-----------Sóng "zích zắc"--> Hình thành xu hướng----------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 15/03/2012.

8292 người đang online, trong đó có 1118 thành viên. 11:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 4095 lượt đọc và 50 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    'Quý III, lãi suất cho vay có thể hạ xuống 15%/năm'
    Đó là nhận định của ông Alan T Phạm, kinh tế giá trưởng Vinacapital đối với xu hướng lãi suất trên thị trường sau động thái hạ lãi suất điều hành của NHNN.
    Sau khi NHNN chính thức tuyên bố hạ lãi suất thị trường đã có những đánh giá khác nhau. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Alan T Phạm, kinh tế gia trưởng Vinacapital.

    Quan điểm của ông với chính sách điều hành hạ lãi suất mới đây của NHNN ?

    Trước hết chúng tôi đánh giá động thái hạ lãi suất điều hành của NHNN là tích cực, nhưng chậm hơn so với thị trường. Rõ ràng thời gian qua lãi suất trên thị trường tài chính của chúng ta đã giảm, từ lãi suất liên ngân hàng, lãi suất TPCP; thậm chí lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng cũng đã được điều chỉnh giảm 3-4 tuần trước.

    Hành động giảm lãi suất của NHNN mặc dù sau thị trường nhưng đến niềm tin, kích thích cho thị trường tin tưởng là chiều hướng giảm lãi suất sẽ được tiếp tục. Vì vậy chúng tôi đánh giá cao hành động lần này của NHNN.

    NHNN hạ lãi suất cùng với việc điều chỉnh tăng giá mặt hàng cơ bản như xăng dầu, điện than liệu có khiến cho lạm phát bùng phát trở lại?

    Chúng tôi nghĩ lạm phát của Việt Nam đúng là chịu tác động từ những yếu tố nêu trên. Tuy nhiên thời gian vừa qua thị trường cũng đã dự đoán được và hấp thụ. Ví dụ như giá xăng đã được dự báo điều chỉnh 10% hay giá điện là 5% thì đều đã được thông báo từ năm ngoái. Thông thường với thông tin đã được dự đoán trước như vậy thì thị trường sẽ không có phản ứng quá mạnh. Do vậy chúng tôi vẫn lạc quan là lạm phát sẽ không tiêu cực quá khi điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản.

    Ngay như giá xăng sau điều chỉnh thì Bộ tài chính cũng đã công bố mức ảnh hưởng của tăng giá xăng tới lạm phát là khoảng 0,85%, trong đó ngay lập tức là 0,24% và còn lại được chia đều cho các tháng trong năm. Như vậy lạm phát sẽ không bị đẩy lên “quá đáng”, ảnh hưởng sẽ dịu bớt theo thời gian.

    Vậy theo ông, liệu lạm phát năm nay có đạt được mục tiêu là dưới 10% hay không ?

    Ở Vinacapital dự báo lạm phát năm nay có thể xuống mức 10% hoặc thấp hơn chút. Với chúng tôi thì 10% hay 9% thì đều là kết quả khả quan, và chúng tôi dự kiến là 10%.

    Vậy lãi suất huy động bao nhiêu là hợp lý vào thời điểm cuối năm?

    Với dự kiến lạm phát là khoảng 10% vào cuối năm thì lãi suất huy động hợp lý theo tôi là 10-11%/năm và như thế thì lãi suất cho vay xuống khoảng 13-14%/năm. Như thế thì ngân hàng sẽ có lợi nhuận biên khoảng 3% là khả thi.

    Tuy nhiên nguồn vốn ngân hàng hiện vẫn là nguồn vốn lãi suất cao, như vậy để lãi suất hạ được xuống mức như mong muốn theo ông sẽ cần bao lâu?

    Theo chúng tôi chỉ các ngân hàng yếu kém thì mới kẹt về thanh khoản và chấp nhận huy động vượt trần 14%/năm, còn các ngân hàng lớn thì thanh khoản lại thừa. Tuy nhiên việc cho vay ra hiện khó khăn do mặt bằng lãi suất cao, các doanh nghiệp cũng không muốn vay. Mức lãi suất thực tế cũng không thể thay đổi chỉ qua 1 đêm mà cần khoảng thời gian nhất định. Vì thế chúng tôi dự đoán từ bây giờ đến quý III thì trần lãi suất huy động xuống 12%/năm, lạm phát giữ ở mức 11% và lãi suất cho vay ra sẽ khoảng 15%/năm. Đến quý IV thì các mức lãi suất sẽ tiếp tục hạ thêm 1%.

    Mặc dù lãi suất có thể hạ như ông phân tích, nhưng với lãi suất 15%/năm thì vẫn rất cao đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường. Ông có nhận xét gì về điều này?

    Theo tôi mức lãi suất này theo định hướng chính sách của Nhà nước. Vì chúng ta vẫn cần duy trì mức lãi suất đủ để kiềm chế lạm phát. Mức lãi suất 15%/năm có nhiều doanh nghiệp thấy khó khăn nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp chấp nhận được. Chúng tôi cho rằng mức lãi suất phần nhiều các doanh nghiệp sẽ chịu được để vượt qua khó khăn.

    Kinh tế vĩ mô đang dần ổn định, lãi suất có xu hướng hạ, những điều kiện này có hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài hay không?

    Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì điều quan tâm nhất là rủi ro tỷ giá. Nếu tỷ giá biến động bất thường thì họ rất ngại. Khoảng thời gian 1 năm trở lại đây thì tỷ giá khá ổn định, và trong 3 tháng gần đây VND còn tăng giá so với USD. Đó là tín hiệu khả quan. Trên thị trường chứng khoán thì khối ngoại vẫn có động thái mua ròng cho thấy họ tin vĩ mô của Việt Nam sẽ ổn định, hấp dẫn họ đầu tư vào Việt Nam.

    Nhà đầu tư nước ngoài có muốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản không thưa ông?

    Thực ra dòng tiền đầu tư FDI đã dịch chuyển sang sản xuất hàng hóa tiêu dùng, phân phối hàng hóa và sản phẩm công nghiệp và rời khỏi lĩnh vực BĐS. Như thế chứng tỏ các NĐT ngoại không còn thấy BĐS là kênh đầu tư hấp dân. Chúng tôi đánh giá đó là tín hiệu tốt cho nền kinh tế vì sự chuyển dịch vốn của nhà đầu tư ngoại hướng đến lĩnh vực rộng, có tác động mạnh đến nền kinh tế. thị trường BĐS sẽ còn khó khăn trong 1 năm nữa, và các dự án bđs sẽ phải tái cơ cấu lại. đây là điểm tốt cho thị trường

    Có một số thông tin cho rằng nhiều ngân hàng ngoại muốn mua cổ phần của các ngân hàng yếu kém của Việt Nam. Theo ông nhận định này có khả quan?

    Lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn là ngành hấp dẫn. Ngoài những ngân hàng nhóm 3,4 thì các ngân hàng nhóm I, II vẫn đang hoạt động tốt. Vì thế với các nhà đầu tư dù là trong nước hay nước ngoài muốn đầu tư vào ngân hàng chỉ có thể đi qua cánh cửa tái cấu trúc ngân hàng của ngân hàng nhà nước, và đối tượng ở đây là các ngân hàng yếu thuộc nhóm 3,4.

    Cũng đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài thể hiện sự quan tâm với đầu tư lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam, chủ yếu là các ngân hàng đến từ thị trường Âu Mỹ nhưng có sự phát triển mạnh thị trường châu Á như HSBC, Standard Chatered, JP Morgan, Citibank.

    Mặc dù các ngân hàng này đều có chi nhánh hoặc VPĐD ở Việt Nam nhưng việc mua cổ phần ngân hàng Việt Nam thực sự hấp dẫn, và các nhà đầu tư ngoại thì kỳ vọng có thể kiếm lời từ đây. Hơn nữa đầu tư mua cổ phiếu ngân hàng cũng là cách đa dạng hóa đầu tư của họ.

    Thanh Hải

    Theo TTVN

Chia sẻ trang này