1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

SSI : Hành trình chinh phục đỉnh cao mới sau phát hành ( P4)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi SuSuCaRot, 07/09/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4519 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 23:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 458177 lượt đọc và 3679 bài trả lời
  1. Phuong_Hoang9

    Phuong_Hoang9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2014
    Đã được thích:
    3.893
    Cụ có vci mà
    cataput thích bài này.
  2. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    130.120
    Dragon Capital: “Dư nợ margin trở lại đỉnh lịch sử, cổ phiếu trụ sẽ hút tiền khi tiêm chủng được đẩy nhanh và nới lỏng giãn cách”
    THỨ 7, 11/09/2021, 00:06
    [​IMG]
    [​IMG]

    Theo ước tính của Dragon Capital, dư nợ cho vay tăng khá mạnh trong tháng 8, quay lại gần mức kỷ lục tháng trước, trong khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm. Thị trường kỳ vọng vào dòng tiền khối ngoại trở lại khi giá trị mua ròng đạt hơn $200 triệu trong tháng 7, nhưng điều này vụt tắt khi khối ngoại quay đầu bán ròng $308 triệu trong tháng 8. Một phần trong số này đến từ việc thoái vốn của các tổ chức lớn – KKR bán ra $150 triệu VHM, GIC bán $109 triệu MSN, ngoài ra Daiwa và DBJ cũng bán $90 triệu SSI.

    Nhà đầu tư đang kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục hồi phục, tuy nhiên dòng tiền có vẻ đang rời khỏi nhóm dẫn dắt trước đây để tìm kiếm cơ hội ở các nhóm ngành khác. Dragon Captial cho rằng VN-Index sẽ tích luỹ ở mức hiện tại và dòng tiền sẽ tiếp tục luân chuyển sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, trong khi thị trường chờ đợi diễn biến tiếp theo của chính sách chống dịch. Dòng tiền sẽ trở lại nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường khi tiến độ tiêm chủng tiếp tục được đẩy nhanh và giãn cách xã hội được nới lỏng. Nhóm cổ phiếu lớn này mang lại giá trị, chất lượng và sự tăng trưởng vượt trội trong dài hạn. Tuy vậy, với diễn biến dịch bệnh kéo dài hơn dự kiến ban đầu, Dragon Capital tiếp tục hạ dự phóng tăng trưởng EPS năm 2021 cho nhóm DC Top-60 từ 45% về 41% (sau khi điều chỉnh tỷ lệ free-float).

    [​IMG]

    Vĩ mô sẽ hồi phục từ quý 4 và tăng mạnh mẽ vào năm 2022

    Về yếu tố vĩ mô, Dragon Capital cho rằng cán cân thương mại có thể thâm hụt trong năm nay. 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tăng trưởng 21,2% lên mức $212,6 tỷ, trong khi nhập khẩu tăng 33,8% lên mức $216,3 tỷ. Điều này có nghĩa là cán cân thương mại ghi nhận con số thâm hụt ở mức -$3,7 tỷ. Dragon Capital dự báo các khó khăn nêu trên sẽ chưa thể sớm được gỡ rối và thâm hụt có thể lên tới -$5,2 tỷ cho cả năm, dẫn đến tài khoản vãng lai của Việt Nam năm nay có thể âm -$3 tỷ.


    Tuy nhiên, Dragon Capital cũng cho rằng sự thay đổi trong tài khoản vãng lai khá bé (từ +2.0% GDP về -0,84% GDP) lại mang tính ngắn hạn nên sẽ không tác động lên tiền đồng, khi VND tăng giá 1% trong tháng 8 và 1,4% tính từ đầu năm, nằm trong top những đồng tiền tăng giá nhiều nhất ở châu Á năm nay.

    [​IMG]

    Mặc dù các chuyến bay quốc tế bị hạn chế, chuyên gia nước ngoài chưa thể qua làm việc, giải ngân FDI 8 tháng đạt $11,6 tỷ, tăng 2% so với năm ngoái, cao hơn mức trung bình 5 năm 2016-20. Vốn FDI đăng ký ở mức $19,1 tỷ, không thay đổi nhiều so với $19,5 tỷ năm 2020. Đáng chú ý, LG xác nhận sẽ đầu tư thêm $1,4 tỷ để mở rộng sản xuất, trong khi Apple đang ráo riết tuyển dụng nhân sự ở Việt Nam. Điều này khẳng định niềm tin của các tập đoàn FDI vào triển vọng dài hạn của Việt Nam, và xu hướng dịch chuyển sản xuất vẫn đang diễn ra mạnh mẽ bất chấp những ảnh hưởng ngắn hạn từ dịch Covid-19.

    [​IMG]

    FED đã phát tín hiệu về khả năng sẽ thu hẹp chương trình kích thích tiền tệ năm nay, Dragon Capital tin rằng chính sách của Việt Nam sẽ khó có thể đi ngược lại với thế giới. Khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay là thấp mặt dù lạm phát vẫn đang ổn định, dự báo chỉ 3,1%. Thay vào đó, NHNN giữ thanh khoản dồi dào để duy trì mặt bằng lãi suất hiện tại bằng việc bơm 158.000 tỷ vào hệ thống liên ngân hàng vào tháng 7 và 8, và có khả năng sẽ cấp thêm room tín dụng để cả năm đạt 12-14%.

    Dragon Capital đánh giá số liệu vĩ mô tháng 8 và Quý 3 có thể là dữ liệu xấu nhất trong rất nhiều năm trở lại đây, khi phản ánh gần như tất cả mọi ảnh hưởng tiêu cực của Covid lên nền kinh tế. Tuy nhiên, việc giãn cách không thể mãi diễn ra và khi tỷ lệ tiêm chủng được đẩy mạnh trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải dần sống chung
    --- Gộp bài viết, 11/09/2021, Bài cũ: 11/09/2021 ---
    Tuần sau dòng tiền sẽ vào Vn30 và trụ nhé - kéo chỉ số để phục vụ PS , thêm nữa Phần giao gịch Lô 10 sắp quay lại rồi nhé - Đợt rồi bị hoãn do một số cán bộ IT Hose bị nhiễm Covid 19 , nay đã khỏi bệnh và Hose đang đẩy nhanh tiến độ này để sớm trở lại giao dịch Lô 10 đáp ứng nhu cầu ndt… dự kiến sau 15/9 tới tuần cuối T9 nhé.
    --- Gộp bài viết, 11/09/2021 ---
    Tự doanh vẫn mua ròng mạnh SSI tuần qua


    https://24hmoney.vn/news/tu-doanh-c...oneyapp&utm_campaign=share&utm_medium=article
    bnw2006 thích bài này.
  3. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    130.120
    Tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát - Số ca mắc mới và ca tử vong giảm mạnh trong khi ca khỏi bệnh tăng lên


    Bộ Y tế: Số ca nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và tử vong giảm so với tuần trước
    [​IMG]
    2 giờ trước3 đăng lại306 liên quan
    Gốc
    Tỷ lệ nhiễm mới COVID-19 tại cộng đồng trong tuần qua đã giảm so với tuần trước đó tại một số địa phương có số mắc cao: Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 27%; TP HCM trong tuần cũng đã giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí số mắc trong cộng đồng và số tử vong, đặc biệt số tử vong đã giảm 30%.
    0:00/7:23

    Nữ miền Nam
    TP HCM giảm rõ rệt cả2 tiêu chísố ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và số tử vong

    Báo cáo về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tuần từ ngày 5-11/9 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 11/9, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long – Trưởng Tiểu ban Y tế Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tỷ lệ mắc mới COVID-19 tại cộng đồng trong tuần đã giảm so với tuần trước tại một số địa phương có số mắc cao: Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 27%, Long An giảm 3%.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long – Trưởng Tiểu ban Y tế Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tỷ lệ mắc mới COVID-19 tại cộng đồng trong tuần đã giảm so với tuần trước tại một số địa phương có số mắc cao. Ảnh: Dương Giang

    Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%, trong đó TP HCM giảm 30%, Đồng Nai giảm 50%, Long An giảm 30%, Tiền Giang giảm 70%.

    Về kết quả thực hiện các tiêu chí kiểm soát dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, nhóm 1 (đang kiểm soát tốt dịch bệnh) có 8/23 địa phương: Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.

    Nhóm 2 (đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch) gồm 12/23 địa phương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu.

    Nhóm 3 (cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để có thể thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch): 03/23 địa phương gồm: TP HCM, Bình Dương và Kiên Giang.

    "So với tuần trước các địa phương thực hiện tốt hơn công tác kiểm soát dịch là: Vĩnh Long, Trà Vinh cải thiện từ nhóm 2 lên nhóm 1 và Long An, Tiền Giang cải thiện từ nhóm 3 lên nhóm 2. Riêng Kiên Giang có số mắc mới trong cộng đồng gia tăng (69,7%) so với tuần trước đó (chuyển từ nhóm 2 xuống nhóm 3)" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.

    Về tình hình dịch tại TP HCM trong tuần qua đã giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí: số mắc trong cộng đồng và số tử vong, đặc biệt số tử vong của TP HCM đã giảm 30%. Các quận, huyện đã kiểm soát được dịch là Quận 7, Củ Chi và Cần Giờ. Dự kiến trong thời gian tới sẽ giảm cả số ca nhiễm và số ca tử vong.

    Tại Bình Dương, số ca mắc và số ca tử vong tiếp tục giảm.

    Tại Hà Nội sẽ ghi nhận một số ca mắc, chùm ca bệnh rải rác trong cộng đồng, vẫn sẽ còn các ca lây nhiễm không rõ nguồn lây. Do vậy, cần đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm để phát hiện sớm các ca nhiễm trong cộng đồng.

    Bộ Y tế đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc điều trị COVID-19

    Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, Bộ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu thuốc Remdesivir (1,7 triệu liều) để điều trị các bệnh nhân mức độ trung bình, nặng. Tiếp tục nhập các thuốc điều trị khác để điều trị các bệnh nhân nặng, giảm tỷ lệ tử vong.

    Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống các công ty dược nhập các nguyên liệu và chủ động sản xuất để chuẩn bị cho chiến lược phòng, chống dịch bệnh lâu dài.

    Bộ Y tế cũng đã triển khai chương trình điều trị có kiểm soát tại cộng đồng với tổng cộng 129.820 người bệnh tham gia, bước đầu đã có kết quả khả quan, giảm nhanh nồng độ vi rút ở người mắc sau điều trị.

    Về công tác điều trị, Bộ Y tế cho biết đến nay, số ca khỏi bệnh là 338.000 (chiếm 59% số mắc); số ca đang theo dõi là 231.426, trong đó điều trị tại bệnh viện 96.839 (41,7%), tại khu cách ly tập trung là 52.791 (chiếm 22,8%), điều trị tại nhà là 82.246 (35,5%).

    Tỷ lệ tử vong tại các tầng đã giảm rõ rệt, đặc biệt tại tầng 3 của các Trung tâm hồi sức tích cực; có 28 tỉnh chưa có ca tử vong.

    Cũng theo Bộ Y tế các trạm Y tế lưu động tại TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã phát huy hiệu quả. TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng và vận hành 520 trạm y tế lưu động, quản lý 76.352 người nhiễm và 41.740 trường hợp F0 sau xuất viện tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà. Bên cạnh đó thành lập thêm các tổ, đội, nhóm chăm sóc người nhiễm dựa vào cộng đồng góp phần giảm tải cho các cơ sở điều trị và giảm tử vong.

    Bọ Y tế cũng cho biết các địa phương đang tích cực chuẩn bị các giường hồi sức cấp cứu với 13.100 giường hồi sức cấp cứu trên toàn quốc.

    Việc đảm bảo ô xy đã được đẩy nhanh, có 13.682 giường có ô xy, có 2.223 giường có máy thở, 1.900 giường HFNC hiện đang hoạt động tại các Trung tâm hồi sức.

    X

    ét nghiệm toàn dân trên diện rộng đã bóc tách được các

    F0

    ra khỏi cộng đồng đồng

    Về công tác xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin trong tuần qua, cả nước đã tiến hành xét nghiệm RT-PCR cho 5,2 triệu lượt người. So với tuần trước, số lượt người được xét nghiệm tăng 7,4%, chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM. Tỷ lệ xét nghiệm trên 1 triệu dân của Việt Nam đứng thứ 107/223 trên thế giới.

    So với tuần trước, tỷ lệ ca dương tính trên tổng số người xét nghiệm trong cộng đồng trong cả nước giảm từ 1,9% xuống còn 1,6%. Một số tỉnh có số mắc cao, tỷ lệ này cũng giảm mạnh: TP HCM giảm từ 3,7% xuống 1,4%, Long An giảm từ 2% xuống 0,5%, Tiền Giang giảm từ 1,2% xuống 0,2%.

    Xét nghiệm đối với các vùng có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao (vùng cam, vùng đỏ): Các địa phương đã triển khai xét nghiệm cơ bản đạt tiến độ theo yêu cầu, TP HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai các vùng đỏ đã được quét xét nghiệm đến lần thứ 3 và tỷ lệ hiện nhiễm qua 3 vòng xét nghiệm đã giảm rõ rệt. Riêng Quận 7, Củ Chi, Cần Giờ tại TP HCM gần như không phát hiện thêm ca nhiễm mới sau 5 vòng xét nghiệm.

    "Việc xét nghiệm toàn dân trên diện rộng đã bóc tách được các ca nhiễm ra khỏi cộng đồng đồng thời phát hiện sớm nguồn lây nhiễm để cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; không để tiếp tục lây lan trong cộng đồng; tránh việc giãn cách kéo dài trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến đời sống người dân"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói

    Bộ Y tế cũng thông tin, hiện Việt Nam đã nhận là hơn 34 triệu liều vaccine COVID-19, đã thực hiện tiêm được hơn 27 triệu liều (số vaccine chưa tiêm còn lại tập trung tại một số địa phương đơn vị, trong đó có khoảng 2 triệu liều mới được phân bổ từ ngày 8/9).

    Về kết quả tiêm ít nhất 1 liều cho nhóm từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương, Bộ Y tế cho biết TP. Hồ Chí Minh đã tiêm 7,4 triệu liều (đạt 100%); Bình Dương đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 82%); Đồng Nai đã tiêm 1,3 triệu liều (đạt 60%); Long An đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 100%); Hà Nội đã tiêm 4,4 triệu liều (đạt 77%).

    Riêng số mũi 2 đã tiêm được tại TP. Hồ Chí Minh là 896.835 liều (13%) và Hà Nội là 555.481 liều (10%).

    Dự kiến từ nay đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng 103,4 triệu liều vaccine về Việt Nam. Bộ Y tế đã và đang đàm phán và trao đổi với các đơn vị để cung ứng vắc xin cho năm 2022 theo nguyên tắc đảm bảo tiêm đủ cho toàn bộ dân số từ 5 tuổi trở lên và thực hiện việc tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
    hungdaocao thích bài này.
  4. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    130.120
    TP. Hồ Chí Minh giảm đáng kể số ca tử vong, lên kế hoạch từng bước mở cửa

    TP. Hồ Chí Minh đề xuất 7 chiến lược chống dịch Covid-19 sau ngày 15/9, gồm: 1) Bao phủ vaccine cho người dân sinh sống trên địa bàn Thành phố. 2) Giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh Covid-19". 3) Hiện thực hóa thông điệp "Sống khỏe trong môi trường có dịch". 4) Chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng. 5) Nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tử vong do Covid-19. 6) Giám sát dịch tễ để sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát. 7) Phục hồi hệ thống y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.

    Số liệu từ ngành y tế TP. Hồ Chí Minh cho thấy, hiện các cơ sở đang điều trị 39.617 bệnh nhân, trong đó: có 2.664 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.783 bệnh nhân nặng đang thở máy và 21 bệnh nhân can thiệp ECMO.

    Chia sẻ thông tin về diễn biến dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh trong 24 giờ qua, ông Phạm Đức Hải, Phó trưởng ban Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện trung bình số ca Covid-19 nhập viện khoảng 3.500-4.000 mỗi ngày, đa số nhẹ, không triệu chứng, rất nhiều trường hợp F0 sau khi phát hiện được chăm sóc tại nhà.

    Về việc tiêm vaccine, tổng số mũi vaccine đã triển khai tiêm đến ngày 9/9 là 7.307.738 trong đó tổng số mũi 1 là 6.335.838, mũi 2 là 971.900, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 809.308.

    Chính quyền đang tính từng bước nới lỏng biện pháp chống dịch, phục hồi kinh tế. Quận 7 - địa phương đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh công bố kiểm soát được dịch, sẽ cho 150 loại hình sản xuất, kinh doanh hoạt động lại từ ngày 15/9. Người có "thẻ xanh Covid-19" được tự do đi lại trên địa bàn.

    Hôm qua, ******* thành phố thông báo shipper, nhân viên siêu thị, cửa hàng thực phẩm được tăng thời gian lưu thông hàng ngày, từ 5h đến 21h30, thay vì 6h -18h như trước. Người dân quận 7 và Củ Chi được tự đi chợ một lần trong tuần.

    Ngày 8/9, dịch vụ ăn uống mang về được khôi phục sau hai tháng tạm dừng. Các cửa hàng được hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày, riêng cơ sở "ba tại chỗ" chỉ bán qua đặt hàng trực tuyến. Các đơn vị cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông, thiết bị tin học, văn phòng, dụng cụ học tập được mở cửa cùng khung giờ trên. Hai chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn chưa buôn bán, song đã thành nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa, nông sản cung ứng cho nhân dân.

    Hà Nội vào "chiến dịch" tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất

    Hà Nội đặt mục tiêu, tới ngày 15/9 "phủ" toàn bộ mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên; xét nghiệm diện rộng, tạo cơ hội nới lỏng dần cách ly xã hội. Thủ đô đã nhận được 4,1 triệu liều vaccine. Bộ Y tế đang cố gắng điều các nguồn, tăng nhập khẩu để thành phố thực hiện mục tiêu trên.

    Nhận được sự chi viện của gần 4.000 nhân viên y tế các tỉnh thành và nguồn vaccine, Hà Nội đã nâng công suất tiêm lên gấp đôi, mỗi ngày 300.000-330.000 mũi. Ngành y tế thủ đô thiết lập 1.500 dây chuyền tiêm chủng. Các địa bàn được yêu cầu giảm bớt thủ tục hành chính, bố trí nhân lực làm việc toàn thời gian và không giới hạn số người tiêm mỗi buổi.

    Từ ngày 9/9, Hà Nội bắt đầu triển khai tiêm vaccine Vero Cell cho người dân trên địa bàn sau khi tiếp nhận 1 triệu liều và thực hiện phân bổ cho các quận, huyện. Số vaccine này được dùng tiêm mũi 1 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn thuộc các nhóm đối tượng ưu tiên nhưng chưa được tiêm chủng, đồng thời tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định.

    Sáng 10/9, qua kiểm tra thực tiễn và nghe Hà Nội báo cáo về công tác tiêm chủng vaccine Covid-19 trên địa bàn, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kỳ vọng đến ngày 15/9, 100% những người trên 18 tuổi ở Hà Nội sẽ được tiêm vaccine.

    Kiểm tra thực tiễn tại các điểm tiêm, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá việc triển khai tiêm vaccine Covid-19 ở Hà Nội khá tốt và tương đối nhanh, bài bản. Trong thời gian rất ngắn công suất tiêm của Hà Nội đã đạt hơn 300.000 mũi tiêm/ngày.

    "Đây là công suất cao nhất từ trước đến nay, trong thời gian rất ngắn Hà Nội đã đảm bảo tiêm bao phủ, ví như đối với một số phường của thủ đô đã đặt ra mục tiêu đến ngày 12/9 tiêm cho 100 % người dân trên 18 tuổi. Chúng tôi cho rằng, mục tiêu này rất khả quan đối với một số phường. Với một số nơi khác theo kế hoạch Hà Nội cũng giao chỉ tiêu cho các quận huyện và các xã phường.

    Chúng tôi hy vọng Hà Nội với vai trò là một đầu tàu về kinh tế, trung tâm chính trị xã hội của cả nước sẽ sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường mới. Hai mũi giáp công của Hà Nội là đẩy nhanh tiêm chủng và xét nghiệm tầm soát diện rộng thần tốc như vậy là đúng đắn", Bộ trưởng Bộ Y tế nhận xét.

    Bình Dương nới lỏng giãn cách một số huyện, thị

    Bình Dương đang xây dựng các kịch bản khi trở lại trạng thái bình thường mới sau ngày 15/9 với việc nới dần các biện pháp chống dịch, cho người dân vùng xanh được tự do đi lại.

    Trong đó, với những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội, tỉnh Bình Dương yêu cầu thực hiện các giải pháp khóa chặt "vùng đỏ", điểm đỏ. Đồng thời, mở rộng "vùng xanh". Thần tốc xét nghiệm sớm đưa người nhiễm Covid-19 đến nơi thu dung điều trị.

    Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế Bình Dương cho biết, theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh, ngành y tế chỉ đạo các huyện, thị xã bố trí các Trạm y tế lưu động phù hợp tại các địa phương "vùng đỏ", "vùng xanh".

    Các khu, cụm công nghiệp cũng được bổ sung trạm y tế lưu động gắn với trang bị đủ về phương tiện, nhân lực, vật tư y tế, bình oxy và các loại thuốc điều trị cần thiết,… đảm bảo người dân, công nhân lao động được tiếp cận y tế mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh nhất.

    Về tiến độ tiêm vaccine, theo báo cáo của ngành y tế Bình Dương, tỉnh này đã tiêm được 1.630.950 liều vaccine phòng Covid-19, trong đó có 1.583.219 người tiêm mũi 1 và 47.731 người tiêm mũi 2.

    Để trở lại trạng thái bình thường mới, Bình Dương cũng đã quyết định cho những người dân được đi lại với điều kiện: Ngoài các đối tượng đã được quy định, người dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi tiêm vaccine sau 14 ngày. Người chưa tiêm vaccine chưa được phép ra đường. Đối với người lao động, cần có thêm giấy xác nhận làm việc tại doanh nghiệp để di chuyển từ nơi ở đến nơi sản xuất khi đi qua các chốt kiểm soát.

    Hạn chế tối đa các đối tượng là người già, bệnh nền, trẻ em tham gia lưu thông. Chưa cho phép các trường hợp người và phương tiện từ "vùng đỏ" đi vào "vùng xanh" ngoại trừ các đối tượng ưu tiên đã được quy định.

    (theo Bộ Y tế)
  5. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    130.120
    https://m.cafebiz.vn/khoang-103-tri...ng-nhung-thang-cuoi-nam-20210911133210278.chn


    Khoảng 103 triệu liều vaccine dự kiến sẽ về Việt Nam trong những tháng cuối năm
    [​IMG]

    Toàn cảnh phiên họp

    Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sau một tuần triển khai chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, cần đánh giá xem tuần vừa qua việc tổ chức thực hiện đạt kết quả như thế nào, cái gì làm được, chưa được, từ đó phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để bổ sung, hoàn thiện.

    Trong đó cần đánh giá thêm công tác giám sát, kiểm tra, nhất là của Ban Chỉ đạo các cấp để có thêm các biện pháp, giải pháp hiệu quả phòng, chống dịch; bên cạnh đó, đánh giá chung công tác tuyên truyền, vận động một cách sâu sắc, toàn diện để cái gì làm tốt thì phát huy, cái gì còn hạn chế, bất cập thì khắc phục, đặc biệt là phải quan tâm đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; kêu gọi, vận động nhân dân nghiêm túc chấp hành các quy định trong phòng, chống dịch hiệu quả hơn.




    Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, tỷ lệ mắc mới Covid-19 tại cộng đồng trong tuần đã giảm so với tuần trước tại một số địa phương có số mắc cao: Đà Nẵng (giảm 60%), Bình Dương (giảm 27%), Long An (giảm 3%); Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%, trong đó TP.HCM (30%), Đồng Nai (50%), Long An (30%), Tiền Giang (70%).

    Trong số 23 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội, có 8 địa phương đang kiểm soát tốt dịch bệnh; 12 địa phương đang tiếp tục lộ trình thực hiện đạt các tiêu chí kiểm soát dịch; đáng chú ý có 3 địa phương cần tiếp tục nỗ lực, triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch để có thể thực hiện được các tiêu chí kiểm soát dịch là TP.HCM, Bình Dương, Kiên Giang.


    [​IMG]

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì phiên họp

    Số lượng vaccine đã có các thỏa thuận, hợp đồng và cam kết tài trợ với tổng số gần 160 triệu liều. Hiện số lượng vaccine đã nhận là hơn 34 triệu liều, đã thực hiện tiêm được hơn 27 triệu liều. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng hơn 103 triệu liều vaccine về Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo đã chỉ ra những hạn chế và tồn tại trong công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua. Một số xã, phường, thị trấn chưa quán triệt quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nhất là việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Nhận thức chưa đúng về xã, phường, thị trấn là pháo đài, người dân là chiến sĩ; nắm chưa đúng về các nội dung thực hiện tại xã, phường; còn thiếu việc kiểm tra giám sát việc thực hiện tại cơ sở.

    Việc thực hiện giãn cách ở một số nơi chưa nghiêm, chưa triệt để, nhất là trong thời gian gần đây. Việc triển khai thực hiện an sinh xã hội còn chậm so với yêu cầu; việc cung ứng hàng hóa vẫn còn lúng túng hay thay đổi; Một số địa phương nóng vội trong việc mở cửa trở lại, chưa có kế hoạch cụ thể đã triển khai nới lỏng giãn cách; Tốc độ xét nghiệm tại một số địa phương chậm hơn tốc độ lây lan và không đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; Một số biện pháp chuẩn bị chưa được kỹ lưỡng, thay đổi nhanh, thiếu nhất quán, chưa đánh giá tác động và chưa chuẩn bị truyền thông gây bức xúc trong xã hội, nhất là quy định đi lại của người dân, lưu thông hàng hóa, tạo ra ách tắc cục bộ, chậm được tháo gỡ; Chưa sử dụng triệt để và thống nhất các giải pháp công nghệ, gây bất tiện cho người dân, tập trung đông người.

    Hà Nội đạt kỷ lục tiêm chưa từng có với hơn 400.000 mũi vaccine COVID-19/ngày
    grabrusontiny thích bài này.
  6. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    130.120
    Bắt đầu giảm mạnh rồi


    Ngày 11/9: Có 11.932 ca mắc COVID-19, ít hơn hôm qua gần 1.400 ca
    [​IMG]
    5 phút trước300 liên quan
    Gốc
    Bản tin dịch COVID-19 ngày 11/9 của Bộ Y tế cho biết có 11.932 ca mắc COVID-19, thấp hơn hôm qua 1.379 ca; TP HCM vẫn nhiều nhất với 5.629 ca. Trong ngày có 12.541 bệnh nhân khỏi
    Thông tin các ca mắc mới COVID-19

    - Tính từ 17h ngày 10/9 đến 17h ngày 11/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.932 ca nhiễm mới, trong đó 05 ca nhập cảnh và 11.927 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (5.629), Bình Dương (3.971), Đồng Nai (960), Long An (337), Kiên Giang (165), Tiền Giang (147), Tây Ninh (137), An Giang (107), Khánh Hòa (46), Cần Thơ (46), Quảng Bình (38), Hà Nội (35), Đồng Tháp (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (32), Quảng Ngãi (32), Bình Phước (31), Bình Thuận (31), Bình Định (19), Đà Nẵng (19), Đắk Lắk (18), Phú Yên (17), Sơn La (16), Quảng Nam (14), Sóc Trăng (11), Nghệ An (6), Đắk Nông (5), Ninh Thuận (5), Bạc Liêu (4), Thanh Hóa (3), Hưng Yên (3), Gia Lai (2), Trà Vinh (2), Bắc Ninh (2), Thừa Thiên Huế (1), Hà Tĩnh (1), Bến Tre (1) trong đó có 5.169 ca trong cộng đồng.

    - Sở Y tế Thừa Thiên Huế báo cáo đính chính: 02 ca nhập cảnh đã được thông báo vào ngày 09/9/2021 điều chỉnh lại thành 02 ca nhiễm ghi nhận trong nước.

    - Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.379 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 1.910 ca, Bình Dương tăng 408 ca, Đồng Nai tăng 137 ca, Long An tăng 16 ca, Kiên Giang tăng 79 ca.


    3. Số bệnh nhân tử vong:

    - Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 217 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (188), Bình Dương (10), Tiền Giang (2), Đồng Nai (4), Kiên Giang (3), Bình Thuận (2), Đà Nẵng (2), Gia Lai (1), Cần Thơ (1), Ninh Thuận (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1), Vĩnh Long (1).
    grabru thích bài này.
  7. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    130.120
    Kinh tế trưởng VinaCapital: Hậu Covid-19, Việt Nam sẽ đạt phát triển 'thần kỳ' như Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng dầu hỏa 1973?
    THỨ 7, 11/09/2021, 16:15
    Chuyên gia quốc tế về chuỗi cung ứng: Từ tắc nghẽn cảng đến sản xuất đình trệ, điều gì xảy ra tiếp theo với Việt Nam?

    Theo chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital, Covid-19 sẽ không để lại "vết sẹo dài" đối với Việt Nam như một số thị trường mới nổi khác mà WB dự báo. Ngược lại, Việt Nam có các điều kiện nhất định để phục hồi mạnh mẽ giai đoạn bình thường mới.

    [​IMG]
    Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cũng như một số tổ chức quốc tế khác lo ngại rằng Covid-19 sẽ để lại vết sẹo lâu dài, với độ trễ nhất định, dẫn đến việc giảm triển vọng tăng trưởng của một số thị trường mới nổi trên thế giới trong nhiều năm tới.

    Tuy nhiên, theo ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng VinaCapital, Việt Nam sẽ không nằm trong nhóm trên. Đại diện VinaCapital cho rằng tăng trưởng GDP Việt Nam vẫn sẽ được cải thiện, cùng với nhiều doanh nghiệp đang dần thích ứng với cuộc khủng hoảng hiện tại với những lý do dưới đây:

    Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ niềm tin


    Cuối tuần trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm nhà máy sản xuất, lắp ráp điện thoại và làm việc với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên tại Khu công nghiệp Yên Bình. Tại đây, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cũng cho biết hoàn toàn tin tưởng vào các giải pháp phòng chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ông có niềm tin rằng, tình hình thời gian tới sẽ ổn định, dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại TP HCM và một số tỉnh phía Nam.

    Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn luôn được bảo về lợi ích và quyền lợi. Kết quả là, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2021 giảm 4,2% so với tháng trước, mức giảm ít nghiêm trọng hơn nhiều so với mức giảm 15% vào tháng 4/2020, khi Covid-19 lần đầu xuất hiện. Hơn nữa, một số địa phương khu vực phía Bắc (nơi tập trung hầu hết các nhà sản xuất điện tử Nhật Bản và Hàn Quốc) vẫn ghi nhận tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Thích nghi để tồn tại... sau đó tăng trưởng mạnh mẽ

    Lịch sử đã cho thấy nhiều ví dụ về các quốc gia phải đối mặt với những thách thức kinh tế lớn, sau đó còn trở lại mạnh mẽ hơn trước đó. Năm 1973, Nhật Bản đã bị một đòn trời giáng trước cuộc khủng hoảng dầu hỏa lần thứ nhất. Nhưng cú sốc này thực sự đã thúc đẩy Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng trong hơn 15 năm sau đó.

    Các chuyên gia VinaCapital cũng kỳ vọng Việt Nam sẽ đạt được những kết quả tương tự. Nhiều nhà kinh tế cho rằng ảnh hưởng của Covid-19 đến triển vọng tăng trưởng của nhiều nước mới nổi sẽ là vĩnh viễn. Tuy vậy, trong dài hạn, Việt Nam vẫn có tiềm năng tăng trưởng bền vững nhờ nhiều doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh, và các nhà hoạch định chính sách tiếp tục cải cách kinh tế.

    Thị trường chứng khoán dường như cho thấy niềm tin của nhà đầu tư về một nền kinh tế Việt Nam "phục hồi mạnh mẽ hơn nữa", khi VN-Index tăng tới gần 10% kể từ ngày 27/4 - khi biến thể Delta lần đầu xuất hiện tại Việt Nam.

    Ví dụ về tính thích nghi nhanh chóng

    Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực trong việc thích nghi với môi trường kinh doanh, cũng như đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng địa phương:


    - Các ngân hàng đã bắt đầu cung cấp nhiều loại hình dịch vụ trực tuyến hơn, bao gồm mở tài khoản, phê duyệt các khoản vay nhỏ...

    - Hệ thống Bách hóa Xanh ở TP.HCM trung bình mỗi ngày nhận gần 50.000 đơn hàng từ các tổ, phường và qua đặt hàng online. Trong khi đó, ngày thường, hệ thống này có ít nhất 250.000 lượt mua hàng.

    - Một số công ty bất động sản hiện đang cung cấp các chuyến tham quan ảo về các dự án mới.

    Theo khảo sát của WB, tỷ lệ các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nền tảng số và mạng xã hội để bán sản phẩm đã tăng từ mức dưới 50% vào giữa năm 2020, lên gần 75% vào đầu năm nay. Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã nhanh chóng thích nghi với các phương thức mua sắm này.

    Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% GDP. Covid-19 đã và đang đặt ra vô số thách thức đối với Việt Nam về nhiều mặt, nhưng Covid-19
    --- Gộp bài viết, 11/09/2021, Bài cũ: 11/09/2021 ---
    --- Gộp bài viết, 11/09/2021 ---
    Bí thư TP.HCM: Khẩn trương lên kế hoạch cho bình thường mới sau 15/9
    Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết những ngày qua, thành phố ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. TP.HCM đang khẩn trương lên kế hoạch sau 15/9.

    • Thu Hằng
    • Thứ bảy, 11/9/2021 18:40 (GMT+7)
    [​IMG]


    Bí thư TP.HCM: Khẩn trương lên kế hoạch cho bình thường mới sau 15/9

    Thu Hằng Thứ bảy, 11/9/2021 18:40 (GMT+7) A A
    Chiều 11/9, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị mở rộng để cho ý kiến về kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM sau ngày 15/9.

    "CHÚNG TA ĐÃ CHỜ ĐỢI NHỮNG CON SỐ NÀY RẤT LÂU"
    Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh TP đang trong giai đoạn cao điểm thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ. Trong tuần đầu tiên khởi động nhanh, TP.HCM đã “vượt chướng ngại vật”, đạt những kết quả ban đầu.

    Tuần thứ hai là tuần thần tốc, TP.HCM vừa phải tăng tốc, vừa phải ứng phó với những phát sinh mới trong giai đoạn cao điểm. Từ ngày 7/9 đến nay, TP.HCM ghi nhận tín hiệu ngày càng sáng sủa qua những con số thống kê.

    Cụ thể, số lây nhiễm qua các đợt xét nghiệm thần tốc ở vùng đỏ, vùng cam, vùng vàng, vùng xanh ngày càng thấp dần. Ca bệnh nặng cũng ngày càng giảm dần. Một số quận, huyện thông báo bệnh nhân và ca tử vong trong cộng đồng cũng đã giảm.

    Trong 2 ngày qua, TP.HCM ghi nhận số tử vong dưới 200 người. “Chúng ta chờ đợi những con số này rất lâu rồi”, ông Nguyễn Văn Nên nói.

    Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: Thu Hằng.

    ke hoach sau 15/9 cho TP.HCM anh 1
    DonaldPham, hoai_co, Mr_siro1 người khác thích bài này.
  8. SuSuCaRot

    SuSuCaRot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2013
    Đã được thích:
    130.120
    Cá nhân và tự doanh tuần qua mua ròng mạnh SSI


    Chủ nhật, 12/9/2021, 09:00 (GMT+7)
    Cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng hơn 4.600 tỷ đồng trong tuần từ 6-10/9

    Các chỉ số chứng khoán biến động hẹp ngay trong tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ. Trong đó, VN-Index kết thúc tuần giao dịch ở mức 1.345,31 điểm, tăng 10,66 điểm (0,8%) so với phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ. HNX-Index tăng 6,63 điểm (1,93%) lên 350,05 điểm. UPCoM-Index tăng 1,4 điểm (1,49%) lên 95,41 điểm.

    Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mang đậm dấu ấn trong tuần giao dịch vừa qua khi duy trì trạng thái mua ròng trong khi tổ chức trong nước cùng khối ngoại đều bán ròng mạnh.

    [​IMG]
    Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

    Theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước trong tuần từ 6-10/9 tiếp tục mua ròng 4.619 tỷ đồng, gấp đôi so với tuần trước đó. Nếu tính về khớp lệnh thì dòng vốn này cũng mua ròng 4.286 tỷ đồng, gấp 2,3 lần tuần trước.

    [​IMG]
    10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

    Cá nhân trong nước mua ròng rất mạnh mã VHM với giá trị lên đến 3.375 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là VIC với 459 tỷ đồng. SSI và VNM cũng được mua ròng lần lượt 363 và 260 tỷ đồng. Trong khi đó, APH bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 329 tỷ đồng. HSG đứng sau với giá trị bán ròng là 227 tỷ đồng. Các mã gồm VPI, VND, CTG và VCB đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

    Khối tự doanh của các công ty chứng khoán cũng có môt tuần giao dịch tích cực khi mua ròng165 tỷ đồng, nếu tính theo giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng 238 tỷ đồng.

    [​IMG]
    10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

    VHM là cổ phiếu được dòng vốn tự doanh mua ròng mạnh nhất với 157 tỷ đồng. Tiếp sau đó, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND cũng được mua ròng gần 119 tỷ đồng. SSI đứng thứ ba trong danh sách mua ròng với giá trị 97 tỷ đồng. Chiều ngược lại, FPT bị bán ròng mạnh nhất với 58 tỷ đồng. BCG và TCB bị bán ròng lần lượt 44 tỷ đồng và 33 tỷ đồng.

    Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước và khối tự doanh, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) tiếp tục bán ròng gần 1.920 tỷ đồng, tăng 89% so với tuần trước.

    [​IMG]
    10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

    Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng mạnh nhất mã VHM với 1.710 tỷ đồng. Các cổ phiếu ngân hàng như MBB, MSB, SSB hay VPB đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Trong khi đó, APH được mua ròng mạnh nhất vơi s358 tỷ đồng. VPI và VNM được mua ròng lần lượt 144 tỷ đồng và 104 tỷ đồng.

    Đối với khối ngoại, dòng vốn này có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp ở HoSE với giá trị gấp 2,4 lần tuần trước đó và ở mức 2.863 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 28,4 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 12.919 tỷ đồng.

    [​IMG]
    10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.

    Khối ngoại bán ròng tập trung mã VHM với giá trị lên đến 1.822 tỷ đồng. SSI và VIC đều bị bán ròng trên 400 tỷ đồng. VNM và MSN cũng bị bán ròng lần lượt 352 tỷ đồng và 196 tỷ đồng. Chiều ngược lại, CTG được mua ròng mạnh nhất với 195 tỷ đồng. MBB và HSG được mua ròng lần lượt 191 tỷ đồng và 170 tỷ đồng. VCB và VND cũng đề được mua ròng trên 100 tỷ đồng.
    sontiny, conghoangsgDonaldPham thích bài này.
  9. kidandmom

    kidandmom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/11/2020
    Đã được thích:
    601
  10. Mr_siro

    Mr_siro Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/10/2014
    Đã được thích:
    2.519
    cổ phiếu tốt là cp tăng giá về dài hạn, ngắn hạn ngoài yếu tố biến động cung cầu tt thì còn các tin xấu đến bất ngờ làm cho ndt luôn thấy mình lúc nào cũng sẵn sàng bị "úp bô". Tuy nhiên nên nhìn lại quãng đường SSI đi qua thì hiện tại SSI đang có:
    - quy mô SSI đã đạt vốn hoá gần 2 tỷ USD
    - thương hiệu bền vững top ngành CK trong 20 năm
    - sự đa dạng hoá các sản phẩm và đang đứng top mảng thị phần, môi giới và margin, cw.
    Với những đánh giá là cty đầu ngành nằm nhóm VN30 sàn Ck thì giá cp SSI hiện tại vẫn rất tiềm năng để đầu tư.
    Khi giá trị CP lên một tầm cao mới thì có vẻ như những định giá cũ đã không còn phù hợp.
    Ace muốn tham gia vào cuộc chơi lớn để cùng những người khổng lồ vượt đỉnh hay mãi mãi chỉ nằm ở dưới chân đồi ăn ly line vài giá.
    hãy tự trả lời...
    Phuong_Hoang9 đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này