-----------Sóng "zích zắc"--> Bất thường.P2----------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 07/03/2012.

4789 người đang online, trong đó có 402 thành viên. 07:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 5494 lượt đọc và 66 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Bộ Tài chính: Giá xăng dầu tác động 0,85% lên CPI năm 2012
    Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Tài chính – Vũ Thị Mai công bố tại buổi họp báo đang diễn ra (chiều ngày 8/3/2012) tại trụ sở Bộ Tài chính.

    Tổ điều hành liên bộ đã tính toán: Tác động lên CPI cả năm là 0,85%, trong đó vòng 1 là 0,24% và vòng 2 là 0,61%.

    Về nhà máy lọc dầu Dung Quất, Thứ trưởng Mai cho biết, hiện nay năng lực sản xuất của nhà máy này đảm bảo được 30% nhu cầu trong nước, góp phần ổn định lượng cung. Còn giá thì phải đảm bảo theo thị trường, theo thế giới (cả đầu vào lẫn đầu ra).

    Mức giá điều chỉnh tăng lần này, Thứ trưởng Mai cũng khẳng định đó là mức điều chỉnh hợp lý và được tính toán kỹ. Cụ thể, giá đỉnh của năm 2011 là 138 USD, giá bình quân cao nhất là giai đoạn 27/2 – 28/3 chỉ 118,7 USD. Trong giai đoạn 5/2 – 5/3 năm nay, giá đã là là 130,05 USD/thùng và tính theo giá thành phẩm chứ không phải dầu thô. Mức tăng của hôm qua là đã xem xét theo tính giá cơ sở 30 ngày.

    Bộ Tài chính dự kiến thời gian tới sẽ ban hành chỉ thị về giá trong đó có những mặt hàng thiết yếu, giá xăng dầu… đảm bảo sự minh bạch, công bằng hạn chế tình trạng “tát nước theo mưa”

    Khánh Linh – Phương Dung

    Theo TTVN
  2. xfighting

    xfighting Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.296
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967

    [​IMG]

    Hoa Sim leo ngọn cây rồi !
    Sao không tụt xuống mà ngồi chi đây ?
    Sim ngồi vắt vẻo ngọn cây ...
    Mà mong T4 toàn thây là mừng !

    [​IMG][​IMG][​IMG]
  4. dzittihon

    dzittihon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Đã được thích:
    365
    Mai nó xanh cho bác Sim đỡ bi quan 1 tí nhẩy ;))
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
  6. nhathoaroi

    nhathoaroi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Đã được thích:
    98
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bi quan gì đâu bác ! Tôi đã xác định là ôm lâu dài trước khi xuống tiền mà !
    Tuy nhiên nếu để cuối phiên thì đã mua được nhiều cổ phiếu hơn !
    Chẳng qua tôi tự chế diễu mình thôi ! :)):)):))
  8. dzittihon

    dzittihon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Đã được thích:
    365
    Em thì nếu xác định ôm lâu dài em sẽ ko vào lúc này, còn nhiều cơ hội để nó xuống mà.
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Hạ lãi suất: Thời điểm đã thích hợp?
    Lãi suất cao các NH cũng khó cho vay ra. Theo NHNN, dư nợ tín dụng hệ thống đến cuối tháng 2-2012 giảm 2,51% so với cuối năm trước.
    Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 6-3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã tuyên bố sẽ giảm một điểm phần trăm tất cả các loại lãi suất trong vài ngày tới. Như vậy, trần lãi suất huy động sẽ hạ từ mức 14% xuống còn 13%. Theo đó, lãi suất cho vay cũng sẽ giảm. Quyết định này sẽ có tác động khá mạnh đến thị trường tiền tệ trên các phương diện như sự dịch chuyển của dòng vốn, tác động lên tỷ giá, lạm phát, tăng trường kinh tế...


    Bình luận về thông báo trên, nhiều chuyên gia tài chính cũng như giới ngân hàng băn khoăn liệu thời điểm này việc hạ trần lãi suất có phù hợp không, dù họ vẫn biết rằng doanh nghiệp đang phải oằn mình vì lãi suất cao.


    Những dấu hiệu thị trường


    Năm 2011 có hơn 50.000 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể, phá sản. Hầu như mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mọi loại hình doanh nghiệp đều khó khăn. Sản xuất có dấu hiệu đình đốn, co cụm.


    Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1 năm nay giảm mạnh, chỉ bằng 76% tháng 12-2011 và bằng 83% cùng kỳ năm 2011. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1-2-2012 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trước. Trong số các ngành có chỉ số tồn kho tăng cao, có nhiều ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như sản xuất phân bón và xi măng, sắt thép (chỉ số tồn kho tăng 50-70%)... Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp đang lâm vào cảnh “sống dở chết dở” là lãi suất ngân hàng cao.


    Về phía ngân hàng, lãi suất cao cũng khiến họ khó cho vay. Theo NHNN, dư nợ tín dụng hệ thống đến cuối tháng 2-2012 giảm 2,51% so với cuối năm trước. Gần đây, một số ngân hàng cũng đã hạ lãi suất cho vay tiền đồng khoảng 1-2/năm. Có thể nói đã đến lúc yêu cầu giảm lãi suất trở nên bức thiết từ cả hai phía - ngân hàng và khách hàng.


    Quyết tâm chính trị


    Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3-1-2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 vẫn giữ quan điểm chỉ đạo về lãi suất như năm 2011. Cụ thể là “giảm mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô”. Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng nhiều lần bày tỏ mục tiêu giảm lãi suất huy động tiền đồng để phục vụ các mục tiêu kinh tế vĩ mô, góp phần “nắn” dòng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh và thị trường chứng khoán thay vì cứ gửi ngân hàng hưởng lãi.


    Với trần lãi suất huy động cao 14%/năm (thực tế các khoản tiền gửi lớn lên đến 18-19%) và lãi suất cho vay 17-25% như thời gian vừa qua, cán cân phân phối thu nhập đang lệch nhiều về phía người gửi tiền và các ngân hàng thương mại. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam đã giảm đi rõ rệt, nếu không quyết tâm hạ lãi suất, có thể nền kinh tế lại bước vào chu kỳ suy giảm mới và không thể tiến cùng nhịp với thế giới.


    Tiếng nói từ giới ngân hàng


    Tuy vậy, nhiều các chuyên gia tài chính và lãnh đạo ngân hàng khi được hỏi đều nói thời điểm này chưa đủ điều kiện để hạ trần lãi suất huy động tiền đồng. Có ba lý do chính, đó là thanh khoản hệ thống ngân hàng chưa được cải thiện, nợ xấu tăng nhanh và lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại.


    Theo nhận xét của một số lãnh đạo ngân hàng, hiện nay thanh khoản của phần lớn ngân hàng thương mại nhà nước và một số ít ngân hàng thương mại cổ phần là tương đối ổn. Số còn lại, đặc biệt các ngân hàng nhóm 3, 4 còn rất khó khăn.


    Trong khi đó, với mức trần lãi suất huy động 14%/năm, vốn huy động tháng 1-2012 vẫn giảm 3,29% so cuối năm trước. Bên cạnh đó, nợ xấu của nhiều ngân hàng trong hai tháng đầu năm đang tiếp tục tăng cao. Vốn huy động ít, nợ không thu hồi được đầy đủ, nếu hạ trần lãi suất huy động hệ thống ngân hàng sẽ tiếp tục khó khăn về thanh khoản và thiếu vốn cho nền kinh tế.


    Tuy nhiên, chính những người chưa muốn hạ trần lãi suất huy động cũng phải công nhận khách hàng không thể chịu được mức lãi suất vay cao như hiện nay. Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam, đã từng nói tại một cuộc hội thảo rằng lãi suất cho vay phải về mức khoảng 9%/năm thì doanh nghiệp mới sản xuất kinh doanh có lãi. Còn nếu cứ đi vay với mức lãi suất cao như hiện nay thì “có ngày mở cửa ra ngân hàng thấy xác doanh nghiệp chất thành đống”.


    Nhiều ý kiến cũng cho rằng lạm phát chưa được kiềm chế ổn định để giảm lãi suất. Theo Tổng cục Thống kê, CPI cả nước tháng 2 tăng 1,37% so với tháng trước và tăng 16,44% so với cùng kỳ năm 2011. Tháng 2 cũng đánh dấu mức tăng chỉ số giá tiêu dùng cao nhất kể từ tháng 5-2011 và là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này không giảm tốc. Chưa hết, mấy ngày vừa qua thị trường lại sôi động với việc tăng giá xăng dầu, gas và giá nhiều loại dịch vụ ở TPHCM và Hà Nội. Trên thế giới nhiều dự báo cho rằng giá dầu sẽ tăng trong năm 2012. Tất cả những điều này làm dấy lên mối lo ngại là lạm phát sẽ quay lại.


    Theo Việt Nguyễn
    TBKTSG
  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Giá gas rục rịch giảm thêm 10.000 đồng/bình
    Cơ sở của đợt giảm giá này là giá gas thế giới đang có xu hướng giảm trong mấy ngày qua (khoảng 60 đô la Mỹ/tấn) và được dự báo sẽ giảm trong tháng 4.
    Sức mua giảm mạnh đã khiến một số nhãn hiệu gas cũng như tổng đại lý phải giảm giá bán với mong muốn đẩy hàng tồn kho. Các nhãn hiệu hiện đã hoặc chuẩn bị áp dụng giảm giá đến thời điểm này là H gas và Pacific. H gas bắt đầu giảm 10.000 đồng/bình 12 kg từ hôm 8-3 và Pacific gas giảm từ ngày 9-3. Sau giảm giá, giá gas bán lẻ tối đa của hai nhãn hiệu trên còn lần lượt là 440.000 đồng và 450.000 đồng/bình 12 kg, thời gian áp dụng từ nay đến khi có thông báo mới.

    Ông Lê Quang Tuấn, Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Thái Bình Dương (Pacific Petro), chủ thương hiệu Pacific lý giải, cơ sở của đợt giảm giá này là giá gas thế giới đang có xu hướng giảm trong mấy ngày qua và được dự báo sẽ giảm trong tháng 4. Quan trọng hơn là sức mua mặt hàng này hiện đang rất chậm, sụt giảm mạnh so với cùng kỳ nên các công ty phải khuyến mãi để đẩy hàng.

    “Thời gian qua, các đại lý ở các quận vùng ven như Gò Vấp, quận 12 báo về là cứ một hai bữa lại có khách mang vỏ bình gas đến trả để lấy lại tiền thế chấp. Như vậy tức là họ đã chuyển sang loại nhiên liệu khác. Do vậy, chúng tôi hy vọng đợt giảm giá này sẽ giúp đẩy hàng, bớt người bỏ gas”, ông Tuấn nói.

    Về giá thế giới, đại diện các công ty gas cho rằng, giá hợp đồng được Công ty dầu khí Saudi Arabia (Aramco) cập nhật trong mấy ngày qua đã giảm 60 đô la Mỹ/tấn so với thời điểm đầu tháng 3. Bên cạnh đó, giá gas trong tháng 4 được dự báo sẽ giảm sâu vì thời tiết tại nhiều nước châu Âu bắt đầu ấm lên, đúng như quy luật mọi năm.

    Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại mới có 2 thương hiệu kể trên xác nhận giảm giá. Nhiều thương hiệu có thị phần lớn vẫn chưa có động tĩnh.

    Nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều 8-3, đại diện một thương hiệu có thị phần lớn ở TPHCM cho hay, đúng là giá thế giới mấy ngày qua đang giảm nhưng đơn vị này chưa tính đến phương án giảm giá bán lẻ. Bởi lẽ, mức lãi hiện nay đang ở mức thấp. Không nói cụ thể mức lãi hiện nay là bao nhiêu nhưng ông nói rằng điều này thể hiện qua việc bán hàng ít khiến tổng doanh thu bán hàng giảm, tức lợi nhuận giảm.

    Nguyên nhân thứ hai khiến doanh nghiệp ngại giảm giá là do gas phải đăng ký giá. “Giảm giá thì dễ, chỉ cần báo với cơ quan đăng ký giá là được. Nhưng lỡ vừa giảm xong, giá thế giới quay đầu lên lại thì doanh nghiệp không biết giải trình thế nào trong đăng ký giá”, ông này nói thêm.
    Giám đốc Công ty Kim Long, một tổng đại lý phân phối gas ở khu vực Tiền Giang và Bến Tre cho biết, các thương hiệu mà đơn vị này phân phối chưa có thông báo giảm giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh các thương hiệu cạnh tranh gay gắt và giá gas cao khiến sức mua bị sụt giảm như hiện nay thì bản thân công ty ông cũng phải tìm mọi cách để đẩy hàng. “Giá bán của chúng tôi thấp hơn mười mấy ngàn đồng so với giá công bố của các công ty”, vị lãnh đạo này nói.

    Đại diện một công ty gas đầu mối cũng thông tin thêm, hiện nay các tổng đại lý ở khu vực miền Tây đang giảm từ 7.000 - 10.000 đồng/bình để đẩy hàng do trước đó đã ôm hàng quá nhiều nhưng hàng ra lại rất ít khiến tồn kho cao.

    Theo đại diện công ty Kim Long, khối lượng gas bán ra của đơn vị này đã giảm từ 25-30% so với cùng kỳ khi tất cả các đối tượng khách hàng, từ người tiêu dùng lẻ đến nhà hàng, khách sạn đều tiết giảm. Dự báo, khối lượng tháng này cũng sẽ giảm thêm 25-30%. “Tính ra, chúng tôi đã bị sụt giảm đến 50 - 60% so với cùng kỳ”, ông này nói thêm.

    Theo Minh Tâm

    TBKTSG

Chia sẻ trang này