-----Sóng Zích Zắc---> Sóng "gói hỗ trợ"------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 18/05/2012.

6798 người đang online, trong đó có 964 thành viên. 13:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 62227 lượt đọc và 510 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Nhận định thị trường phiên giao dịch 19.06.2012 <FONT class=imageattach onload=[/IMG]- Đánh giá phiên giao dịch 18.06.2012.
    + Thị trường có phiên tăng điểm nhẹ, thanh khoản sụt giảm ở mức khá. Tuy có sự sụt giảm nhưng dòng tiền vào khá tốt hơn các phiên trước, trạng thái mua bán của nước ngoài đã cân bằng, tuy vậy trạng thái thị trường vẫn chưa bền vững để xác định xu hướng.

    - Nhận định thị trường phiên giao dịch 19.06.2012.
    + Thị trường có phiên tăng nhẹ, thanh khoản ở mức khá. Trạng thái giằng co sẽ vẫn tiếp diễn, thị trường sẽ chưa tăng và cũng không giảm mạnh thời điểm này, vì vậy NĐT hạn chế mua vào thời điểm tăng, cũng như bán vào thời điểm giảm, chiến lược mua bán từng phần, mua phiên giảm mạnh, bán phiên tăng, tham gia một phần vốn. Khả năng sẽ có một con sóng tăng vào thời gian tới, tuy nhiên tính ổn định và bền vững, cũng như rủi ro của nó là khá cao nếu vào sai nhịp vì vậy thời điểm này NĐT duy trì trạng thái cổ phiếu và tiền hợp lý, không mua hết và cũng không bán hết một lần. Chỉ nên mua bán cổ phiếu có sẵn trong tài khoản và chỉ tham gia các cổ phiếu cơ bản tốt, những thời điểm giảm mạnh là thời điểm mua tốt nhất, hạn chế mua đuổi và mua phiên tăng. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn.


    Chúc thành công![};-


    P/s: Giai đoạn này khá nhạy cảm, thị trường có thể xảy ra một con sóng tăng, nhưn tính bền vững của nó là rất ít vì vậy NĐT nên cẩn trọng trong việc chọn lựa cổ phiếu, tránh các cổ phiếu yếu kém.


    * Chiến lược:
    + Thị trường ở trạng thái giằng co, tuy nhiên khả năng tăng mạnh là khó, vì vậy NĐT hạn chế tham gia các thời điểm thị trường tăng, nếu có tham gia thì chỉ tham gia một phần vốn và chỉ mua thời điểm giảm mạnh, mua từng phần, chỉ mua các cổ phiếu cơ bản tốt, và có thể bán ở các phiên tăng.
    + Con sóng phục hồi này khá phức tạp, rủi ro và xảy ra ngắn, cũng như khó vượt đỉnh ngắn hạn vừa qua, vì vậy Hose vùng 465-475 và Hastc vùng 76-77 NĐT nên dừng mua và canh bán. Nếu trường hợp có khả năng vượt đỉnh thì sẽ có phương án mới, ngoài ra NĐT ở giai đoạn này chỉ nên tham gia một phần vốn, hạn chế tham gia mạnh, nên bảo toàn lợi nhuận ở con sóng vừa rồi.
    +NĐT ít kinh nghiệm nên hạn chế tham gia vào thời điểm này.
    + NĐT trung hạn và dài hạn có thể chốt một phần nhằm thu lợi nhuận, chờ thị trường điều chỉnh mua lại – lướt sóng, hạn chế gia tăng mạnh thời điểm này.
    ---------------------------------------------------------------------------------

    Khuyến cáo

    - Những phân tích và nhận định trong bài viết thể hiện quan điểm riêng, độc lập của người viết và mang tính khách quan, không đại diện cho công ty chứng khoán. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định mua/bán thuộc về bạn.




    Thangbomnhat.
  2. Mr_index

    Mr_index Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2010
    Đã được thích:
    453
    Nhạt :|.Viết bài nhận định trả khác gì các cty ck cả.
  3. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Mua nợ xấu: Cứu ai và cứu vì cái gi?
    Câu hỏi lớn nhất lúc này là: Nguồn tiền 100.000 tỷ đồng của công ty nợ xấu sẽ do ai chi trả? Và quan trọng hơn hết, tại sao lại đề xuất một khoản tiền lớn đến như vậy để cứu các ngân hàng?

    Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã bàn thảo về việc xây dựng đề án lập công ty mua bán nợ xấu ngân hàng, sẽ xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Công ty này dự kiến sẽ có đủ nguồn lực để làm sạch khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

    Câu hỏi lớn nhất lúc này và chưa có bất cứ một thông tin nào để lý giải là: Nguồn tiền 100.000 tỷ đồng sẽ do ai chi trả? Và quan trọng hơn hết, tại sao lại đề xuất một khoản tiền lớn đến như vậy để cứu các ngân hàng, trong khi các doanh nghiệp trong nước cũng đang đứng trước những khó khăn song những biện pháp hỗ trợ vẫn còn hạn chế?

    Càng băn khoăn hơn khi nguồn lực quốc gia hiện nay quá eo hẹp. Dù việc thành lập công ty chỉ dùng một phần nhỏ vốn từ Nhà nước, còn lại phát hành trái phiếu và huy động từ tư nhân thì việc làm trên liệu có khả thi hay không khi thực tế nguồn ngân sách nhà nước đã phải chi rất nhiều để duy trì, điều tiết nền kinh tế cũng như phục vụ cho đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển quốc gia. Hơn nữa, có ai dám mua trái phiếu của một công ty xử lý nợ nếu không có sự bảo lãnh của Nhà nước.

    Thực tế, để có thể tập hợp được một khối lượng lớn tiền như vậy là việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có những chính sách hợp lí và hiệu quả. Biện pháp giao quyền cho các công ty mua bán nợ huy động vốn, Chính phủ tung trái phiếu huy động đã được đặt ra. Nhưng tính hiệu quả của biện pháp này vẫn còn gây tranh cãi khi không đảm bảo được lượng trái phiếu bán ra.

    Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề khác nảy sinh, như tính hấp dẫn khi đầu tư vào trái phiếu này sẽ như thế nào; liệu có diễn ra tình trạng "nợ chỗ này bù nợ chỗ kia" hay không bởi về cơ bản thì sử dụng trái phiếu cũng là một hình thức vay nợ; liệu Ngân hàng Nhà nước có hỗ trợ vào khoản tiền 100.000 tỷ này để "cứu ngược" hệ thống ngân hàng hay không?

    Đã từng có lập luận cho rằng ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp với đầy đủ những đặc trưng cơ bản. Và cứu ngân hàng, thực chất cũng là cứu doanh nghiệp, thông qua đó góp phần khôi phục nền kinh tế. Bên cạnh đó, người ta cũng vin vào lý do: giữ vững hệ thống, không để đổ vỡ ngân hàng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế để thúc đẩy đề án này.

    Nhưng thực tế có lẽ không đơn giản như vậy. Ngân hàng vẫn là một loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Theo lẽ đó, những gì doanh nghiệp gặp phải như: mắc nợ, lỗ vốn, thậm chí phá sản, thì ắt hẳn các ngân hàng cũng phải chạm trán với những vấn đề tương tự. Trong thời điểm hiện nay, hiện tượng các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không phải là hiếm gặp, và các ngân hàng đôi khi cũng lâm vào cảnh khó khăn như vậy. Nguy cơ phá sản là điều hoàn toàn có thể diễn ra.

    Một khi các ngân hàng đang đứng trước gánh nặng về vốn và thanh khoản thì có thể tuyên bố phá sản. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng trong việc tái cấu trúc các ngân hàng, cải tổ lại phương pháp hoạt động. Chúng ta chỉ cần có những phương án và cơ chế để bảo vệ người gửi tiền chứ không thể bằng mọi cách và mọi nguồn lực để giữ các ngân hàng yếu kém, sắp phá sản mà lỗi là do sai lầm và lòng tham của họ gây ra.

    Tuy nhiên, trong một chiều ngược lại, chuyên gia từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận xét trong một hội thảo đại ý rằng, tái cấu trúc đồng nghĩa với "sự đau đớn", với sự thay đổi lớn về con người, mô hình kinh doanh. Tuy vậy, biện pháp "sốc" hiện nay không phải là lựa chọn cho Việt Nam thông qua việc cho đóng cửa hay phá sản bất kỳ ngân hàng nào. Khác với "sự hủy diệt mang tính sáng tạo" (creative destruction) mà phá sản doanh nghiệp mang lại.

    Về điều này, nhà kinh tế học Joseph Schumpeter lập luận, một "sự hủy diệt" tương tự thông qua phá sản ngân hàng lại đem đến nhiều hệ quả không tiên đoán được. Chỉ cần nhìn lại cuộc khủng hoảng Mỹ năm 2008 vừa qua với nguyên nhân chủ yếu là các ngân hàng đột ngột mất tính thanh khoản trầm trọng khi các nhà đầu cơ đất đai không kịp trả những khoản nợ khổng lồ. Hệ lụy kéo theo đó là cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu vẫn kéo dài cho đến thời điểm hiện nay. Rõ ràng, một hiệu ứng dây chuyền là điều mà mọi người quan ngại. Là bộ phận cung máu cho thân thể, khi máu ứ, hoặc ngắc quản thì toàn bộ nền kinh tế sẽ có vấn đề.

    Vì thế, có thể hiểu được phần nào nguyên nhân của dự kiến thành lập công ty mua nợ xấu với số vốn 100.000 tỷ đồng để cứu các ngân hàng.

    Bài toán hiện nay là tiến hành như thế nào để những mục tiêu chính do Ngân hàng Nhà nước đề ra như tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển dòng vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp theo nguyên tắc bảo toàn vốn, tạo thanh khoản nhất định cho các tổ chức tín dụng.

    Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Indonesia sau khủng hoảng châu Á 1997 cho thấy quá trình mua bán nợ cũng như tái cấu trúc ngân hàng phải quyết liệt, nhanh chóng. Đặc biệt, các ngân hàng phải tính đến một khoản mất mát tài sản nhất định trong và sau khi quá trình này diễn ra.

    Điều quan trọng hơn sau khi phục hồi khả năng thanh khoản là cần hướng tới việc nâng cao các hoạt động và thiết chế trung chuyển vốn cho cả nền kinh tế. Mức tăng tín dụng lên quá cao trong thời gian dài vừa qua mà chủ yếu là do các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ, và do những đầu tư mang tính đầu cơ vào các dự án bất động sản, chính là nguyên nhân khiến cho các ngân hàng gánh nhiều nợ xấu.

    Vì thế "cứu ai và cứu vì cái gì" phải là câu hỏi thường trực từ khâu khởi động, tiến hành và thẩm định cả quá trình, để không bị lệch pha thành cứu các nhóm lợi ích đặc quyền đang kẹt chân vào thị trường chứng khoán hay bất động sản.

    Theo Vân Nhân
    VEF
  4. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Hây za, xin lỗi cụ vì không hợp khẩu vị của cụ, lần sau em sẽ thêm ít gia vị, chắc cụ dùng lần đầu nên khẩu vị không quen, cụ thông củm nha. Chúc cụ một ngày vui vẻ.[:D]
  5. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    - Nếu xảy ra giảm mạnh thì mua vào. Mua cổ phiếu có sẵn, cơ bản tốt, mua từng phần. Chỉ mua giá thấp, không mua đuổi.[};-
  6. ttdhung1

    ttdhung1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2011
    Đã được thích:
    131
    Nhạt quá [:D][:D][:D][:D][:D]
  7. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Ak ak, vậy eng đi mua thêm ít muối thêm vào chứ em chỉ chế biến đc như vậy thui àh.;))
  8. stotiger

    stotiger Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2010
    Đã được thích:
    0
    Mấy eng này chắc cho đi " tàu ngầm" giữa đại dương và ăn món của Pak Bờm chắc "đủ mặn" ! :)):)):))
  9. ttdhung1

    ttdhung1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2011
    Đã được thích:
    131
    Về lấy nước biển Lăng Cô bỏ vào cho nó mặn.:)):)):)):)):))
  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    - Khả năng phục hồi tăng trong phiên này khó, vì vậy NĐT cứ mua ở giá dưới không nên mua đuổi hay mua lên.[};-

Chia sẻ trang này