STB- Chuẩn bị cho kế hoạch lợi nhuận tỷ USD (Part 2) !!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 138nam, 08/05/2023.

3835 người đang online, trong đó có 285 thành viên. 09:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 650583 lượt đọc và 4458 bài trả lời
  1. Kimbum90

    Kimbum90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/06/2020
    Đã được thích:
    931
    Quỹ China Trust Vietnam à bác, bác lấy thông tin nắm giữ ở đâu đó cho mình xin với! thank bác
  2. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.974
    Quỹ này của China Trust Bank coporation
    https://www.investing.com/funds/tw000t2691b9-holdings
    tỷ trọng STB là 4,37%. số liệu trên nhầm nhé
    binhtrungKimbum90 thích bài này.
  3. uptothesky

    uptothesky Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2015
    Đã được thích:
    2.721
    Chưa cần bán được cục 32% này, mà chỉ cần kết thúc đề án -> chi trả cổ tức tiền mặt -> thu nợ -> tăng thu nhập/lợi nhuận -> sang năm chi thêm cổ tức -> tăng thu nhập -> ....
    Chả trách cổ đông có vẻ rốt ráo vụ cổ tức.
    STB về cơ bản khá giống ACB từ quy mô, cơ cấu cho vay, cơ cấu huy động và cả lợi nhuận (sau khi hoàn thành trích lập VAMC) ... nhưng vốn hóa ACB đang gấp 1,7 lần STB.
  4. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.974
  5. namnd108

    namnd108 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/10/2005
    Đã được thích:
    3.101
  6. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.974
    Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Cần tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng
    (Chinhphu.vn) – Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp cùng với sự chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh”, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa trở lại nền kinh tế.
    09/05/2023 11:06
    [​IMG]
    Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh báo cáo tại phiên họp - Ảnh: VGP/ĐH

    Kinh tế phục hồi nhanh, đạt được những kết quả khá toàn diện

    Tại phiên họp thứ 23, sau khi nghe Báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này.

    Theo ông Vũ Hồng Thanh, năm 2022 nước ta đối diện với nhiều biến động nhanh, phức tạp, tiêu cực của tình hình thế giới. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp cùng với sự chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh", góp phần kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa trở lại nền kinh tế.

    Kinh tế nước ta phục hồi nhanh và đã đạt được những kết quả khá toàn diện, nổi bật là: GDP tăng trưởng 8,02%, mức cao nhất trong hơn 10 năm qua; 13/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân tăng 3,15%, thu NSNN tăng 28,6% so với dự toán; các cân đối khác của nền kinh tế như cân đối lương thực, cân đối điện năng phục vụ cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân cơ bản được bảo đảm; an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động được triển khai tích cực…

    Sang năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, bất định, nhất là xung đột kéo dài tại Ukraine; một số ngân hàng lớn phá sản hoặc bị mua lại; lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro; chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt, nhiều nền kinh tế tăng trưởng thấp, đối diện nguy cơ suy thoái.

    Ở trong nước, tình hình kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm. Thương mại, dịch vụ tiếp tục xu hướng tăng. Thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định. Nhiều giải pháp được triển khai để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Tập trung làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, lao động, việc làm, cải thiện đời sống người dân. Phát triển văn hóa tiếp tục được quan tâm, chú trọng. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại được tăng cường.

    Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức tiếp diễn từ quý IV/2022, gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023.

    Kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
    Nhấn mạnh dự báo từ nay đến cuối năm 2023, kinh tế - xã hội còn gặp nhiều thách thức, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng là rất khó khăn, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu của hệ thống tài chính, ngân hàng. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.

    Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác. Cần tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá không còn quá căng thẳng như thời điểm cuối năm 2022.

    Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; các công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia có tác động lan tỏa lớn.

    Theo dõi chặt chẽ, chủ động phương án ứng phó, phòng, chống, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các loại bệnh truyền nhiễm, các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế.

    Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Đẩy mạnh phát triển, khai thác thị trường truyền thống, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các FTA đã ký kết để khai thác hiệu quả các thị trường.

    Tập trung mọi nguồn lực khôi phục thị trường khách quốc tế, sớm bắt kịp đà tăng trưởng của du lịch thế giới.

    Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có chính sách, giải pháp kịp thời bảo đảm cân đối cung - cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối về điện, xăng dầu. Xử lý các vướng mắc, bất cập trong việc tính toán các yếu tố cấu thành giá xăng dầu, cơ chế tính giá điện.

    Giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống, nhất là biên giới đất liền và trên biển; bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế./.
    Tun35 thích bài này.
  7. thetwoface

    thetwoface Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/06/2009
    Đã được thích:
    567
    Do mình cũng ko thạo câu chuyện này lắm, nhờ cụ chủ cho hỏi ngắn gọn chút được ko:
    1. Phần nợ mà phải trích lập có số gốc bao nhiêu và tới nay trở thành bao nhiêu (nợ này có phải trả lãi phát sinh tiếp hàng năm ko? Nếu ko thì việc gì phải trả, cứ om ở đấy chờ thật lâu nợ nó tự giảm về giá trị)
    2. Chỗ Phong phú nếu ko bán cho xong việc, thì phần Nợ gốc + Lãi + Lãi phạt phải hơn 16k tỷ vậy cứ để đó thì nở thành 17, 18, xx k tỷ?
    3. "số lợi nhuận này đều được đưa vào để kinh doanh với giá vốn = 0. Vậy nên riêng những thứ này thì STB đã có lợi nhuận 2024 tỷ": Nếu đây là LN của bank bình thường thì bank nào cũng như nhau, ko phải thế mạnh của STB, còn nếu cái cụ nói là phần trích để trả nợ, thì mình được kinh doanh vốn phần trích này lấy lãi, còn nợ thì họ ko tính lãi suất với mình?
    4. Trích từ 2017 tới nay được 15k tỷ, riêng lãi 2022 là 19.9k tỷ, vậy do 2022 lãi đột biến, hay các năm trước lãi cũng tốt mà ngoài trích thì còn các vấn đề gì nữa nhỉ mà mãi mới lên được 15k? Chứ kiểu lãi thần đồng thế này chắc đôi quý trả xong nợ, đôi quý nữa đứng đầu VN, đôi quý nữa vượt ra TG
    Cám ơn bác
    Last edited: 09/05/2023
    Tun35 thích bài này.
  8. ducdn1

    ducdn1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Đã được thích:
    188
    Nếu việc bán số CP của anh B không thụaan lợi, giá bán thấp hơn 34k thì thế nào bác chủ ? Thị giá STB hiện mới có 26
    138nam thích bài này.
  9. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.974
    1. VAMC là tổ chức sinh ra nói chung chủ yếu giữ hộ nợ cho Bank và khoản nợ này được hồi lại cho Bank bằng 1 trái phiếu từ đó làm sạch BCTC của Bank và từ lúc đưa sang VAMC thì lãi suất trên bảng cân đối kế toán khoản nợ này bằng 0% nhưng thực tế khi xem xét xử lý bắt buộc lãi suất vẫn tính bình thường.
    2. Phong phú càng để lâu đương nhiên tính lãi càng tăng nhưng quan trọng là sẽ bán được bao nhiêu thôi
    3. đó là thứ bút toán trên báo cáo tài chính
    4. Các năm trước đều lãi tốt dần lên ko đột biến gì đâu. Bản chất ở đây tự dưng thấy 2022 có 2 quý NIM tăng đột biến là do các quý trước nó lấy lãi thật bù vào lãi ảo (phần này tính vào khoản dự thu ngày xưa)
    --- Gộp bài viết, 10/05/2023, Bài cũ: 10/05/2023 ---
    Câu hỏi hay nhưng rất dễ trả lời, bận tý lát nữa nhé
    hoangnm09 thích bài này.
  10. 138nam

    138nam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2007
    Đã được thích:
    16.974
    Giả sử đợt tới đấu giá 36 ko trôi nhé.
    Vậy thì khoản này năm 2024 giá sẽ là 40 chẳng hạn mới đủ lãi (tôi đang tính lãi suất tầm 10%)
    Con STB hiện nay tính BV tầm 21.5 và dự tính cũng như kế hoạch còn 3 quý nữa hết 2023 thì mỗi quý sẽ có thêm hơn 1k cộng vào BV thì hết 2023 con STB có BV tầm 24.5. Năm 2024 hết trích choác tôi đã phân tích ở trên thì Book cho năm đó tầm 8-9k vậy sẽ có BV tầm 33.5k còn giá đấu khoản vay khoản 40k/ 1 cổ. Vậy đã gần sát nhau rồi. Nếu lại ko thành công đi thì tính tiếp năm sau ông STB sẽ có 43.5k/1cổ còn khoản vay 44k/1 cổ (vẫn tính lãi 10%)
    Đây là giả thiết nhé, Bank định giá theo PB để làm tiêu chí nên cứ tính tốc độ từ nay trở đi tăng trưởng BV của cổ phiếu sẽ nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng giá đấu khoản nợ đối với 1 cổ phiếu của lô kia. Đây là tôi tính kiểu nhỏ lẻ
    Còn bọn tay to cá mập nó khôn gấp 10 lần mình mà ăn cả lô thế thì toàn giá trên trời thôi. Cụ chịu khó xem các kèo đấu giá lô lớn các cổ khác đi nhé. Tôi nghĩ năm nay đấu nếu ko có thế lực nào ngăn cản để fair thì giá 4x hoặc 5x mới hợp lý đó
    WILIIZ, nguyentu_ctes1990ducdn1 thích bài này.
    WILIIZ đã loan bài này

Chia sẻ trang này