-----Sóng zích zắc---> Tăng ảo------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 07/05/2012.

2741 người đang online, trong đó có 43 thành viên. 05:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22284 lượt đọc và 223 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Hỗ trợ, chứ không phải cứu




    [​IMG]
    Những tín hiệu từ chuyện hạ lãi suất ngân hàng cho đến các gói hỗ trợ, giải cứu giới doanh nghiệp đang được trông chờ hơn bao giờ hết trong tình thế các khó khăn đang bủa vây nền kinh tế.
    Bên lề “Bàn tròn doanh nghiệp”, do Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, về chủ đề này.
    Từ thắt chặt tiền tệ chuyển sang cắt giảm lãi suất nhanh và nới lỏng tín dụng bất động sản, Ngân hàng Nhà nước đã gây ngạc nhiên lớn với các biện pháp cứu vãn nền kinh tế. Ông đánh giá các quyết định này như thế nào?

    Ông Võ Trí Thành: Dù đã cải thiện được khá nhiều chỉ số quan trọng như lạm phát giảm dần, cán cân thanh toán quốc tế tốt hơn, dự trữ ngoại tệ tăng, thâm hụt thương mại giảm, nhưng theo tôi, ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là mục tiêu thiết yếu. Rủi ro vẫn chực chờ đó khi mà lòng tin vẫn chưa vững chắc.
    Nhưng so với năm trước thì chính sách đã nới lỏng và linh hoạt hơn rất nhiều. Lý do là khó khăn của doanh nghiệp hiện nay không chỉ là tăng trưởng mà nó đã trở thành vấn đề xã hội, và nếu không khéo thì có thể làm mất ổn định vĩ mô. Vì thế hiện nay vẫn phải tiếp tục một chính sách chặt chẽ nhưng linh hoạt và nới lỏng so với năm trước để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tôi thì không dùng từ “cứu” doanh nghiệp, mà là “hỗ trợ”.
    Vậy thì cần hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào, thưa ông?
    Thứ nhất là hỗ trợ sản xuất kinh doanh mà trước hết là phải hạ lãi suất. Nhưng lãi suất chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn nhất hiện nay là làm thế nào doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tín dụng. Thứ hai là miễn giảm thuế, cả thuế thu nhập doanh nghiệp lẫn thuế giá trị gia tăng. Một điều nữa là cố gắng để doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng và cho họ tiếp cận vốn ODA, rồi trái phiếu chính phủ.
    Chúng tôi cũng đang đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện những dự án kết cấu hạ tầng có thể kéo dài, không hoàn thành trong năm 2012 này, nhưng có sức lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phía bên cầu, điều cần thiết là đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở nước ngoài lẫn tạo cầu trong nước.
    Doanh nghiệp vẫn than là họ không thể tiếp cận được nguồn tín dụng, phải chăng là ngân hàng thiếu tiền?
    Tiền thì không thiếu, nhưng điều đáng nói là vòng quay dòng tiền rất chậm. Muốn đẩy nhanh vòng quay này, không gì khác hơn là phải vực dậy lòng tin. Thời điểm quyết liệt nhất, tôi nghĩ, là vào tháng 4 và tháng 5 này, khi mà việc xử lý chín ngân hàng yếu kém đã xong, cùng với đó là hạ lãi suất thêm nữa, thì kinh tế mới khởi sắc lên được.
    Đối với khối sản xuất kinh doanh thì cùng với việc giảm lãi suất, cần phải làm cho việc tiếp cận tín dụng tốt hơn. Sau đó, có thể có những cách hỗ trợ từ ngân sách nhằm để tạo cầu. Một điều rất quan trọng là phải xử lý các khoản nợ xấu, trong đó nợ xấu nhất liên quan đến bất động sản cùng với nhóm ngân hàng yếu kém. Bên cạnh đấy là những cách thức như khoanh nợ, hay cơ cấu lại nợ nhằm để tạo những điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận được tín dụng.
    Hiện nay, đang có nhiều quan điểm xung quanh việc giữ hay bỏ trần lãi suất huy động. Một số nhóm doanh nghiệp đang vận động đề nghị chưa bỏ trần lãi suất vội. Thay vào đó, họ đề nghị chặn trần cho vay khoảng 15%, đối với nhóm sản xuất kinh doanh, từ tháng 5, và việc này kéo dài khoảng sáu tháng. Họ lập luận rằng khi thực hiện việc này, thì khoảng thời gian nửa năm là đủ để cho họ hồi phục chút ít, và sau đó, khi thả nổi lãi suất, thì họ vẫn có thể cầm cự được.

    Nhưng có những ý kiến cho rằng nhà nước không cần thiết phải can thiệp bằng các giải pháp tài chính, vì như vậy sẽ không giúp thị trường bất động sản tự lớn mạnh?
    Tôi nghĩ rằng can thiệp ở đây là tạo ra cơ chế nhằm làm tan băng bất động sản đi. Vì thế, ngoài việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản qua cơn khốn khó, điều này còn có ý nghĩa lan tỏa trong các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng.
    Điều quan trọng là, có như vậy thì việc xử lý, tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng mới thuận lợi hơn được. Và những điều đó cũng liên quan đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô. Thực chất, nếu không hỗ trợ ngành bất động sản, không xử lý được các khoản nợ xấu này, hệ thống ngân hàng cũng sẽ khó tồn tại.
    Theo Phi Tuấn
    TBKTSG
  2. tienanh1911

    tienanh1911 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Hỗ trợ cũng là tốt rùi,mấy năm qua toàn bóp chẹn DN.
  3. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Từ 23.000 tỉ đồng mua tàu cũ đến 29.000 tỉ đồng giải cứu nền kinh tế
    Trong bối cảnh nền sản xuất đình đốn thấy rõ, qua các chỉ số sản xuất, tồn kho…, việc bộ Tài chính đề xuất gói giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN được hoan nghênh, không chỉ từ đối tượng thụ hưởng.

    Gói giải pháp được cho là trị giá 29.000 tỉ đồng đang chờ Quốc hội phê duyệt này chủ yếu thông qua việc giảm, giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và giãn nộp thuế giá trị gia tăng.

    Cũng trong bối cảnh trên, trước khi có đề xuất của bộ Tài chính vài ngày, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải đã “phê duyệt” (chỉ cần phê duyệt?!) đề án công nghiệp hoá – hiện đại hoá bộ mình với tổng chi phí lên đến 223.000 tỉ đồng.

    Trong đó, ngoài hạng mục đầu tư trụ sở làm việc tới hơn 12.000 tỉ đồng, hạng mục đầu tư đội tàu biển cho tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) lên đến 30.000 tỉ vào năm 2015 và 70.000 tỉ vào năm 2030 cũng gây bất bình, hoài nghi lớn trong dư luận. Bởi, theo kết quả thanh tra giai đoạn 2007 – 2010 mà Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng, công ty này đã mua 73 tàu biển từ nước ngoài với tổng trị giá gần 23.000 tỉ nhưng đa số đã qua sử dụng, phải tốn nhiều kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng, lại kinh doanh không hiệu quả nên gây thua lỗ lớn. Chưa thấy xử lý trách nhiệm, vậy mà nay họ lại muốn mua thêm tàu nữa.

    Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp nhà nước như vậy, bức tranh về đầu tư công cũng không sáng sủa hơn. Tại hội thảo “Tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước” diễn ra tại Hà Nội mới đây, câu chuyện nóng bỏng này lại được đặt ra, không dừng ở những con số thống kê về tỷ trọng (quá lớn) nhưng hiệu quả (thấp, so với đầu tư tư nhân), mà còn ở vấn đề tác động chèn ép đầu tư khu vực tư nhân, thẩm quyền phê duyệt dự án dễ dãi, kỷ luật ngân sách lỏng lẻo cũng như thực tế sử dụng nguồn tiền vay mượn tài trợ cho đầu tư công như thế nào.

    Nhóm người lạc quan với tình hình nợ công nước nhà dựa trên lập luận vay để đầu tư thì sẽ sinh lợi, sẽ có khả năng trả. Nay, mối nguy không chỉ đến từ việc đầu tư công không hiệu quả mà còn từ việc tiền vay mượn đó đã đi tới những đâu. Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, khi so sánh mối quan hệ giữa đầu tư công – nợ công giai đoạn 2001 – 2011, đã chỉ ra kết quả mà theo ông “đáng kinh ngạc” là “so với GDP (giá thực tế) thì đầu tư công có xu hướng giảm rõ rệt, trong khi nợ công lại có xu hướng tăng mạnh và nợ nước ngoài cũng vậy”.

    Ông đặt câu hỏi “Vậy thì một phần nợ công đã chuyển đi đâu, phải chăng là sang tiêu dùng chứ không hẳn cho đầu tư phát triển?”. Vay mượn tầm quốc gia để tiêu dùng, dù là bù thâm hụt ngân sách hay thất thoát, tham nhũng, đều nguy hiểm.
    Đồng tiền hỗ trợ trực tiếp như một miếng khi đói, doanh nghiệp cần, nhưng cái doanh nghiệp cần hơn để không phải bị làm cho rơi vào tình trạng đói là một môi trường vĩ mô ổn định, môi trường chính sách có thể tiên liệu được, môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Những điều đó hầu như chúng ta chưa làm được.

    Đặt câu chuyện 29.000 tỉ đồng cứu doanh nghiệp và chuyện 23.000 tỉ Vinalines mua tàu cũ, thua lỗ cũng như bức tranh về đầu tư công để thấy chúng ta đang gặp khó khăn như thế nào trong nhiệm vụ cấp thiết là phải cứu doanh nghiệp, đồng nghĩa với cứu nền kinh tế; cũng như, đã dễ dãi như thế nào đối với các khoản chi cho doanh nghiệp nhà nước, cho đầu tư công mà hệ quả không chỉ ở bài toán hiệu quả mà còn ở sự gây rối của nó đối với mục tiêu ổn định vĩ mô, một hệ quả mà hiện nay cả nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ đang phải gánh chịu. Cho đến nay, ta vẫn chưa có luật về đầu tư công, về đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, về mua sắm công…

    Trước khi bộ Tài chính công bố các đề xuất của mình, tại Diễn đàn kinh doanh do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức hôm 19.4, tiến sĩ Võ Trí Thành đã nhận định như đinh đóng cột, rằng sẽ không có gói “cứu trợ” tới mấy tỉ USD như hồi năm 2009 mà chỉ có gói “hỗ trợ”, bỏ qua rào cản về thủ tục pháp lý nếu có, đơn giản vì nguồn lực của Nhà nước không bằng 2009, lại phải làm sao để không ảnh hưởng đến mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế.

    Đồng tiền hỗ trợ trực tiếp như một miếng khi đói, doanh nghiệp cần (miếng càng lớn càng tốt!) nhưng cái doanh nghiệp cần hơn để không phải bị làm cho rơi vào tình trạng đói là một môi trường vĩ mô ổn định, môi trường chính sách có thể tiên liệu được, môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Những điều đó hầu như chúng ta chưa làm được. Và để làm được, con đường phải đi ta đã thấy, đã chọn: tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từ tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng.

    Vấn đề là đi thế nào để tới đích. Lời giải nằm ngay trong những ví dụ – bài học sinh động – xương máu từ “vai trò chủ đạo” của Vinashin, Vinalines…, từ quá trình tổng kết tình hình đầu tư công. Nếu không nhìn vào thực tế mất mát này, hệ luỵ sẽ mãi đeo bám với một hệ thống tài chính chằng chéo không thể giãy mình ra khỏi bóng ma nợ xấu, bước vào kỷ nguyên công khai, minh bạch, lành mạnh.

    Theo đề án 254 – “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, Chính phủ chấp nhận lấy nguồn ngân sách trả cho những khoản nợ xấu do mình chỉ định (chủ yếu cho doanh nghiệp nhà nước). Chưa có con số thống kê khoản này là bao nhiêu cho thiểu số doanh nghiệp “đặc biệt” nào, so với 29.000 tỉ sẽ chia cho mấy trăm ngàn doanh nghiệp.

    Nhưng quan trọng hơn là liệu trong tương lai, Nhà nước có thoát được… cảnh con dại cái mang với “con đẻ” của mình – doanh nghiệp nhà nước. Giảm rủi ro hệ thống, cần bắt đầu từ nhân tố gây rủi ro nhiều nhất.

    Không loại trừ tình cảnh khốn khó hiện nay của một số không ít doanh nghiệp bắt nguồn từ chính lối làm ăn theo kiểu… thổi bong bóng lợi nhuận trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… Sẽ công bằng khi họ bị trừng phạt nhưng họ không phải là tất cả. Nếu quy luật thưởng – phạt của thị trường được vận hành trơn tru mà không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, thì có lẽ chúng ta đã không phải chứng kiến cảnh tất cả cùng khó như bây giờ.

    Theo Nguyên Lê

    SGTT
  4. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
    Nhận định thị trường phiên giao dịch 08.05.2012

    - Đánh giá phiên giao dịch 07.05.2012.
    + Thị trường có phiên tăng điểm mạnh, thanh khoản cải thiện nhẹ - ở mức khá. Dòng tiền vào thị trường khá mạnh và ổn định, tuy nhiên chỉ tập trung vào các cổ phiếu cơ bản tốt, phần nào tạo tính bền vững cho thị trường.

    - Thông tin.
    + Xăng: hiện tại giá xăng thành phần đã giảm còn 124$/thùng, vậy là chúng ta đã tăng giá xăng vào thời điểm cao nhất của giá xăng, phần nào nói lên cách quản lý yếu kém của cấp quản lý khi không có những chiến lược kinh doanh thích hợp, trong khi đang điều hành một nghành nhạy cảm và tác động sâu rộng đến cả nền kinh tế, vậy những thiệt hại và ảnh hưởng đến nền kinh tế ai sẽ chịu trách nhiệm, với cách thức làm việc thiếu trách nhiệm và yếu kém như hiện tại thì những cấp quản lý này sẽ còn tiếp tục gây hại cho nền kinh tế lớn hơn nữa.
    + Doanh nghiệp nhà nước: việc đánh giá các hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thì phần lớn là thua lỗ và hoạt động kém hiệu quả nhưng cấp quản lý vẫn chưa có sự thay đổi cũng như thái độ trách nhiệm trước những sai phạm gây ra, trong khi hiện tại khối doanh nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn về quy mô và vốn của cả nền kinh tế, cùng với tình trạng kinh tế khó khăn hiện tại thì nó sẽ đẩy nền kinh tế càng khó khăn, cấp quản lý cần thay đổi những nhân sự quản lý yếu kém ở các doanh nghiệp này trước khi nó bị phá nát gây hao tổn tài sản thêm cho nền kinh tế ở giai đoạn hiện tại cần phải chi tiêu tính toán và tiết kiệm. Đây cũng là yếu điểm lớn của nền kinh tế đó là chất lượng của cấp quản lý không được đào tạo bài bản làm việc theo cảm tính, trình độ hạn chế, năng lực yếu kém vì vậy gây ra những tác động tới nền kinh tế là khó tránh khỏi, phần nào kìm hãm và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

    - Nhận định thị trường phiên giao dịch 08.05.2012.
    + Thị trường có phiên tăng điểm, thanh khoản ở mức tốt. Dòng tiền vẫn chảy mạnh vào các cổ phiếu cơ bản tốt, sẽ có một số cổ phiếu xảy ra điều chỉnh nhưng quá trình điều chỉnh sẽ xảy ra nhanh và tiếp tục tăng. NĐT tiếp tục nắm giữ và mua vào thêm cổ phiếu, ưu tiên cổ phiếu có sẵn, cổ phiếu cơ bản tốt, tránh các cổ phiếu yếu kém, đầu cơ rủi ro cao. NĐT trung và dài hạn có thể lướt sóng giảm giá vốn. Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn.

    Chúc thành công![};-
    ---------------------------------------------------------------------------------
    Khuyến cáo
    Những phân tích và nhận định trong bài viết thể hiện quan điểm riêng, độc lập của người viết và mang tính khách quan, không đại diện cho công ty chứng khoán. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định mua/bán thuộc về bạn.


    Thangbomnhat.

  5. longphan89

    longphan89 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    0
    E đang có GSP, mua thêm ổn chứ a :D
  6. lannguyen_2505

    lannguyen_2505 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Đã được thích:
    0
    bbac chu top xem ho toi nhung cp sau thi cp nao tot bac :tng pps cvt phr hqc asm thank cam on bac
  7. mickeyCK

    mickeyCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2010
    Đã được thích:
    73
    [};-[};-[};-
  8. trieuty

    trieuty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    64
    Cơ bản cũng bình thường, lỗ ít hoặc lãi ít. được cái thị giá thấp và thấp hơn nhiều lần giá sổ sách
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    “Ngân hàng đang thừa quá nhiều tiền”
    Trong tháng 4 vừa qua, NHNN đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng.
    Phòng Kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa có bản báo cáo “Diễn biến và nhận định xu hướng thị trường tiền tệ tháng 4/2012” với những thông tin đáng chú ý.

    Nguồn thông tin trên cho biết, trong tháng qua, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hút mạnh vốn về qua nghiệp vụ repo và tín phiếu.

    Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước và theo tính toán của đầu mối trên, trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường mở (OMO) ở nghiệp vụ cho vay thế chấp là 9.055 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 12% - 13%/năm) và hút về 10.962 tỷ đồng.

    Cũng trong thời gian đó, Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu hút về là 51.431 tỷ đồng (kỳ hạn 28 ngày, 91 ngày, 182 ngày với lãi suất từ 6,2% - 12,5%/năm).

    “Đặc biệt trong thời gian cuối tháng 4 lãi suất tín phiếu liên tục giảm theo từng ngày, việc lãi suất liên ngân hàng liên tục giảm thì đương nhiên lãi suất tín phiếu cũng phải giảm theo. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, ngân hàng thương mại mà thừa quá nhiều tiền thì không phải là điều đáng mừng”, báo cáo từ VietinBank đưa ra nhận định.

    Và tính chung trong tháng 4 vừa qua, tổng lượng vốn Ngân hàng Nhà nước hút về ở nghiệp vụ repo và tín phiếu là 53.338 tỷ đồng.

    Trước đó, tại cuộc họp báo ngày 11/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4/2012, cơ quan này đã rút về 45.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ phát hành tín phiếu các kỳ hạn 1, 3 và 6 tháng.

    Tham khảo diễn biến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cũng cho thấy nguồn vốn của các nhà băng thời gian gần đây khá thuận lợi, lãi suất liên tục giảm và ở mức thấp.

    Cụ thể, trong tuần cuối tháng 4, dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND đều giảm khá mạnh ở tất cả các kỳ hạn. Các kỳ hạn 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 6 tháng và trên 12 tháng có mức giảm từ 1% - 1,49%; kỳ hạn qua đêm và 3 tháng lần lượt giảm 0,88% và 0,81%; kỳ hạn 3 tuần và 2 tháng giảm nhẹ. Riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất giao dịch giảm mạnh so với kỳ trước với mức giảm 5,22%.

    Lãi suất bình quân qua đêm theo đó chỉ ở mức 6,69%/năm; lãi suất bình quân kỳ hạn 1 và 2 tuần thậm chí chỉ còn 5,79% và 5,93%/năm; các kỳ hạn dài hơn cũng phổ biến quanh 10%, cao nhất là 12,04%/năm kỳ hạn 6 tháng.

    Đầu tháng 5 này, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên liên ngân hàng tiếp tục cho xu hướng giảm và ở mức rất thấp. Mức cập nhật gần nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy kỳ hạn như qua đêm chỉ còn 6,39%/năm, 1 tuần chỉ có 4,83%/năm, 2 tuần chỉ 5,49%... Và một số nguồn tin đề cập đến cả những mức lãi suất dưới 5%/năm trong những ngày gần đây.

    Dù tính đại diện của những mức lãi suất đó chỉ là tương đối, nhưng góp phần cho thấy một thực tế là lượng vốn khả dụng của các ngân hàng đang dồi dào; thậm chí là “thừa quá nhiều tiền” như trong thông tin của bộ phận chuyên trách của VietinBank đề cập.

    Tuy nhiên, lãi suất huy động trên thị trường 1 của hầu hết các ngân hàng thương mại hiện vẫn áp phổ biến kịch trần 12%/năm ở các kỳ hạn từ 1 tháng. Và thông tin chờ đợi là thực tế tăng trưởng tín dụng từ tháng 4, sau khi đã giảm mạnh trong quý đầu năm, có được cải thiện rõ rệt hay không trước sự dư thừa của nguồn vốn.

    Theo Nhật Nam
    Vneconomy
  10. TapChoiChung

    TapChoiChung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    325
    hôm qua thị trường tăng mạnh . đa số mã CE . hôm nay múc tiếp liệu rủi ro có quá cao ko ?

Chia sẻ trang này