1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

-----------Sóng "zích zắc".------------

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 19/02/2012.

7561 người đang online, trong đó có 947 thành viên. 16:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12636 lượt đọc và 183 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Mai thị trường sẽ điều chỉnh nhe.
  2. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Anh chuyển khoản để em lo lót cho, chiều mở ra cho eng liền.:-":-";));))>:)>:)=))=))

    Mai điều chỉnh đó cụ, chuẩn bị tinh thần đi nha,;));))

    Mai cậu tha hồ mua, nó bán cho phá nã luôn.;));))
  3. ThanhBMW

    ThanhBMW Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2006
    Đã được thích:
    1.537
    cũng như hôm nay mai điều chỉnh tý trong phiên rồi lại phi tiếp bác à ;))
  4. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Agribank hạ lãi suất song hành với lo đòi nợ
    Agribank dự kiến trong năm 2012, số nợ thu hồi từ các lĩnh vực không khuyến khích ước khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
    Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, ngân hàng này thực hiện giảm lãi suất song song với quản trị rủi ro và đẩy mạnh thu hồi nợ.

    Tiếp sức “tam nông”

    Khác với các ngân hàng thương mại chỉ giảm lãi suất đối với một số khoản vay, mức độ giảm lãi suất của Agribank rõ rệt hơn và được áp dụng đối với mọi khách hàng.

    Tại buổi công bố thông tin ngày 21/2, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, ngân hàng này duy trì lãi suất ngắn hạn đối với những hộ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở mức thấp nhất là 15,5%/năm; sản xuất, thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản, thực phẩm và xuất khẩu là 14,5%/năm; sản xuất, thu mua, chế biến nông sản, thực phẩm tiêu dùng trong nước; chi phí cung ứng vật tư, dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp nông thôn, lãi suất là 16,5%/năm...

    Lãi suất trung hạn, đối với các đối tượng như trên lần lượt là 17% - 17,5% - 18% - 18,5%/năm; còn lãi suất dài hạn thấp nhất là 19%/năm.

    Về cơ cấu vốn cho các chương trình tín dụng, Agribank phân bổ như sau: vốn ngắn hạn chi phí mùa vụ đối với hộ nông dân chiếm khoảng 10 nghìn tỷ đồng so với tổng nhu cầu vốn ngắn hạn toàn hệ thống.

    Trong đó, trồng lúa: 5.400 tỷ đồng; ngô và cây có hạt: 350 tỷ đồng; mía: 1.300 tỷ đồng; rau đậu: 200 tỷ đồng và các loại cây trồng khác 2.750 tỷ đồng.

    Thứ hai, cho vay ngành lương thực khoảng 20.950 tỷ đồng; trong đó, cho vay ngắn hạn 18.500 tỷ đồng (chế biến lương thực 4.600 tỷ đồng; kinh doanh xuất khẩu: 8.900 tỷ đồng; vay tạm trữ đối với 100 nghìn tấn lúa khoảng 5.000 tỷ đồng), cho vay trung dài hạn 2.450 tỷ đồng.

    Tiếp theo, dư nợ cho ngành thủy sản là 12.100 tỷ đồng, ngành cà phê 3.800 tỷ đồng, cao su 2.300 tỷ đồng, điều - hồ tiêu 1.600 tỷ đồng, chè 1.000 tỷ đồng, chăn nuôi gia súc 13.300 tỷ đồng.

    Đặc biệt, Agribank cũng dành 2.478 tỷ đồng cho vay trung dài hạn theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản.

    Ngoài ra, đối với hộ sản xuất và cá nhân như xuất khẩu lao động được vay khoảng 150 tỷ đồng, cho vay hộ sản xuất tại các huyện nghèo khoảng 1.300 tỷ đồng.

    Đến 31/12/2011, dư nợ của Agribank là 443.476 tỷ đồng, tăng 28.721 tỷ đồng so với 31/12/2010; tốc độ tăng 7% so với 2010. Trong đó, nông nghiệp nông thôn: 301.608 tỷ đồng, chiếm 68,01%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và tăng 39.341 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 15% so với đầu năm.

    Ông Bảo cho biết, năm 2012, Agribank duy trì tăng trưởng tín dụng khoảng 10% so với năm 2011. Riêng dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng 15% - 18% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng hơn 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; đồng thời, giảm dư nợ và tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích như bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng.

    Gắng “ra - vào” bền vững

    Như vậy, xét về định hướng, các gói vốn của Agribank trong năm 2012 có tính tập trung và ưu tiên nhiều hơn cho lĩnh vực tam nông, đúng với mục tiêu tín dụng năm nay của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước; giảm tỷ trọng cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích.

    Trả lời câu hỏi về việc cân đối nguồn, trong đó có thu hồi nợ, nhằm phục vụ cho mục tiêu tín dụng cả năm, ông Bảo nói: “Năm 2012, chúng tôi sẽ tập trung nguồn vốn, bao gồm cả nguồn thu nợ từ lĩnh vực cho vay không khuyến khích chuyển sang để đáp ứng mọi nhu cầu. Tổng số vốn cho vay tăng thêm trong năm 2012 khoảng 54.000 tỷ đồng, tốc độ tăng 17% so với năm 2011”. Theo đó, cho vay ngắn hạn tăng thêm 44 nghìn tỷ đồng, cho vay trung dài hạn tăng 10 nghìn tỷ đồng để dành cho đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến nông thủy sản, chăn nuôi công nghệ cao...

    Bởi vậy, theo ông Bảo, ngay từ đầu năm, Agribank đã lên kế hoạch tập trung khai thác lợi thế mạng lưới rộng lớn để thu hút vốn; đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt để huy động tối đa nguồn vốn trong nước. Cùng đó, sử dụng triệt để các nguồn tài trợ nước ngoài, kể cả ODA.

    Tuần vừa qua, ngân hàng này đã trực tiếp làm việc với các tổ chức tài chính quốc tế lớn như WB, ADB và JICA, và các tổ chức này đều cam kết hỗ trợ cho ngân hàng cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng bền vững hơn.

    Một nguồn vốn thứ hai rất quan trọng là tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn và nợ xấu, các khoản nợ cho vay bất động sản, tiêu dùng để chuyển sang cho vay “tam nông”. Năm 2011, trong tổng số vốn mà Agribank đưa thêm vào nền kinh tế khoảng 40 nghìn tỷ đồng thì nguồn vốn tăng thêm từ nền kinh tế là 25 nghìn tỷ đồng, trong khi 15 nghìn tỷ đồng còn lại được thu hồi từ các khoản nợ không khuyến khích (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) chuyển sang.

    Đánh giá về việc thu hồi nợ, một lãnh đạo của Agribank cho biết, khách hàng vay vốn trong lĩnh vực “tam nông” thường trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, tỷ trọng lên tới trên 90% đối với tổng nợ phải thu. Một số trường hợp chậm cũng chỉ vài ngày và chủ yếu do tính mùa vụ.

    Hiện tại, các khoản nợ chậm trả chủ yếu từ thị trường bất động sản được cho vay từ những năm trước khi Agribank có tân Chủ tịch. Năm 2012, thị trường bất động sản được dự báo tiếp tục khó khăn, Agribank cho biết sẽ tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ trên theo hướng chuyển nhượng, chuyển chủ đầu tư... hoặc xử lý theo đúng quy định pháp luật để tích cực thu hồi.

    Ngân hàng cũng dự kiến trong năm nay, số nợ thu hồi từ các lĩnh vực không khuyến khích ước khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

    Theo Nguyễn Hoài
    Vneconomy
  5. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Giá thực phẩm sau Tết: Khoảng lặng trước khi có bão?
    Theo thông lệ, giá thực phẩm tiêu dùng thường tăng mạnh sau dịp Tết Nguyên đán, sau đó hạ dần.
    Năm nay, giá thực phẩm tiêu dùng đã nhanh chóng giảm sau Tết và đã về mức gần tương đương so với trước Tết. Song đáng chú ý, nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu đã được điều chỉnh tăng trở lại và thiết lập mặt bằng giá mới.

    Giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống hiện tại đang có xu hướng giảm và tương đối ổn định, rất ít các mặt hàng có đột biến về giá. Mấy ngày gần đây, thời tiết dự báo ấm dần, giá các loại thực phẩm như giá thịt, rau xanh các loại đã giảm về gần với mức như trước Tết.

    Tại các chợ, bắp cải giá 4.000-5.000 đồng/kg, su hào 2.000-4.000 đồng/củ, cải cúc 1.000-2.000 đồng/bó, rau muống 4.000 đồng/bó… Các loại thịt cũng giảm trung bình từ 5.000-10.000 đồng/kg. Thịt lợn có giá từ 110.000-150.000 đồng/kg, thịt bò phổ biến từ 170.000-250.000 đồng/kg, các loại thịt cá cũng đã giảm khoảng 10-20%.

    Chị Thúy, một tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại chợ Thành Công cho biết: “Nguồn cung thịt hiện tại tương đối dồi dào trong khi sức mua cũng không tăng nhiều nên giá thịt lợn đã giảm về gần bằng trước Tết. Sắp tới nếu người dân sợ dịch cúm không dám mua thịt vịt, thịt gà thì có thể giá thịt lợn sẽ nhích lên vài giá.”

    Mặc dù sức mua các loại gia cầm đang giảm mạnh do lo ngại về dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ bùng phát, thế nhưng giá các loại gia cầm như gà, vịt, ngan đang chững, thậm chí theo nhiều tiểu thương giá gia cầm còn có xu hướng tăng do các trang trại vẫn chưa bán hàng với số lượng lớn để chờ diễn biến của dịch cúm. Hiện giá thịt gà tại các chợ đang dao động từ 80.000-120.000 đồng/kg, đã tăng từ 7.000-10.000 đồng/kg so với trước đây.

    Lý giải cho việc giá thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm nhanh hơn mọi năm, các tiểu thương cho biết, tình hình kinh tế vẫn khó khăn, người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu nên ngay cả các mặt hàng thiết yếu cũng tiêu thụ chậm hơn trong khi nguồn cung thực phẩm tươi sống khá dồi dào, vì thế người buôn bán phải giữ giá bán thấp để bán được nhiều hàng. Giảm giá thời điểm này nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.

    Mặc dù các mặt hàng thực phẩm tươi sống có xu hướng giảm và tương đối ổn định, nhưng các mặt hàng thực phẩm khô đã được các hãng điều chỉnh tăng giá và thiết lập mặt bằng giá mới từ sau Tết.

    Gần đây, nhiều mặt hàng được điều chỉnh tăng giá, chủ yếu tập ở các nhóm thực phẩm như đồ hộp với mức tăng khoảng 5%, sữa tăng 10%, hóa mỹ phẩm cũng được điều chỉnh tăng 5-8%. Đặc biệt, giá gas sau 3 lần điều chỉnh tăng và một lần giảm cho đến thời điểm này đã tăng khoảng 20% so với đầu năm. Giá gas bán lẻ đang giao động từ 400.000 đến 450.000 đồng/bình 12kg.

    Chị Thu Quỳnh (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Từ sau Tết, tôi đi siêu thị đã thấy rất nhiều mặt hàng điều chỉnh giá như nước mắm, bột giặt, dầu ăn, gạo… mỗi loại đều tăng từ 1.000-3.000 đồng/sản phẩm.”

    Theo các tiểu thương kinh doanh tại các chợ, các hãng đều lý giải việc tăng giá một số thực phẩm thiết yếu do giá nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng. Theo các tiểu thương, việc điều chỉnh tăng giá trong người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu sẽ khiến sức mua càng giảm sút.

    "Ngay sau Tết nhiều hãng đã tăng giá hàng hóa thế này thì chắc phải đến đến tháng Năm, khi tăng tiền lương tối thiểu, giá các sản phẩm mới có thể điều chỉnh tăng giá tiếp," chị Hương, một tiểu thương tại chợ Ngã Tư Sở cho biết.

    Bên cạnh nhiều sản phẩm thiết yếu đã được thiết lập mặt bằng giá mới, giá các loại dịch vụ cũng đã tăng. Các ngành hàng ăn uống, may mặc, dịch vụ giặt là, trông giữ xe, rửa xe, chụp ảnh... đã điều chỉnh tăng giá từ 10%-40% so với trước Tết./.

    Theo Hồng Kiều
    Vietnnam+
  6. Vanhac

    Vanhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    169

    Ra hàng bớt rồi phải kg P
  7. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Sao đoán vậy cụ??:-":-"
  8. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Huy động 6.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ với lãi suất dưới 11,5%

    (NDHMoney) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông báo kết quả về đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.



    Tại HNX ngày 23/2/2012, 4.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đã được gọi thầu. Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 5 năm (27/2/2012 - 27/2/2017) gọi thầu 2.000 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm (27/2/2012 - 27/2/2015).

    Khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu. Hình thức trái phiếu là bán bằng mệnh giá, phát hành dưới hình thức ghi sổ; được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Phương thức thanh toán gốc một lần bằng mệnh giá khi đến hạn và lãi thanh toán hàng năm.

    Kết quả, trái phiếu kỳ hạn 3 năm khối lượng trúng thầu là 2.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu là 11,3% và số tiền thu được là 2.000 tỷ đồng. Trái phiếu kỳ hạn 5 năm khối lượng trúng thầu cũng là 2.000 tỷ đồng, lãi suất trúng thầu là 11,35%.

    Đồng thời, HNX cũng vừa thông báo kết quả về đấu thầu trái phiếu Chính phủ đợt 10/2012 bổ sung vào đợt 6/2012 do Kho bạc Nhà nước phát hành qua HNX ngày 23/2/2012. Theo đó, 2.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm (27/2/2012 - 27/2/2014) đã được đấu thầu hết với lãi suất trúng thầu là 11,49% và số tiền thu được là 2.006,98 tỷ đồng.


    Hoàng Thương - NDHMoney
  9. nhatpapan

    nhatpapan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái này là sao cụ. tin tôt cho ls ah:-w:-w
  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Hihi, cứ xem là vậy đi.;));))

Chia sẻ trang này