1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sóng thủy sản tập II

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi duonghoangoanh, 09/01/2018.

7524 người đang online, trong đó có 1033 thành viên. 09:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 19432 lượt đọc và 137 bài trả lời
  1. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Doanh nghiệp cá tra nào trụ vững trước 'cơn bão' thuế chống bán phá giá?


    Trước “cơn bão” thuế chống bán phá giá của Mỹ và việc thiếu nguyên liệu trầm trọng trong thời gian qua, gương mặt sản xuất kinh doanh cá tra nào sẽ bình yên trước sóng dữ cũng như có thể trụ vững vượt qua khó khăn?

    [​IMG]
    Đau đầu rào cản xuất khẩu vào Mỹ và EU
    Ngành thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao với sản lượng tăng bình quân 8.7%/năm từ năm 2000 đến nay, đạt hơn 7,228 tấn vào năm 2017. Trong đó, sản lượng nuôi trồng chiếm 53% với xu hướng ngày càng tăng (từ mức chỉ 27.3% năm 2000). Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản ròng với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 8,316.6 triệu USD trong năm 2017 (tăng 18% so với năm 2016).

    Cá tra là sản phẩm thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về khối lượng và đứng thứ 2 về giá trị. Trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 1.77 tỷ USD cá tra sang hơn 160 quốc gia (tăng 3.6%), chiếm 21.4% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

    [​IMG]

    Theo dữ liệu của Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt mức tăng trưởng 10 năm CAGR là 6.1%, từ mức 980 triệu USD năm 2007 lên hơn 1.77 tỷ USD năm 2017. Tuy nhiên, điều đáng nói, xuất khẩu cá tra Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng cao trong 2 năm 2008 và 2011 lần lượt là 48.2% và 30.1%. Ngoài 2 năm này, xuất khẩu ngành gần như không tăng trưởng, chủ yếu do rào cản nhập khẩu từ hai thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Các rào cản này gồm có thuế chống bán phá giá, tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm dịch và gần đây là các quy định Farm Bill do Mỹ đưa ra. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản Việt Nam từ các nước EU đã giảm từ năm 2015 do những hiểu lầm là nước thải từ các vùng nuôi cá tra Việt Nam có tác động tiêu cực đến môi trường. Sản lượng xuất khẩu sang EU cũng giảm mạnh trong năm 2017 do kênh truyền hình của Tây Ban Nha đưa nhiều thông tin tiêu cực đối với cá tra Việt Nam liên quan đến vệ sinh vùng nuôi và an toàn thực phẩm.

    [​IMG]

    Trước năm 2017, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam khi chiếm hơn 22% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước. Tuy nhiên, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất trong năm 2017 khi nhập 410.9 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng tới 34.8%. Trung Quốc được xem là một thị trường thay thế tốt khi nhu cầu từ EU đang sụt giảm và rào cản nhập khẩu từ Mỹ ngày càng tăng cao.

    Mỹ bắt đầu áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam từ năm 2003. Trong giai đoạn 2003-2007, trước đợt xem xét kỳ 4 (POR4), Mỹ áp dụng mức thuế chống bán phá giá rất cao với Việt Nam là 63.88%. Mức thuế hợp lý hơn là 2.11% được áp dụng từ POR5 đến POR12.

    [​IMG]

    Và mức thuế chống bán phá giá POR13 cuối cùng của các nhà xuất khẩu cá tra/basa Việt Nam sang Mỹ vừa được công bố khiến dư luận bất ngờ với mức cao nhất lên tới 7.74 USD/kg cho Thủy sản Hoàng Long và Thủy sản Cadovimex II. Còn lại các mức chung là 3.87 USD/kg, cao hơn nhiều so mức 2.39 USD/kg trong mấy kỳ gần đây. Do thời kỳ trước đó (POR12) là 0% nên Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục hưởng mức này trong POR13.

    [​IMG]

    Doanh nghiệp cá tra nào không bị ảnh hưởng bởi thuế chống bán phá giá?
    Vĩnh Hoàn (VHC) hiện đang dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam và là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai trên cả nước với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 270 triệu USD trong năm 2017, chiếm 15.2% thị phần ngành cá tra. Mỹ, EU và Trung Quốc là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Vĩnh Hoàn trong năm 2017. Mặc dù ngành cá tra Việt Nam đã có sự dịch chuyển từ Mỹ và EU sang Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn chỉ là thị trường thứ 3 của Vĩnh Hoàn. Ngoài ra, Mỹ và EU vẫn là thị trường lớn nhất của Vĩnh Hoàn thì rõ ràng, các rào cản của Mỹ cũng như nhu cầu sụt giảm từ EU cũng sẽ là một bài toán rủi ro của Vĩnh Hoàn trong tương lai.

    Tương tự đối với Hùng Vương (HVG), Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng 44% kim ngạch. Sau đó là thị trường Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Mexico...

    Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của Nam Việt (ANV) trải khá đều giữa các thị trường gồm châu Á, châu Âu và châu Mỹ sẽ tránh được các rủi ro nếu có và nhất là không phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ như các doanh nghiệp khác. Trong năm 2017, thị phần xuất khẩu của Nam Việt vào Nam Mỹ chiếm 34%, châu Âu 15%, Trung Đông 20%, châu Á 25%. Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo Nam Việt, năm 2018-2019, Công ty sẽ đẩy mạnh xuất vào Trung Quốc.

    Thị phần xuất khẩu cá tra của một số doanh nghiệp
    [​IMG]
    Giải bài toán thiếu nguyên liệu như thế nào?
    Bên cạnh những rủi ro về thị trường xuất khẩu, bài toán nguyên liệu cũng là vấn đề khiến các doanh nghiệp ngành thủy sản đau đầu trong vài năm trở lại đây.

    Thời tiết xấu, dịch bệnh và con giống thiếu chất lượng dẫn đến Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt cả con giống và cá nguyên liệu. Sự khan hiếm này bắt đầu từ năm 2016 khi những hộ dân quy mô nhỏ ngừng thả nuôi cá tra do thua lỗ. Điều này đẩy giá nguyên liệu tăng và đến cuối năm 2017, giá cá tra nguyên liệu đã đạt mức cao kỷ lục 29,500 đồng/kg.

    Trong ngành cá tra Việt Nam, Vĩnh Hoàn và Nam Việt là hai trong số ít doanh nghiệp có thể xây dựng chuỗi cung ứng chặt chẽ và bền vững. Với vùng nuôi được tăng lên 530 ha của Vĩnh Hoàn và 250 ha của Nam Việt, hai doanh nghiệp này đã nâng tỷ lệ tự cung nguồn nguyên liệu lên lần lượt là 65% và 100% trong năm 2017.

    Với tỷ lệ tự cung cao, Vĩnh Hoàn và Nam Việt kiểm soát được chất lượng đầu vào với khả năng truy xuất nguồn gốc con giống và cá nguyên liệu, tránh được đa số các dịch bệnh và kiểm soát được dư lượng kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu. Công ty ít bị phụ thuộc vào các nhà cung ứng bên ngoài và tác động bởi biến động giá cá tra nguyên liệu trên thị trường. Thêm vào đó, chi phí tự nuôi thả cá thường thấp hơn chi phí mua cá nguyên liệu từ bên ngoài. Do đó, tỷ lệ tự cung nguyên liệu cao cũng góp phần giúp công ty có được biên lợi nhuận cao hơn.

    Riêng Hùng Vương thì cho biết, đến thời điểm cuối năm 2017 đã đầu tư mở rộng gần 700ha diện tích vùng nuôi cá với công suất tối đa lên 200,000 tấn cá nguyên liệu/năm và hiện chưa được khai thác hết. Tuy nhiên, các chỉ số tài chính của Hùng Vương lại cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang ở trong tình cảnh không an toàn.

    Còn theo chia sẻ của Ban lãnh đạo Nam Việt, hiện đây là đơn vị duy nhất tự cung được 100% nguyên liệu với 250 ha vùng nuôi, năm 2017 Nam Việt còn dư để bán ra ngoài. Nhờ đó, nguồn nguyên liệu đầu vào thấp, trong khi giá thị trường hiện lên tới 32,000-33,000 đồng/kg, mang lại nhiều thuận lợi cho Công ty. Trong khi đó, việc thiếu và giá nguyên liệu tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng đơn hàng cho đối tác nên những đối tác này lại tìm tới Nam Việt.

    Tăng trưởng lợi nhuận 1 chữ số trong năm 2017-2018 có thể khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác cùng ngành như HVG, AGF, với tăng trưởng lợi nhuận âm, thì mức tăng trưởng lợi nhuận của Vĩnh Hoàn, Nam Việt và IDI khả quan hơn rất nhiều. Đối với Nam Việt, mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng đạt được trong năm 2017 là do chỉ ghi nhận một khoản lỗ nhỏ từ công ty liên kết là 4.8 tỷ đồng so với mức lỗ nặng ghi nhận trong năm 2016 là 117 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều này không còn đáng ngại khi Nam Việt chính thức nói lời chia tay với cục lỗ đó và hiện chỉ tập trung đầu tư vào ngành cốt lõi.

    So sánh các chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành
    [​IMG]
    Vĩnh Hoàn, Nam Việt và IDI là 3 cái tên sáng giá với các chỉ tiêu ROE và ROA khá cao trong năm 2017, trong khi các chỉ số này hầu hết đều âm đối với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Đặc biệt, biên lợi nhuận gộp của Nam Việt gần như ngang bằng với “ông lớn” Vĩnh Hoàn. Các chỉ số tiêu cực của các doanh nghiệp khác trong ngành là hệ quả của tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong 2 năm qua.

    Theo tiết lộ của Ban lãnh đạo Nam Việt, năm 2018, Công ty đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 104 triệu USD, doanh thu 3,200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 250 tỷ đồng. Ước tính trong quý 1/2018, lợi nhuận trước thuế của Nam Việt khoảng 75 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với mức 30 tỷ cùng kỳ 2017.

    Hoàng Nguyên

    *********
  2. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Đây là lời Thuấn nói - liệu có đi đôi với làm không???
    Tôi vẫn nghi ngờ cái tâm của anh Thuấn ạ??? Tổng tài sản của anh có thể đã lên đến hơn 600tỷ - cũng đã tạm đủ cho 1 đời người , và bây giờ
    Anh nên chứng minh anh là 1 người tốt, một người tử tế thực sự
    “Hàm dưỡng đạo đức” trong kinh doanh
    Thứ Tư, 10/1/2018 09:05 GMT+7
    (PLO) - Tổng kết năm 2017, Cty Cổ phần & Đầu tư Phát triển Đa quốc gia (Sao Mai – IDI) đạt lợi nhuận trên 400 tỷ đồng, vươn lên dẫn đầu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu ngành hàng cá tra Việt Nam.
    [​IMG]
    Ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai trả lời phỏng vấn
    Có thể, vẫn là sự “khiêm tốn” so với tầm vóc và qui mô của Tập đoàn Sao Mai. Nhưng trong thời điểm hiện nay có giá trị to lớn không đơn thuần chỉ là hiệu quả của doanh nghiệp mà còn chứng minh cho sự nỗ lực phấn đấu, căn cơ trong hoạt động.

    Sao Mai – IDI biết đầu tư dài hạn, liên tục khai thác thị trường mới và biết cách nuôi dưỡng mối liên kết với các vệ tinh cung cấp nguyên liệu. Và mới đây là ký kết bao tiêu cá tra giống với các hội viên của Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA).

    Cần “Hàm dưỡng đạo đức” trong kinh doanh

    - Kết quả kinh doanh của IDI khá ấn tượng trong thời điểm hiện nay. Vậy cơ may nào đưa đến trong khi nhiều doanh nghiệp cùng ngành lại điêu đứng?

    Ông Lê Thanh Thuấn – Chủ tịch HĐQT Sao Mai Group: Năm 2017, vừa tròn 10 năm IDI tham gia vào thị trường xuất khẩu thủy sản chỉ dành cho các ông lớn. Thành công – thất bại của những người đi trước kể cả những người đến sau cũng là những bài học kinh nghiệm để cho chúng ta học tập. Trong kinh doanh, dường như khái niệm ra đời trước hay ra đời sau chỉ là ranh giới rất mong manh mà được quyết định bởi sự nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, óc phán đoán và khả năng tư duy kể cả có chút may mắn.

    - Cụ thể như thế nào thưa ông?

    Ông Lê Thanh Thuấn: IDI đã hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu. Ngoài vùng nuôi tự có rộng hơn 150 ha, chúng tôi đã xây dựng được vùng nuôi liên kết với hàng chục hộ nuôi ở 4 tỉnh An Giang – Đồng Tháp – Cần Thơ – Kiên Giang để đảm bảo 100% nguyên liệu cung cấp cho 2 nhà máy hoạt động 24/24. Chúng ta điều biết rằng, giá Fillet xuất khẩu đều phụ thuộc vào thị trường thế giới. Mức giá này nhạy cảm đến nỗi mọi sự biến động về chính trị, kinh tế, lãi suất ngân hàng, tỉ giá đô la hay chính sách thuế của các nền kinh tế lớn kể cả báo chí thông tin cũng tác động trực tiếp đến nó.

    Trong nhiều năm qua, giá xuất khó tăng đột biến, một phần là cung – cầu của thị trường thế giới nhưng yếu tố không kém phần quan trọng là do chính sự cạnh tranh không lành mạnh (về chào giá, về chất lượng không ổn định) của các doanh nghiệp nội địa đã tác động trực tiếp. Câu chuyện này vẫn đang khiến cho những doanh nghiệp chân chính chịu thiệt thòi. Hệ lụy đến tình trạng khủng hoảng thừa – thiếu nguyên liệu xảy ra liên tục rất khó lường. Những lúc nguyên liệu khan hiếm thì giá đầu vào rất cao hoặc ngược lại.

    Trong vòng luẩn quẩn đó, IDI đã sớm nhận thấy, nếu chúng ta không chủ động vùng nguyên liệu kể cả con giống thì sẽ bị thất thế trước sự điều phối bất hợp lý của những nhà nhập khẩu. Nếu IDI không khai thác thêm những khách hàng mới, bỏ ngỏ ngăn ngừa rủi ro từ thị trường nước ngoài thì cũng rất khó xoay chuyển tình thế. Tuy nhiên rất may là chúng tôi biết cách xử lý, phán đoán chính xác, các bộ phận quản lý chất lượng luôn sâu sát để duy trì sản phẩm tốt, dự phòng kế hoạch chống sự cố trong khâu xuất khẩu.

    Nội tại, IDI có đội ngũ công nhân lành nghề, đặc biệt, phải luôn luôn “thủ” sẵn nguyên liệu nên mọi sự biến động đều không ảnh hưởng thậm chí trong “nguy” đã mang lại cho chúng tôi những “cơ hội” rất tốt. Song, điều cốt lõi chúng tôi phải nằm lòng đó là bài học thủy chung. Cuộc sống mách bảo “Thiện chí với điều gì sẽ mang lại kết quả tốt đẹp”.

    M&A từ Sao Mai tạo ra thương hiệu chất riêng

    - IDI nhiều năm nay đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt và đặc biệt trong năm 2017 có thể nói là năm thắng lợi của IDI tạo ấn tượng mạnh mẽ với các Nhà đầu tư. Còn các Cty thành viên khác thì như thế nào, thưa ông?

    Ông Lê Thanh Thuấn: Năm 2017, Tập đoàn Sao Mai đã có những thương vụ M&A thành công mỹ mãn với các đơn vị Cty Cổ phần Nhựt Hồng và Cty CP Phú Hùng – Phú Quốc. Trước đó một năm, việc thâu tóm các Cty CPDL nhà nước thoái vốn ở An Giang và Đồng Tháp đã cho thấy rõ điều này. Đây là những doanh nghiệp Nhà nước có thương hiệu lâu đời, khi về với Sao Mai chúng tôi tạo ra cho họ những giá trị gia tăng mới trên cơ sở tái cấu trúc lại toàn bộ từ nhân sự, hạ tầng, chiến lược kinh doanh mới và phong cách phục vụ đẳng cấp để hội nhập với thị trường giai đoạn mới.

    - Những lực cản của các Cty này đó là gì thưa ông?

    Ông Lê Thanh Thuấn: Trở lực lớn nhất là nguồn lực nhân sự. Ở họ cũng có những lề thói mà Sao Mai cần phải điều chỉnh và sắp xếp lại. Do hiện nay, nền kinh tế thị trường toàn cầu nên cơ chế làm việc kiểu bao cấp đã lỗi thời, phong cách và tư duy thụ động trì trệ cần phải được xóa bỏ hoàn toàn. Chúng tôi tạo cho họ mục tiêu làm việc để triệt tiêu tư tưởng dựa dẫm. Thế giới đang chuyển động như vũ bão từ cách mạng 4.0 và sắp tới cũng sẽ là 5.0 và chắc chắn không dừng lại nên đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải thích ứng.

    - Nhưng thực tế khi tiếp quản, Sao Mai vẫn chưa đổi mới cho các Cty thành viên này ngay tức thì như nhiều người kỳ vọng, tại sao thưa ông?

    Ông Lê Thanh Thuấn: M&A với 4 Cty vừa nêu, Sao Mai phải có sự chuẩn bị ít nhất 1 năm để thâu tóm thành công. Nên muốn đầu tư đổi mới phải cẩn thận trong việc lập dự án. Muốn có dự án thì phải tìm hiểu nghiên cứu cả về định hướng kinh doanh và tâm lý con người. Khi có tất cả thì phải trình và chờ các ngành chức năng thẩm định - phê duyệt. Mà các bạn biết rồi đó, chờ đợi nhận được kết quả phản hồi cũng cần phải có thời gian.

    - Khi tiếp quản, các Cty Nhà nước, Sao Mai gặp khó khăn gì?

    Ông Lê Thanh Thuấn: Bất thường là giấu lỗ, hồ sơ IPO thì “ẩn” phí treo, hàng tồn kho rất lớn. Khi tiếp quản hàng tồn kho về với Sao Mai đã trở thành phế phẩm.

    Phí - bản chất của nó là đã hình thành trước nhiều năm nhưng các Cty cũ chưa phân bổ vì muốn tạo lợi nhuận ảo, báo công. Cách làm này để có bức tranh đẹp dễ thuyết phục nhưng thực tế đau đớn hơn nhiều. Tất cả phải được Sao Mai xử lý

    Trước hết về nhân lực, Sao Mai sẽ đề ra phương án sắp xếp hợp tình hợp lý. Rà soát lại từng trường hợp, xem xét năng lực, tái phân công lại. Trong đó, phải đào tạo lại để họ hội nhập thích ứng với cơ chế mới của doanh nghiệp.

    Hiện nay, các Cty CP DL Sao Mai – An Giang, Sao Mai – Đồng Tháp đã có sự chuyển biến rất rõ nét, tỷ lệ tăng trưởng từ âm lên trên 15%, toàn bộ cơ sở hạ tầng đều đã được chỉnh trang, đầu tư xây mới, nâng cấp và mở rộng phạm vi kinh doanh. Cụ thể như Khách sạn Sao Mai (KS Sông Trà cũ) đã được Tập đoàn đầu tư gần 200 tỷ đồng để “đập củ xây mới” theo chuẩn thượng lưu.

    - Được biết, thời gian gần đây Tập đoàn Sao Mai đang có ý định đầu tư vào chuỗi cao ốc phức hợp đa năng ở một số địa phương ở ĐBSCL. Ông có thể chia sẻ thêm về ý tưởng mới này.

    Ông Lê Thanh Thuấn: Xuất phát từ yêu cầu thực tế có những đô thị mang tên Thành phố nhưng vẫn chưa có được 1 Khách sạn 4 Sao. Thậm chí có những đô thị sầm uất vẫn chưa có được 1 KS 3 sao và trung tâm mua sắm cao cấp. Đây là 1 sân chơi vẫn đang bị bỏ ngỏ cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp mà Sao Mai đang nhắm vào.

    Trên thực tế, đầu tư vào lĩnh vực này không phải dễ dàng nhưng tiềm lực của Sao Mai chúng tôi cho rằng mình vẫn có khả năng và có cơ hội để thử sức.

    - Vâng xin cảm ơn ông rất nhiều. Tuy nhiên trước khi chia tay, chúng tôi muốn được nghe ông chia sẻ thêm bí quyết làm thế nào để có thể vận hành các Cty sau khi Sao Mai thâu tóm hoạt động thành công?

    Ông Lê Thanh Thuấn: Trong cuộc sống hay trong kinh doanh cũng vậy, có những triết lý, có những câu chuyện tưởng như là bình thường khiến chúng ta dễ lãnh quên nhưng đấy chính lại là điều mà ta cần phải lưu ý. Nước nhìn như không có lực, chảy xuôi từ chỗ cao xuống chỗ thấp, khi gặp vật cản nó kiên nhẫn vô cùng. Nếu gặp phải hòn đá, nước sẽ dần dần mài mòn hòn đá ấy. Đấy là nhu thắng cương. Trong kinh doanh cũng vậy, cần phải có cách ứng xử với thị trường, với đối tác và với những vệ tinh của Cty.

    “Không nên dùng búa đập tảng băng mà phải dùng lửa để đốt. Nước làm sạch vạn vật, cho dù vật bẩn như thế nào, nước đều mở rộng lòng mình tiếp nhận mà không oán không hận. Sau đó, từ từ tự mình làm sạch. Đây chính là bao dung tiếp nhận. Hàm dưỡng đạo đức là vậy, cần như nước để thành công trong kinh doanh”.

    Đây là lời a Thuấn nói - liệu có đi đôi với làm không???
    Tôi vẫn nghi ngờ cái tâm của anh , anh Thuấn ạ??? Tổng tài sản của anh có thể đã lên đến hơn 600tỷ - cũng đã tạm đủ cho 1 đời người , và bây giờ
    Anh nên chứng minh anh là 1 người tốt, một người tử tế thực sự.
    Anh không nên chỉ đạo đàn em ra tin tốt để xả hàng ??? Anh không nên chỉ đạo đàn em ra tin xấu , cực xấu để gom hàng như 2017 nữa nhé ???
    Liệu chúng tôi có nên đặt niềm tin vào 1 người như anh nữa không??? Điều đó là do anh quyết định. Năm nay anh cũng đã trên 60 tuổi tài sản đã có trên 600 tỷ .Rõ ràng là của cải của anh là quá đủ nhưng đức thì quá mỏng - anh nên tích đức đi là vừa - không nên mang tiếng oán thán nữa anh nhé .
    Cổ đông IDI chúng tôi bắt đầu tin anh đó!!!!!!!!!! Hãy đừng phụ lòng tin của chúng tôi
  3. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    (NDH) Ngành thủy sản quý I đạt mức tăng trưởng cao nhất 8 năm trở lại đây. Tuy nhiên, ngành này gặp nhiều khó khăn ở một số thị trường xuất khẩu chủ lực.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản quý I đạt 4,76%- mức cao nhất 8 năm trở lại đây. Trong đó, tổng sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt gần 1,8 tỷ USD tăng 17,5% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, xuất khẩu cá tra gặp khó khăn ở nhiều thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Ả-rập Xê-út.

    [​IMG]
  4. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    https://dautucophieu.net/cap-nhat-n...hat-trien-ben-vung-cua-nganh-ca-tra-viet-nam/




    Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL
    Chủ nhật, 01/04/2018 | 12:29 GTM +07
    (vasep.com.vn) Ngày 20/3/2018, Bộ NN&PTNT đã ban hành Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) kèm theo Quyết định số 987/QĐ-BNN-TCTS.
    Mục tiêu đến năm 2020, các chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp đáp ứng 50% nhu cầu giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL, nhu cầu toàn vùng là 2,2 - 2,5 tỷ cá tra giống. Đến năm 2025, các chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao hoạt động ổn định, cung cấp 100% giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL với nhu cầu toàn vùng là 2,5 - 3,0 tỷ cá tra giống.

    Đề án sẽ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp tại vùng ĐBSCL, tập trung tại tỉnh An Giang, Đồng Tháp, và các tỉnh khác thuộc vùng ĐBSCL đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

    Vùng sản xuất giống cá tra tập trung phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, có diện tích từ 50ha trở lên thuận tiện về nguồn nước và đảm bảo về môi trường theo quy định, đồng thời được đầu tư cơ sở hạ tầng đầu mối đồng bộ (hệ thống giao thông, thủy lợi, điện…). Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư bao gồm: Chương trình chọn giống và ứng dụng công nghệ trong sản xuất giống cá tra vùng ĐBSCL; Dự án đầu tư nâng cấp trung tâm giống cá tra chất lượng cao tỉnh An Giang; Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống cá tra tập trung tại hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp.

    Đồng thời, Bộ NN&PTNT cũng đưa ra 7 giải pháp để thực hiện đề án này bao gồm: Giải pháp về cơ chế chính sách, về thị trường, về tổ chức thực hiện, về khoa học công nghệ và khuyến ngư, về bảo vệ môi trường; về liên doanh, liên kết 3 cấp và về hợp tác quốc tế.
  5. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    22 quy luật bất biến trong đầu tư chứng khoán

    Jesse Livermore đã từng nói “Không có điều gì mới trên thị trường chứng khoán. Những gì đã diễn ra sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai vì bản tính tự nhiên, cảm xúc của con người sẽ không bao giờ thay đổi”. Dưới đây là 22 quy luật đã được đúc rút sau những lần nằm gai nếm mật trên thị trường

    Quy luật số 1: cổ phiếu giá cao thì sẽ tiếp tục tăng và ngược lại

    Bạn có ngạc nhiên khi thấy VNM liên tục tăng hết từ năm nay đến năm khác mặc dù lúc nào cũng cảm thấy giá nó cao.

    Ngược lại, kể từ khi HAG giảm xuống mức giá dưới 10, đã hàng năm nay cổ phiếu này được giao dịch ở vùng 6 – 7.

    Nếu bạn hy vọng mua cổ phiếu ở giá thật thấp để sau này “nhỡ đâu” nó lên cao thì bạn đã nhầm to. Cổ phiếu không vượt được giá 20 thì đừng mong lên được 50, không đạt giá 50 thì còn lâu mới lên được 100.

    Quy luật số 2: Môi giới không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của bạn

    Bạn, chứ không phải ai khác phải chịu trách nhiệm cao nhất về tài sản của mình

    Môi giới chứng khoán làm việc không chỉ vì lợi ích của bạn, mà còn vì lợi ích của họ và công ty chứng khoán của họ.

    Đa phần các môi giới sẽ không vui nếu bạn mua một cổ phiếu rồi giữ nó cả năm – kể cả bạn có lãi đến như thế nào

    Điều đó không có nghĩa là không có những môi giới giỏi và có tâm. Trước khi quyết định sẽ gắn bó với môi giới nào, hãy tìm hiểu về lịch sử giao dịch và các khách hàng cũ của anh ấy

    Quy luật số 3: Người ta thắng không phải bởi vì mua cổ phiếu tốt mà là người đầu tư theo nguyên tắc

    Bạn sẽ không có lãi vì cổ phiếu được các chuyên gia phân tích tung hô là tốt

    Bạn chỉ kiếm được tiền nếu cổ phiếu bạn mua tăng giá

    Bạn có thấy Warren Buffett hay William O’neil chỉ giải ngân khi tìm thấy cơ hội đầu tư đúng theo nguyên tắc của họ không.

    Một hệ thống đầu tư cổ phiếu luôn phải có 4 phần mà tôi hay gọi là CLGT cho dễ nhớ, viết tắt của Chiến lược đầu tư chung, Lọc cổ phiếu, Giao dịch, và Theo dõi đầu tư. Cổ phiếu chỉ là một phần trong số đó

    Quy luật số 4: Nhưng nếu không mua cổ phiếu tốt sớm muộn bạn cũng sẽ rời cuộc chơi

    Tôi từng chứng kiến nhiều người nhân đôi, nhân ba tài khoản chỉ sau vài tháng mua FLC, KLF, FIT, ROS ..

    Nhưng 2 gặp họ 2 năm sau đó, có những người mất sạch tiền đầu tư chứng khoán, phần đa lỗ nặng và không còn muốn nhắc đến chứng khoán

    Và họ nói thị trường không minh bạch, thị trường không tốt.. những điều mà tôi không thấy họ nhắc đến khi kiếm được tiền từ cổ phiếu

    Nếu bạn chưa biết cách tìm các cổ phiếu tốt hãy xem ngay bài viết 3 bộ lọc cổ phiếu hiệu quả trên thị trường Việt Nam

    Quy luật số 5: Xu hướng thị trường là yếu tố quyết định

    Rất nhiều cổ phiếu suy giảm khi thị trường chung đi xuống. Nhưng vấn đề là không phải tất cả đều phục hồi sau đó.

    Hãy xem các cổ phiếu dầu khí từ năm 2014 đến nay. Sau khi trải qua 9 tháng đầu năm 2014 thăng hoa, nhóm dầu khí đã lao dốc không phanh cho đến tận 2 năm sau đó.

    Ngoại trừ GAS, đa số các cổ phiếu dầu khí khác như PVD, PVC .. đã không phục hồi, ngay cả khi thị trường vượt đỉnh 6 năm vào tháng 7/2016.

    Vì vậy, hãy chắc chắn bạn luôn quan sát thị trường chung và hành động kịp thời khi thi trường suy giảm

    Quy luật số 6: Người khổng lồ luôn để lại những dấu chân lớn

    Bạn có để ý những phiên giao dịch mà cổ phiếu tăng mạnh với khối lượng giao dịch đột biến không?

    Đó có thể là dấu hiệu cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào

    Vấn đề là với lượng tài sản lớn, họ không thể giải ngân chỉ trong 1 phiên, mà phải mua rải rác làm nhiều lần.

    Đó là lý do bạn thấy rất nhiều cổ phiếu dạng này tăng liên tục sau đó

    Không một người khổng lồ nào có thể giấu được vết chân. Lợi thế của nhà đầu tư cá nhân có thể theo dõi dấu chân đó, đánh giá và đưa ra quyết định thật linh hoạt.

    Quy luật số 7: Phân tích giỏi là tốt rồi nhưng còn phải biết quyết định giỏi nữa

    Điều duy nhất chắc chắn trên thị trường đó là không có gì chắc chắn. Phân tích có kỹ đến đâu thì vẫn luôn luôn có 20% xác suất sai.

    Hãy mạnh dạn ra quyết định vì chỉ cần đúng 6-7/10 lần giao dịch là bạn đã làm được điều mà 90% nhà đầu tư không làm được rồi

    Quy luật số 8: Thị trường luôn được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu, nhất định phải xác định được nhóm nào

    Như thế này cho bạn dễ hình dung nhé: mỗi đợt thị trường tăng sẽ được dẫn dắt bởi một nhóm cổ phiếu. Nhóm này tăng rất mạnh, tạo ra sự lan toả đến toàn thị trường để một vài nhóm cổ phiếu khác tăng theo – khi đó chỉ số cũng lên.

    Nhóm cổ phiếu dẫn dắt thường tăng gấp 3-4 lần thị trường chung. Tức là nếu thị trường tăng 20% thì nhóm này có thể tăng đến 70-80%

    Quy luật số 9: Nhà đầu tư thành công đến mấy cũng phải trải qua nhiều lần cắt lỗ, quan trọng là họ lại đứng lên và đi tiếp

    Cắt lỗ là chuyện bình thường, quan trọng là 1. Bạn có dám cắt lỗ không 2. Sau khi cắt lỗ bạn còn có thể đầu tư tiếp hay không.

    Cá nhân tôi cũng đã trải quả nhiều lần cắt lỗ. Có đau không. Đau chứ. Đồng tiền đi liền khúc ruột mà. Có điều tôi chưa từng hối hận vì các quyết định cắt lỗ của mình

    Bạn nên dừng lỗ khi cổ phiếu giảm đến mốc 5 – 7% tổng tài sản

    Sẽ không có cái gọi là “đầu tư dài hạn” khi cổ phiếu đã làm bạn mất đến 20% tổng đầu tư.

    Quy luật số 10: Khi cổ phiếu dẫn đầu đạt đỉnh chính là lúc cân nhắc rời khỏi thị trường

    Nhóm cổ phiếu dẫn dắt sẽ tăng đầu tiên và tạo hiệu ứng lan toả đến toàn thị trường

    Nhóm cổ phiếu dẫn dắt này sẽ tăng khoảng 3- 6 tháng rồi bắt đầu điều chỉnh. Lúc này các nhóm cổ phiếu lan toả, nhóm Penny mới chỉ gần đạt đỉnh.

    Đây chính là lúc bạn cần rút khỏi thị trường vì chỉ 2 – 3 tuần, khi nhóm dẫn dắt đã đi xuống rõ ràng, các cổ phiếu cũng lần lượt đạt đỉnh và hiện tượng “xả hàng” sẽ diễn ra đồng loạt trên tất cả các nhóm cổ phiếu

    Quy luật số 11: Người ta mua bán theo cảm xúc, hay nói chính xác hơn là kỳ vọng nó tăng, không phải vì phân tích

    Khi được giới thiệu một hệ thống đầu tư mới, thường có rất nhiều người quan ngại “Nhỡ ai cũng biết nó thì sao?”

    Tôi thì không lo chuyện này lắm, kể cả tất cả mọi người cùng biết thì chỉ có 20% số đó là thực hiện, và chỉ một số ít là làm xuất sắc hệ thống đầu tư đó mà thôi.

    Đa số quyết định theo cảm xúc nên người ta cũng không mấy quan tâm đến hệ thống đầu tư ABC gì đó

    Để một người có thể từ bỏ cảm xúc của mình để mua bán theo một hệ thống cứng nhắc, tiêu chuẩn là một quá trình dài và khó, thậm chí còn gian nan hơn so với tạo ra một hệ thống đầu tư hiệu quả

    Quy luật số 12: Thị trường có tăng thì cũng có giảm, có cả đi ngang nữa

    Đây là sai lầm của rất nhiều bạn mới đầu tư chứng khoán, tức là lúc nào cũng chỉ chăm chăm xem thị trường lên hay là xuống, để mà mua với bán.

    Thị trường còn có một trạng thái khác, đó là đi ngang, hay còn gọi là không có xu hướng rõ ràng. Đáng tiếc là giai đoạn này lại chiếm từ 30 – 40% thời gian trên thị trường.

    Đặc điểm dễ thấy nhất của giai đoạn này đó là cổ phiếu vừa lên được 1 – 2 phiên thì lại giảm. Bạn vừa mua xong thì giá nó xuống, đợi mấy phiên xong bán ra thì nó lại lên. Bạn bị lỗ không nhiều, nhưng lại liên tục quay vòng vì “nhìn đâu cũng tưởng ngon ăn”, khiến thị trường không giảm mà tài sản thì bay nhanh

    Quy luật số 13: Không phải cứ tin tức tốt hỗ trợ là cổ phiếu sẽ tăng

    Khi cổ phiếu lên thì tin tốt tạo đà cho nó lên mạnh hơn.

    Còn khi cổ phiếu đã giảm thì có rất nhiều người kẹt hàng ở vùng giá cao, họ chỉ chờ cổ phiếu hồi lên một chút là họ bán ra.

    Tin tốt cũng không cứu được cổ phiếu là như vậy

    Quy luật số 14: Trong xu hướng giảm, khi nào thấy volume cạn kiệt là lúc nên cân nhắc theo dõi cổ phiếu đó

    Cổ phiếu giảm tức là lượng bán nhiều hơn lượng mua. Khi volume cạn kiệt tức là không còn nhiều cổ phiếu được bán ra nữa, lượng cung không còn nhiều, nên theo dõi để sẵn sàng mua vào

    Quy luật số 15: Các nhịp tăng của thị trường luôn tuân thủ theo đúng 5 nhịp sóng Elliott: 3 nhịp tăng chính và 2 nhịp điều chỉnh

    Có nhiều tranh cãi về tính ứng dụng và mức độ chính xác của sóng Elliott, đa phần là của những người không biết đếm sóng!

    Sóng Elliott chính xác và sẽ luôn hiệu quả trên tất cả các thị trường, các khung thời gian là do nó phản ánh chính xác các giai đoạn tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường: từ bi quan, nghi ngờ, tự tin đến hưng phấn.

    Quy luật số 16: Một cổ phiếu khi đã thực sự tăng giá sẽ tăng từ 3 – 6 tháng liên tục vì vậy không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tăng

    “Nhỡ nó tăng mất thì sao” là nỗi sợ của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Lý do là họ không phân biệt được đâu là cổ phiếu tăng thực sự – đâu là cổ phiếu “ăn theo”

    Một cổ phiếu tăng thực sự sẽ tăng từ 3 – 6 tháng. Còn một nhịp tăng của cổ phiếu ăn theo thì chỉ tầm 2 – 3 tuần là kết thúc.

    Bạn mua cổ phiếu ăn theo thì dù có mua sớm cũng chỉ lãi 7 – 10%. Còn mua đúng cổ phiếu hàng đầu thì có mua muộn cũng lãi 20 – 30% là chuyện bình thường.

    Quy luật số 17: Người tham lam luôn muốn mua ở đáy và bán ra ở đỉnh, người có kinh nghiệm thì mua ở điểm an toàn (mua là sẽ tăng) và bán ra khi sắp đến đỉnh

    Xin trích dẫn lời của Rothschild, một gia tộc tài chính thế lực mà bạn nào đọc “chiến tranh tiền tệ” đều biết

    “Tôi thành công trên thị trường chứng khoán là nhờ không bao giờ cố mua ở đáy và bán ra ở đỉnh”

    Khi thị trường tăng, người có kinh nghiệm thường mua khi chắc chắn xu hướng tăng và bán ra khi đã kiếm đủ lời. Hay còn gọi là “mua cao, bán cao hơn”

    Quy luật số 18: Người ta sẽ luôn tìm một lý do nào đó để biện minh cho việc cổ phiếu của bạn tăng hay là giảm. Đáng buồn là các lý do luôn được đưa ra khi cổ phiếu đã chạy mất rồi

    “Sao mấy hôm nay con này tăng nhiều thế nhỉ”

    “Các nhà đầu tư lo ngại con khỉ của Tổng thống bỏ bữa nên đã bán tháo cổ phiếu !?”

    Người ta bán ra vì người ta có lãi, người ta bán ra để cắt lỗ, người ta bán ra vì LO NGẠI mà không biết lo ngại cái gì!

    Không quan trọng là tin tức gì, lý do gì, bạn đừng đi tìm nguyên nhân làm giá thay đổi. Hãy xem xem liệu chính xác cổ phiếu tăng hay giảm và sẵn sàng cho các kịch bản có thể xảy ra.

    Quy luật số 19: Khi nào ai cũng tin mua cổ phiếu nào đó nhất định sẽ có lời thì nên cân nhắc bán chúng

    Thị trường Việt Nam năm 2008 – khi chủ quán bia cũng dễ dàng kiếm lời sau vai ngày đầu tư thì vài tháng sau thị trường đạt đỉnh, bước vào một thời kỳ đen tối

    Bong bóng chứng khoán trung quốc 2015. P/E toàn thị trường lên đến 50, ngay cả bà bán rau cũng gom tiền chơi chứng khoán

    Không có gì ngạc nhiên khi chỉ trong 4 tháng chỉ số Shanghai giảm đến 60% từ mức 5100 xuống chỉ còn 3000 vào tháng 10/2015

    Quy luật số 20: Cổ phiếu có một khoảng thời gian gọi là “phân phối đỉnh”. Bạn phải bán cp trong giai đoạn này trước khi quá muộn

    Phân phối đỉnh là giai đoạn mà những người mua cổ phiếu giá thấp bán ra cho những người đến sau.

    Đặc điểm của giai đoạn này là giá không tăng nhưng volume rất lớn. Tức là rất nhiều cổ phiếu được trao tay giai đoạn này. Khi lượng này được trao tay hết, lượng cầu giảm đi cũng là lúc giá bắt đầu ..tèo

    Quy luật số 21: Các cổ phiếu tăng nhiều nhất thường chứng kiến tăng trưởng kinh doanh đột biến trong năm đó

    Điều này đã được thống kê qua nhiều năm lịch sử ở rất nhiều thị trường chứng khoán Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Các cổ phiếu thể hiện được mức lợi nhuận tăng liên tục trong 3 – 5 năm và chứng kiến mức lợi nhuận đột bién trong quý thường nhận được sự quan tâm lớn của giới truyền thông tài chính cũng như các nhà đầu tư.

    Mỗi khi các cổ phiếu này vượt qua mốc đỉnh lịch sử của nó là lại có một vài bài báo thu hút nhiều sự chú ý. Đáng tiếc là đa số nhà đầu tư cảm thấy giá quá cao rồi và không dám mua vào.

    Quy luật số 22: 21 quy luật trên có thể áp dụng trên tất cả các thị trường chứng khoán từ Mỹ đến Việt Nam

    Các bạn cứ nghĩ là đầu tư ở nước ngoài minh bạch hơn, công nghệ cao hơn, lịch sử lâu đời hơn thì nó khác đầu tư chứng khoán Việt Nam

    Thực ra ở nước ngoài nhiều cao thủ hơn, quy định cũng thoáng hơn nên là rất khắc nghiệt với newbie. Ví dụ: một cổ phiếu ở Mỹ có thể giảm 50% ..chỉ trong một ngày, rủi ro hơn sàn 7% của Việt Nam rất nhiều.

    [​IMG]
  6. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Đưa xuất khẩu cá tra đạt 2 tỷ USD
    http://cafef.vn/dua-xuat-khau-ca-tra-dat-2-ty-usd-20180410140250925.chn

    Sáng 9/4, tại TP Cao Lãnh - Đồng Tháp, diễn ra họp mặt hội viên Hiệp hội cá tra Việt Nam 2018, dưới sự chủ trì của lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Cá tra Việt Nam (VINAPA).


    200 hội viên của VINAPA đã tâm đầu ý hợp hiến kế hàng loạt các giải pháp ứng phó với những động thái mới nhất của thị trường XK.

    [​IMG]
    Chế biến và xuất khẩu cá tra ở ĐBSCL

    Ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch VINAPA cho biết, năm 2017, Việt Nam có khoảng 200 DN XK cá tra đến 138 thị trường với kim ngạch đạt giá trị gần 1,8 tỷ USD, tăng trên 4% so với 2016. Thị trường XK cá tra đã có sự thay đổi về cơ cấu tỷ trọng. Trong đó, Trung Quốc và Hongkong (chiếm 23%) đã vươn lên đứng đầu, kế đến là thị trường Mỹ giảm chỉ còn 19,3% và EU là 11,4%. Thị trường Brazil, Mexico, ASEAN, Ảrập Xêut có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2016.

    Tuy nhiên, theo ông Quốc, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức thuế cao áp cho cá tra (POR13) và thực thi đầy đủ quy định của Farm Bill từ ngày 1/9/2017 đòi hỏi ngành cá tra Việt Nam phải xem lại mình và thay đổi để phát triển kịp theo nhu cầu đòi hỏi của thế giới. Nhưng theo ông, những rào cản đó vẫn không đủ sức ảnh hưởng đến cánh cửa khẩu khẩu cá tra vào Mỹ vì kinh nghiệm thị trường và chọn phân khúc xuất khẩu đã là "chiến lược" phủ sóng của các nhà cung ứng. Đơn cử như Cty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (I.D.I - thành viên của Tập đoàn Sao Mai) trong những năm gần đây nổi lên như hình mẫu về chiến lược đa dạng hóa thị trường.

    Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Sao Mai An Giang cho rằng, để làm được điều khả quan trên, hơn 10 năm qua, I.D.I đã thể hiện tầm nhìn khi làm chủ được vùng nguyên liệu cá thương phẩm và hình thành chuỗi vệ tinh cung cấp nguồn cá giống chất lượng cao. Vì vậy, I.D.I có thể hoàn toàn điều tiết và tạo sự dịch chuyển thị trường XK từ Âu sang Á, tăng giá trị kim ngạch và sản lượng cho ngành hàng cá tra Việt Nam.


    Cũng tại hội nghị, nhiều đại biểu là quản lý ngành, nhà khoa học và người nuôi cá có chung quan điểm: Thương hiệu cá tra Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và có thể diện tích, kim ngạch còn tăng lên, nhưng lo ngại hiện nay là chất lượng con giống, quy hoạch, bao tiêu sản phẩm, đảm bảo môi trường và mở rộng thị trường. Đặc biệt là thị trường nội địa đang là những vấn đề cấp thiết cần có giải pháp căn cơ.

    Năm 2018 có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) của ngành thủy sản, VINAPA dự kiến phát triển diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm từ 5.000 - 5.500ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn và kim ngạch XK sẽ đạt từ 1,82 - 2 tỷ USD.
  7. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng nóng
    Theo Ngọc Tài - Tuổi Trẻ Online

    Theo hiệp hội này, cơ cấu tỉ trọng của thị trường xuất khẩu thay đổi theo hướng giảm các thị trường truyền thống như Mỹ và EU, tăng thị trường Trung Quốc và một số thị trường mới nổi như ASEAN, Nhật.

    TIN ĐỌC NHIỀU
    Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu cá tra chính của Việt Nam trong năm 2018 và 2019, chiếm tỉ trọng khoảng 30%. Đó là thông tin được Hiệp hội Cá tra VN đưa ra tại buổi họp mặt hội viên ngày 9-4.

    [​IMG]

    Thu hoạch cá tra tại cù lao Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ - Ảnh: H.T.D.
    Cũng tại cuộc họp, các doanh nghiệp đều bày tỏ lo ngại việc tăng trưởng nóng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc từ 6,4% năm 2014 vượt lên dẫn đầu năm 2017 là 23%.

    Trong khi đó, thị trường "dễ tính" này thường xuyên biến động khó lường, tác động tiêu cực đến sản lượng cũng như xảy ra tình trạng bùng phát đào ao nuôi cá.

    Hơn nữa, các tiêu chuẩn xuất sang Trung Quốc khá dễ và nếu để kéo dài sẽ gặp khó khi các thị trường truyền thống quay lại, đặc biệt là các chỉ số bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc...

    Các thành viên Hiệp hội Cá tra VN cũng đặt nhiều hi vọng vào thị trường mới như các nước ASEAN cũng như thị trường "khó tính" Nhật Bản.

    Ông Võ Hùng Dũng, phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Cá tra VN, cho rằng các nước ASEAN chưa thể cạnh tranh với VN về thị trường cá da trơn, trong khi người Nhật khá ưa chuộng cá da trơn và dần trở thành một sản phẩm thay thế lươn - món ăn ưa chuộng nhưng đang khan hiếm ở Nhật.

    Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Nhật cũng đang tăng trưởng khá mạnh.

    Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang ASEAN chiếm tỉ trọng khoảng 11,3%, trong khi đó thị trường Nhật đạt 23,4 triệu USD (chiếm 1,3%).

    • Từ khóa:
  8. duonghoangoanh

    duonghoangoanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2014
    Đã được thích:
    4.540
    "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

    Ứng dụng công nghệ 4.0 là sự kết nối hệ thống để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật giữa các nền tảng chức năng quá trình trong đời sống, công nghiệp, kinh doanh

    Ứng dụng vào ngân hàng, CN 4.0 giúp thay đổi mô hình tổ chức quản lý, ứng dụng trí thông minh nhân tạo và hạ tầng viễn thông... làm thay đổi kênh phân phối và mô hình thanh toán, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo Al sẽ thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt, đây là mô hình lý tưởng giúp ngân hàng tối ưu hoá lợi nhuận

Chia sẻ trang này