-----------Sóng "zích zắc"--> Chọn lọc và đào thải----------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 08/04/2012.

7754 người đang online, trong đó có 1072 thành viên. 11:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20606 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. nhamdan42

    nhamdan42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/09/2005
    Đã được thích:
    31
  2. khanhha_2

    khanhha_2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    349
    can ban hang pac bom phim chu? con troi noi nhieu lam.
    :-c:-c
  3. luotsongthanck

    luotsongthanck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    1.905
    mai dau phien len.cuoi phien san :)):)):)):)):)):))hang loat.
  4. luotsongthanck

    luotsongthanck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2010
    Đã được thích:
    1.905
    san hoat loat,dam mau luon:)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)) [​IMG]
  5. 8800N

    8800N Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    724
    mình đang nắm giữ HPG EIB DIC trong ngắn hạn theo bạn lên bán hay giũ mã nào.Thanks bạn
  6. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Danh mục bạn ổn, bạn có thể mua bán giảm giá vốn - lướt sóng, vì hiện tại thị trường khó tăng mạnh và ổn định.[};-
  7. 8800N

    8800N Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    724
    hiện bạn nghĩ sao nếu cho rằng Tây đang làm chủ thị trường bởi BBS nội sau những cơn làm giá cổ phiếu lởm cũng như vốn bị kẹt trong BDS lên vai trò dẫn dắt thị trường ko còn.Sóng này bắt đầu từ trước tết với động thái giải ngân mạnh blu của Tây mặc dù thị trường lúc đó thanh khoản yếu hầu như BBS nội ko tham gia.Nhưng mình để ý động thái của khối ngoại trong 1 tuần gần đây mua bán ko còn chênh nhau nhiều đặc biệt động thái bán ròng mạnh trong 2 phiên cuối tuần.Liệu rằng đà tăng của thị trường đã chững lại khi nhưng bất ổn vĩ mô tưởng như chỉ lãi xuất hạ có thể giải quyết dc nhưng vấn đề ko phải đơn giản như vậy, nên kte VN đang đối đầu với nỗi lo giảm phát mạnh ngay cả khi một loạt mặt hàng như xăng dầu điện nước tăng giá nhưng cũng ko ảnh hưởng đến CPI do cầu tiêu dùng gần như đứt đoạn
  8. khanhha_2

    khanhha_2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    349

    ac, vay la SW a? :-??:-??:-??
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Hiện các BBS đang tham gia tt với hình thức đầu cơ, chỉ một số NĐT lớn tham đầu tư, nhưng sẽ không chi phối thị trường, còn NĐT ngoại thì họ mua với chiến lược dài hơi, thời điểm này có thể tốt, họ có thể mua cả năm vẫn không hết tiền và có danh mục chiến lược cụ thể, bạn không thể theo họ được, còn bán ròng thời gian gần đây bạn xem họ đang bán cổ phiếu nghành nào và mua cổ phiếu nghành nào. BBS nội từ trước tới giờ luôn lũng đoạn thị trường không chỉ ttck mà tất cả hàng hóa trong nền kinh tế, sự bất ổn nền kinh tế cũng một phần từ họ mà ra.[};-
  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Không nên “hăng hái” đưa lạm phát về 6%
    Lạm phát chắc chắn là 1 con số, nhưng tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sỹ Kiêm tiếp mạch thảo luận.
    Nhiều người cho rằng lạm phát năm nay chỉ khoảng 6%, ở mức một con số là hoàn toàn có khả năng nhưng theo tôi thì không nên hăng hái đưa về 6% mà nên là 8% để đảm bảo tăng trưởng hợp lý…nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển phát biểu tại diễn đàn “Kinh tế Việt Nam 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”.

    Nhận diện đúng tình hình để tìm ra giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát trong năm 2012 cũng là vấn đề được tập trung thảo luận sôi nổi nhất với nhiều quan điểm chưa hẳn đồng thuận tại phiên thứ nhất của diễn đàn, diễn ra sáng nay (8/4).

    Như nhiều hội thảo khác của Ủy ban Kinh tế, vẫn là TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đăng đàn đầu tiên với bức tranh tổng quát về kinh tế Việt Nam năm 2011, những vấn đề đặt ra cho 2012.

    Tình hình kinh tế đang tồi tệ hơn và cần bắt mạch kê đơn mạnh hơn nữa chứ không chỉ dừng ở nghị quyết 11 của Chính phủ, ông Thiên nói.

    Nhấn mạnh rằng, nếu không nhận diện đúng thì sẽ không có quyết sách đúng, Viện trưởng Thiên nói rằng ông nghiêng về loại ý kiến tình thế nền kinh tế hiện nay "cực kỳ nghiêm trọng", trong khi nhiều ý kiến khác chỉ đơn giản cho là nền kinh tế "đang gặp khó khăn".

    Theo ông Thiên, kết cục của vòng xoáy tiến thoái lưỡng nan "đình - lạm" hiện đang cản trở và kìm hãm mạnh mẽ quá trình phục hồi ổn định và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

    Quốc hội cần làm rõ tình thế cơ bản năm 2012 tốt hơn hay khó hơn, ông Thiên đề nghị.

    Nêu ý kiến cá nhân là nền kinh tế đang khó hơn 2011, ông Thiên cho rằng cơ sở tăng trưởng GDP năm 2012 nhìn chung là yếu hơn so với các năm trước và dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp đáng kể.

    Cũng theo Viện trưởng Thiên, cần phấn đấu giảm lạm phát xuống chắc chắn 6% -7%, phải tạo ra sự xoay chuyển về xu hướng hơn là tăng trưởng và cần dành mục tiêu ưu tiên đặc biệt cho cứu doanh nghiệp và chống đình trệ.

    "Phải có sự nhẫn nại đặc biệt và quyết tâm đặc biệt mới xoay chuyển được tình thế chứ không mong có được những điều ngọt ngào sẽ đến trong năm 2012", Viện trưởng Thiên nói.

    Không cường điệu những hạn chế yếu kém cũng không thổi phồng những mặt được, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhận xét về bài phát biểu của Viện trưởng Thiên.

    "Tôi ấn tượng về tham luận của tác giả, ấn tượng trước hết ở thái độ thẳng thắn, nói thật", ông Kiên nói.

    Trao đổi thêm nhiều vấn đề được ông Thiên đề cập, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Nguyễn Hồng Sơn cho rằng đình - lạm ở nhận xét của ông Thiên chỉ đúng nếu xét ở góc độ tĩnh, còn dư địa chính sách để chống lạm phát và ổn định vĩ mô bị thu hẹp chưa thật sự xác đáng.

    Các quan điểm khác nhau về chính sách vĩ mô 2012 xoay quanh xu hướng giảm của lạm phát, nếu ai tin lạm phát cao thì không dám đề xuất cái gì cả, tiến thoái lưỡng nan là điều rất khó khăn của định hướng chính sách và câu chuyện này cần được thảo luận rất kỹ và sâu ở hội thảo này, ông Sơn đề nghị.

    Lạm phát chắc chắn là 1 con số, nhưng tăng trưởng thì khó đạt mục tiêu, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sỹ Kiêm tiếp mạch thảo luận.

    Đồng tình nhiều hơn với ý kiến của Hiệu trưởng Sơn, TS. Lưu Bích Hồ nói, "tôi không dám khẳng định là tình hình xấu hơn, hết năm 2012 tôi kỳ vọng tình hình sẽ tốt hơn lên".

    Theo ông, lạm phát năm 2012 dứt khoát là 1 con số, GDP nếu không tăng được 5,8% thì trên 5,5% cũng được, chứ không đến nỗi, TS Lưu Bích Hồ phát biểu.

    Quan điểm của Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn là phải giải quyết hài hòa mục tiêu đã hoạch định cho năm nay. "Theo tính toán của chúng tôi GDP đạt 5,6% đến 5,9% là rất tốt và hợp lý, còn lạm phát từ 8% đến 9%", ông Ngoạn nói.

    Liên quan đến hai chỉ tiêu quan trọng này, mối quan ngại của ông Ngoạn tập trung ở tốc độ tăng trưởng tín dụng, khi mức tăng 15 đến 17% như kế hoạch đề ra cho năm nay đang rất xa vời. Tuy nhiên, nếu cố ép để đạt kế hoạch thì không nên vì sẽ gây ra lạm phát, Chủ tịch Ngoạn phát biểu.

    Theo Nguyên Thảo
    VnEconomy

Chia sẻ trang này