Sóng thủy sản tập II

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duonghoangoanh, 09/01/2018.

3943 người đang online, trong đó có 550 thành viên. 08:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19400 lượt đọc và 137 bài trả lời
  1. minhlongcntt

    minhlongcntt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    582
  2. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.529
    TT năm 2018 có thể tăng thêm 40% tương đương mức 1400d là mức kỳ vọng trong năm con CHÓ
    1. Xếp hạng thị trường là gì?
    Trên thế giới các thị trường tài chính được xếp hạng vào 3 nhóm chính, cao nhất là thị trường phát triển (Developed Market), tiếp đến là thị trường mới nổi (Emerging Market) và thấp nhất là thị trường cận biên (Frontier Market).
    Có 3 tổ chức lớn về xếp hạng thị trường bao gồm MSCI, FTSE Russell, và S&P Dow Jones. Các tổ chức này đánh giá xếp hạng thị trường định kỳ hàng năm. Mỗi tổ chức có một hệ thống tiêu chí đánh giá riêng nhưng đều tập trung vào các khía cạnh cơ bản như: mức độ phát triển của nền kinh tế, sự ổn định về chính trị, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận hành của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng lưu chuyển dòng vốn,...
    Nguyên tắc chắc chắn là một nguyên tắc cơ bản khi các tổ chức xem xét để đưa ra quyết định nâng hạng hay hạ bậc thị trường. FTSE ghi rõ “các quốc gia không nên thay đổi xếp hạng thường xuyên, chỉ khi các tiêu chí đã được thỏa mãn và xác nhận trong một thời gian, và nhà đầu tư cần được báo trước về sự thay đổi”, trong khi MSCI cũng chỉ quyết định nâng bậc thị trường nếu “việc thay đổi xếp hạng thị trường khó có thể đảo ngược”.
    Hiện tại theo tiêu chuẩn của cả 3 tổ chức xếp hạng, Việt Nam đang được xếp vào nhóm thấp nhất Frontier Market.
    2.Hệ thống Phân loại thị trường của MSCI
    Hệ thống phân loại thị trường của MSCI hiện xếp các thị trường thành 3 loại: Developed, Emerging và Frontier markets, ngoài ra có một số thị trường chưa được phân loại nên index của các thị trường này được xếp vào loại standalone index.
    Theo MSCI Market Classification Framework, có 3 tiêu chuẩn được đưa ra xem xét để phân loại thị trường bao gồm:
    Về trình độ phát triển kinh tế, tiêu chuẩn này chỉ được dùng để xem xét đối với các thị trường Developed markets, do đó khi xét nâng hạng một thị trường từ Frontier lên Emerging thì chỉ cần xét tới 2 tiêu chuẩn còn lại.
    Về quy mô và thanh khoản của thị trường:Đây là nhóm tiêu chuẩn định lượng, theo đó để được nâng hạng từ FM lên EM, tại thời điểm đánh giá một quốc gia phải có ít nhất 3 công ty thỏa mãn các điều kiện sau:
    · Quy mô công ty (giá trị vốn hóa): 1269 triệu USD.
    · Quy mô giao dịch cổ phiếu (giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng): 635 triệu USD.
    · Thanh khoản của cổ phiếu bình quân hàng năm đạt 15% giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng (ATVR 15%)
    Tại thời điểm tháng 5/2016, MSCI chỉ công nhận 1 công ty của Việt Nam đạt tiêu chuẩn, đa số các công ty không đạt điều kiện về giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng. Ở thời điểm hiện tại theo tính toán của chúng tôi thì có 4 công ty niêm yết thỏa mãn cả 3 điều kiện này. Có thể kỳ vọng sẽ có thêm nhiều công ty đạt đủ tiêu chuẩn nhờ xu hướng nới room và quá trình cổ phần hóa kèm niêm yết đang diễn ra rất nhanh.
    Khả năng tiếp cận thị trường: bao gồm 18 tiêu chí phản ánh kinh nghiệm, yêu cầu và những ràng buộc của giới đầu tư quốc tế đối với thị trường, được chia làm 5 nhóm:
    · Mức độ mở đối với sở hữu nước ngoài
    · Mức độ dễ dàng luân chuyển dòng vốn vào/ra thị trường
    · Hiệu quả của hệ thống vận hành
    · Môi trường cạnh tranh
    · Tính ổn định của khung thể chế
    Đây là nhóm tiêu chuẩn định tính, được MSCI tiến hành xem xét với tất cả các thị trường ít nhất mỗi năm 1 lần nằm trong kỳ Global Market Accessibility Review. Trong quá trình xem xét, nếu xét thấy một thị trường có những thay đổi đáng kể và có triển vọng, MSCI sẽ đưa thị trường này vào Danh sách có tiềm năng phân loại lại và sẽ được đánh giá kỹ càng hơn theo chương trình Annual Market Classification Review. Tại bước này, MSCI sẽ tiến hành trao đổi, lấy ý kiến của giới đầu tư toàn cầu về thị trường được đánh giá và sẽ đưa ra kết quả đánh giá vào tháng 6 hàng năm.
    Quá trình đánh giá đặc biệt này thường kéo dài nhiều năm và qua nhiều lần đánh giá tùy thuộc từng thị trường. Theo MSCI, đánh giá các vấn đề liên quan tới khả năng tiếp cận thị trường thường được ghi nhận qua những thay đổi về quy chế, dựa trên những phản hồi thực tế từ nhà đầu tư khi các thay đổi này có hiệu lực và được thị trường hấp thụ hoàn toàn. Do đó quá trình đánh giá cần một thời gian dài từ lúc quy chế được thông qua cho tới khi có ảnh hưởng rõ rệt lên thị trường.
    Theo kết quả đánh giá tháng 6/2016, MSCI giữ nguyên điểm đánh giá đối với thị trường Việt Nam và chưa đưa Việt Nam vào Danh sách có tiềm năng phân loại lại. Tuy nhiên MSCI có ghi nhận một số cải thiện về giới hạn sở hữu nước ngoài, công bố thông tin bằng tiếng Anh và cải cách thủ tục đăng ký đối với nhà đầu tư nước ngoài.
    So sánh với Pakistan, quốc gia vừa được nâng hạng trong kỳ đánh giá này thì Việt Nam cần phải cải thiện khá nhiều điều kiện. Cụ thể MSCI đưa ra đánh giá như sau ( HÌnh dính kèm)
    3. Tại sao cần nâng hạng thị trường?
    Nâng hạng thị trường không chỉ là cách xây dựng hình ảnh cho thị trường tài chính quốc gia mà nó còn tác động trực tiếp lên khả năng thu hút dòng vốn nước ngoài. Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều thị trường Frontier market (FM) khác cũng đang nỗ lực để được nâng hạng lên Emerging market (EM) bởi những lý do sau:
    Thứ nhất, các thị trường EM có quy mô lớn hơn và chất lượng tốt hơn FM, trong khi tiềm năng tăng trưởng lại cao hơn DM. Dòng vốn mà các EM thu hút được có có tính ổn định hơn, so với những dòng tiền nóng đầu tư vào các thị trường FM. Các quỹ đầu tư theo phương pháp thụ động, tiêu biểu như các ETFs, hiện tập trung đầu tư vào các thị trường EM cũng sẽ tự động phân bổ một phần vốn vào các thị trường mới được nâng hạng lên EM.
    Trên thực tế, mức độ đầu tư vào các thị trường EM lớn hơn rất nhiều so với các thị trường FM. Ví dụ với BlackRock, công ty cung cấp ETFs lớn nhất thế giới đang quản lý khối tài sản 103 tỷ USD cho 47 quỹ ETFs đầu tư vào các thị trường EM, trong khi đó chỉ có một ETF đầu tư vào FM với giá trị tài sản 0.581 tỷ USD. Nếu được nâng hạng lên EM, đồng nghĩa với việc các cổ phiếu đại diện được đưa vào danh mục chỉ số EM, dù tỷ trọng khiêm tốn thì lượng vốn ngoại đổ vào thị trường là rất lớn.
    Thứ hai, để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường lên EM, bên cạnh việc gia tăng quy mô, tính thanh khoản hay mức độ tiếp cận của nhà đầu tư nước ngoài, thị trường Việt Nam còn có áp lực phải cải thiện các điều kiện giao dịch như hệ thống vận hành, khung thể chế, tính minh bạch về thông tin. Trong quá trình xem xét, các tổ chức xếp hạng cũng chủ động hỗ trợ các quốc gia hiểu được tình trạng hiện tại cũng như các tiêu chuẩn cần đạt được để có những thay đổi thích hợp. Quá trình này là tác nhân chính giúp các thị trường FM được hưởng lợi từ việc nâng hạng, trong khi quyết định nâng hạng chỉ đóng vai trò xác nhận các điều kiện trên.
    Với các lợi ích như trên, chúng tôi cho rằng Việt Nam nên có lộ trình rõ ràng để nâng hạng thị trường lên Emerging Market. Dưới đây, chúng tôi phân tích các tiêu chuẩn để được nâng hạng lên thị trường Emerging Market theo hệ thống phân loại của MSCI.
    4. Việt Nam có thể được xem xét nâng hạng vào năm 2019
    Chia sẻ tại diễn đàn Gateway to Viet Nam 2017, ông Valentin Laiseca, Phụ trách thị trường Đông Nam Á của tổ chức MSCI cho biết, MSCI đang quan tâm đến thị trường ASEAN, trong đó có Việt Nam, do thị trường này chưa được đánh giá đúng mức về nhân khẩu học, tiềm năng tăng trưởng…
    Theo đại diện của MSCI, việc nâng hạng thị trường của MSCI dựa trên những tiêu chí được chuẩn hóa, quy trình khách quan, những bằng chứng và công bố thông tin minh bạch. Đối với thị trường Việt Nam, MSCI nhận thấy rằng, về mặt lý thuyết là đủ điều kiện, nhưng còn sơ khai, chưa đảm bảo được yếu tố an toàn và bền vững. Tuy nhiên, đại diện MSCI cho rằng, “điểm cộng cho thị trường Việt Nam chính là thể chế khá ổn định”.
    Đại diện MSCI cho rằng, về cơ bản thị trường Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về thanh khoản để nâng hạng từ cận biên lên mới nổi. Khi xem xét 14 doanh nghiệp (DN) lớn nhất trên thị trường Việt Nam, MSCI nhận thấy các DN này đáp ứng tốt yêu cầu vốn hóa, thanh khoản, nhưng chỉ có 4/14 DN lớn đảm bảo yêu cầu tỷ lệ free float (chuyển nhượng tự do) và điều này cần được cải thiện trong thời gian tới.
    Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải thiện chỉ số về giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), quyền bình đẳng giữa các NĐT; đặc biệt là tỷ lệ free float cho NĐTNN mới. “Ví dụ trong 30% cho NĐTNN thì 25% cho NĐT chiến lược, nên “room” cho NĐT mới không còn nhiều”, ông Valentin Laiseca nói.
    Đồng thời, đối với NĐTNN thì việc tự do lưu chuyển vốn vào và vốn ra trên thị trường tiền tệ, tỷ giá còn khó khăn. Tiếp theo, vị đại diện MSCI cho rằng, việc công bố thông tin và quy định trên thị trường bằng tiếng Anh cần phải cải thiện. Cuối cùng, cơ sở hạ tầng thị trường như dịch vụ thanh toán bù trừ không có kênh tiếp cận cụ thể, đa số do các ngân hàng có vốn nhà nước kiểm soát. “Đây là cách làm không theo chuẩn quốc tế”, đại diện MSCI nói.
    Về thời gian được nâng hạng, đại diện MSCI thông tin, trong trường hợp tốt nhất, Việt Nam có thể được xem xét vào thị trường mới nổi vào tháng 6/2019 và năm 2020 được nâng hang.
    5. Độ dài con sóng nâng hạng MSIC
    Thông thường 1 thị trường sẽ tăng trưởng mạnh trong 18 tháng trước khi MSCI đưa ra quyết định nhờ dự báo nâng hạng
    6.Bao nhiêu tiền sẽ đổ vào Việt Nam khi được nâng hạng?
    Theo thống kê của EPFR Global, hiện tại có 491 quỹ đầu tư trên toàn cầu đang sử dung MSCI Emerging Markets Index làm chỉ số tham chiếu (benchmark) với tổng tài sản là 435 tỷ USD, trong đó ETF là 22 quỹ với 44 tỷ USD và quỹ tương hỗ (mutual fund) là 469 quỹ với 391 tỷ USD.
    Giống như các ETF đầu tư vào Việt Nam như db x-trackers FTSE VIETNAM UCITS ETF hay VanEck Vectors Vietnam ETF, khi chỉ số tham chiếu của các quỹ thay đổi, các quỹ sẽ phải cơ cấu lại danh mục để sao cho giống với chỉ số đó nhất.
    Nếu được MSCI nâng hạng lên emerging market, các cổ phiếu đủ điều kiện của Việt Nam đương nhiên sẽ được bổ sung vào trong chỉ số MSCI Emerging Markets Index và vì vậy các quỹ đang sử dụng chỉ số này làm tham chiếu sẽ tự động mua các cổ phiếu của Việt Nam. Tổng giá trị mua phụ thuộc vào tỷ trọng của Việt Nam trong chỉ số.
    MSCI Emerging Markets Index hiện bao gồm hơn 800 cổ phiếu thuộc 24 nước (tính cả Pakistan). Nước có tỷ trọng lớn nhất là Trung Quốc, 26.92%, tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan, 14.75% và 12.1%. Pakistan có tỷ trọng thấp đứng thứ 2 từ dưới lên là 0.17%.
    Tỷ trọng của từng nước trong chỉ số không hoàn toàn phụ thuộc vào tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán nước đó mà phụ thuộc nhiều hơn vào những cổ phiếu lớn, đủ điều kiện để vào chỉ số. Đây cũng chính là các cổ phiếu để MSCI xem xét đánh giá nâng hạng thị trường với 3 tiêu chí: (i) Vốn hóa ≥ 1,269 tỷ USD; (ii) Vốn hóa tự do chuyển nhượng ≥ 635 triệu USD và (iii) ATVR (giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng) ≥ 15%.
    Nếu so sánh với Pakistan, tổng vốn hóa thị trường và các cổ phiếu lớn của Việt Nam có phần nhỉnh hơn. Cụ thể tổng vốn hóa của TTCK Việt Nam là 101 tỷ USD, cao hơn của Pakistan là 94 tỷ USD. Cổ phiếu lớn nhất của Pakistan là Oil & Gas Development Company có vốn hóa 6,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn nhất Việt Nam là Vinamilk, 9,2 tỷ USD. Nếu so sánh với Peru, tổng vốn hóa thị trường của Việt Nam và Pakistan đều lớn hơn, tuy nhiên tỷ trọng của Peru lại lên tới 0,35%, cao gấp đôi Pakistan do Peru có một số công ty lớn với tỷ lệ tự do chuyển nhượng cao.
    Ước tính một cách thận trọng, chúng tôi giả định Việt Nam có tỷ trọng 0,2% trong chỉ số MSCI Emerging Markets Index. Với tỷ trọng này, tổng lượng tiền mà các quỹ đang sử dụng MSCI Emerging Markets Index làm tham chiếu phải mua các cổ phiếu đủ điều kiện của Việt Nam là 871 triệu USD.
    7. Có một số điểm cần lưu ý ở đây như sau:
    + MSCI Emerging Markets Index chỉ là một trong nhiều chỉ số liên quan đến Emerging Markets của MSCI. MSCI còn có các chỉ số khác như MSCI Emerging Markets IMI, MSCI Emerging Markets Large Cap, Mid Cap, Small Cap … Tương ứng với mỗi chỉ số lại có một số quỹ sử dụng làm tham chiếu. Ví dụ chỉ số MSCI Emerging Markets SmallCap đang có 24 quỹ làm tham chiếu trong đó có 3 ETF và 21 quỹ tương hỗ với tổng tài sản là 4,8 tỷ USD. Theo thống kê của MSCI, hiện có tới 1.6 nghìn tỷ USD tài sản đang sử dụng các bộ chỉ số liên quan đến Emerging Market của MSCI. Điều này có nghĩa lượng tiền thực tế từ các quỹ sử dụng chỉ số của MSCI sẽ lớn hơn nhiều con số 871 triệu USD.
    +Ngoài MSCI còn có 2 tổ chức cung cấp chỉ số khác là FTSE Russell và S&P Dow Jones. Hiện cũng có nhiều quỹ đang sử dụng chỉ số của 2 tổ chức này. Theo thống kê của EPFR Global, có 6 quỹ đang dùng FTSE Emerging Markets Index làm tham chiếu trong đó có 3 ETF và 3 quỹ tương hỗ, tổng giá trị tài sản đang quản lý là 5.1 tỷ USD. Tương tự MSCI, FTSE Russel có nhiều chỉ số liên quan đến Emerging Market, trong đó chỉ riêng 1 chỉ số là FTSE Emerging Markets All Cap China A Inclusion Index đã có 1 quỹ của Vanguard với quy mô tới 51 tỷ USD làm tham chiếu. Điều này có nghĩa lượng tiền từ các quỹ sử dụng chỉ số của FTSE Russell và S&P Dow Jones đổ vào Việt Nam cũng rất lớn.
    +Ngoài nhân tố khách quan là quy mô tài sản của các quỹ, còn một nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến lượng tiền đổ vào Việt Nam đó là vốn hóa và đặc biệt là tỷ lệ tự do chuyển nhượng trong các công ty vốn hóa lớn, yếu tố quyết định tỷ trọng của cổ phiếu trong chỉ số. Ví dụ tại Peru, Southern Copper Corp có vốn hóa 8,4 tỷ USD nhưng chỉ chiếm tỷ trọng ~0,1% trong khi Credicorp có vốn hóa 3,7 tỷ USD lại có tỷ trọng ~0,2% do tỷ lệ tự do chuyển nhượng của Credicorp là 65% trong khi Southern Copper Corp là 11%. Điều này có nghĩa Việt Nam có thể nâng được tỷ trọng, tăng dòng tiền vào Việt Nam nếu có chiến lược sớm về thoái vốn, tăng tỷ lệ tự do chuyển nhượng bên cạnh việc thúc đẩy các công ty lớn lên sàn.
    + Dòng tiền đổ vào Việt Nam khi được nâng hạng đương nhiên sẽ không chỉ đến từ những quỹ đầu tư theo chỉ số. Sẽ có nhiều quỹ, nhiều nhà đầu tư khác quan tâm đến Việt Nam khi Việt Nam được nâng hạng do khi đó độ mở, khả năng đầu tư và tính công khai minh bạch của Việt Nam đã lên một tầm cao mới. Đây mới là yếu tố hấp dẫn mang tính dài hạn của TTCK Việt Nam.
  3. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.529
    [​IMG]
  4. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.529
    IDI: Năm 2017 báo lãi 349 tỷ đồng nhờ giá cá tra tăng cao kỷ lục
    22-02-2018 - 14:23 PM | Doanh nghiệp



    [​IMG]
    Mỗi kg cá tra nguyên liệu IDI có lãi khoảng 8.000 đồng giúp lãi gộp quý 4 của công ty tăng 162% so với cùng kỳ.
    Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I (mã CK: IDI) công bố BCTC quý 4 năm 2017 và cả năm 2017.

    Theo đó, doanh thu thuần trong kỳ đạt gần 1.548 tỷ đồng tăng 33,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt gần 202 tỷ đồng cao gấp 2,6 lần cùng kỳ 2016. Sau khi trừ các khoản chi phí IDI lãi ròng hơn 128 tỷ đồng trong khi cùng kỳ LNST đạt gần 14 tỷ đồng.

    Theo giải trình từ phía công ty quý 4 là thời điểm giá cá tra nguyên liệu trên thị trường tăng kỷ lục so với mọi năm trong khi công ty có nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào thông qua hình thức nuôi liên kết và chốt giá trước với các hộ nông dân. Mỗi kg cá nguyên liệu công ty có lợi nhuận khoảng 8.000 đồng so với giá mua trên thị trường, đồng thời khi giá cá tra nguyên liệu trên thị trường tăng cũng giúp cho giá cá tra xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty IDI nói riêng tăng theo giá thị trường chính giúp lãi gộp của công ty tăng 162% so với cùng kỳ.

    Lũy kế cả năm 2017 IDI đạt 5.330 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 32% so với cùng kỳ, LNST đạt gần 349 tỷ đồng tăng mạnh so với con số 94,5 tỷ đồng của năm 2016 - Đây cũng là con số lãi cao nhất mà IDI từng đạt được kể từ 2008 đến nay.

    Năm 2017 IDI đặt kế hoạch doanh thu thuần 2017 đạt 3.558 tỷ đồng giảm 12% nhưng lợi nhuận sau thuế 178 tỷ đồng tăng trưởng gần 80% so với năm 2016. Như vậy kết thúc năm 2017 IDI đã hoàn thành vượt 50% mục tiêu doanh thu và vượt 96% mục tiêu về lợi nhuận.

    [​IMG]
    Không chỉ có kết quả kinh doanh khởi sắc mà kết thúc năm 2017, giá cổ phiếu IDI còn nằm trong top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất với mức tăng gần 212%.

    [​IMG]


    Minh Ngọc

    Theo InfoNet/HSX
    rucuacn thích bài này.
  5. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.529
    Giá cá tra tăng, doanh nghiệp cá tra kỳ vọng thắng lớn
    [​IMG]
    (ĐTCK) Trong 2 tháng đầu năm 2018, giá cá tra nguyên liệu trong nước lập đỉnh kỷ lục, đạt hơn 30.000 đồng/kg. Diễn biến này xét về tổng quan có lợi cho doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu cá tra, nhưng mức lợi tùy vào mức độ chủ động nguồn nguyên liệu của từng doanh nghiệp.
    Xuất khẩu tốt lên, giá nguyên liệu sẽ tiếp tục ở mức cao

    Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đầu năm 2018 ghi nhận tín hiệu tích cực với giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2018 đạt 1,11 tỷ USD, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Xuất khẩu khả quan là một trong những động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thông qua. CPTPP được kỳ vọng củng cố triển vọng của ngành thủy sản, trong đó có cá tra. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, năm 2018, dự báo xuất khẩu cá tra có thể đạt giá trị 1,85 tỷ USD.

    Nhu cầu xuất khẩu dự báo tăng cùng khó khăn về nguồn con giống đã đẩy giá cá nguyên liệu trong nước tăng cao kỷ lục. Đầu tháng 3/2018, theo kết quả khảo sát tại Đồng bằng sông Cửu Long, giá cá tra nguyên liệu đạt mức cao kỷ lục trên 30.000 đồng/kg, tăng khoảng 3.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

    Đây là mức cao nhất trong những năm gần đây đối với ngành xuất khẩu cá tra trong nước. Điều này mang lại lợi nhuận cao cho hộ nuôi trồng, nhưng đồng thời khiến các doanh nghiệp chế biến thủy sản phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cá nguyên liệu.

    Nhận định đưa ra từ ông Nguyễn Duy Nhứt, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc CTCP Nam Việt (ANV), giá cá dự báo năm 2018 sẽ tiếp tục ở mức cao do tình hình cá giống còn rất khó khăn. Theo đó, giá nguyên liệu sẽ duy trì mức 30.000 - 32.000 đồng/kg như hiện nay và khó có thể giảm hơn.

    Doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất?

    Theo ông Nhứt, việc giá cá tra tăng tác động đến các doanh nghiệp trong ngành theo 2 nhóm doanh nghiệp, đó là nhóm doanh nghiệp có vùng nuôi khép kín và nhóm doanh nghiệp thu mua và chế biến xuất khẩu.

    Doanh nghiệp có vùng nuôi khép kín bao gồm vùng nuôi, nhà máy thức ăn, nhà máy chế biến, sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ diễn biến hiện tại bởi sở hữu nguồn nguyên liệu giá thành thấp và đảm bảo cung ứng nguyên liệu cho chế biến.

    [​IMG]
    Hiện ANV đã tự chủ 100% vùng nguyên liệu với giá thành nguyên liệu đầu vào trung bình 22.000 đồng/kg. Bên cạnh phục vụ cho nhà máy chế biến, ANV cũng tranh thủ bán nguyên liệu để hưởng chênh lệch giá, tuy nhiên tỷ lệ này khá thấp.

    Với diễn biến khả quan trên, đại diện ANV cho hay, quý I/2018, ước lợi nhuận trước thuế của Công ty có thể đạt 60 - 70 tỷ đồng. Theo đó, năm 2018, dự kiến giá trị xuất khẩu của ANV đạt 120 triệu USD, tăng 20% so với năm 2017, doanh số cả năm ước đạt 3.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 300 tỷ đồng.

    Con số này tăng hơn 100 tỷ đồng so với mức dự kiến mà Chủ tịch ANV đưa ra tại buổi gặp mặt nhà đầu tư vào cuối năm 2017 là 200 tỷ đồng. Nguyên nhân theo ông Nhứt, do diễn biến giá cá từ đó đến nay vẫn tiếp tục tăng, trong khi chi phí tài chính ANV đang giảm dần theo hướng giảm dần nợ vay. “Hiện nay, chi phí lãi vay của Công ty đã giảm hơn 50% so với năm 2017”, ông Nhứt nói.

    Một doanh nghiệp khác đang tự chủ nguồn nguyên liệu lên đến 95% là CTCP Đầu tư và phát triển đa quốc gia (IDI). Theo ông Trương Công Khánh, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc tài chính IDI, trong năm 2017, tỷ lệ tự chủ vùng nguyên của IDI là 80%, nhưng đầu năm 2018, IDI đã nâng tỷ lệ này lên 95%. Dự kiến, đến tháng 9/2018, IDI sẽ nâng tổng diện tích vùng nuôi bao gồm liên kết lên 350 ha.

    Việc chủ động nguyên liệu giúp IDI hạn chế được tác động của việc tăng giá cá nguyên liệu trên thị trường. Hiện giá nguyên liệu đầu vào bình quân của IDI khoảng 23.000 đồng/kg, thấp hơn 30% so với giá thị trường.

    Sang năm 2018, nhu cầu cá tra tại hầu hết các thị trường xuất khẩu đều tăng, sản lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2018 của IDI tăng khoảng 10% so với năm 2017 và tăng 12% về giá trị xuất khẩu nhờ giá bán tăng. Theo ông Khánh, nhiều nhà máy năng lực sản xuất không đủ nhu cầu. Trong khi đó, một số đơn vị chịu áp lực vốn vay khiến thời điểm này phải tranh thủ bán hàng, giá bán khó tăng mạnh. Những đơn vị có nợ ngân hàng lớn đã và sẽ dần mất đi năng lực cạnh tranh. Ông Khánh cho biết, một lượng lớn đơn hàng đổ về IDI trong thời gian qua khiến công suất hoạt động của Công ty hiện đã đầy, nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

    Trong quý II/2018, IDI sẽ khởi công xây dựng nhà máy mới với công suất 450 tấn/12 giờ, gấp đôi công suất hiện tại. Nhà máy có tổng vốn đầu tư dự kiến 500 tỷ đồng, đặt tại Khu công nghiệp Vàm Cống (Đồng Tháp), tháng 3/2019 có thể đi vào hoạt động chính thức.

    Với những diễn biến tích cực của ngành, ông Khánh cho hay, doanh số của IDI trong năm 2018 có thể đạt 6.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng.

    “Quý IV/2017, lợi nhuận đạt 120 tỷ đồng, nếu tính cả khoản chi lương, thưởng Tết, lãi thực có thể đạt 175 tỷ đồng. Ước tính, 2 quý đầu năm 2018, IDI đạt tối thiếu 300 tỷ đồng lợi nhuận, 2 quý còn lại rơi vào quý mùa vụ của IDI nên lợi nhuận có thể cao hơn”, ông Khánh chia sẻ.

    Ngọc Nhi
  6. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.529
    http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1017_51010/Nhat-Ban-day-manh-nhap-khau-ca-tra-Viet-Nam.htmNhật Bản đẩy mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam
    Thứ 3, 13/03/2018 | 07:49 GTM +07
    (vasep.com.vn) Theo Japan News, các công ty Nhật Bản, trong đó có Maruha Nichiro - công ty thủy sản lớn nhất thế giới, đang đẩy mạnh NK cá tra / basa của Việt Nam, một sản phẩm thay thế rẻ hơn cá minh thái.
    Trích dẫn dữ liệu NK từ các quan chức hải quan Nhật Bản, tờ báo cho biết, trong 11 tháng đầu năm 2017, Nhật Bản đã NK 5.500 tấn cá da trơn đông lạnh, tăng 30% so với năm trước.

    Phần lớn trong số đó là cá tra / basa của Việt Nam. Maruha Nichiro, một nhà bán sỉ cá tra, dự định NK phi lê 1.000 tấn cá tra trong năm tài chính 2017, tăng 40%.

    Cá tra được xem là một lựa chọn thay thế tốt cho cá minh thái, với mức giá thấp hơn khoảng 20%.
    Namnguyen91 thích bài này.
  7. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.529
    Ông Larry Kudlow, một người ủng hộ tự do thương mại, được chọn làm cố vấn kinh tế cấp cao nhất của ông Trump...
    Ngày 14/3, cả ông Kudlow và Nhà Trắng cùng xác nhận rằng nhà kinh tế học này đã nhận lời mời của ông Trump trở thành Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Ông Trump đã đưa ra đề nghị với ông Kudlow vào buổi tối ngày thứ Ba, sau các cuộc thảo luận vào ngày Chủ nhật và thứ Hai.
    Ông Kudlow, 70 tuổi, là người có quan điểm ủng hộ tự do thương mại và nhìn chung phản đối thuế quan. Khi ông Cohn từ chức, ông Kudlow đã bày tỏ sự thất vọng về hành động của chính quyền Trump. Tuy nhiên, ông cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với những hành động thương mại nhằm vào một số quốc gia nhất định.
    Hôm thứ Ba, ông Trump nói ông sẽ hoan nghênh quan điểm trái chiều từ ông Kudlow nếu chọn vị chuyên gia này trở thành cố vấn kinh tế cấp cao nhất của mình.
    Sử dụng ông Kudlow, ông Trump sẽ có thêm một cố vấn ủng hộ nỗ lực của ông về cắt giảm thuế và nới lỏng quy chế giám sát. Tuy nhiên, rất có thể ông Kudlow đôi khi sẽ phản đối chính sách thương mại của ông Trump.

    Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia chịu trách nhiệm cố vấn cho Tổng thống về các vấn đề kinh tế và hành động để thực thi các mục tiêu chính sách. Khi đảm nhận cương vị này, ông Cohn đã thúc đẩy thành công đạo luật cải tổ thuế của Đảng Cộng hòa - thành tựu lập pháp lớn duy nhất của ông Trump kể từ khi lên cầm quyền.
    CAFEF !


  8. windy139

    windy139 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/04/2015
    Đã được thích:
    11.959
    Bác chủ danh mục có ANV và IDI thì chắc bị tiền đè bẹp dí rồi.

    Cố vấn mới của Trump lại là người có quan điểm tự do thương mại, như vậy khả năng bảo hộ cá da trơn của Mỹ có thể nới lỏng chăng?

    Hiện giờ với yêu cầu tương đồng về cá da trơn, chỉ có Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc đáp ứng, trong khi 14 nước khác trong đó có cả Brazin cũng bị loại. Tuy nhiên còn bước quan trọng là kiểm tra tại thực địa nữa, nếu qua bước này thì cá tra VN lại rộng cửa vào Mỹ.
    duonghoangoanh thích bài này.
  9. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.529
    ASM bắt đầu mua vào 50ml IDI , GIÁ tham chiếu NGÀY HÔM NAY 15.5
  10. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.529
    Ông trùm đầu tư Warren Buffett chia sẻ 9 lời khuyên hữu ích nhất để sở hữu khối tài sản “kếch xù”
    22-03-2018 - 06:06 AM | Sống

    Chia sẻ 27

    [​IMG]
    Warren Buffett là một trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản trên 87 tỷ đô. Ông nổi tiếng là một nhà đầu tư khôn khéo và có kiến thức sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực chứng khoán. Tỷ phú này khuyên mọi người nên tiếp tục học hỏi những cái mới và xây dựng các mối quan hệ để thành công.
    Khi nói đến làm giàu, Buffett là một chuyên gia.

    Nhà sáng lập kiêm CEO của tập đoàn Berkshire Hathaway (87 tuổi) sở hữu tài sản hơn 87 tỷ đô. Ông đã trở thành triệu phú vào năm 32 tuổi.

    Những kỹ năng và thành công của Buffett trong thị trường chứng khoán đã đem lại cho ông rất nhiều lợi nhuận cùng với biệt danh "Nhà tiên tri xứ Omaha".

    Không có gì đáng kinh ngạc khi nhiều người muốn trở nên giàu có như Buffett. Trên thực tế, chắc chắn hầu hết mọi người đều sẽ rất vui mừng khi có được số tài sản chỉ bằng một phần nhỏ trong khối tài sản "kếch xù" của ông. Thật may mắn khi tỷ phú này đã đưa ra cho mọi người những lời khuyên hữu ích sau hàng chục năm kinh nghiệm của mình.

    Cùng xem 9 lời khuyên hữu ích nhất của tỷ phú Warren Buffett:

    1. Hãy đầu tư dài hạn

    Buffett tin rằng để kiếm được tiền, nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu chỉ với mục đích duy nhất là bán lại. Bạn nên đầu tư dài hạn vào nó.

    [​IMG]
    Tỷ phú chia sẻ trong lá thư gửi cho cổ đông năm 1988: "Thời gian nắm giữ của phiếu ưa thích của chúng tôi là mãi mãi".

    Buffett chỉ mua cổ phiếu của các công ty mà ông hiểu rõ và yêu thích, ông cho rằng bạn chỉ nên bán lại cổ phiếu khi bạn cần tiền chứ không phải khi bạn coi nó là một mục tiêu chiến lược.

    2. Luôn luôn học hỏi và khiêm tốn

    Vài năm trước, Buffett đã cho một nữ doanh nhân 3 lời khuyên trong bữa tiệc tại Nhà Trắng. Trong đó, ông khuyên cô gái trẻ nên học hỏi những điều mới mỗi ngày, đối diện với thách thức và luôn luôn khiêm tốn. Mặc dù ba điều này hoàn toàn không phải là lời khuyên về đầu tư, nhưng nó là chiến lược mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng có thể học tập.

    [​IMG]
    CEO của Berkshire Hathaway cũng có thói quen đọc sách, báo mỗi ngày. Ông cho rằng "Đó là cách tích lũy và xây dựng kiến thức, giống như việc tạo ra lãi suất kép vậy".

    3. Đầu tư tiền của bạn

    Cổ phiếu của Berkshire Hathaway đã trải qua 4 lần sụt giảm mạnh. "Nhà tiên tri xứ Omaha" đã giải thích rắc rối phát sinh khi sử dụng những khoản vay để đầu tư vào chứng khoán trong lá thư thường niên gửi tới các cổ đông năm 2018. Sự sụt giảm giá cổ phiếu có thể dẫn đến lo lắng không cần thiết của các nhà đầu tư và kéo theo là những quyết định sai lầm khi số tiền mà họ đầu tư không thể phục hồi như lúc ban đầu.

    [​IMG]
    Mặt khác, Buffett cho biết các nhà đầu tư - chỉ thu về lợi nhuận mà không có các khoản nợ - sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hơn khi thị trường giảm điểm vì họ không phải lo lắng đến việc thanh toán các khoản nợ.

    4. Xây dựng các mối quan hệ và đối xử tốt với mọi người

    Khi tỷ phú Buffett đến thăm các sinh viên trường Đại học Kinh doanh MBA ở Iowa, ông đã chia sẻ với họ bí quyêt thành công. Các sinh viên rất ngạc nhiên về bí quyết này của ông cũng như những gì ông đã gợi ý trong buổi nói chuyện hôm đó.

    [​IMG]
    Tỷ phú Warren Buffett.

    Một trong số những sinh viên này đã chia sẻ trên trang USA Today rằng ông Buffett đã dạy anh: "Bạn không thể thay thế các mối quan hệ mà mình đã xây dựng và cách bạn ứng xử với mọi người bằng kiến thức kinh doanh".

    5. Hãy nhìn về tương lai thay vì "hoài niệm" quá khứ

    [​IMG]
    Vào năm 1951, Buffett cho biết: "Tất nhiên, các nhà đầu tư hôm nay sẽ không nhận được lợi nhuận từ thành quả của ngày hôm qua". Lời nói này của ông vẫn rất đúng trong hàng thập kỷ sau đó.

    Lời cảnh báo của Buffett dành cho các nhà đầu tư – hãy tập trung hướng tới sự phát triển trong tương lai chứ đừng nhìn lại những "thành tựu" không bền vững của quá khứ - sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn đầu tư.

    6. Đừng cho rằng cứ chi phí cao là dịch vụ tốt

    Tỷ phú Buffett luôn ủng hộ đầu tư thụ động hơn đầu tư chủ động.

    Trong lá thư thường niên gửi cổ đông năm 2017, Buffett cảnh báo rằng đôi khi người giàu thường lãng phí tiền bạc với các chuyên gia tư vấn đầu tư chi phí cao.

    [​IMG]
    "Trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, quả thực, sự giàu có đòi hỏi những sản phẩm và dịch vụ cao cấp nhất. Vì lí do đó, "giới tinh hoa" tài chính…đã gặp rắc rối lớn khi gợi ý một sản phẩm hay dịch vụ tài chính 'rẻ tiền' - cho phép đầu tư chỉ vài nghìn đô".

    Ông cho rằng: "Các nhà đầu tư lớn và nhỏ nên gắn bó với quỹ đầu tư theo chỉ số chi phí thấp".

    7. Tránh tâm lý bầy đàn

    [​IMG]
    Năm 2004, Buffett cho rằng: "hãy cố gắng sợ hãi khi người khác tham lam, và chỉ tham lam khi người khác sợ hãi". Nói một cách khác là "mua rẻ", "bán đắt". Lời khuyên này của ông cảnh báo nguy cơ chạy theo đám đông, dẫn đến tâm lý bầy đàn.

    Chiến lược lâu dài của tỷ phú này là hãy bán cổ phiếu khi giá cao chứ không phải "chạy theo" số đông - bán cổ phiếu khi giá thấp chỉ vì lo sợ giá cổ phiếu sẽ không "phục hồi".

    8. Cần biết khi nào bạn nên "cắt lỗ"

    Biết được khi nào cần từ bỏ là một bài học quan trọng mà Buffett đã học được khi ông còn là một thanh niên, lúc đó, ông đang muốn thu hồi khoản lỗ của mình trong một cuộc đua ngựa. Sau một lần thất bại, chàng trai Buffett vẫn quyết tâm mạo hiểm thêm một lần nữa và kết quả là ông chỉ lỗ thêm gấp đôi số tiền đầu tư ban đầu.

    [​IMG]
    Đôi khi, việc cố gắng thoát ra khỏi một lỗ hổng sẽ chỉ khiến bạn rơi vào một lỗ hổng sâu hơn. Buffett cho rằng bạn nên cân nhắc đến việc "cắt lỗ" để tránh những "tổn thất" lớn hơn.

    9. Đừng tập trung quá mức đến tiền

    Buffett không muốn mọi người tập trung quá mức vào số tiền họ kiếm được. Làm giàu là điều tốt, tuy nhiên, cách thức bạn làm giàu cũng như những người giúp đỡ và hỗ trợ bạn trên con đường thành công mới là vấn đề quan trọng nhất.

    [​IMG]
    Ông cho biết: "Tôi đã nói với các sinh viên đại học rằng khi các bạn ở độ tuổi của tôi, các bạn sẽ thành công nếu như nhận được sự yêu thương của những người quan trọng nhất với bạn".

    Hoàng Hoa

    Theo Nhịp sống kinh tế/Business Inside

Chia sẻ trang này