-----------Sóng "zích zắc"--> Hình thành xu hướng----------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 15/03/2012.

8300 người đang online, trong đó có 1114 thành viên. 11:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 4098 lượt đọc và 50 bài trả lời
  1. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    Căng lãi suất vàng và VND không kỳ hạn
    THÙY DUYÊN

    17/03/2012 07:34 (GMT+7)
    picture Vàng vẫn đang là lực đỡ thanh khoản của một số ngân hàng thương mại.
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (2)
    Tuần đầu tiên thực hiện hạ trần lãi suất huy động, thị trường ghi nhận ngay ở lãi suất không kỳ hạn cũng đã được đẩy đến tối đa và lãi suất vàng lập đỉnh mới.

    Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, trần lãi suất huy động VND tối đa cho các kỳ hạn dưới 1 tháng là 5%/năm. Đây cũng là mức áp dụng phổ biến tại nhiều ngân hàng, ứng với các kỳ hạn 1, 2 và 3 tuần.

    Tại nhiều ngân hàng thương mại, lãi suất không kỳ hạn với VND gần như thống nhất áp chỉ từ 2,4% - 3,6%/năm và gần như không thay đổi trong những năm gần đây.

    Tuy nhiên, ở biểu lãi suất mới của một số thành viên, lãi suất không kỳ hạn hiện đã được đẩy lên tối đa theo trần mới nói trên.

    Như tại Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank), lãi suất không kỳ hạn ở mức 5%/năm. Tại Ngân hàng Đại Tín (Trustbank), mặc nhiên là 4%/năm, nhưng nếu số dư từ 50 triệu đến dưới 500 triệu đồng là 4,5%/năm và từ 500 triệu đồng là 5%/năm.

    Tại Ngân hàng Đại Á (DaiABank), với sản phẩm “Tiết kiệm bậc thang” triển khai từ ngày 15/3, với số dư tiền gửi cuối ngày từ 60 triệu đến dưới 100 triệu đồng đã được lãi suất 4,5%/năm, từ 100 triệu đồng được 5%/năm. Tại Ngân hàng Nam Việt (Navibank), tuy lãi suất không kỳ hạn chỉ 3,6%/năm nhưng với 1 ngày có số dư từ 100 triệu đồng cũng đã được 5%/năm…

    Bên cạnh diễn biến trên, thị trường cũng vừa chứng kiến những đỉnh mới của lãi suất huy động vàng. Trước đó, mức cao nhất thể hiện trên biểu niêm yết có ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) với 3,5%/năm. Kế đến, lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn ghi danh vàng của Nam A Bank lên tới 4%/năm. Và hiện một số nguồn tin cho biết tại một số chi nhánh của SCB đã đẩy lên tới 4,5%/năm.

    Cũng tại SCB, khách hàng có nhu cầu bán USD để gửi tiền VND có kỳ hạn còn được ngân hàng áp dụng giá mua cao hơn giá niêm yết tại thời điểm thực hiện giao dịch từ 0,1% - 0,3%; đồng thời 3.000 lượt khách hàng đầu tiên tham gia chương trình này còn được tặng lên đến 0,2% số USD bán lại để gửi VND.

    Với khách hàng bán vàng SJC để gửi tiền VND có kỳ hạn, SCB cũng sẽ mua vàng với giá cao hơn giá niêm yết tại thời điểm thực hiện giao dịch từ 100.000 - 300.000 đồng/lượng. Và từ ngày 10/3/2012 đến ngày 10/4/2012 sẽ được SCB nhân đôi, nhân ba giá trị ưu đãi.
  2. zodiac2004

    zodiac2004 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2009
    Đã được thích:
    1.708
    Nhiều ngân hàng huy động kỳ hạn ngày

    Sau khi hạ lãi suất huy động xuống 13%/năm, nhiều ngân hàng đã liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi.

    Tại Ngân hàng SCB, khách hàng bán USD để lấy VND gửi tiết kiệm sẽ được ngân hàng mua với giá cao hơn 0,1-0,3% so với giá niêm yết, đồng thời nhận được quà tặng lên đến 0,2% giá trị số USD bán cho ngân hàng. Nếu bán vàng SJC để lấy VND gửi, ngân hàng sẽ mua vàng với giá cao hơn giá niêm yết 100.000-300.000 đồng/lượng. Một số chi nhánh của Ngân hàng SCB cũng tăng lãi suất huy động vàng, cao nhất lên đến 4,5%/năm.

    Nhiều ngân hàng còn huy động kỳ hạn ngày. Tại Ngân hàng Việt Á, lãi suất kỳ hạn 1-6 ngày đồng loạt bằng 5%/năm nhưng rút từ ngày thứ bảy trở lên người gửi mới được hưởng 100% lãi suất. Tại Ngân hàng Eximbank, nếu số dư cuối ngày dưới 20 triệu đồng lãi suất là 3,6%/năm, số dư từ 20 triệu đồng trở lên lãi suất là 5%/năm.

    Ngân hàng Đại Á đưa ra chương trình tiền gửi bậc thang tính theo số dư cuối ngày. Theo đó số dư cuối ngày từ 100.000 đến 5 triệu đồng lãi suất được hưởng là 3,6%/năm, số dư từ 100 triệu đồng trở lên lãi suất ở mức tối đa 5%/năm.

    Theo A.H. - Tuổi trẻ


    Các tin liên quan

    Web Content Image
    Tỷ giá USD/VND ngày 12/3
    Web Content Image
    Đua nhau gia hạn tiền gửi để chạy lãi suất
    Web Content Image
    Tp.HCM: Huy động vốn ngoại tệ giảm, VNĐ tăng
    Tìm các tin liên quan đến:
    scb, vnd, huy động vốn, vốn huy động.
    Chia sẻ thông tin với Share to Google+
    In bài viết
    Email bài viết
    Quan tâm
    Trung bình (0 Bình chọn)
    Bình chọn của NDH
    Thêm mới bình luận
    Hủy hoặc
    captcha
    Xác thực
    Bình luận
    Các tin cùng chủ đề
    Căng lãi suất vàng và VND không kỳ hạn(17/03/2012 15:06)
    Tỷ giá USD/VND ngày 17/3(17/03/2012 07:38)
    Agribank được mở chi nhánh tại Quảng Trị(17/03/2012 07:31)
    Ngân hàng cũng đua bảo hiểm(16/03/2012 22:43)
    Đẩy mạnh chống tham nhũng, tội phạm ngân hàng(16/03/2012 21:57)
    Hạ lãi suất, doanh nghiệp vẫn chỉ nuốt nước bọt(16/03/2012 15:15)
    Standard & Poor's đánh giá triển vọng Vietinbank ‘tiêu cực’(16/03/2012 12:20)
    Tổng vệ sinh nợ xấu, nợ bẩn: Ai được, ai mất?(16/03/2012 11:01)
    “Cửa” tín dụng cho lĩnh vực ôtô(16/03/2012 09:44)
    Tỷ giá USD/VND ngày 16/3(16/03/2012 08:09)
    1 2 3 ... Cuối
    Bài viết được quan tâm

    * Đọc nhiều nhất
    * Chia sẻ
    * Bình luận

    Con trai nữ đại gia thủy sản nhượng cổ phần cho cha (13/03)
    CPI tháng 3/2012 có thể tăng dưới 0,5% (14/03)
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam chưa có đề xuất gì về điều chỉnh giá điện (16/03)
    Đại gia thủy sản bán nhà máy cho tập đoàn Hà Lan (13/03)
    Doanh nghiệp thép trong bước đường cùng (11/03)
    Cháy lớn tại 1 kho hàng dưới chân cầu Vĩnh Tuy (11/03)
    Lối ra nào cho vấn đề giá điện? (14/03)
    Doanh nghiệp Bỉ quan tâm dự án Soài Rạp (15/03)
    Ba doanh nghiệp xăng dầu bị xử phạt (11/03)
    Cải cách lương tâm để giúp doanh nghiệp (13/03)

    Xem thêm
    Nhóm cổ phiếu biến động nhất

    * GD nhiều nhất
    * Tăng mạnh
    * Giảm mạnh

    Cập nhập lúc 06:19:42, 17/03/2012

    HOSE


    HNX

    Mã CK Giá Thay đổi KLGD
    TS4 11.200 0 (0,00%) 0
    TCL 16.700 0 (0,00%) 0
    TBC 10.800 0 (0,00%) 0
    TAC 26.500 0 (0,00%) 0
    SZL 12.700 0 (0,00%) 0
    Có 5 kết quả tìm thấy
    Danh sách sự kiện

    Cập nhập lúc 06:19:42, 17/03/2012
    Mã CK Nội dung sự kiện
    CTB Niêm yết thêm
    CMS Niêm yết thêm
    VC2 Kết quả kinh doanh năm chính thức
    VID Đại hội Đồng Cổ đông
    KKC Kết quả kinh doanh năm chính thức
    Xem thêm
  3. nxtlucky

    nxtlucky Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    14
    Việc phát hành tín phiếu chỉ yêu cầu bắt buộc đối với 41 TC tín dụng tài chính có số dư lớn (>1000 tỷ). Động thái này giúp điều hòa nguồn vốn trong thị trường tai chính, thu hồi của các TC dư tiền mặt, cho các TC tín dụng kẹt về thanh khoản vay lại. TT tài chính tín dụng sẽ ổn định về thanh khoản hơn mà NHNN không phải cấp thêm vốn ra TT hơn thế nữa còn thu hồi bớt nếu cần thiết để kiểm soát lạm phát.

    Đúng ra, từ 1 - 2 năm trước NHNN đã nên thực hiện động thái này, kèm theo kiểm soát tín dụng khôn ngoan hơn: vẫn cung cấp tín dụng có kiểm soát với các ngành nghề sản xuất chăn nuôi (loại trừ sản xuất các mặt hàng xa xỉ) và hoạt động kinh doanh xuất khẩu (loại trừ xuất khẩu khoáng sản), chỉ thắt chặt tín dụng đối với ngành nghề phi sản xuất (xem xét một số ngoại trừ, ví dụ giáo dục, phân phối sản phẩm hàng hóa thiết yếu: lượng thực, thực phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng,...), khuyến khích tập trung vào sản xuất giảm mua đi bán lại lòng vòng không mang lại của cải cho nền kinh tế.

    Khi các DN hoạt động sản xuất được cung cấp vốn hợp lý, sản phẩm cung cấp trên thị trường dồi dào, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn trong tiêu dùng với chi tiêu hạn chế. Các mục đích đạt được:

    - Hàng hóa dồi dào, các DN buộc phải cạnh tranh về giá cả và chất lượng SP, đẩy lùi nguy cơ giá cả tăng cao.

    - Nâng cao năng lực hoạt động cốt lõi và năng lực cạnh tranh của các DN: lúc này các DN bắt buộc phải tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất tốt hơn để giảm chi phí sản phẩm, chăm sóc ngươi tiêu dùng tốt hơn để tăng cơ hội tiêu thụ sản phẩm.

    - Nâng cao vị thế người tiêu dùng: khi người tiêu dùng được trả về đúng vị trí quan trọng trong chuỗi sản xuất tiêu dùng sẽ gián tiếp làm lành mạnh thị trường: các cty làm ăn chụp giựt, kém uy tín,... và cả cty kém hiệu quả sẽ dần bị đào thải theo quy luật TT.

    - ....

    Tiếc là trong thời gian qua lại kiểm soát tín dụng máy móc, sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm tiêu dùng thiết yếu bị đình trệ gây nên tình trạng nàng hóa khan hiếm (hoặc đầu cơ tạo nên khan hiếm giả tạo), năng lực sản xuất của máy móc thiết bị bị giảm sút lãng phí, thị trường thu mua nông sản và thủy hải bị thương lái Trung Quốc thao túng gây thiệt hại không nhỏ chung cho cả nền kinh tế và sự ổn định của nền kinh tế.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhắc người phải nghĩ đến ta !
    Hai hôm nay Tím vắng nhà Biển Đông !
    Biết ai còn nhớ ai không ?
    Hay vui duyên mới , tình nồng nhạt phai ?

    [​IMG]

    =((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((
  5. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Để tránh lạm phát đình đốn
    Cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đều đóng vai trò quan trọng để đối phó với mức lạm phát vẫn còn tiếp tục cao trong những tháng đầu năm 2012.
    Nhưng sự phối hợp chính sách như “thỏa ước” mới đây giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói lên sự quan trọng phải điều hòa linh hoạt cả hai chính sách để đồng thời ngăn chặn tình trạng đình đốn sản xuất đang diễn ra kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp.

    Lãi suất giảm: tốt... nhưng chưa đủ

    Diễn biến lạm phát đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, biểu hiện là chỉ số lạm phát tháng 2 tính theo năm giảm xuống còn 16,4% so với mức 17,3% của tháng 1. Nếu loại trừ yếu tố thời vụ thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng này chỉ tăng 0,4% so với mức 0,6% của tháng 1. Như vậy, lạm phát đã giảm tháng thứ 6 liên tiếp, xuống mức thấp nhất trong 11 tháng qua. Mặc dù vẫn còn các rủi ro ảnh hưởng tới lạm phát (đặc biệt là giá xăng dầu cao và việc sắp tăng giá điện), chúng tôi vẫn cho rằng khả năng kiểm soát tốc độ tăng CPI cả năm ở mức một chữ số là hiện thực.

    Chính sách thắt chặt tiền tệ nói chung có lẽ sẽ được tiếp tục áp dụng trong suốt năm nay, mặc dù NHNN vừa giảm 1 điểm phần trăm đối với các lãi suất điều hành trong nỗ lực giảm gánh nặng lãi suất cho hầu hết các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy có thể hiểu được động lực cần thiết cho bước đi mới này của NHNN, quan trọng hơn nữa là vẫn cần thiết phải giảm tổng cầu trong nền kinh tế nếu thực sự muốn kiểm soát lạm phát. Do các khoản chi tiêu ngân sách vẫn luôn “phình to”, nền kinh tế của Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng khó khăn phải cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

    Một hướng đi khác là có thể giảm thuế (thí dụ giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống 20%) để khuyến khích đầu tư và sản xuất trong khu vực tư nhân, nhưng bù lại phải giảm chi (thí dụ chi tiêu thường xuyên của ngân sách, và nhất là đầu tư công) mạnh hơn nữa để giới hạn tỷ lệ bội chi ngân sách so với GDP.

    Một sự phối hợp cần thiết

    Điều chỉnh chính sách là phù hợp với thông báo “phối hợp” giữa NHNN và Bộ Tài chính sau một thỏa thuận chính thức mới đây trong tháng 3-2012. Phối hợp chính sách là cần thiết theo hướng thiết lập các mục tiêu hàng năm và hàng quí cho cung tiền M2 (NHNN) và việc phát hành phù hợp, thường xuyên đối với trái phiếu chính phủ (Bộ Tài chính). Nhưng phối hợp cần thiết nhất là việc xây dựng các chính sách tài khóa và tiền tệ hàng năm để đạt được các mục tiêu lạm phát hàng năm, tăng trưởng và cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế trong một “lập trình tài chính” (financial programming exercise).

    Chính phủ nên theo dõi sự phối hợp chính sách chặt chẽ này để thực hiện hiệu quả việc tái lập ổn định tài chính quốc gia, thí dụ trong một báo cáo hàng năm chú trọng về sự ổn định tài chính trong khu vực tiền tệ - ngân hàng (financial soundness) cũng như tính bền vững tài khóa (fiscal sustainability). Ít nhất sự phối hợp đó có thể được giải thích rõ và hỗ trợ về mặt lý thuyết bởi mô hình IS-LM khá quen thuộc trong kinh tế học vĩ mô.

    Điều chỉnh phương pháp tiếp cận chống lạm phát và giảm lãi suất: mô hình IS-LM

    Mô hình IS-LM là một mô hình lý thuyết đơn giản nhưng có ý nghĩa chính sách khá thuyết phục cho tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay:

    - Mô hình IS-LM có thể được coi như là công cụ cơ bản nhất để hiển thị các tác động của cả hai chính sách tài khóa (IS) và chính sách tiền tệ (LM) lên đầu ra Y (tăng trưởng) và lãi suất (r).

    - Chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng ở Việt Nam từ năm ngoái có thể được hiểu là có xu hướng để di chuyển đường cong IS sang bên phải, nâng cao lãi suất r và đầu ra Y (đẩy tăng trưởng cao).

    - Vì chính sách tài khóa mở rộng (do gia tăng chi tiêu chính phủ) sẽ làm tăng bội chi ngân sách được tài trợ trực tiếp hay gián tiếp bởi NHNN (qua việc phát hành trái phiếu chính phủ bán cho các ngân hàng thương mại rồi sau cùng được tái chiết khấu hay tái cấp vốn qua các “cửa sổ” này của NHNN), đường cong LM cũng sẽ di chuyển sang bên phải, tăng mức lãi suất cân bằng từ r0 đến r1 và tổng sản lượng từ Y0 đến Y1, hàm ý cả lãi suất lẫn sản lượng đều cao hơn. Tổng sản lượng cao hơn bao nhiêu là tùy theo mức sản lượng tiềm năng (potential output) đã gần được chạm đến chưa, và tùy theo việc có nhiều hay ít cản trở trong chu trình sản xuất (thí dụ do cản trở hành chính, tham nhũng, giải phóng mặt bằng đất đai...).

    Trong trường hợp của Việt Nam, có vẻ như khả năng sản xuất và hiệu quả nền kinh tế đang đến các giới hạn đặt ra bởi sự thiếu nhân công có tay nghề cao, đất đai có năng suất cao và công nghệ bị giới hạn... đã đặt ra những trở ngại đáng kể cho chu trình sản xuất. Kết quả là sự di chuyển của các đường cong IS và LM trên đồ thị chỉ có thể tạo ra ít gia tăng của tổng sản lượng Y nhưng lại đẩy mức lạm phát tăng vọt lên những đỉnh cao mới do sự gia tăng của tổng cầu.

    - Mặt khác, chính sách tiền tệ/tín dụng thắt chặt theo đuổi kể từ tháng 2-2011 cũng có xu hướng đưa đường cong LM sang bên trái, làm tăng lãi suất r và giảm Y (thông qua giảm tổng cầu).

    - Tựu trung, lãi suất cao hiện nay tại Việt Nam có thể dễ dàng được giải thích bởi cả hai chính sách tài khóa và tiền tệ đang diễn ra. Vì vậy, chúng tôi đề xuất sử dụng chính sách tài khóa chặt chẽ (di chuyển đường cong IS sang bên trái) như công cụ chính để đối phó với lạm phát và giúp giảm lãi suất. Tại sao? Vì chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm giảm nhu cầu phát hành trái phiếu của Chính phủ và bớt đi tài trợ thâm hụt ngân sách bằng khu vực ngân hàng. Trong khi đó, chúng ta có thể áp dụng chính sách tiền tệ được nới lỏng từ từ như vừa được công bố (di chuyển đường cong LM sang phải) để giảm lãi suất và nâng cao Y làm giảm tình trạng đình đốn sản xuất. Nghệ thuật ở đây chính là liều lượng thích hợp giữa hai chính sách và dẫn đến nhu cầu phối hợp chính sách giữa NHNN và Bộ Tài chính như đang được Chính phủ chú ý đến.

    Ngoài ra, cần phải thực hiện những hoạt động cụ thể như sau:

    - Thực hiện các quyết định về chính sách tài khóa để làm giảm tổng cầu thông qua cắt giảm đầu tư công.

    - Chính sách tiền tệ linh hoạt hơn để hỗ trợ khu vực sản xuất, theo đó cần đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-17% trong năm nay.

    - NHNN sẽ dựa nhiều hơn vào thị trường mở và chính sách dự trữ bắt buộc (đặc biệt là với các khoản tiền gửi ngoại tệ) để kiểm soát cung tiền. Kèm theo đó, NHNN nên tác động giảm lãi suất để thiết lập lại đường cong lãi suất bình thường và loại bỏ các biến dạng hiện có trong thị trường tín dụng và lãi suất.

    - Khi thanh khoản hệ thống ngân hàng ổn định trở lại, NHNN cần xóa bỏ trần lãi suất để nâng cao vai trò của cơ chế thị trường trong hệ thống ngân hàng, hơn là việc áp dụng các công cụ hành chính mà kèm theo đó là nhiều tác dụng phụ.

    - Sự phối hợp chính sách trên cũng là để giảm hiệu ứng chèn ép của khu vực quốc doanh đối với khu vực tư nhân (crowding out effect). Quyết tâm hơn về kiềm chế chi tiêu tài khóa nên được áp dụng ngay từ quí 2-2012 và trong việc sửa soạn ngân sách tài khóa 2013.

    Theo TS.Vũ Viết Ngoạn (*) - TS. Phạm Đỗ Chí
    TBKTSG
  6. minhmot

    minhmot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Đã được thích:
    9
  7. thuypb

    thuypb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    8.654
    -----------Sóng "zích zắc"--> Hình thành xu hướng----------

    Bác bờm chịu khó post bài ghê :))
  8. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Khi tập đoàn cũng cho vay
    Việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, làm thua lỗ, mất vốn... sẽ dẫn đến những hậu quả mang tính dây chuyền tại các tập đoàn.

    Kết luận của nhiều cuộc thanh tra, kiểm toán của Thanh tra Chính phủ (TTCP) và Kiểm toán Nhà nước tại các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước gần đây cho thấy một câu chuyện khá phổ biến là nhiều công ty mẹ - tập đoàn đã cho các công ty con, thậm chí cho cả công ty bên ngoài vay vốn, trái với quy định của Nhà nước.

    Đơn cử, tại tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), TTCP vừa có kết luận việc công ty mẹ đã hỗ trợ vốn cho hai đơn vị thành viên (Công ty cổ phần Công trình Viettel và Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel) với tổng số tiền trên 535,45 tỉ đồng. Viettel còn cho vay ưu đãi số tiền 370 tỉ đồng với Công ty TNHH nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel với số lãi tính đến 31-12-2010 đã thu là trên 40 tỉ đồng. Theo TTCP, Viettel là doanh nghiệp không có chức năng tín dụng và cũng không có thẩm quyền cấp tín dụng ưu đãi.

    Nhưng không chỉ có thế, người ta còn phát hiện trước đó, tháng 8-2009 Viettel đã ký thỏa thuận mua bán cổ phần với Tổng công ty cổ phần Vinaconex theo đó, Viettel nhận chuyển nhượng toàn bộ hơn 21,4 triệu cổ phần với giá 10.000 đồng/cổ phần. Ngày 27-8-2009, Viettel đã chuyển hơn 171 tỉ đồng thanh toán tiền mua cổ phiếu (đợt 1) và sau đó, Vinaconex chuyển trả lại toàn bộ số tiền trên. Đáng nói là tại thời điểm giao kết hợp đồng, Vinaconex chưa hề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán cổ phần để tăng vốn điều lệ.

    Do đó, theo TTCP, thỏa thuận mua bán cổ phần nêu trên giữa Vinaconex và tập đoàn Viettel thực chất là hợp đồng vay vốn, tính lãi từ ngày 27-8-2009 đến ngày 8-1-2010 theo lãi suất tiền vay ngân hàng. Vinaconex phải trả tiền lãi cho Viettel là 7,7 tỉ đồng nhưng đến nay, Viettel vẫn chưa thu số tiền lãi này.

    TTCP đã yêu cầu Viettel thu hồi tất cả các số tiền đã hỗ trợ, cho vay ưu đãi với các công ty thành viên và số tiền được cho là khoản lãi cho Vinaconex vay vốn.

    Nhưng Viettel không phải là trường hợp ngoại lệ. Trước Viettel, tại tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), qua kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009, Kiểm toán Nhà nước cũng đã phát hiện Tổng công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) cho vay hỗ trợ lãi suất sai quy định với số tiền gần 6 tỉ đồng. Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu PVN làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong việc phê duyệt, giám sát khoản vay, thu hồi số tiền lãi đã hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hưởng hỗ trợ lãi suất đồng thời xử lý các văn bản do PVFC ban hành có nội dung “chưa phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước”. Đến nay, PVN và PVFC đã thực hiện yêu cầu này.

    Còn tại tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), trong một kết luận thanh tra mới ban hành, TTCP cũng đã phát hiện tập đoàn này sử dụng 193 tỉ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vay với lãi suất từ 8,04-15%/năm và chuyển đi gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại số tiền 718 tỉ đồng (lãi suất 7,8-14%/năm). Tổng số tiền lãi thu được trên 33,19 tỉ đồng. Việc cho vay này là vi phạm, sai mục đích sử dụng quỹ (theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Cho đến đầu tháng 8-2011, số dư tiền gửi có kỳ hạn và dư nợ cho vay từ nguồn quỹ này của Vinachem vẫn còn đến 282 tỉ đồng.

    Không chỉ có công ty mẹ - tập đoàn Hóa chất cho vay sai quy định, một số đơn vị thành viên của tập đoàn này cũng sử dụng vốn cho vay ngắn hạn không đúng mục đích. Như Công ty Phân lân Nung chảy Văn Điển cho vay 4,5 tỉ đồng; Công ty TNHH một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cho vay 190 tỉ đồng... Tất cả những việc cho vay này, được TTCP khẳng định là đã vi phạm Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 và sửa đổi năm 2004... do các công ty thuộc Vinachem không hề có chức năng cho vay vốn và như vậy đã làm trái các quy định về quản lý vốn và tài sản nhà nước.

    Tại tập đoàn Sông Đà, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện Tổng công ty Sông Đà (công ty mẹ - nay là tập đoàn Sông Đà) cho một số đơn vị thành viên vay lại với số tiền trên 3.900 tỉ đồng, chiếm 34,11% tổng tài sản. Các khoản phải thu dài hạn này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản nhưng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không tạo lợi nhuận nên khả năng trả nợ gốc của Tổng công ty Sông Đà phụ thuộc vào các đơn vị thành viên - một câu chuyện giống với tập đoàn Vinashin trước đây. Trong số này điển hình là Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long được vay trên 3.335 tỉ đồng thực hiện dự án nhà máy xi măng Hạ Long nhưng dự án này bị chậm tiến độ một năm và bị thua lỗ (năm 2009 lỗ 78 tỉ đồng, năm 2010 lỗ 500 tỉ đồng) nên công ty này khó có khả năng trả nợ đúng hạn dẫn đến tập đoàn Sông Đà cũng gặp khó khăn trong cân đối vốn trả nợ.
    Việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, làm thua lỗ, mất vốn... sẽ dẫn đến những hậu quả mang tính dây chuyền tại các tập đoàn.

    Tất cả những trường hợp kể trên cho thấy, việc các tập đoàn lớn cho các đơn vị thành viên vay (có nơi còn cho doanh nghiệp bên ngoài vay) là câu chuyện cần được xem xét nghiêm túc. Phần nhiều là cho vay không đúng chức năng, không đúng quy định. Trong một số trường hợp, việc hỗ trợ cho vay lại vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi cũng có lý nhất định, nhưng nếu cho vay bừa bãi, thậm chí cho vay với lãi suất cao nhưng không có những ràng buộc chặt chẽ, không có thẩm định dự án... thì việc cho vay lại tiềm ẩn những rủi ro lớn. Khi việc sử dụng vốn vay không hiệu quả, làm thua lỗ, mất vốn... sẽ dẫn đến những hậu quả mang tính dây chuyền tại các tập đoàn. Do đó, không chỉ là những kiến nghị, đề xuất từ TTCP hay Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan chức năng khác như Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính... cũng cần phải vào cuộc, kiểm tra, rà soát các hoạt động cho vay vốn tại các tập đoàn để chấn chỉnh toàn diện hoạt động này tại các tập đoàn kinh tế.

    Theo Mạnh Quân

    TBKTSG
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Ngân hàng tuần từ 12-17/03
    Ngân hàng tuần qua: Hạ trần lãi suất nhưng hút ngay tiền về
    Quyết định quan trọng của NHNN được ban hành là giảm 1% với tất cả các lãi suất điều hành từ ngày 13/03, cùng với đó là biện pháp hút tiền về thông qua thị trường mở và công cụ tín phiếu.
    NHNN điều chỉnh hạ 1% đối với hàng loạt lãi suất cơ bản đối với tiền gửi bằng VND kể từ ngày 13/3/2012. Sau hơn 1 năm áp dụng biện pháp hành chính đối với trần lãi suất huy động ở mức 14%/năm, kể từ ngày 13/3, biện pháp hành chính vẫn được NHNN sử dụng và trần lãi suất huy động được áp dụng mức 13%/năm. Bên cạnh việc giảm lãi suất huy động, NHNN cũng đồng loạt giảm các lãi suất cơ bản khác 1%. Cụ thể, lãi suất tái chiết khẩu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm, lãi suất trên thị trường OMO giảm từ 14%/năm xuống 13%/năm. Việc giảm đồng loạt các lãi suất cơ bản sẽ tạo điều kiện cho lãi suất cho vay giảm trong thời gian tới.

    Lãi suất cho vay chưa thể hạ ngay là nhận định của rất nhiều chuyên gia, các nhà quản lý và dựa trên diễn biến thị trường trong thời gian qua thể hiện qua những nét chính sau: i) Cho đến trước thời điểm 13/3, trên thị trường 1, các ngân hàng vẫn phải huy động với lãi suất ít nhất là 14%/năm với kỳ hạn từ 1 tháng trở lên; ii) Trên thị trường liên ngân hàng, mặc dù lãi suất cho vay trung bình trên thị trường này đã hạ nhiệt so với các tháng trước và mức lãi suất đã hấp dẫn hơn so với lãi suất tái cấp vốn và lãi suất trên thị trường OMO, tuy nhiên lãi suất cho vay ở kỳ hạn 1 tháng trở lên vẫn còn khá cao (bảng dưới). Vì vậy, cần có một độ trễ nhất định, có thể là 1-2 tháng để mặt bằng lãi suất cho vay hạ xuống. Trong điều kiện bình thường, lãi suất cho vay trung bình trong 1-2 tháng tới có thể xoay quanh mức 15,5-17,5%/năm.

    Lãi suất cho vay bình quân trên thị trường liên ngân hàng




    LS qua đêm


    1 tuần


    2 tuần


    1 tháng


    3 tháng


    6 tháng


    12 tháng

    Tháng 1/2012


    14,52


    13,87


    14,50


    14,58


    13,48


    15,16


    20,07

    Tháng 2/2012


    12,92


    13,12


    12,53


    13,16


    12,20


    14,87


    15,24

    Tháng 3/2012 (*)


    11,75


    11,53


    10,89


    12,74


    12,76


    14,91


    13,50

    Nguồn : NHNN. (*): Số liệu tính đến ngày 13/3/2012

    Tăng trưởng tín dụng tiếp tục âm là hệ quả của việc các ngân hàng thận trọng trong việc cho vay, đặc biệt là các khoản vay khó có khả năng thu hồi nợ, thậm chí một số ngân hàng xây dựng kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp hơn mức tín dụng do NHNN cấp. Mặt khác, lãi suất cho vay hiện nay vẫn vượt quá khả năng tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo số liệu mới nhất của NHNN, lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện phổ biến ở mức 14,5-17%/năm; lãi suất cho vay sản xuất - kinh doanh khác khoảng 18-20%/năm, lãi suất cho vay lĩnh vực phi sản xuất khoảng 20-25%/năm.

    8.704 tỷ đồng là tổng số tiền NHNN thu về qua thị trường mở. Trong tuần, NHNN tiếp tục cho vay khá nhỏ giọt với tổng lượng tiền cho vay là 6.551 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 7 ngày (chiếm tỷ lệ gần 90%). Tổng số tiền đến hạn thanh toán là 10.216 tỷ đồng. Tổng cộng, NHNN hút ròng bằng nghiệp vụ ‘‘Mua kỳ hạn’’ là 3.665 tỷ đồng. Ngoài ra, trong 2 ngày 15-16/3, NHNN cũng thu về tổng cộng 5.039 tỷ đồng từ việc phát hành tín phiếu.

    Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục hút tiền về thông qua thị trường mở nhằm hút một lượng tiền lớn đang nằm ở các ngân hàng sau hơn 1 tháng dùng tiền mua ngoại tệ tăng cường dự trữ ngoại hối.

    Phát hành tín phiếu với lãi suất hấp dẫn hơn, trái phiếu chính phủ đấu thầu không thành công. Việc NHNN phát hành tín phiếu với lãi suất khá hấp dẫn với kỳ hạn ngắn (11,5%/năm đối với kỳ hạn 28 ngày; 12%/năm đối với kỳ hạn 91 ngày và 12,5%/năm đối với kỳ hạn 182 ngày) đã làm cho lãi suất TPCP xoay quanh mức 11%/năm đối với kỳ hạn từ 2 năm trở nên đã kém hấp dẫn hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc trong khi Sở Giao dịch NHNN huy động được 5.039 tỷ đồng qua việc bán tín phiếu trong 2 ngày 15-16/3 thì Kho bạc Nhà nước chỉ huy động thành công 390 tỷ đồng TPCP, trong số 4.000 tỷ đồng trái phiếu đưa ra gọi thầu, tỷ lệ đấu thầu thành công chỉ đạt 9,75%, mức thấp nhất kể từ đầu năm
    210.500 doanh nghiệp thuộc diện được gia hạn thời hạn nộp thuế năm 2011. Nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giầy… và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tích lũy vốn để sớm ổn định, phát triển kinh doanh. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 42/2012/TT-BTC hướng dẫn Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg về việc gia hạn nộp thuế thêm 03 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của DNN&V, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tổng số thuế được gia hạn ước tính là 7.843 tỷ đồng.

    Anh Quân

    Theo TTVN
  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Mở room ngân hàng yếu: Khuyến mãi nước ngoài bao nhiêu là đủ?
    Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD có đề cập đến nước ngoài mua cổ phần NH yếu kém và tăng giới hạn sở hữu cổ phần. Liệu có thể hiểu tăng “giới hạn sở hữu cổ phần” tức là vượt room 30% không?
    Tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu đang tiếp tục và bắt đầu phát sinh một vấn đề mới: xử lý như thế nào vốn ngoại góp vào các ngân hàng này. Việc hợp nhất ba ngân hàng để tạo ra một ngân hàng SCB mới đã không vướng phải vốn ngoại, nhưng trong các tổ chức tín dụng nhóm 3 và 4 vừa được xếp hạng bởi Ngân hàng Nhà nước, có một số ngân hàng đã bán hết “room”, hoặc hai phần ba “room” cho nước ngoài nhiều năm trước đây.

    Việc đầu tiên của tái cơ cấu là xác định giá trị còn lại của một ngân hàng, đặc biệt chú trọng đến nợ xấu. Về lý thuyết, những khoản nợ xấu được xử lý bằng cách bù đắp từ nguồn dự phòng rủi ro, từ bán lại nợ, từ giảm vốn điều lệ… Nếu giá trị thu hồi của nợ xấu chỉ bằng một tỷ lệ nhỏ so với khoản cho vay, và các nguồn dự phòng xử lý đã hết, đương nhiên vốn điều lệ giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến các cổ đông, trong đó không loại trừ cổ đông nước ngoài. Vì thế nước ngoài lỗ trong đầu tư vào ngân hàng Việt Nam cũng không phải cá biệt.

    Vào thời điểm 5-7 năm trước, giá bán cổ phần cho nước ngoài của nhiều ngân hàng thường từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn đồng/cổ phiếu. Hiện tại sau nhiều đợt tăng vốn bằng cách chia thưởng từ thặng dư vốn hoặc phát hành thêm bằng mệnh giá, trả cổ tức tiền mặt… giá thành đầu tư trên mỗi cổ phiếu của nước ngoài giảm xuống. Tuy nhiên rất ít cổ đông nước ngoài có lời. Một số tổ chức nước ngoài đang lỗ khi thị giá cổ phiếu của những ngân hàng họ đầu tư đang ở dưới mệnh giá, thậm chí chỉ 7.000-8.000 đồng.

    Có ý kiến rằng nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là các cổ đông chiến lược, nắm giữ cổ phiếu lâu dài, nên khó nhìn nhận giá trị khoản đầu tư của họ trong thời điểm chứng khoán ở thị trường con gấu. Nhưng thực tế ở các ngân hàng đã chỉ ra các cổ đông ngoại không giúp đỡ nhiều cho ngân hàng Việt Nam trong quản trị điều hành, công nghệ, trong phát triển mạng lưới cũng như khách hàng. Một số ngân hàng nước ngoài mua cổ phần ngân hàng trong nước để thăm dò khách hàng, tìm hiểu khối doanh nghiệp nội mà họ chưa có kinh nghiệm, điều kiện khám phá. Với họ, đầu tư vào ngân hàng nội là để chuẩn bị cho việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.

    Thành viên hội đồng quản trị một ngân hàng lớn vừa bán cổ phần cho nước ngoài nói thẳng các đối tác ngoại đều bộc lộ mục đích đầu tư tài chính. Thế nên ngân hàng này đã chọn đối tác trả giá cao nhất.

    Nhìn từ góc độ trên, giải quyết ra sao việc hai ngân hàng hợp nhất cùng có cổ đông nước ngoài, hoặc một có một không? Đã có trường hợp cổ đông trong nước đề nghị mua lại cổ phần của nước ngoài theo giá thị trường, nhưng nước ngoài lại không muốn chuyển nhượng theo giá thị trường, họ muốn bán với giá thành đầu tư. Cũng có tổ chức nước ngoài kiến nghị họ phải được ưu tiên mua cổ phần của ngân hàng mới trên cơ sở hợp nhất hai ngân hàng cũ. Như vậy từ cổ đông một ngân hàng nhỏ họ trở thành cổ đông một ngân hàng lớn hơn (mới).

    Ngoài ra liệu một tổ chức nước ngoài có thể đầu tư vào hai ngân hàng cùng lúc? Thực ra chuyện này cũng không đến nỗi quá phức tạp. Ví dụ, tập đoàn HSBC đã đầu tư vào Techcombank, nhưng họ cũng là cổ đông lớn của tập đoàn Bảo Việt. Các tập đoàn tài chính đa quốc gia như HSBC có nhiều chức năng kinh doanh, nhiều bộ phận và việc đầu tư của những bộ phận ấy có thể hoàn toàn độc lập với nhau.

    Trong đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 vừa được Chính phủ phê duyệt, lần đầu tiên Việt Nam đề cập đến khả năng cho phép nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng yếu kém và tăng giới hạn sở hữu cổ phần. Liệu có thể hiểu khái niệm tăng “giới hạn sở hữu cổ phần” tức là vượt room 30% không?

    Trong trường hợp được vượt room, có thể xem đây là hình thức khuyến mãi nước ngoài. Sức hấp dẫn của quy định này là tỷ lệ khuyến mãi. Nước ngoài được vượt room tối đa bao nhiêu? Có thể là 100% không, hay 65% hay 51% hay tối đa 49%?

    Nhiều tổ chức quốc tế chuyên mua bán doanh nghiệp, nhất là các quỹ đầu tư ngoại đang tỏ ra quan tâm đến việc mua đứt hoặc mua tỷ lệ chi phối ngân hàng Việt Nam. Với việc được nắm quyền sở hữu chi phối, họ bỏ thêm tiền vào tăng năng lực tài chính, thay đổi quản trị bằng cách thuê các chuyên gia giỏi điều hành và 3-5 năm sau, khi ngân hàng yếu kém trở nên vững mạnh, họ bán lại kiếm lời. Chuyện ấy không có gì lạ. Căn bản là Việt Nam chấp nhận được phương thức đầu tư dạng đó đến đâu và sự linh hoạt trong chính sách của cơ quan quản lý đến đâu.

    Thực ra để vực dậy những ngân hàng yếu kém, có lẽ cơ quan quản lý nên hướng tới mục tiêu cuối cùng là tạo ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh, đủ sức cạnh tranh trong khu vực. Còn để đi tới mục tiêu đó có rất nhiều đường. Đo chiều dài và độ khúc khuỷu của mỗi con đường e rằng không đơn giản.

    Thiết nghĩ nếu vốn nước ngoài có thể giúp cho việc ngân sách nhà nước (hiện đang bội chi) tránh phải bỏ ra một khoản tiền để xử lý nợ xấu ngân hàng, thì các hình thức khuyến mãi nước ngoài phải thực sự đủ mạnh về mặt cơ chế, chính sách.

    Theo Lưu Hảo
    TBKTSG

Chia sẻ trang này