1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

-----------Sóng "zích zắc"--> Thanh lọc----------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 02/04/2012.

7687 người đang online, trong đó có 965 thành viên. 16:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 18791 lượt đọc và 237 bài trả lời
  1. dzittihon

    dzittihon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/11/2007
    Đã được thích:
    365
    Em cũng đang nghi như vậy quá [:D]
  2. farmernong

    farmernong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2009
    Đã được thích:
    7
    Nhưng xem lại lịch sử giao dịch thì những phiên giá điện tăng, thị trường ko bị sập như xăng do ko bị ảnh hưởng nhiều như xăng, mà đợt này chắc chỉ tăng 5% thôi các bác ợ
  3. hoantv

    hoantv Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2003
    Đã được thích:
    0
    Nghe cụ Bờm hay sao ấy mà bên HNX chốt mạnh thế :)
  4. smallcats

    smallcats Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/05/2001
    Đã được thích:
    49
    Hic, bên HO cũng vậy, TT này thật khó lên mạnh vì tiền vẫn yếu hơn cổ, thật đúng với tiêu đề "zich zac" và "thanh lọc"...
  5. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Cứ từ từ, sao cụ cứ nôn nóng thế, mua các phiên trc đc giá hời thì giờ bán là bt mà, sao phải phân vân.[:D][:D]
  6. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Ai đã gây ra nguy cơ thiểu phát?
    Bản in ấn Email
    Cỡ chữ
    Ý kiến bình luận (1)
    (Tamnhin.net) - Đã khá muộn để vớt vát lại sự hồi phục của những nhóm ngành sản xuất chính, nhưng vẫn chưa phải quá trễ để minh chứng cho khả năng và uy tín điều hành kinh tế của Chính phủ theo cách phải chọn một trong hai: hoặc quyền lợi riêng biệt của nhóm ngân hàng, hoặc quyền lợi có tính xã hội và dân sinh của khối doanh nghiệp.

    Ảnh minh họa

    Ở hai đầu đối trọng

    Một đầu cán cân kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục bị đè nén bởi quyền lợi của những nhóm lợi ích rất riêng biệt và cũng rất “đặc thù”. Vào thời điểm tháng 11/2011, khi lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngân hàng tuyên bố trước Quốc hội là sẽ không một ngân hàng nào phải phá sản, con số doanh nghiệp phải giải thể hoặc lâm vào tình cảnh tương tự đã lên đến 50.000!

    Với sức nặng từ “chỉ tiêu” tồn tại ngân hàng ở một đầu cân, đầu cân bên kia đã biến mất hoàn toàn một loại chỉ tiêu khác: tỷ lệ phá sản cho phép của doanh nghiệp. Khác hẳn với mức lợi nhuận vài ba ngàn tỷ đồng hàng năm của mỗi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất chỉ còn duy nhất triết lý tự thân: To be or not to be!

    Nhưng với công tác lập kế hoạch và giám sát điều hành, lại đã xảy ra một hiện tượng rất lạ, khi từ một cơ quan tham mưu gần gũi cho Chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến các quan chức trong Chính phủ mới được thành lập từ tháng 8/2011 đến nay, đều đã không nêu ra bất kỳ sự hứa hẹn nào về giải pháp khống chế hoặc giảm thiểu tỷ lệ doanh nghiệp lâm vào đường cùng.

    Vào quý đầu của năm 2012, thế đường cùng của khối doanh nghiệp còn trở nên “minh bạch” hơn: chỉ theo con số công bố chính thức, đã có thêm hàng chục ngàn doanh nghiệp phải giải thể và ngưng hoạt động do thiếu vốn. Nhưng ở một đầu cân khác, báo cáo của Bộ KHĐT vẫn lặp lại một đánh giá quen thuộc đến nhàm chán: “Tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2012 có những chuyển biến tích cực. Các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có bước phát triển”.

    “Những chuyển biến tích cực” đã phát lộ như thế nào? Bức tranh mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phác thảo té ra lại có một nét chấm phá rất dị biệt: ít nhất 10% số doanh nghiệp - một tỷ lệ không nhỏ chút nào - đã phải ngừng hoạt động. Còn theo nhận định của chuyên gia, trong quý 4/2011, ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng đến sản xuất là rất rõ ràng khi chỉ số tăng trưởng công nghiệp giảm từ 9% xuống còn 6,8%. Đến tháng 2/2012, chỉ số này đã có một buớc thụt lùi sâu sắc về ngưỡng 4%, đặc biệt nhóm ngành chế tạo chỉ tăng 2,4% so với mức tăng 12% trong 7 tháng đầu năm 2011. Rất nhiều ngành có tỷ trọng đóng góp lớn trong tổng giá trị sản xuất thậm chí còn tăng trưởng âm.

    Với thực trạng ngày càng trở nên khốn khó như thế, thật nan giải để có thể nêu ra một kết luận nào khác hơn việc những dấu hiệu của đình đốn sản xuất đã hiên hiện rõ rệt.

    Nhưng từ hơn một năm qua, kể từ khi nghị quyết 11 của Chính phủ yêu cầu về thắt chặt chi tiêu và tín dụng, trong giới điều hành chính sách và cơ quan quản lý nhà nước lại chưa hề xuất hiện một cụm từ chính thức nào thừa nhận trạng thái “đình lạm” của nền kinh tế, cho dù thực tế cấu thành những yếu tố của tình trạng nạn lạm phát treo cao và phần lớn khu vực sản xuất bị đình đốn đã quá đủ để thuyết minh cho bức tranh kinh tế - xã hội năm 2011 với gam màu đậm đặc u tối.

    “Chỉ tiêu” thất nghiệp vì thế dường như cũng bị “quên lãng”. Nói đúng hơn, tỷ lệ thất nghiệp chính thức, thường được mô tả như hệ quả của con số doanh nghiệp phá sản theo thống kê chính thức, là không có gì đáng lo ngại. Nhưng chỉ cần nhìn vào cảnh hàng trăm ngàn công nhân không có tiền mua vé tàu về quê ăn tết 2012 cũng đủ thấy hoàn cảnh bĩ cực về thu nhập dẫn đến trạng thái bĩ cực về xã hội đã dâng cao đến thế nào.

    Nguồn cơn nào, những cơ quan hay nhóm lợi ích nào đã gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra hậu quả trên?

    7 tháng và những “chuyển biến tích cực”

    Cho đến nay, điều được gọi là “quyết tâm” của Chính phủ đối với việc kềm giữ chỉ số lạm phát dưới một con số trong năm 2012 có vẻ như không thực sự có ý nghĩa. Nếu quý 1 năm 2012 được đánh dấu như một “chuyển biến tích cực” khi lạm phát tăng tổng cộng chưa đầy 3% trong quý và đặc biệt chỉ có 0,16% trong tháng 3, thì một nghịch lý quá lớn lại đang tồn tại ngay trong lòng thể chế kinh tế: cần ưu tiên mục tiêu khống chế lạm phát như một động thái đánh đổi tăng trưởng, hay vì động thái quá “quyết liệt” như vậy mà đã vô hình trung triệt tiêu phần lớn sức sản xuất xã hội?

    Thực ra đã có quá nhiều tranh luận trong giới điều hành và chuyên gia về câu hỏi và cũng là nghịch lý trên. Phương án được xem là ổn thỏa nhất là làm sao dung hòa được mục tiêu kềm giữ lạm phát và đồng thời khơi dậy khả năng tạo ra giá trị thặng dư cho các ngành sản xuất.

    Tuy nhiên, điều đáng nói là nếu như trạng thái “đình lạm” đã tồn tại trong suốt một thời gian dài từ giữa năm 2011 đến nay, thì cái cách mà những cơ quan có chức năng điều tiết tín dụng và tài chính nhằm phục vụ nền kinh tế như Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính lại cũng bộc lộ quá nhiều dấu hiệu đình trệ.

    Những cơ hội tốt nhất để phục hồi phần nào đó sức sản xuất đã bị hai cơ quan này, đặc biệt là NHNN, bỏ qua. 5 tháng liên tiếp chỉ số lạm phát dưới 1% vào nửa cuối năm 2011 có ý nghĩa như một cơ hội hơn là một lời hứa giảm lãi suất.

    Hoặc cần đặt ngược lại vấn đề là nếu lãi suất được kéo giảm từ tháng 9/2011 thì sự thể liệu có khả quan hơn? Đó cũng là thời điểm mà lần đầu tiên trong năm 2011, con số gần 50.000 doanh nghiệp phá sản và giải thể được công bố như một thực tế đầy bức xúc.

    Song từ tháng 9/2011 đến nay lại đã trôi qua hơn nửa năm mà không có bất kỳ một dấu hiệu cải thiện nào của nền kinh tế, nếu không nói là tình hình còn tệ hơn khá nhiều. Suốt 7 tháng qua, trong ít nhất sáu lần người đứng đầu Chính phủ đích thân yêu cầu “giảm ngay lãi suất” thì đã có đến năm lần yêu cầu này bị người đứng đầu NHNN cố tình trì hoãn.

    Cũng trong 7 tháng qua, bất chấp tình trạng chết dở sống dở của doanh nghiệp ở một đầu cân, đầu cân bên kia vẫn nhịp nhàng tung hứng hoạt động của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng. Hàng loạt “chuyển biến tích cực” đã phơi lộ: các doanh nghiệp và ngân hàng kinh doanh vàng thi nhau làm giá và thao túng trong mọi khâu từ nhập khẩu, sản xuất, niêm yết đến tiêu thụ…; thị trường liên ngân hàng sôi động với tình trạng lãi suất liên ngân hàng có lúc tăng đến 30%, nhưng lại chỉ nhằm phục vụ cho ý đồ gây sức ép về thanh khoản và động cơ thâu tóm lẫn nhau; bất chấp lượng vốn ứ đọng khá lớn trong hệ thống ngân hàng, lãi suất cho vay vẫn không được NHNN điều chỉnh theo cách thức áp trần hoặc bằng vào những biện pháp thực hạ, dẫn đến lượng vốn chảy vào doanh nghiệp chỉ như nước trên sa mạc…

    Vào quý 1/2012, sau khi “loạn lạc” từ thị trường vàng và liên ngân hàng đã tạm lắng, sự náo động duy nhất lại thuộc về một thị trường có tính đầu cơ rất cao, kèm theo vô số đồn đoán về việc một số ngân hàng nào đó đã tung tiền nhàn rỗi để “gom hàng” và “đánh lên” chứng khoán.

    Nhưng trong bối cảnh nhộn nhạo của các thị trường đầu cơ từ khi Chính phủ mới được thành lập, đến nay đã có những thông tin xác thực về nguy cơ hiện hữu một phần ba doanh nghiệp ngành mía đường phải phá sản, hoặc tỷ lệ hàng tồn kho tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái… Bầu sữa tín dụng - “nồi cơm” của các ngân hàng, đã bị NHNN siết chặt trong một toan tính quá nặng về quyền lợi nhóm lợi ích ngân hàng và vàng mà bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

    Bởi thế, gần đây một số hiệp hội ngành nghề đã phải tán thán “Đến khi lãi suất giảm thì doanh nghiệp đã kiệt sức!”.

    Uy tín của Chính phủ có bị tổn thương?

    Trong một cuộc họp của Thủ tướng với giới chuyên gia vào tuần cuối tháng 3/2012, lần đầu tiên xảy ra sự việc chủ tịch một ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh - Ngân hàng ACB - đã chính thức bác bỏ lập luận về “khó khăn thanh khoản” do thống đốc Nguyễn Văn Bình thuyết minh, với dẫn cứ rất cụ thể: ACB hiện còn tồn đến 3 tỷ USD mà không cho vay được.

    Rõ ràng, con số hàng trăm ngàn tỷ đồng tồn ứ trong hệ thống ngân hàng, chí ít cũng nằm trong nhóm G12, không phải chỉ là lời đồn đoán. Mà đó là một hiện thực, mô tả cho nghịch lý quá thâm sâu về chuyện ngân hàng dôi dư vốn, nhưng nền kinh tế và các doanh nghiệp lại bị “đói ăn”, dẫn đến hậu quả “đình lạm” trong năm 2011 và hiện tượng giảm phát hiện nay, hoặc triển vọng thiểu phát trong cả năm 2012 này.

    Từ thực tế đời sống xã hội, các tầng lớp dân cư và trí thức, không phải đã không có những lời cảnh báo về giảm phát và thiểu phát. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về việc nếu siết quá chặt tín dụng, hệ quả tăng trưởng thấp dù sẽ góp phần “làm đẹp” con số lạm phát, nhưng về lâu dài sẽ lại là tác nhân sinh ra lạm phát. Khi đó, như một cơ thể trọng bệnh kéo dài quá lâu, khả năng hồi phục sẽ khó khăn hơn nhiều so với hiện nay. Khi đó, động lực sản xuất sẽ bị giảm về mức tối thiểu khiến cung hàng hóa trở nên khan hiếm hơn hẳn, làm cho giá cả hàng hóa có thể tăng lại. Mà như thế thì không thể nói khác hơn là bóng ma lạm phát những năm trước một lần nữa sẽ tái hiện.

    Trong trường hợp sớm nhất, theo chuyên gia Phạm Đỗ Chí, lạm phát có thể bùng phát ngay từ quý 3/2012.

    “Quyết tâm kềm giữ lạm phát” của Chính phủ vì thế đang có nguy cơ bị lung lay. Nguy cơ này lại càng đậm đà sắc màu xã hội khi những nhóm lợi ích được bao cấp - điện và xăng dầu, có thể lấy lý do thiểu phát mà thoải mái tăng giá. Gần đây, những dạo đầu cho kịch bản này đã bắt đầu khởi động.

    Cho đến giờ, có lẽ đã khá muộn để vớt vát lại sự hồi phục của những nhóm ngành sản xuất chính, nhưng vẫn chưa phải quá trễ để minh chứng cho khả năng và uy tín điều hành kinh tế của Chính phủ. Minh chứng đó chỉ có thể được thể hiện theo cách phải chọn một trong hai: hoặc quyền lợi riêng biệt của nhóm ngân hàng, hoặc quyền lợi có tính xã hội và dân sinh của khối doanh nghiệp.

    Tại thời điểm này, thời gian không còn ủng hộ cho bất kỳ một “độ trễ” nào của minh chứng trên. Nếu dân chúng vẫn thường được ghép cho đặc tính “dễ bị tổn thương” thì Chính phủ sẽ cảm thấy thế nào nếu nhượng bộ cho sự tự tung tác của nhóm lợi ích ngân hàng mà sẽ còn gây ra nhiều hậu quả cho dân tộc trong tương lai không xa?



    Viết Lê Quân
  7. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Độc quyền vốn và lãi suất
    Đó là vị thế của NH trên thị trường vốn lâu nay. Chiếm tới 70 - 80% nguồn cung vốn cho nền kinh tế và luôn ở thế thượng phong so với thị trường CK, vì thế lãi suất luôn cao ngất ngưởng
    Cả nền kinh tế sống dựa ngân hàng

    Trong suốt hơn 10 năm vừa qua, trừ giai đoạn cực thịnh của thị trường CK vào các năm 2006 - 2007, còn lại “chợ” CK vốn được ví như một sàn bạc - nơi các nhà đầu cơ lướt sóng chứ không làm đúng vai trò là một kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp (DN) thông qua phát hành CK. Kênh trái phiếu (TP), đặc biệt TP DN cũng không thể phát huy tác dụng khi những đợt phát hành thất bại, ế chỏng chơ...

    Các kênh vốn trên bị tắc, DN lại phải quay trở lại cầu cạnh NH, kể cả việc vay vốn lưu động hay vốn đầu tư dự án, sản xuất - kinh doanh. Hiện nay, theo thống kê, có tới 80% nguồn vốn của nền kinh tế được dẫn qua hệ thống NH - các nhà băng đã trở thành bà đỡ vốn cho nền kinh tế và là mạch máu để tăng trưởng. Sự phụ thuộc quá lớn này khiến NH vô tình nhận được sự ưu ái đặc biệt, nếu chưa muốn nói là được độc quyền nguồn vốn để huy động với giá rẻ và cho vay với giá đắt.

    “Nguồn vốn NH chỉ là vốn lưu động. Thị trường NH là thị trường tiền tệ, mà thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn. Các NH chỉ cho vay vốn lưu động, còn vốn đầu tư phải là vốn tự có hoặc các DN phải huy động trên thị trường vốn”, Thống đốc NH Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói và khẳng định thời gian tới sẽ tái cấu trúc lại hệ thống theo hướng các NH chỉ tập trung hỗ trợ vốn ngắn hạn, còn lại vốn trung và dài hạn sẽ đẩy ra nền kinh tế thông qua thị trường vốn.

    Tháo “gông” cho NH Nhà nước

    Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đang nỗ lực để cải tổ thị trường CK, thông qua một loạt công việc: xử lý công ty CK yếu kém, nâng chất lượng sản phẩm, phát triển thêm các công cụ để tăng tính thanh khoản... Nhưng với sự non trẻ và quá nhiều hạn chế không thể một sớm một chiều có thể giải quyết, CK khó trở thành điểm tựa để giải quyết khó khăn vốn cho DN. Vì vậy, con số hơn 1% DN đang niêm yết trên tổng số 600.000 DN của cả nước khó có thể trông cậy được gì, chứ chưa nói đến hàng trăm nghìn DN vừa và nhỏ khác chưa lên sàn.

    Riêng thị trường TP, người đứng đầu ngành tài chính còn trăn trở hơn khi đang cố gắng nhanh chóng xây dựng xong đề án hạn mức xếp hạng tín nhiệm mà theo ông đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

    Trước đó, hàng loạt các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước không thể phát hành được TP để huy động vốn trên thị trường quốc tế do các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà. “Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) phát hành 3 lần TP thì ba lần đều thất bại, không kiếm đâu ra được vốn. Nếu không có xếp hạng tín nhiệm thì sẽ không nhà đầu tư nước ngoài nào tin tưởng để mua TP cả”, ông Huệ nói.

    Với vai trò của một cơ quan trung gian, ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, muốn “tháo gông” cho NH Nhà nước, để giảm tải gánh nặng dẫn vốn, không còn ai khác là Bộ Tài chính phải xắn tay vào. Bộ này phải đứng ra chủ trì để phát triển thị trường TP. Thị trường này có nhiều phân khúc như TP Chính phủ, TP DN... nhưng rõ ràng, những năm qua và hiện tại DN phát hành nhưng dân không ai mua. Muốn phát triển được phải làm thế nào để các định chế tài chính, các tổ chức ngoài NH, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... tham gia vào.

    Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Giám đốc Ban Vốn và kinh doanh vốn của NH Đầu tư và phát triển (BIDV) so sánh, giá trị huy động từ TP ở ta chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong GDP, chỉ khoảng 15 - 16%, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

    Cụ thể, tại Nhật Bản - giá trị thị trường TP bằng gần 200% GDP, trong khi tại Trung Quốc và Malaysia tỷ lệ này lần lượt là 48% và 100%.

    TS Nguyễn Thị Kim Thanh - Viện trưởng Viện Chiến lược NH không chỉ băn khoăn về việc Bộ Tài chính vì sao cho tới giờ vẫn chưa xây dựng được hệ thống chính sách bài bản về xếp hạng tín nhiệm, cũng như các chỉ số để tham chiếu. Bởi về thứ tự ưu tiên vốn, nếu bắt buộc huy động bên ngoài thì việc vay nợ hoặc phát hành TP được ưu tiên hơn cổ phiếu.

    Trong đó, việc phát hành TP là tích cực hơn cả bởi chi phí thấp, tránh được giới hạn sử dụng vốn vay, giới hạn đảm bảo tài sản và nguồn vốn ổn định trong dài hạn thường từ 5 năm trở lên. Vì vậy, các cơ quan quản lý phải sớm có những giải pháp tổng thể để cấu trúc lại và phát triển thị trường này, tránh tình trạng vốn của nền kinh tế quá phụ thuộc vào “bà đỡ” NH.

    Theo Anh Vũ
    Thanh niên
  8. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Cân đong áp lực quỹ nội giải thể và chuyển đổi
    Nếu hành lang pháp lý sẵn sàng, VFMVF4 dự kiến chuyển đổi thành quỹ mở trong vòng 7 - 8 tháng còn việc xử lý danh mục của VF1 mất khoảng 12 tháng.

    Số liệu của 5 quỹ đang niêm yết cho thấy, áp lực bán ra chỉ như làn gió thổi ngược chiều hành trình của một con tàu đang rẽ sóng.

    10 ngày cuối tháng 3, cả 5 quỹ đóng đại chúng nội địa đồng loạt tiến hành đại hội NĐT thường niên. 3/5 quỹ (VMFVF4, VFMVFA và MAFBF1) đồng thuận chuyển đổi mô hình sang quỹ mở. Hai quỹ còn lại (VFMVF1 và PRUBF1) giữ định hướng giải thể vào năm 2013 - 2014.

    Áp lực bán: bao nhiêu?

    Theo báo cáo của các quỹ, cuối năm 2011, 5 quỹ đại chúng niêm yết quản lý tài sản trị giá khoảng 2.425 tỷ đồng. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu thực tế nắm giữ của các quỹ nhỏ hơn con số này. Đơn cử, ngoài tiền mặt, danh mục của PRUBF1 có gần 40% là trái phiếu chính phủ; còn với VFMVFA, tài sản phần lớn là tiền. Ba quỹ còn lại, tùy theo chiến lược hoạt động mà duy trì tỷ lệ tiền mặt ít hay nhiều trong danh mục: VFMVF1 (17%), VF4 (9,2%), MAFBF1 (10%). Giá trị cổ phiếu niêm yết mà 5 quỹ nắm giữ trong thực tế chưa tới 1.700 tỷ đồng, bao gồm cả những cổ phiếu chưa niêm yết. Con số này cao hơn 70% giá trị giao dịch trung bình một phiên của TTCK trong năm 2011 và tương đương 68% mức trung bình năm 2010.

    So với thanh khoản của thị trường hai năm gần đây, giá trị cổ phiếu nắm giữ của 5 quỹ đại chúng không lớn đến mức gây ra áp lực tiêu cực lên toàn bộ thị trường. Vậy còn các cổ phiếu đơn lẻ? Tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ cuối năm 2011 của các quỹ còn biến động và thay đổi trong thời gian tới, nhưng có thể coi là một thông số tham khảo tương đối, khi chiến lược hoạt động khó có những bước ngoặt bất ngờ.

    Ngày 31/12/2011, danh mục của VFMVF1 có 28 cổ phiếu niêm yết và 11 cổ phiếu OTC. Trong đó, DPM có khối lượng nhiều nhất với 6,5 triệu đơn vị, tương đương với thanh khoản một tuần giao dịch của cổ phiếu này trong thời điểm hiện tại. So sánh tương quan giữa tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ và tính thanh khoản, các cổ phiếu khác trong danh mục của VFMVF1 có áp lực tương tự.

    Danh mục của VFMVF4 là 24 cổ phiếu niêm yết và 1 cổ phiếu OTC; trong đó, 7 mã nắm giữ nhiều nhất có khối lượng từ 1 - 2 triệu đơn vị. Danh mục của PRUBF1 là 42 cổ phiếu niêm yết và 4 mã OTC. Các mã mà PRRUBF1 đầu tư đều có khối lượng khá thấp, nhiều nhất là EIB, gần 600.000 đơn vị. Tương tự, MAFBF1 nắm giữ 36 mã cổ phiếu, trong đó nhiều nhất là STB, với 370.000 đơn vị.

    Luôn có các con số phóng đại về giá trị cổ phiếu mà các quỹ phải thanh lý và chuyển đổi, nhưng số liệu nêu trên cho thấy, áp lực bán ra chỉ như làn gió thổi ngược chiều hành trình của một con tàu đang băng băng rẽ sóng. Chuyến đi có thể chậm lại đôi chút, nhưng không thể đảo ngược hoặc lệch hướng hải trình!

    Thời gian bán: bao lâu?

    So sánh trên dựa trên giả định việc bán ra của các quỹ tiến hành dồn dập một lúc. Trong thực tế, các quỹ trù bị các kế hoạch khác hẳn. Ông Trần Lê Minh, Phó tổng giám đốc CTCP Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) cho biết, nếu hành lang pháp lý sẵn sàng, VFMVF4 dự kiến chuyển đổi thành quỹ mở trong vòng 7 - 8 tháng. Trong đó, việc chuyển đổi danh mục chỉ mất 3 tháng, phần lớn thời gian còn lại là các thủ tục pháp lý.

    Tính toán của ông Minh cho thấy, việc xử lý danh mục VFMVF1 mất khoảng 12 tháng, nhưng tốn thời gian chủ yếu với số cổ phiếu OTC (chiếm 11%). Theo một cổ đông của Quỹ, con đường ra đi của VFMVF1 không khó khăn đến thế nếu chào bán một mức giá hấp dẫn. NĐT này nhắc tới việc 3 năm trước, Indochina Capital Vietnam thoái toàn bộ danh mục cổ phiếu trị giá hơn 200 triệu USD. Thời gian dự kiến ban đầu kéo dài từ 12 - 18 tháng, nhưng thực tế chỉ mất 3 tháng và không gây tác động xấu đến thị trường.

    Cuối tuần trước, đại hội NĐT của MAFBF1 diễn ra căng thẳng xung quanh việc chuyển đổi loại hình hoạt động của Quỹ trước khi biểu quyết đạt được sự thống nhất. Trao đổi với ĐTCK, đại diện MAFBF1cho biết, Quỹ chưa kỳ vọng hoàn tất chuyển đổi mô hình trong năm 2012, khi còn khá nhiều khoảng trống pháp lý. “Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn sẽ chuyển đổi vào năm 2013. Đại hội NĐT năm tới, chúng tôi sẽ trình phương án chi tiết để thực hiện ngay sau đó”, đại diện MAFBF1 nhấn mạnh. Như vậy, MAFBF1 có khoảng thời gian 12 tháng để điều chỉnh lại danh mục hiện nay.

    Về thời gian thoái vốn của PRUBF1, ông Ngô Thế Triệu, Giám đốc điều hành Quỹ tính toán, trước khi kết thúc thời hạn hoạt động, danh mục của Quỹ có thể thanh lý trong vòng 2 - 4 tuần, nhưng quá trình thoái vốn của PRUBF1 sẽ diễn ra từ từ ở những thời điểm thích hợp, nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho NĐT.

    Ông Hendrik Gerrit Ruitenberg, Tổng giám đốc Eastspring Investments - Công ty Quản lý quỹ PRUBF1 tiết lộ: “Quỹ đang bước vào giai đoạn thứ 3 của thời gian hoạt động 7 năm. Thời gian đáo hạn của quỹ chưa tới hai năm. Vì vậy, Ban điều hành PRUBF1 từng bước cơ cấu lại danh mục đầu tư để phù hợp với thời gian hoạt động còn lại của Quỹ”.

    Như vậy, cả 5 quỹ đại chúng đều tái cơ cấu danh mục từ từ trong vòng 12 - 24 tháng tới, nhằm thuận lợi cho việc chuyển đổi hay đóng quỹ. Thời gian “xông xênh” và danh mục không lớn sẽ giúp cho việc thoái vốn và chuyển đổi của các quỹ không ảnh hưởng xấu đến thị trường.

    Theo Giang Thanh
    ĐTCK
  9. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    “Chẩn bệnh” cứu doanh nghiệp
    TPHCM sẽ triển khai chương trình hỗ trợ 200 doanh nghiệp tái cấu trúc hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương trình kéo dài từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020
    Theo Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM, kết quả điều tra trên địa bàn TP từ năm 2008 đến nay cho thấy đa số doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn về vốn và công nghệ.

    Trong đó, nhiều DN xác định vướng mắc lớn nhất là có đủ tiền nhập máy móc, thiết bị nhưng không có nhân lực đủ trình độ để vận hành máy móc, thiết bị đó cũng như cơ cấu tổ chức phù hợp.

    Bên cạnh đó, hầu hết DN khi nói đến đổi mới công nghệ thường đánh đồng với mua sắm thiết bị đơn thuần, chưa có chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ mang tính bền vững, lâu dài.
    Tập trung vào những ngành mũi nhọn

    Hiện đã có 24 DN đăng ký chương trình tái cấu trúc DN, trong đó có Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, Công ty CP Dược phẩm Savi, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, Công ty CP Kềm Nghĩa, Công ty Liksin… Ông Đỗ Nam Trung, Phó Phòng Quản lý công nghệ - Sở Khoa học - Công nghệ TP, cho biết: “Giai đoạn đầu, TP đã chọn Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn để thí điểm, sau đó sẽ tổ chức đánh giá và nhân rộng mô hình sang những công ty khác”.

    Hiện Sở Khoa học - Công nghệ TP đã tập hợp được gần 250 chuyên gia và 41 tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào tạo nhân lực và quản lý dự án, nghiên cứu thiết kế chuyển giao công nghệ để hỗ trợ DN tham gia chương trình này.


    Đội ngũ chuyên gia là những người làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các DN; có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, hiểu đúng thực trạng và nhu cầu của DN. Nói cách khác, họ đóng vai trò như các “bác sĩ”, trực tiếp đến “khám” sức khỏe DN; tham gia tư vấn tái cấu trúc cho các DN, tư vấn năng suất chất lượng, đổi mới công nghệ, quản lý tiên tiến, sở hữu trí tuệ, tư vấn tài chính tín dụng, cung cấp thông tin thị trường, chuyển giao công nghệ mới… phù hợp với năng lực của từng DN.

    Đại diện Sở Khoa học - Công nghệ TP cho biết thêm: Chương trình sẽ tập trung vào những ngành mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao và hướng đến công nghệ cao như điện - điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, chế biến tinh thực phẩm và dược phẩm.


    Quy định đối tượng tham gia chương trình là DN có doanh thu không dưới 50 tỉ đồng/năm chỉ mang tính tương đối, sẽ được linh động điều chỉnh theo tình hình thực tế và nhu cầu DN. Chẳng hạn, phần lớn DN khoa học công nghệ là DN mới khởi nghiệp, có quy mô nhỏ và vừa, doanh thu chưa cao… nên sẽ có cơ chế hỗ trợ riêng.

    Doanh nghiệp được hỗ trợ nhiều mặt

    Trong các buổi làm việc về tái cấu trúc DN, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà khẳng định chủ trương của TP là sau khi bắt được “bệnh” của DN, TP sẽ hỗ trợ một phần để “chữa trị”, giúp DN tốt lên. Trước mắt, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, TP sẽ hỗ trợ chi phí “khám bệnh”, nếu DN có nhu cầu thì tiếp tục bắt tay với các chuyên gia để thực hiện tái cấu trúc, TP hỗ trợ thông qua quỹ hỗ trợ kích cầu, quỹ hỗ trợ đổi mới khoa học công nghệ…

    Theo các DN - đối tượng trực tiếp được hưởng lợi từ chương trình, tái cấu trúc DN là cần thiết nhưng đây là vấn đề mang tính hệ thống, phải được thực hiện đồng bộ từ trên xuống. Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food (SG Food), cho biết công ty đang rất cần được hỗ trợ để thực hiện tái cấu trúc.

    Hiện SG Food phải thuê chuyên gia, tư vấn rà soát, cải cách lại hệ thống quản lý, đánh giá lại năng lực, xác lập lại mô hình tổ chức, chất lượng quản lý, phân công công việc… Ông Nguyễn Văn Thọ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn, cho rằng không phải đợi đến lúc này mà từ nhiều năm nay, các DN đã thực hiện tái cấu trúc. Tuy nhiên, vì là hoạt động riêng lẻ của công ty nên chỉ dừng lại ở việc sắp xếp lại các nguồn nhân lực, tài lực, máy móc công nghệ… cho hợp lý.

    Điều quan trọng nhất mà cộng đồng DN cần là thông qua chương trình này, lãnh đạo các cấp sẽ thấy hết những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của DN để “tái cấu trúc tư duy”, cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để DN yên tâm sản xuất kinh doanh.

    Phải cải cách tư duy của lãnh đạo doanh nghiệp

    TS Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư - Tài chính Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng điểm chung của một số DN nằm ở chỗ chiến lược chủ yếu ngắn hạn mà chưa xây dựng trên nền tảng lâu dài hoặc họ cũng đặt ra một kế hoạch, chiến lược rồi nhưng chưa được các chuyên gia thẩm định và phân tích. Giải quyết những khó khăn hiện tại, hỗ trợ tái cấu trúc là cần thiết đối với sự sống còn của DN trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để phát triển ổn định, bền vững thì phải cải cách cả tư duy của lãnh đạo DN chứ không chỉ cải cách những vấn đề hiện tại. Bởi tư duy của lãnh đạo không thay đổi thì việc tái cấu trúc cũng chỉ mang tính hỗ trợ trước mắt, tạm thời chứ không lâu dài.




    Theo Thanh Nhân - Sơn Nhung
    NLĐ
  10. vietsopetro

    vietsopetro Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Sang tuần có nên gia tăng cổ phiếu hay giảm bớt bác Phú nhỉ?
    (2 mã VSH, SSI)

Chia sẻ trang này