SSI, HPC, KLS,... liệu có phá sản?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi redbull77, 11/11/2008.

6138 người đang online, trong đó có 813 thành viên. 17:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1404 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. redbull77

    redbull77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2007
    Đã được thích:
    3
    Mù mờ hướng dẫn phá sản công ty chứng khoán
    Thứ hai, 1/12/2008, 10:38 GMT+7

    Trong bối cảnh TTCK Việt Nam liên tục lao dốc thì vấn đề phá sản của công ty chứng khoán (CTCK) lại trở thành đề tài nóng của giới đầu tư, do vấn đề này có liên quan mật thiết đến chứng khoán và tiền gửi của nhà đầu tư (NĐT) tại CTCK.


    Đáp ứng nhu cầu cần có những điều chỉnh đặc thù đối với việc phá sản của DN tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/1008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Phá sản đối với DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán. Bài viết này đưa ra góc nhìn về tính khả thi và quyền lợi của NĐT khi CTCK phá sản.


    Không phải NĐT nào cũng trở thành chủ nợ của CTCK


    Doanh nghiệp bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Về nguyên tắc, mọi chủ nợ không có đảm bảo có quyền nộp đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản DN nếu DN không thanh toán cho họ khoản nợ đến hạn. Như vậy, theo Nghị định 114, khi CTCK lâm vào tình trạng phá sản, NĐT vẫn còn tiền và chứng khoán trong tài khoản thì họ đương nhiên trở thành chủ nợ. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với các quy định về quản lý chứng khoán và tiền gửi của NĐT theo Luật Chứng khoán thì phát sinh tình trạng không rõ ràng về tư cách chủ nợ của NĐT.


    Quyết định 27/2007/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về tổ chức và hoạt động của CTCK quy định: "Khách hàng của CTCK phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do CTCK lựa chọn". Theo cách thức này, NĐT sẽ mở một tài khoản tiền gửi đứng tên họ, chuyển tiền vào tài khoản đó để giao dịch chứng khoán. Như vậy, trong trường hợp này, NĐT chỉ có quan hệ tiền gửi với ngân hàng và CTCK không quản lý tiền gửi của NĐT. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu NĐT không có chứng khoán trong tài khoản thì họ không thể là chủ nợ. Thực tế, có một số CTCK thực hiện điều khoản trên. Theo đó, CTCK yêu cầu NĐT mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng, đứng tên NĐT. Tuy nhiên, khó khăn, trục trặc trong việc kết nối hệ thống công nghệ giữa ngân hàng và CTCK đã làm cho việc thực hiện quy định này chuyển sang một hướng khác.


    Công văn 1888/UBCK-QLKD ngày 17/9/2008 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã chính thức cho phép CTCK "lái" sang cách thức thứ hai là chỉ yêu cầu CTCK mở 1 tài khoản tổng tại ngân hàng, đứng tên chủ tài khoản là CTCK. Theo đó, NĐT nộp tiền vào tài khoản tổng này để giao dịch chứng khoán. Như vậy, trong trường hợp này, NĐT và CTCK có quan hệ tiền gửi. Vì vậy, khi CTCK lâm vào tình trạng phá sản thì NĐT đương nhiên trở thành chủ nợ của CTCK.


    Chưa thiết lập được cơ chế đặc thù


    Mặc dù có đưa ra được một số quy định mới, nhưng dễ dàng nhận thấy, các quy định đặc thù tại Nghị định 114 là khá sơ sài, tính khả thi không cao, đặc biệt là chưa đưa ra được phương án, trình tự giải quyết phá sản.


    Thứ nhất, về đại diện của chủ nợ tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nghị định đưa ra quy định thành phần của tổ này phải có: "Một đại diện của chủ nợ là tổ chức, cá nhân có số nợ lớn nhất trong số các chủ nợ". Tuy nhiên, việc xác định ai là chủ nợ có số nợ lớn nhất đối với CTCK thật không dễ chút nào. Lý do là vì trong tài khoản của NĐT có tiền và chứng khoán. Trong khi giá trị tính bằng tiền của số chứng khoán đó thay đổi hàng ngày, tuỳ theo biến động giá của chứng khoán, trong khi quá trình giải quyết phá sản sẽ không thể trong vòng vài ngày, mà phải vài tháng, cả năm. Do đó, xác định một chủ nợ lớn nhất sẽ không thể chính xác. Và nếu việc lựa chọn một NĐT vào tổ này mà không được các NĐT khác đồng ý vì họ cho rằng, họ mới là chủ nợ lớn nhất thì thẩm phán thụ lý sẽ giải thích ra sao với khiếu nại của họ? Một điểm bất cập khác của điều khoản này là: "Trường hợp hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ trong thành phần tổ quản lý, thanh lý tài sản thì hội nghị bầu người thay thế". Căn cứ nào để cho rằng một chủ nợ đã được lựa chọn vào tổ quản lý, thanh lý tài sản nhưng không còn phù hợp, phải thay thế thì Nghị định cũng chưa dự liệu được?


    Thứ hai, về việc xử lý khi CTCK có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Nghị định cho phép UBCK có quyền: "Yêu cầu DN chứng khoán thực hiện việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, NĐT uỷ thác, các NĐT mở tài khoản giao dịch chứng khoán của DN cho các DN khác thay thế. Việc lựa chọn đối tác để bàn giao quyền và nghĩa vụ do DN tự thoả thuận và phải được UBCK chấp thuận". Luật đã cho phép CTCK được lựa chọn DN khác thay thế nhưng lại phải được UBCK chấp thuận, nhưng lại không nói rõ căn cứ nào để UBCK chấp thuận hoặc không chấp thuận. Điều dễ nhận thấy, số lượng tài khoản của CTCK là một tài sản có giá trị vô hình và khá lớn mà không dễ gì san sẻ. Việc chuyển giao này liên quan đến lợi ích của NĐT, của CTCK chuyển nhượng và được chuyển nhượng, thậm chí CTCK chuyển giao có thể yêu cầu CTCK được chuyển giao phải trả cho họ một khoản tiền là có thể xảy ra và hoàn toàn hợp lý. Vì vậy, nếu CTCK đồng ý chuyển nhượng nhưng NĐT, UBCK không đồng ý thì giải quyết thế nào? Vì vậy, cần phải quy định rõ ràng và cụ thể hơn trong trường hợp nào UBCK được can thiệp để tránh thiệt hại cho chính CTCK đang lâm vào tình trạng phá sản.


    Thứ ba, về hoạt động kinh doanh của CTCK sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản. Điều 12 của Nghị định 114 cho phép CTCK "vẫn được tiến hành bình thường hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản, trừ trường hợp quy định khác". Tuy nhiên, Khoản 3 của điều này lại cấm CTCK "nhận mở tài khoản giao dịch chứng khoán với khách hàng, thực hiện các hoạt động môi giới" và cấm "thực hiện các hoạt động đầu tư và hoạt động khác liên quan đến các tài khoản tiền và tài khoản chứng khoán của khách hàng". Như vậy, 2 quy định này có thể hiểu là "đá nhau". Phải chăng, ý tưởng của Khoản 3 là cấm nhận mở tài khoản và không được thực hiện hoạt động môi giới đối với tài khoản mới này? Nhưng nghĩ lại thì thấy, đã cấm mở rồi thì làm sao mà hoạt động môi giới với tài khoản mới và cũng quy định thêm "cấm thực hiện hoạt động khác liên quan đến tài khoản tiền và tài khoản chứng khoán".


    Hoạt động môi giới cho khách hàng là nghiệp vụ bình thường của CTCK để thu phí. Việc môi giới không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của CTCK. Mặt khác, quan hệ giữa NĐT và CTCK không phải là quan hệ trực tiếp giữa hai chủ thể hợp đồng, mà là quan hệ mua bán giữa NĐT và một NĐT khác thông qua CTCK làm trung gian, có thu phí. Vì vậy, việc quy định cấm CTCK hoạt động môi giới trong giai đoạn này sẽ kéo NĐT lấn sâu vào quan hệ chủ nợ - con nợ và thủ tục phá sản. Do đó, sẽ là hợp lý hơn nếu Nghị định chia ra các phương án xử lý khác nhau. Chỉ nên đưa NĐT vào đối tượng chủ nợ trong trường hợp CTCK mất khả năng thanh toán cho mọi đối tượng, bao gồm cả NĐT và các chủ nợ khác. Nhưng nếu xét thấy CTCK còn đủ khả năng xử lý các khoản tiền và chứng khoán cho NĐT thì nên cho phép CTCK thực hiện hoạt động môi giới để giải phóng tiền và chứng khoán cho NĐT.(Theo Luật sư Đặng Thế Đức, Công ty Luật Indochine Counsel - đăng trên ĐTCK, 1/12)
  2. tktengiday

    tktengiday Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Phá sản là không có khả năng trả nợ,làm ăn thua lỗ ...
    Nhưng nhìn vào KLS các bác thấy nó nợ trên VCSH rất ít. Tiền mặt còn nhiều. Đầu tư thì bài ban rất chắc chắn .... Thời buổi tiền nhiều vay nợ ít là vua cả 2 cái KLS đều có

Chia sẻ trang này