gạo xuất khẩu bình quân đạt 451,9 USD/tấn, tăng 0,7% so với năm 2016.

    Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2017 với 39,2% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong năm 2017 đạt 2,29 triệu tấn và 1,03 tỷ USD, tăng 31,8% về khối lượng và tăng 31,3% về giá trị so với năm 2016.

    Xuất khẩu cà phê ước đạt 173.000 tấn với giá trị đạt 338 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và tăng 7% về giá trị. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017 với thị phần lần lượt là 14,7% và 12,5%.

    Mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất là cao su, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su đạt 181.000 tấn với giá trị đạt 204 triệu USD, tăng 94,5% về khối lượng và tăng 14% về giá trị.

    Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 64,3%, 5,3% và 4%. Giá trị xuất khẩu cao su sang 3 thị trường này lần lượt là: 1,45 tỷ USD, tăng 45,6%; 119 triệu USD, giảm 7,7% và 90,6 triệu USD, giảm 22,3% so với năm 2016.

    Khối lượng xuất khẩu chè tháng 1 năm 2018 ước đạt 9 nghìn tấn với giá trị đạt 15 triệu USD, giảm 4,9% về khối lượng nhưng tăng 10,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá chè xuất khẩu bình quân năm 2017 đạt 1.630.6 USD/tấn, giảm 1,7% so với năm 2016.

    Tiếp tục tăng mạnh cả về giá trị và sản lượng, hạt điều xuất khẩu đạt 25.000 tấn với giá trị 256 triệu USD, tăng 39,9% về khối lượng và tăng 56,5% về giá trị so với cũng kỳ năm 2017. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam chiếm thị phần lần lượt là 34,7%, 15,4% và 13,3% tổng giá trị xuất khẩu hạt điều.

    Rau quả vẫn là mặt hàng có sự tăng trưởng khá tốt. Giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 1 ước đạt 321 triệu USD, tăng gần 37% so với cùng kỳ năm 2017.

    Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của hàng rau quả Việt Nam trong năm 2017 với thị phần lần lượt là 75,7%, 3,6%, 2,9%, và 2,4%.

    Khối lượng tiêu xuất khẩu tuy có tăng mạnh 59%, ước đạt 13.000 tấn, nhưng giá trị lại giảm gần 9%, đạt 56 triệu USD.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2017 đạt 27,74 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2016 (khoảng 24,72 tỷ USD).

    Giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 1 năm 2018 ước đạt 2,78 tỷ USD, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm. Trong đó, ước tính nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 2,14 tỷ USD, tăng 49,4% so với cùng kỳ năm 2017.

    Trương Ngọc Anh

    Theo Nhịp sống kinh t
  10. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Cú hích 200 tỉ USD từ xuất khẩu: Kỳ tích thủy sản, rau quả
    03-02-2018 - 07:51 AM | Hàng hóa - Nguyên liệu

    Thủy sản và rau quả là 2 ngành hàng có mức độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhiều năm qua và đang hướng đến kim ngạch 10 tỉ USD trong năm nay.

    Dù gặp rào cản tại nhiều thị trường nhưng xuất khẩu nông sản năm 2017 vẫn đạt mức kỷ lục, kim ngạch hơn 36 tỉ USD, tăng hơn 13% so với năm 2016; nhiều ngành đạt tăng trưởng cao như rau quả, thủy sản.

    Nhiều thị trường đạt 1 tỉ USD

    Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2017, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang 167 trường, đạt kim ngạch 8,3 tỉ USD, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm trước. Có 4 thị trường lớn đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD là châu Âu (EU), Mỹ, Nhật, Trung Quốc (lần đầu tiên). Từ khi được hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tăng mạnh với hơn 27% (riêng tôm tăng đến 36%) so với năm 2016, đạt kim ngạch hơn 784 triệu USD. Với đã tăng trưởng này, năm 2018, dự báo thị trường Hàn Quốc sẽ chạm mốc 1 tỉ USD, lọt vào nhóm thị trường tỉ USD của thủy sản Việt Nam. Mục tiêu của ngành thủy sản là năm 2020 sẽ chạm mốc 10 tỉ USD xuất khẩu.

    [​IMG]
    Trái vú sữa Việt Nam đã được thị trường Mỹ đón nhận tốt hơn dự kiến

    Theo VASEP, tôm là sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam, chiếm tỉ trọng đến 46% (tương đương 3,8 tỉ USD). Riêng tôm chân trắng ngày càng thể hiện thế mạnh với giá trị xuất khẩu 2,5 tỉ USD, trong đó mặt hàng chế biến giá trị gia tăng chiếm gần 50%. Hàm lượng gia tăng giá trị từ nguyên liệu đến sản phẩm không chỉ đánh dấu khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt Nam trên phạm vi toàn cầu mà còn giải quyết được bài toán lợi ích các bên trong chuỗi cung cấp, giá bán cuối cùng cao giúp DN mua nguyên liệu giá cao cho nông dân. Đây là cơ sở để tiếp tục tái đầu tư, hoàn thiện công nghệ và phát triển mặt hàng mới. Năm 2017, xuất khẩu tôm sang thị trường EU tăng trưởng đến 45% (tương đương 867 triệu USD) nhờ đối thủ chính là Ấn Độ gặp vấn đề về kháng sinh, có nguy cơ bị EU cấm nhập khẩu.

    Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), dự kiến giữa năm 2018, FTA Việt Nam - EU có hiệu lực sẽ gia tăng lợi thế cho thủy sản Việt Nam.

    Về thị trường xuất khẩu cá tra năm 2018, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn, "đại gia" trong ngành - nhận định hết sức lạc quan. Theo bà Khanh, ngành cá tra sau 20 năm phát triển, nay từ người nuôi đến DN đều quan tâm đến quản trị rủi ro, không còn mạo hiểm đầu tư khi giá cá lên như trước. Năm 2018, nguyên liệu cá tra tiếp tục thiếu, giá cá cao là cơ hội đẩy giá xuất khẩu cũng như chất lượng để xây dựng chuỗi giá trị, thương hiệu. Năm 2017, giá bán cá tra phi lê ở mức trên 3 USD/kg và còn có khả năng tăng tiếp vào năm 2018, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ đạt từ 1,8 tỉ USD (như năm 2017) trở lên.

    Về thị trường Trung Quốc, theo bà Lệ Khanh, nếu xuất chính ngạch, nhà nhập khẩu nước này rất quan tâm đến chất lượng từ khâu nguyên liệu, kiểm tra kỹ màu sắc, mùi vị. "Tại Trung Quốc, hệ thống chuỗi nhà hàng phát triển rất mạnh và cá tra được tiếp nhận rất tốt ở đây. Tôi tham quan một hệ thống nhà hàng chuyên cá tra, chỉ một năm họ phát triển đến 800 tiệm, rất ấn tượng. Đừng nghĩ DN Trung Quốc không quan tâm chất lượng vì còn phải bảo vệ thương hiệu của họ. DN Việt Nam cũng phải chủ động kiểm soát chất lượng, đối tác không yêu cầu cũng phải kiểm soát vì sức khỏe người tiêu dùng. Phải làm cho họ tin hàng Việt Nam tốt, khi ấy giá cả chỉ là yếu tố phụ" - bà Lệ Khanh nhấn mạnh.

    Chinh phục nhiều thị trường khó tính

    Liên tục những năm qua, xuất khẩu rau quả đều tăng trưởng ngoạn mục, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 3,5 tỉ USD, từ 800 triệu USD năm 2012. Nhìn vào con số tăng trưởng hằng năm đều trên 30%, nhiều lo ngại về sự phát triển "bong bóng" nhưng người trong ngành có cơ sở để tin rằng năm 2018, ngành rau quả lại lập kỳ tích mới.

    Cuối năm 2017, sau 10 năm đàm phán với Mỹ, Việt Nam mới xuất khẩu được lô vú sữa đầu tiên với sản lượng khiêm tốn, chỉ 2 tấn. Ngay khi được Mỹ cấp phép nhập khẩu, rất nhiều ý kiến lo ngại vú sữa cũng sẽ thất bại như vải thiều. Thế nhưng, đến cuối tháng 1-2018, tổng lượng vú sữa xuất khẩu sang Mỹ đã đạt khoảng 200 tấn.


    Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre), nhìn nhận không ai có thể nghĩ trái vú sữa lại được thị trường Mỹ đón nhận tốt như vậy. Trên thị trường Mỹ, chỉ có vú sữa Việt Nam nên không phải cạnh tranh, dù vận chuyển qua đường hàng không do khó bảo quản, chi phí cao nhưng DN vẫn bán được giá tốt. Hiện Công ty Chánh Thu đang chuẩn bị các bước cần thiết để chuẩn bị xuất khẩu lô xoài đầu tiên sang Mỹ ngay sau Tết nguyên đán.

    Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T (TP HCM), cho biết doanh số xuất khẩu ngành hàng trái cây năm 2017 đạt 22 triệu USD, tăng hơn 4 lần so với năm 2016. Ông Tùng nhận định năm 2018, tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường khó tính sẽ tiếp tục cao, đặc biệt là Mỹ.

    Bên cạnh đó, việc xuất khẩu thành công trái dừa tươi sang Mỹ từ tháng 7-2017 (mặt hàng không phải đàm phán mở cửa) góp phần tăng doanh số xuất khẩu. Chỉ riêng công ty của ông, mỗi tuần suất đến 100.000 quả dừa tươi sang Mỹ. Ngoài ra, các thị trường khó tính khác như Canada, Đức, Úc... cũng có nhu cầu cao về trái cây nhiệt đới của Việt Nam

Chia sẻ trang này