1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

-----------Sóng "zích zắc"--> Lấy đà----------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 04/03/2012.

3272 người đang online, trong đó có 59 thành viên. 02:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 5065 lượt đọc và 73 bài trả lời
  1. clarkken15

    clarkken15 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2010
    Đã được thích:
    11
    Có lý bác à. Em ko có ý xấu đâu chỉ ko hiểu thôi?
  2. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Nếu xảy ra điều chỉnh thì cuối phiên mai thị trường sẽ giảm, thứ 3 sẽ giảm mạnh hơn và thứ 4 thị trường ngưng giảm.
  3. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 5/3
    ITA dự định trả cổ tức và chia thưởng bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%, phát hành 3% cổ phần cho CBCNV chủ chốt.
    Tin doanh nghiệp

    FMC - CTCP Thực phẩm Sao Ta - Trong tháng 2, Công ty đã chế biến được 363 tấn tôm đông lạnh thành phẩm các loại. Doanh số tiêu thụ chung đạt 6,3 triệu USD, tăng trưởng trên 50% so cùng kỳ năm trước.

    STP - CTCP Công nghiệp Thương mại Sông Đà - Năm 2012, Công ty đặt mục tiêu doanh thu trên 275 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 29,5 tỷ đồng và cổ tức ở mức 15% bằng tiền mặt.

    DXP - CTCP Cảng Đoạn Xá - Năm 2012, DXP phấn đấu sản lượng đạt 4,37 triệu tấn, tổng doanh thu 199 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 64 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2011. Cổ tức năm 2012 dự kiến là 30%.

    HCM - CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HĐQT thống nhất trình Đại hội thông qua tỷ lệ cổ tức đợt 2/2011 là 6% bằng tiền. Về kế hoạch cổ tức năm 2012, ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT quyết định tỷ lệ cổ tức năm 2012 từ 10% đến 12% bằng tiền.

    ITA - Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo - Thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đợt 1 (10%) năm 2010. Thông qua phương án phát hành cổ phiếu đợt 1 để thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 20% từ nguồn thặng dư vốn đã đủ thời gian qui định 3 năm. Thông qua phương án phát hành cổ phiếu tỷ lệ 3% để thưởng cho thành viên HĐQT, Ban điều hành, CBCNV, cá nhân và tổ chức đóng góp vì sự phát triển của Công ty từ lợi nhuận sau thuế năm 2010.

    TMT - Công ty Cổ phần Ô tô TMT - Do kế hoạch lợi nhuận bị lỡ, TMT quyết định không chia cổ tức năm 2011 như dự kiến là 12,1%. Năm 2012, TMT đặt kế hoạch 1.000 tỷ đồng doanh số bán hàng và 15 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Cổ tức dự kiến cho năm 2012 là 5%.

    BBC - CTCP Bibica - Trong năm 2012, Công ty đặt kế hoạch LNST khoảng 52 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2011.

    TH1 - CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam – Đặt kế hoạch kinh doanh năm 2012 với chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 1,900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 34 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ tức từ 15-20% bằng tiền hoặc cổ phiếu.

    RCL - Công ty cổ phần địa ốc Chợ lớn - 15/3 GDKHQ nhận cổ tức bằng tiền 10% và họp ĐHCĐ

    CCI - Công ty CP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi¬ - 12/3 GDKHQ nhận cổ tức bằng tiền 8% và họp ĐHCĐ

    HPR - Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Hồng Phát - 13/3 GDKHQ nhận cổ tức bằng tiền 25%

    PAN - CTCP Xuyên Thái Bình - 14/3 GDKHQ nhận cổ tức bằng tiền 10% và họp ĐHCĐ. Thời gian thanh toán cổ tức: 06/04/2012

    WCS - Công ty cổ phần Bến Xe Miền Tây - 12/3 GDKHQ nhận cổ tức bằng tiền 10% và họp ĐHCĐ

    VNL - CTCP Giao nhận Vận tải và Thương mại – Sẽ chi cổ tức đợt 2/2011 với tỷ lệ 8% bằng tiền theo danh sách chốt ngày 16/03. Ngày dự kiến chi trả là 10/04.

    MIC - Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam - Miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của MIC đối với ông Nguyễn Xuân Lư kể từ ngày 28/2/2012. Bổ nhiệm ông Nguyễn Dũng, thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc công ty giữ chức vụ Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật từ ngày 28/2/2012. Bổ nhiệm ông Phạm Văn Sa là thành viên HĐQT công ty giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc công ty từ ngày 28/2/2012.

    TNG - CTCP Đầu tư Thương mại TNG - Ông Nguyễn Văn Thời và ông Nguyễn Đức Mạnh điều chỉnh giá chào mua công khai cổ phiếu do biến động của thị trường. Giá chào mua đã công bố: 8,700 đồng/cp. Giá đề nghị chào mua bổ sung: từ 8,700 đồng/cp đến 16,000 đồng/cp

    Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

    KDH - CTCP Đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền - Đã mua thành công 1 triệu cổ phiếu quỹ đăng ký trong thời gian từ 30/1 đến 29/2. Sau giao dịch, KDH đã có 1 triệu cổ phiếu quỹ.

    PIT - Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Petrolimex - Ông Hà Huy Thắng là ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty đã mua 250.000 cổ phiếu nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 12.705 đơn vị lên 262.705 đơn vị. Giao dịch thực hiện từ 28/2 đến 1/3/2012.

    TCM - CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công - Tập Đoàn Dệt May Việt Nam không thành công trong đợt mua và bán 2 triệu cổ phiếu từ 5/1 đến 5/3 nên tập đoàn này đăng ký mua, bán 2 triệu cổ phiếu trong đợt giao dịch mới từ 7/3 đến 6/5/2012 giữ nguyên lượng cổ phiếu nắm giữ là 3.395.845 đơn vị tương đương tỷ lệ 7,59%.

    GIL - CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Công ty TNHH Nguyễn Duy Hưng đã mua 249.500 cổ phiếu nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 421.310 đơn vị tương đương tỷ lệ 3,66% lên 670.810 đơn vị tương đương tỷ lệ 5,82%. Giao dịch thực hiện ngày 29/2/2012.

    TCO - Công ty Cổ phần Vận tải Đa phương thức Duyên Hải - Ông Nguyễn Đình Chung đã mua 945.000 cổ phiếu nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 5.605.750 đơn vị tương đương tỷ lệ 43,56% lên 6.550.750 đơn vị tương đương tỷ lệ 50,9%. Giao dịch làm thay đổi sở hữu thực hiện ngày 28/2/2012.

    Ông Nguyễn Đức Hải đã bán 945.000 cổ phiếu giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 2.823.631 đơn vị còn 1.878.631 đơn vị tương đương tỷ lệ 14,6%. Giao dịch thực hiện ngày 28/2/2012.

    DHT - CTCP Dược phẩm Hà Tây - Ông Hoàng Trọng Nguyên - Phó Chủ tịch HĐQT - đã mua 109.000 CP nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 771.000 đơn vị tương đương tỷ lệ 12,27% lên 880.000 đơn vị tương đương tỷ lệ 14,01%. Giao dịch thực hiện từ 10/1 đến 28/2/2012.

    NHS - CTCP Đường Ninh Hòa - CTCP Sản xuất - Thương mại Thành Thành Công, công ty mẹ của NHS đã bán toàn bộ 4.131.000 quyền mua cổ phiếu NHS bằng phương thức thỏa thuận. Thời gian từ ngày 27/2 đến ngày 29/2.

    DZM - CTCP Chế tạo máy Dzĩ An - Ông Lương Quốc Khánh - Ủy viên HĐQT đã bán 198.600 cp đồng thời mua vào 28.900 cp khi đăng ký bán 369.700 cp và mua 500.000 cp từ ngày 30/12/2011 đến ngày 01/03/2012. Kết thúc giao dịch, ông Khánh có 200.000 cp, ứng với 5,8% vốn.

    PVA - Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An - Bà Phan Kiên Trinh, em ông Phan Hải Triều - Chủ tịch HĐQT đã bán hết 30.000 cp từ ngày 16/02 đến ngày 24/02.

    NDN - CTCP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng - Đã bán 22.000 cổ phiếu quỹ từ ngày 16/12/2011 đến ngày 23/02/2012, giảm số lượng nắm giữ xuống 478.000 đơn vị.

    SD6 - CTCP Sông Đà 6 - Ông Lê Hồng Minh - Thành viên BKS giao dịch bất thành khi đăng ký bán 4.000 cp và mua 10.000 cp từ ngày 07/12/2011 đến ngày 30/01/2012. Sau giao dịch, ông Minh vẫn nắm giữ 4.050 cp.

    Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

    VCG - Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Từ ngày 5/3 đến ngày 2/5, Vietnam ETF đăng ký bán 17.215.997 CP và mua 16.500.000 CP VCG nhằm đảm bảo danh mục đầu tư giống với chỉ số chứng khoán Việt Nam. Hiện tổ chức này năm giữ 17.215.997 cổ phiếu VCG (5,74%).

    HAG - CTCP Hoàng Anh Gia Lai - Từ ngày 30/12/2011 đến 29/2/2012, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua tiếp 3,143 triệu cổ phiếu HAG. Thời gian thực hiện giao dịch từ 6/3 đến 4/5.

    TDH - Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức - Ông Trần Quang Nghị là ủy viên HĐQT công ty đăng ký bán 160.000 cổ phiếu giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 2.007.720 đơn vị tương đương tỷ lệ 5,33% còn 1.847.720 đơn vị tương đương tỷ lệ 4,9%. Giao dịch thực hiện từ 6/3 đến 5/5/2012.

    GIL - CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Ông Nguyễn Mạnh Hùng là thành viên HĐQT đăng ký mua 200.000 cổ phiếu nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 628.402 đơn vị lên 828.402 đơn vị tương đương 7,18% vốn lưu hành và 6,48% vốn điều lệ. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/3 đến 8/5/2012.

    CMI - Công ty cổ phần Cavico Khoáng sản và Công nghiệp - Công ty CP Siêu Thị Thuốc Việt - cổ đông lớn - đăng ký mua 1.000.000 CP nâng lượng cổ phiếu nắm giữ từ 636.500 đơn vị tương đương tỷ lệ 8,57% lên 1.636.500 đơn vị. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 5/3 đến 4/5/2012.

    Công ty CP Cavico Xây dựng Nhân lực và Dịch vụ - Tổ chức có liên quan đến Phó Chủ tịch HĐQT - đăng ký bán toàn bộ 139.110 CP. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 5/3 đến 27/4/2012.

    DTC - CTCP Viglacera Đông Triều - Bà Đậu Thị Tuyết - Kế toán trưởng đăng ký bán 30.000 cp từ ngày 05/03 đến ngày 04/05. Trước giao dịch, bà Tuyết có 30.560 cp.

    LBE - CTCP Sách và Thiết bị trường học Long An - Ông Nguyễn Văn Ngôi - Ủy viên HĐQT kiêm Giám đốc đăng ký bán và mua đồng thời 5.000 cp từ ngày 06/03 đến ngày 27/04.

    MCL - CTCP Phát triển nhà và Sản xuất Vật liệu xây dựng Chí Linh - CTCP Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (mã CK: IDV) đăng ký mua 50.000 cp từ ngày 06/03 đến ngày 04/05. Trước giao dịch, IDV nắm giữ 251.500 cp, tương đương 11,3% vốn.

    Cùng thời gian trên, Công ty TNHH Một thành viên VPID Hà Nội (HNVPID), cổ đông lớn của MCL đăng ký mua và bán cùng lúc 100.000 cp. Trước giao dịch, HNVPID sở hữu 155.900 cp, tương đương 7,02% vốn.

    ONE - CTCP Truyền thông số 1 - Ông Ngô Minh Chí, nhân viên công bố thông tin đăng ký mua 16.000 cp từ ngày 07/03 đến ngày 29/03. Hiện tại, ông Chí sở hữu 10.096 cp.

    PPG - CTCP Sản xuất – Thương Mại - Dịch vụ Phú Phong - Từ ngày 05/03 đến ngày 24/04, ông Huỳnh Ngọc Thanh đăng ký mua và bán đồng thời 50.000 cp. Trước khi thực hiện giao dịch, ông Thanh nắm giữ 417.210 cp, ứng với 5,9% vốn.

    SD1 - CTCP Sông Đà 1 - Ông Phạm Trường Giang - Thành viên BKS đăng ký bán 6.000 cp từ ngày 05/03 đến ngày 05/04. Trước khi thực hiện giao dịch, ông Giang có 22.000 cp.

    SIC - CTCP Đầu tư Phát triển Sông Đà - Ông Đoàn Thế Long - Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc đăng ký mua 30.000 cp từ ngày 06/03 đến ngày 30/03. Hiện ông Long nắm giữ 376.220 cp, tương ứng 4,7% vốn.

    TLT - CTCP Viglacera Thăng Long - Bà Lê Thị Thảo đăng ký bán 100.000 cp từ ngày 06/03 đến ngày 04/05. Trước giao dịch, bà Thảo nắm giữ 381.500 cp, tương đương 5,46% vốn.

    TVD - CTCP Than Vàng Danh - Từ ngày 06/03 đến ngày 27/04, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam (mã CK: PVF) đăng ký bán 200.000 cp. Trước giao dịch, PVF nắm giữ 1.659.334 cp, tương đương 10,86% vốn.

    VNF - CTCP Vận tải Ngoại thương - Từ ngày 06/03 đến ngày 04/05, ông Nguyễn Huy Diệu - Phó Tổng Giám đốc đăng ký bán 10.000 cp. Trước giao dịch, ông Diệu có 10.350 cp.

    Trần Dũng
    Theo TTVN/HoSE/HNX
  4. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Không lo vỡ quỹ bảo hiểm khi ngân hàng nhóm IV lộ diện
    Lo lắng về khả năng vỡ quỹ bảo hiểm tiền gửi đã được đưa ra trước giả thiết người dân sẽ ồ ạt rút tiền nếu ngân hàng nhóm IV lộ diện.
    Ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cho rằng, không đáng lo, vì Chính phủ đã có phương án xử lý. Hơn nữa, niềm tin của người dân với hệ thống ngân hàng đã được cải thiện.
    Theo ông, khi danh tính các ngân hàng yếu kém trong diện mua bán, sáp nhập (nhóm IV) lộ diện, khả năng người dân ồ ạt rút tiền có xảy ra?

    Một trong những điều quan trọng để ổn định thị trường tiền tệ là nâng cao niềm tin của người gửi tiền. Niềm tin không vững, sẽ khiến tâm lý người gửi tiền dễ bị lung lay trước những tin đồn. Tuy nhiên, đáng mừng là, thời gian gần đây, lòng tin của người dân với hệ thống ngân hàng ngày càng tốt lên. Bằng chứng là, dù có rất nhiều luồng thông tin khác nhau về các ngân hàng yếu kém, nhưng không xảy ra tình trạng người dân đổ xô rút tiền như đã từng xảy ra mấy năm trước đây.

    Tôi cho rằng, sở dĩ niềm tin của người dân được nâng lên một phần là do các chủ trương, chính sách đã được cơ quan quản lý tuyên truyền một cách rõ ràng và minh bạch.

    Thế nhưng, với nguồn lực ít ỏi của Bảo hiểm Tiền gửi hiện nay, nếu khả năng trên xảy ra, thì Bảo hiểm Tiền gửi và Ngân hàng Nhà nước sẽ ứng phó thế nào?

    Thị trường tài chính - ngân hàng rất nhạy cảm. Tôi tin rằng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ có những biện pháp tốt nhất để ổn định thị trường này, hạn chế tối đa đổ vỡ. Đối với cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Chúng tôi luôn theo dõi sát diễn biến hoạt động của các tổ chức tham gia Bảo hiểm Tiền gửi, để nắm bắt nhu cầu hỗ trợ tài chính và chủ động đề xuất phương án phù hợp đối với các tổ chức gặp khó khăn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần đảm bảo an toàn lành mạnh hệ thống ngân hàng.

    Trong năm 2011, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam đã chi trả cho 103 người gửi tiền tại Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở Trù Hựu (Bắc Giang) với số tiền trên 3 tỷ đồng. Việc này đã đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, qua đó, góp phần nâng cao niềm tin của người gửi tiền và ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

    Với chức năng bảo hiểm tiền gửi, cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi được giám sát các tổ chức tín dụng. Vậy kết quả giám sát này được sử dụng như thế nào để góp phần cảnh báo, đảm bảo an toàn hệ thống?

    Bảo hiểm Tiền gửi thực hiện giám sát định kỳ đối với 100% tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 92 ngân hàng thương mại, 11 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 1.093 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và quỹ tín dụng nhân dân trung ương. Hệ thống báo cáo giám sát định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đã được xây dựng và nghiên cứu để từng bước nâng cao chất lượng.

    Khi phát hiện ra những trường hợp rủi ro cao, có nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền và sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam gửi cảnh báo đến tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan để có phương án xử lý thích hợp. Cùng với giám sát từ xa, chúng tôi còn tiến hành kiểm tra tại chỗ giúp đánh giá tốt hơn thực trạng hoạt động, rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn của các tổ chức tín dụng.

    Theo Thùy Liên

    Báo đầu tư
  5. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    [:D][:D][:D]
  6. Chuyengiadoanmo

    Chuyengiadoanmo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    0
    cho minh gia nhap pic voi ban oi
  7. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Seo dạo này ko thấy ghé Topic của tui vậy.:-":-"

    Là sao bạn???:-o:-o
  8. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Tín dụng cho vay lãi suất thấp không nhiều
    Mới đây, DaiABank dành khoảng 130 tỉ đồng cho vay với lãi suất từ 16% đến 16,5%/năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án nông thôn.
    Như vậy chỉ tính từ đầu tháng hai đến nay, có đến gần 10 ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất cho vay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng nếu cộng lại các gói lãi suất ưu đãi thì vẫn còn rất ít trên tổng dư nợ tín dụng.


    Hiện nay có nhiều gói lãi suất cho vay chỉ từ 14,5%, 15%, gần bằng với lãi suất tiền gửi. Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, hiện lãi suất mà ngân hàng vay của người dân là 14%, cộng các chi phí quản lý, rủi ro… thì lãi suất cho vay phải ít nhất 17% mới hòa vốn. Khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay phải là 3%. Chính vì thế, chỉ khi nào chỉ số lạm phát giảm xuống, lãi suất tiền gửi giảm thì lúc ấy lãi suất cho vay giảm mới phổ biến. “Một số ngân hàng có thể hạ lãi suất thấp vì họ có từ nguồn vốn của kho bạc nhà nước, hay vốn ODA… Với những nguồn vốn này, họ không phải trả lãi ở mức 14% nên họ có thể cho vay với lãi suất gần bằng lãi suất tiền gửi” - ông Doanh nói.


    Đại diện giám đốc một ngân hàng tại TP.HCM cũng cho rằng phần lớn mức lãi suất cho vay thấp hiện nay là do ngân hàng đó có được từ nguồn vốn rẻ, có thể là từ chính phủ các nước, hay vay vốn nước ngoài với lãi thấp, chẳng hạn, lãi suất từ Nhật chỉ 0,25%, lãi suất từ Mỹ là 0%. Hoặc đó là các ngân hàng liên doanh được định chế tài chính quốc tế ủng hộ.


    TS Phạm Đỗ Chí, nguyên chuyên gia kinh tế IMF, cũng phân tích thêm: Hiện các ngân hàng vẫn thu hút được người dân gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất khoảng 6%. Nếu ngân hàng dùng số tiền này cho vay lãi 14,5% thì cũng vẫn lời. Vì thế nhiều ngân hàng có thể dành một khoản tín dụng cho vay với mức lãi suất 15%, 16%, tuy nhiên số lượng không nhiều và người vay cũng khó tiếp cận được nguồn vốn này.


    Theo Yên Trang
    Pháp luật Tp
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    [​IMG]


    Áo tím vai trần ... ôi quá xinh !
    Phương Linh ơi ! Em rất gợi tình !
    Hôm nay chứng lại tăng trần tím !
    Để anh về mơ mộng Phương Linh !


    [​IMG]

  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Dòng tiền bất thường này sẽ còn tiếp tục kéo dài trong vài phiên tới.

Chia sẻ trang này