1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sóng thủy sản tập II

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duonghoangoanh, 09/01/2018.

6311 người đang online, trong đó có 752 thành viên. 13:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 19438 lượt đọc và 137 bài trả lời
  1. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Lợi ích kỳ vọng từ Hiệp định CPTPP với Việt Nam
    Với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), lợi ích mà Việt Nam được hưởng có thể sẽ ít hơn so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, GDP dự báo vẫn sẽ tăng thêm 1,32%, xuất khẩu với tăng thêm 4%...
    [​IMG]
    CPTPP giữ hầu hết nội dung của TPP, song trong 8.000 trang tài liệu của thỏa thuận ban đầu, có 20 điều khoản bị tạm hoãn thực thi, chủ yếu liên quan tới sở hữu trí tuệ. Nhận định về CPTPP, PGS,. TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, CPTPP là một cú đột phá chiến lược hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh xu thế bảo hộ đang trỗi dậy.

    Lợi ích kỳ vọng với Việt Nam

    Phân tích lợi ích của CPTPP đối với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, một số ngành như dệt may, da giày, các ngành thâm dụng lao động khác Việt Nam vẫn được lợi, vẫn tăng xuất khẩu với CPTPP.

    TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế thế giới (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ CPTPP với sự vắng mặt của Mỹ sẽ ít hơn so với TPP trước đó. Cụ thể, với CPTPP, GDP dự báo chỉ tăng thêm 1,32%, trong khi với TPP khi có Mỹ là 6,7%. Xuất khẩu với CPTPP tăng thêm 4%, trong khi TPP là khoảng 15%. CPTPP làm tăng nhập khẩu 3,8%, còn TPP tăng nhập khẩu 10,5%.

    Mặc dù vậy, theo TS. Trần Toàn Thắng, nếu không tham gia CPTPP, khi các nước tập trung buôn bán với nhau trong TPP sẽ giảm buôn bán với Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng bị mất cơ hội tận dụng được lợi thế với các thị trường bên kia Thái Bình Dương gồm Canada, Mexico, Peru. Đây là những thị trường Việt Nam chưa có hiệp định thương mại.

    Ngoài ra, theo nhận định của các chuyên gia, các nước thỏa thuận tham gia CPTPP đều có kỳ vọng một vài năm nữa Mỹ sẽ trở lại. Khi đó, lợi ích của Hiệp định này mang lại là rất lớn cho Việt Nam

    Bên cạnh đó, The Bloomberg cũng dự báo, các nước thành viên CPTPP sẽ không dừng lại ở con số 11 mà có thể tăng lên 16. Hiện nay, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Indonesia và Philippines đã ngỏ ý sẵn sàng tham gia hiệp định thương mại này. Việc mở rộng các nước thành viên có thể giúp gia tăng lợi ích kinh tế đáng kể cho các bên liên quan.

    Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson, việc CPTPP tăng từ 11 lên 16 thành viên có thể làm tăng gấp 3 lần lợi ích cho các bên, tương đương khoảng 500 tỷ USD/năm, nhiều hơn so với dự tính ban đầu của TPP.

    Để tận dụng những lợi ích mang lại từ CTTPP

    CPTPP đạt thỏa thuận cốt lõi nhưng vẫn chờ quốc hội các nước thông qua. Tuy nhiên, bởi CPTPP là một hiệp định hội nhập kinh tế thương mại cao hơn và sâu hơn nên theo theo PGS, TS. Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, dù Việt Nam đã mở cửa hội nhập 30 năm nhưng Việt Nam vẫn cần phải chuẩn bị tốt hơn về thể chế, chính sách hội nhập; cũng như xây dựng đội ngũ doanh nghiệp nội địa vững mạnh hơn, hiểu biết kỹ hơn về hội nhập kinh tế thương mại; có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế nhằm mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả hơn.

    Còn theo PGS., TS. Trần Đình Thiên, Việt Nam còn nhiều việc phải làm, nổi lên các công việc chính gồm: Hoàn thành việc đàm phán CPTPP với các điều khoản tốt nhất cho Việt Nam; chuẩn bị các năng lực thực thi, năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, năng lực thể chế và thúc đẩy mạnh mẽ các quan hệ hợp tác phát triển khác với EU, ASEAN, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc...

    ==============


    Với phiên bản TPP không có Mỹ, Việt Nam mất đi nhiều lợi ích kỳ vọng trước đó, do Việt Nam và Mỹ chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong khi đó, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại đa phương và song phương với hầu hết các quốc gia thành viên của CPTPP.

    Đối với 11 nước thành viên nói chung, việc Mỹ rút lui khiến quy mô của hiệp định giảm mạnh từ 40% GDP xuống 13-15% GDP toàn cầu. Tuy nhiên, CPTPP nhấn mạnh nội dung về sự "gia nhập" hoặc "rúi khỏi" hiệp định. Điều này mở đường cho các quốc gia lớn như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc hay Thái Lan, Indonesia,….tham gia.

    Về vấn đề lao động và công đoàn, Việt Nam có khoảng thời gian 5 năm miễn trừ trừng phạt thương mại và thêm 2 năm rà soát pháp lý. Công ty chứng khoán Rồng Việt cho rằng điều này hàm ý hoạt động gia công của Việt Nam vẫn có cơ hội phát triển.

    Theo báo cáo đánh giá của Chứng khoán Rồng Việt, khi CPTPP được ký kết, một số ngành của Việt Nam sẽ được hưởng lợi, nhưng một số ngành khác lại chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn.

    Một số ngành được hưởng lợi đáng chú ý là: Dệt May, Thủy sản, Logistics và Bất động sản.

    Về ngành dệt may, quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia CPTPP chỉ chiếm 13% tổng giá trị sản phẩm dệt may được xuất khẩu. thấp hơn rất nhiều so với mức gần 38% của riêng thị trường Mỹ.

    Trong số 11 nước tham gia CPTPP, thị trường Nhật nhập khẩu nhiều sản phẩm dệt may của Việt Nam nhất, khoảng 4,1 tỷ USD tương đương 8,8%.

    Ngành thủy sản khả quan hơn khi các nước CPTPP hàng năm nhập khẩu khoảng gần 2 tỷ USD hàng hóa, tương đương 23% tổng kim ngạch. Trong đó, riêng thị trường Nhật chiếm trên 15%. Với thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, bạch tuộc, cá ngừ sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

    Với logistics, hàng hóa thông qua các cảng biển của Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng từ 8% - 9% và nhu cầu có thể vượt cung vào năm 2018 tại các cảng ở khu vực phía bắc.


    Với việc Mỹ rút khỏi hiệp định và Nghị định 116 đang siết chặt ô tô xuất khẩu, các doanh nghiệp lắp ráp và/hoặc có hệ thống phân phối, bảo trì trên thị trường Việt Nam sẽ là đối tượng hưởng lợi chính.

    Bất động sản được dự đoán sẽ nhận cú hích lớn từ làn sóng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, với nhu cầu lớn như khu công nghiệp, căn hộ cao cấp, biệt thự, nhà phố hiện đại, resort, sân golf, cũng như văn phòng cho thuê.

    Riêng các khu công nghiệp, tác động của CPTPP sẽ không quá lớn dù Nhật Bản và Singapore là 2 trong 5 quốc gia đầu tư FDI lớn vào Việt Nam.

    Trước đây, sự kỳ vọng vào thị trường tiêu thụ khổng lồ từ Mỹ thúc đẩy các doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư và mở rộng sản xuất, nhưng hiện nay các dự án này đang tạm hoãn.

    Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, dược phẩm và tài chính có thể chịu áp lực cạnh tranh mạnh hơn.


    Ngành nông nghiệp, sữa, mía đường và thức ăn chăn nuôi sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn hơn khi nguồn cung từ Úc và New Zealand tham gia thị trường Việt Nam. Các sản phẩm thịt nhập ngoại có chất lượng tốt hơn cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp khó khăn.

    Thị trường dược phẩm cạnh tranh hơn khi thuế nhập khẩu giảm và thời gian bảo hộ đối với thuốc bản quyền dài. Tính tới cuối năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 2,8 tỷ USD sản phẩm dược và khả năng con số sẽ tiếp tục gia tăng khi CPTPP được ký kết.

    Trong 11 nước thành viên, Nhật Bản, Canada, Mexico thuộc Top 20 quốc gia sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Việt Nam còn có nguồn cung từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ khi đã ký FTA song phương và đa phương.

    Ðối với lĩnh vực tài chính, các định chế tài chính từ Nhật, Canada và Úc giờ đã có thể bán các sản phẩm dịch vụ tài chính của mình sang Việt Nam, mà không cần phải thiết lập chi nhánh hoạt động.

    Điều này có thể tạo nên áp lực mới cho các ngân hàng trong nước. Mặc dù nền tảng của một số ngân hàng lớn đã cải thiện và sự hỗ trợ của chính phủ nhưng nhìn chung năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính Việt Nam còn yếu.
    chungkhoanmn thích bài này.
  2. chungkhoanmn

    chungkhoanmn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    02/07/2010
    Đã được thích:
    5.532
    ASM bán 20 Ha đất Phú Quốc để thâu gom IDI đấy bác , thâu gom đến mức tối đa nhé , thông tin bán đất đã được công bố .
    duonghoangoanh thích bài này.
  3. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    tin rất tốt
  4. tikhungnhat

    tikhungnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2017
    Đã được thích:
    2.325
  5. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Khuyến nghị đọc kỹ hết nội dung vì đây là cơ hội đầu tư giá trị tâm đắc mà nhóm chúng tôi đã dày công ngiên cứu. KHUYẾN NGHỊ LẦN 2

    Khuyến nghị mua :
    Mã IDI - sàn HOSE - ngành thủy sản - XK cá tra
    Giá khuyến nghị mua: 12-14k/cp
    Giá mục tiêu ngắn hạn: 18-20k/cp
    Giá mục tiêu dài hạn: 35-40k/cp
    Lợi nhuận có thể đạt trong 3-6 tháng: 60%. (xin mời xem bên dưới)
    Lợi nhuận có thể đạt nếu giữ trên 12 tháng : 325% (xin mời xem bên dưới)

    Tóm tắt thông tin doanh nghiệp:
    - IDI là công ty đầu ngành (ngành xuất khẩu cá Tra), với doanh thu 2017 đạt 5330 tỷ đồng (lớn nhất ngành).
    - IDI là công ty duy nhất trong ngành XK cá Tra có hệ thống sản xuất khép kín từ Sản xuất cá giống --> Tự nuôi cá Tra với các vùng nuôi và hộ dân liên kết --> Nhà máy chế biến cá Tra xuất khẩu --> Chế biến các sản phẩm phụ từ cá như Nhà máy sx bột xương cá --> Nhà máy sx dầu ăn từ mỡ cá --> Nhà máy sản xuất thức ăn cho cá --> Thức ăn cho cá lại cung cấp cho vùng nuôi. --> hoàn thành một vòng tròn khép kín, có hiệu quả rất cao trong việc giảm giá thành và đảm bảo nguồn cá ổn định với chi phí thấp, đảm bảo đạt doanh thu lớn mỗi năm.

    Thông tin tài chính doanh nghiệp:
    - Tháng 12/2017 IDI đã chốt ngày để trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%(7%+8%). (IDI trả tiền mặt khoảng 250 tỷ cho cổ đông). Điều này chứng tỏ IDI đang có nguồn tiền dồi dào.
    Theo báo cáo tài chính hợp nhất, năm 2017, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đạt lần lượt 5,330 tỷ đồng và 350 tỷ đồng. lợi nhuận sau thuế của IDI trong quý 4 đạt mức 128 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần so với cùng kỳ năm 2016. Tương đương EPS 4 quý gần nhất của IDI là +350 tỷ / vốn 1800 tỷ = 19220 đồng/cp.

    Chúng tôi có chuyến thăm và làm việc LẦN 2 tại trụ sở cty IDI thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Qua trao đổi với lãnh đạo công ty về triển vọng kết quả kinh doanh, chúng tôi hoàn toàn có thể tự tin dự đoán rằng Quý 1/2018 sắp tới đây, lợi nhuận sau thuế của công ty là hơn 230 tỷ đồng. Dự án lớn mới khánh thành:
    - Như đã nói ở trên, chúng tôi đến thăm công ty IDI LẦN 1 vào dịp cty IDI đang long trọng tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản cho cá Tra. Nhà máy được khởi công từ 2014 với tổng vốn đầu tư trên 800 tỷ đồng. Sau 3 năm nỗ lực thi công, ngày 21/11/2017, nhà máy thức ăn thủy sản đã hoàn thành. Với doanh thu rất lớn, trên 5000 tỷ đồng, hàng năm IDI phải tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng chi phí thức ăn cho cá. Do vậy đầu ra của nhà máy thức ăn thủy sản khoảng 1500 tỷ đồng gần như đã được các vùng nuôi của chính công ty và của các hộ dân liên kết bao tiêu toàn bộ.
    - Vì đầu ra được bao tiêu toàn bộ, doanh thu của nhà máy thức ăn thủy sản gần như chắc chắn sẽ đạt khoảng 1500 tỷ trong năm 2018 và mang lại lợi nhuận sau thuế khoảng 400 tỷ đồng(tỷ suất lợi nhuận/doanh thu khoảng 26%).

    Ước tính lợi nhuận và định giá:

    - Năm 2018, khi nhà máy thức ăn đi vào hoạt động, đóng góp thêm vào lợi nhuận sau thuế khoảng 400 tỷ đồng. Giả sử các hoạt động sx khác của IDI vẫn duy trì bình thường như năm 2017 thì lợi nhuận sau thuế sẽ là khoảng 350 tỷ (chưa kể lợi nhuận của nhà máy thức ăn thủy sản). Vậy tổng cộng lại, năm 2018, lợi nhuận sau thuế của IDI sẽ khoảng = 400 + 350 = 750 tỷ đồng. Tương đương với EPS 2018 = 750 tỷ / vốn 1800 tỷ = 4160 đồng/cp. Nếu lấy mức định giá chung bình của thị trường khoảng PE = 10 thì cổ phiếu IDI được định giá = 4160 x 10 = 41,600 đồng/cp. (bằng 327% so với giá hiện nay).

    Thông tin bên lề:
    -Với triển vọng của IDI trong tương lai, Tập đoàn Sao Mai (đang sở hữu -40% IDI) đang mua cổ phiếu IDI để tăng sở hữu lên trên 51% -60%-80%
    Mặt khác , có đối tác nước ngoài đang dự tính mua 25% cổ phần của IDI

    Kết luận:
    Mặc dù nếu xem đồ thị diễn biến giá gần đây của IDI, quý vị khách hàng có thể thấy một mức tăng khá mạnh, tuy nhiên, theo những thông tin mà chúng tôi có được từ chuyến thăm doanh nghiệp gần đây, với những tính toán định giá cụ thể của chúng tôi ở trên, quý khách có thể cân nhắc đầu tư mã chứng khoán IDI trong ngắn hạn lẫn dài hạn đều tốt. Khuyến nghị quý khách mua cổ phiếu này với mức lợi nhuận ngắn hạn khoảng 38% trong 3 tháng đến ngày công bố BCTC QUÝ 1 /2018 hoặc 320% nếu nắm giữ dài hạn trên 11 tháng ĐẾN KHI CÓ BCTC 2018 .
    thebest1 thích bài này.
    duonghoangoanh đã loan bài này
  6. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    838
    MAI CÓ trần không bác
  7. Tieugiasadek

    Tieugiasadek Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2017
    Đã được thích:
    689
    Thủy sản chắc cuối quý I mới có biến trở lại…..
  8. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh tăng mạnh
    13-02-2018 - 18:50 PM | Hàng hóa - Nguyên liệu

    Chia sẻ 1

    [​IMG]
    Hiệp hội xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, Anh là thị trường duy nhất ở châu Âu có giá trị tăng trưởng dương xuất khẩu cá tra của DN Việt. Kết thúc năm giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 45,7 triệu USD, chiếm 2,6% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 2,5% so với năm 2016.
    http://cafef.vn/xuat-khau-ca-tra-sang-thi-truong-anh-tang-manh-20180213135900054.chn
    --- Gộp bài viết, 13/02/2018, Bài cũ: 13/02/2018 ---
    http://cafef.vn/ttck-viet-nam-se-tiep-tuc-tang-truong-tot-trong-nam-2018-20180213203841127.chn
  9. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    2018.
    Tuổi Dậu

    Màu may mắn: Đỏ, Cam, Vàng, Xám

    Đánh giá tổng quan thì người tuổi Gà sẽ có một năm Mậu Tuất nhiều thách thức. Những người tuổi Dậu sinh năm 2005, 1993, 1981, 1969, 1957… sẽ gặp trở ngại về công việc. Tuy nhiên, với khả năng thích ứng nhanh, họ sẽ nhanh chóng vượt qua và giành được thành công.

    Năm nay, sức khỏe của người tuổi Dậu kém hơn và họ cần phải cẩn thận để tránh bệnh tật phát triển thành bệnh mãn tính. Điều này cũng dễ dẫn tới việc mất mát tài sản dưới hình thức chi phí y tế hoặc vụt mất cơ hội vì ốm đau.

    Trong gia đình, mâu thuẫn giữa vợ chồng thường xuyên xảy ra. Sự kiên nhẫn và hiểu biết là cần thiết để giúp họ vượt qua thời kỳ khó khăn. Dẫu vậy, nếu quyết tâm và kiên trì, họ sẽ được khen thưởng trong công việc cũng như học tập.

    [​IMG]
    Những trang phục màu đỏ sẽ mang tới may mắn cho người tuổi Dậu.

    May mắn cho người tuổi Dậu, các chuyên gia phong thủy đưa ra tới 4 sự lựa chọn màu sắc may mắn cho họ, cụ thể là đỏ, cam, vàng và xám.

    Nếu bạn là người ưa chuộng màu sắc và các gam nóng, hãy lựa chọn cho mình những trang phục, phụ kiện màu cam, vàng và đỏ. Còn nếu thích sự trung tính, lịch thiệp, màu xám là quyết định đúng đắn cho năm nay.
  10. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    TTCK Việt Nam năm Tuất nhìn từ lịch sử 2006

    [​IMG]
    Năm 2018 sẽ là năm thứ hai thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua năm Tuất sau năm 2006. Liệu những diễn biến của năm nay có điểm tương đồng với 12 năm trước?
    Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã trải qua năm Đinh Dậu (2017) với những thành công ngoài kỳ vọng. Nhìn lại năm 12 năm trước cũng vào một năm “con gà” khác 2005, thị trường có ít nhiều những điểm tương đồng.

    Điều đầu tiền, cả năm Ất Dậu 2005 và Đinh Dậu 2017 đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2005, VN-Index tăng 30% chạm mốc 307,5 điểm, trong khi năm 2017, VN-Index cũng tăng gần 43% lên 952,32 điểm. Điều đáng chú ý là sự gia tăng của chỉ số trong 2 năm đều tập trung về giai đoạn 4 tháng cuối năm cùng với khối lượng giao dịch bùng nổ.

    Diễn biến của VN-Index trong 2 năm 2005 và 2017

    [​IMG]
    Mặt khác, trong cả 2 năm đều diễn ra những sự kiện quan trọng đánh dấu sự phát triển của TTCK Việt Nam, trong đó có thể kể tới như Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động (2005), Thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (2005); ra đời thị trường chứng khoán phái sinh (2017), thị trường trái phiếu tăng trưởng mạnh,…

    Bên cạnh đó, nhiều nghị định nghị quyết mang tính quan trọng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán cũng đều được ban hành trong 2 năm “con gà” như: Quy chế mẫu về bán đấu giá cổ phần, Quyết định nới room ngoại hay nghị định liên quan đến quản trị công ty, nghị quyết về xử lý nợ xấu với các ngân hàng…

    Từ sợi dây liên hệ giữa các năm cùng con giáp trên thị trường, bước sang năm Mậu Tuất 2018, nhà đầu tư cũng nhìn về năm Bính Tuất 2006, kỳ vọng một năm tốt đẹp với thị trường.

    Quay ngược trở lại năm Bính Tuất (2006), đây là khoảng thời gian rất khởi sắc của thị trường chứng khoán Việt Nam, trước khi rơi vào khủng hoảng trong 2 năm sau đó.

    Kết phiên 29/12/2006, VN-Index tăng 307,5 điểm, tăng 69% so với hồi đầu năm, đạt 751,77 điểm. Trước đó, ngày 20/12/2006, VN-Index đã lập đỉnh cao nhất từ khi thị trường chứng khoán mở cửa ở mức 809,86 điểm.

    Năm 2006, thị trường đã ghi nhận hàng loạt doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán. Trong đó, 75 công ty niêm yết mới và 1 chứng chỉ quỹ, nâng tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết lên con số 106 và 2 chứng chỉ quỹ.

    Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết tính theo giá thị trường đạt 221.156 tỷ đồng, chiếm 22,7% GDP của năm 2006, tăng 20 lần so với cuối năm 2005.

    Ngoài ra, việc niêm yết trái phiếu cũng tăng đáng kể, đến cuối năm có gần 400 loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7,7% GDP của năm 2006. Trong đó có 3.550 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), khoảng 1.000 tỷ đồng là các loại chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán.

    Với sự tăng trưởng của thị trường, số lượng nhà đầu tư gia nhập cũng tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005, với khoảng 100.000 tài khoản giao dịch tại các công ty chứng khoán, cao hơn 31.300 tài khoản của năm 2005. Trong đó 1.700 tài khoản (chiếm 1,7%) của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm một số nhà đầu tư quốc tế như JP Morgan, MerrII Lynch, Citigroup…

    Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu niêm yết của nhà đầu tư nước ngoài khoảng 25-30%. Giá trị giao dịch chứng khoán (bao gồm cả trái phiếu) của nhà đầu tư nước ngoài năm 2006 cũng tăng cao, giá trị giao dịch mua năm 2006 khoảng 17.000 tỷ đồng (năm 2005 khoảng 3.000 tỷ đồng), giá trị giao dịch bán năm 2006 khoảng 9.500 tỷ đồng (năm 2005 khoảng 2.900 tỷ đồng).

    Tính đến cuối 2006, có 23 quỹ với quy mô vốn đầu tư ước đạt 2,3 tỷ USD và gần 50 tổ chức đầu tư nước ngoài mở tài khoản hoặc ủy thác đầu tư trên TTCK Việt Nam.

    [​IMG]
    Có thể thấy trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, năm Bính Tuất 2006 là thời kỳ “đâm chồi” và phát triển mạnh mẽ của thị trường. Qua 12 năm, trải qua đợt ‘khủng hoảng’ 2007-2008, thị trường Việt Nam đã dần trưởng thành và vững chắc hơn.

    TTCK hiện nay đã không còn là quả bong bóng được thổi phồng trong thời kỳ 2007 mà tăng trưởng dựa trên nền tảng bền vững của kinh tế vĩ mô với những chính sách thúc đẩy và ổn định kinh tế của Chính Phủ, cùng với sự gia nhập của hàng loạt doanh nghiệp quy mô lớn trên sàn chứng khoán.

    Bên cạnh đó, câu chuyện về việc MSCI xem xét nâng hạng thị trường Việt Nam từ nhóm cận biên lên mới nổi, cũng là yếu tố chứng minh thị trường chứng khoán Việt Nam đã dần hoàn thiện hơn.

    Qua đó, nhà đầu tư có thể tự tin về sự tăng trưởng thị trường trong năm Mậu Tuất 2018. Hầu hết các CTCK điều cho rằng 2018 vẫn là năm khả quan cho TTCK Việt Nam.

    Cùng với dòng vốn từ NĐT nước ngoài, tỷ suất sinh lợi khoảng 48% của VN-Index trong năm 2017 khiến TTCK trở nên hấp dẫn để lôi kéo kênh tiền gửi tiết kiệm gia nhập.

    Dòng tiền trên sẽ là lực cầu đối ứng hấp thụ nguồn cung cổ phiếu dự báo cũng tăng mạnh không kém trong năm 2018, bao gồm nhóm doanh nghiệp Nhà nước IPO, niêm yết mới và phát hành thêm. Điều này cho phép NĐT kỳ vọng vào một năm Mậu Tuất thành công tương tự những gì đã diễn ra trong 12 năm trước.

Chia sẻ trang này