STB khởi động game bán 2x chưa các bác $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 13/11/2020.

6881 người đang online, trong đó có 872 thành viên. 12:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22508 lượt đọc và 92 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Thủ tướng: Chia sẻ khó khăn, ngân hàng không nên đặt mục tiêu lãi cao
    1 giờ trước

    • Ads by optAd360
      Chiều 16.11, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định của ************* bổ nhiệm Thống đốc NHNN Việt Nam đối với bà Nguyễn Thị Hồng.

      Giao nhiệm vụ cho tân Thống đốc và ngành ngân hàng, Thủ tướng yêu cầu phải thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN và cũng là thành quả quan trọng nhiều năm qua, khi lạm phát từ mức trên 18% vào năm 2011 đã giảm xuống dưới 4% trong suốt nhiệm kỳ này.

      Trong đó, cần sử dụng công cụ chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, lưu ý ổn định các thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, phấn đấu tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối.

      Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là điều hành linh hoạt, hiệu quả chính sách tiền tệ, tín dụng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng chi phí thấp, thủ tục đơn giản, thuận tiện.

      NHNN cần nghiên cứu biện pháp giảm chi phí lãi vay, bởi nhiều ngân hàng lãi lớn trong khi nền kinh tế còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí phá sản. Năm nay, các ngân hàng không nên đặt mục tiêu lợi nhuận cao để chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp, người dân.

      https://image.*********.vn/2020/11/16/vietstock_s_thu-tuong-chia-se-kho-khan-ngan-hang-khong-nen-dat-muc-tieu-lai-cao_20201116210242.jpg
      Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ cho tân Thống đốc Nguyễn Thị Hồng Ảnh Quang Hiếu
      Ads by optAd360
      Để phục vụ phát triển, Thủ tướng lưu ý NHNN không được để thiếu vốn tín dụng cho các lĩnh vực và dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có nhu cầu, có năng lực sản xuất mới, đặc biệt các dự án ứng dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế số, để tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Ngành ngân hàng cũng cần tiếp tục xóa, giảm, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ cho các tỉnh miền Trung vừa qua chịu thiên tai, bão lũ trên cơ sở phù hợp các quy định của pháp luật.

      Thứ ba, cần tiếp tục củng cố và tăng cường năng lực hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống. Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng phải hiệu quả, đủ mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, không để “mất bò mới lo làm chuồng”. Nếu để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng thì có nghĩa là cơ quan giám sát ngân hàng chưa làm tròn nhiệm vụ.

      Nhiệm vụ thứ tư là cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, nhất là đối với các ngân hàng yếu kém. Cuối cùng, Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng không ngừng hiện đại hóa gắn với đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, sáng tạo, hiệu quả…

      Phát biểu nhận nhiệm vụ, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, bản thân nhận thức sâu sắc về trách nhiệm lớn lao của người đứng đầu, chỉ đạo điều hành hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế thế giới biến động khó lường, dịch bệnh Covid-19; sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế số... Điều đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần có bước đi phù hợp.

      Bà Hồng cũng khẳng định sẽ cùng tập thể NHNN chủ động bám sát diễn biến tình hình, nắm chắc chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng để thực hiện hiệu quả các giải pháp điều hành, hoàn thành tốt vai trò của một ngân hàng T.Ư, bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống… làm sao để hệ thống ngân hàng thực hiện tốt vai trò kênh dẫn vốn hiệu quả của nền kinh tế.

      Bà Nguyễn Thị Hồng (52 tuổi, quê Hà Nội) là thạc sĩ kinh tế phát triển. Bà Hồng bắt đầu làm việc tại NHNN từ năm 1991 và được bổ nhiệm Phó thống đốc lần đầu vào năm 2014; sau đó được bổ nhiệm lại vào tháng 8.2019.
    SpaceX thích bài này.
  2. S_u_s_h_i

    S_u_s_h_i Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/08/2020
    Đã được thích:
    128
    Anh em cứ ngồi yên , sẽ phát quà lần lượt , nhấp nhổm là mất ăn... chơi chứng rất đơn giản...

    >:D:D:D<:drm1
    BigDady1516 thích bài này.
  3. nguyenhuong2011

    nguyenhuong2011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2020
    Đã được thích:
    159
    khi nào vượt được qua ngưỡng 14.2 này thì mới có thể bay cao bay xa được bạn à.
    BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Vít thôi bác ạ @};-
    --- Gộp bài viết, 18/11/2020, Bài cũ: 18/11/2020 ---
    Ổn định chỗ đã xong 2 x nào @};-
    SpaceXnguyenhuong2011 thích bài này.
  5. hoangketcau

    hoangketcau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    61.504
    vượt rồi kìa
    BigDady1516 thích bài này.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Khi lãnh đạo nữ quản lý… tiền!
    NGÂN HÀNG LÊ MỸ 18/11/2020,

    Nữ giới quản tiền là chuyện đương nhiên và phù hợp thiên chức. Song “quản tiền” với trọng trách trên chính trường, trong một hệ thống tài chính quốc gia, hay quốc tế, thì thực tế vẫn chẳng có mấy ai.

    Những nữ lãnh đạo quản tiền lẫy lừng trên thế giới
    Không nhiều về số lượng và phổ biến như các Lãnh đạo quản tiền là nam, nhưng thế giới vẫn luôn xuất hiện những tiền lệ.

    Đáng kể đến đầu tiên là bà Christine Madeleine Odette Lagarde, nữ Bộ trưởng Tài chính Pháp và cũng là nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của quốc gia nhóm G8. Chưa hết, bà còn là nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), được bổ nhiệm vào năm 2011. Năm 2019, bà từ chức, nhường ghế cho một lãnh đạo nữ khác là bà Kristalina Georgieva từ Bulgari, vào vị trí đứng đầu thể chế tài chính gồm 189 nước thành viên.

    [​IMG]
    Nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của Quỹ Tiền tệ quốc tế, bà Christine Lagarde (ảnh: BBC)

    Nói đến tài chính, trung tâm thế giới theo cách diễn đạt vắn tắt người phố Wall, phần nào vẫn thuộc về… Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đây là Ngân hàng trung ương quốc gia Mỹ, hoạt động hoàn toàn độc lập với Nhà Trắng nhưng mỗi quyết sách, lại ảnh hướng rất lớn đến không chỉ nước Mỹ mà có thể toàn thể thị trường tài chính toàn cầu. Lãi suất cơ bản (FED funds rate) mà FED quyết định, xưa nay vẫn là lãi suất tham chiếu quan trọng trên thị trường tài chính thế giới. Có thể ví như FED... ho một cái, thì sẽ có thể nhiều cơ thể thị trường tài chính phải hắt hơi và cả thế giới phải rung chuyển.

    Với vị trí quan trọng như vậy, trong lịch sử 107 năm tính đến 2020, mãi đến 2014, dưới thời đại của Tổng thống Mỹ Barak Obama và được ông đề cử, Thượng viện Mỹ lần đầu tiên mới có “tiền lệ” phê chuẩn Chủ tịch FED là nữ, bà Janet Yellen hiện là Phó chủ tịch đương nhiệm FED. Nhiệm kỳ của nữ kinh tế gia tại FED kéo dài 5 năm 2 tháng và bà được đánh giá đã khá thành công trong giai đoạn cần vực dậy kinh tế xứ cờ hoa ở đoạn giữa chu kỳ 10 năm khủng hoảng.

    [​IMG]
    Nữ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đầu tiên và duy nhất đến nay, bà Janet Yellen (ảnh: Reuters)

    Nữ Thống đốc Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
    Với Việt Nam, ai đảm nhiệm vai trò Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cũng đồng nghĩa nắm giữ vị trí quyền lực ở một tổ chức vô cùng quan trọng. Nói về Lãnh đạo giới nữ, Việt Nam cũng đã có những tiền lệ trên chính trường nói chung khi vào năm 2016, đã có Nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên – bà Nguyễn Thị Kim Ngân, là Chủ tịch Quốc hội thứ 8 và đương nhiệm. Năm 2020, chúng ta lại đã có nữ Thống đốc NHNN đầu tiên ở đời nhiệm kỳ thứ 15. Bà Nguyễn Thị Hồng vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nối tiếp người tiền nhiệm là một trong hai Thống đốc trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt, ông Lê Minh Hưng.

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Hồng, nữ Thống đốc NHNN đầu tiên của Việt Nam (ảnh: NHNN)

    Trong buổi lễ chuyển giao công việc và được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Quyết định của ************* bổ nhiệm Thống đốc NHNN Việt Nam đối với bà Nguyễn Thị Hồng, như thường lệ bà xuất hiện với tà áo dài màu, phong thái nhã nhặn và đầy nữ tính. Với các nhà báo chuyên theo dõi lĩnh vực tài chính ngân hàng, trước khi trở thành nữ Thống đốc, họ cũng đã quen thuộc với nữ Phó Thống đốc rất dễn bắt chuyện, ân cần, nhưng rất rành mạch, rõ ràng và dứt khoát khi thông tin về hoạt động tài chính ngân hàng trong quý, trong năm, khi trả lời các câu hỏi họp báo khó khá thẳng thắn mà cũng rất… kín kẽ. Việc bà được Quốc hội phê duyệt quyết định bổ nhiệm cương vị mới, thực tế, với nhiều người, cũng không quá mức bất ngờ bởi nói theo cách của một chuyên gia trong ngành, bà là gương mặt sáng giá của hệ thống hiện nay - xét cả về kinh nghiệm chuyên môn lẫn tuổi đời, tuổi nghề và các vị trí mà bà đã trải qua.

    Có một điểm khá thú vị là ngoài các vị trí công việc chuyên môn theo tiểu sử của bà Nguyễn Thị Hồng, vốn đã được công khai chi tiết những ngày qua, thì trong những năm gần đây, thực tế, tân Thống đốc cũng rất dày dạn kinh nghiệm “kiêm nhiệm” nhiều vị trí ngoài chuyên môn ngành, thực thi các nhiệm vụ cần sự phối hợp với nhiều cơ quan liên Bộ và đại diện NHNN.

    Điển hình tháng 2/2017, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế đã ký văn bản số 114/QĐ-BCDDLNKT quyết định danh sách Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Trong đó, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng là ủy viên Ban Chỉ đạo liên ngành, cùng phối hợp với rất nhiều thành viên Ban từ các Bộ ngành để nghiên cứu, đề xuất, tham mưu, tư vấn cho Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia các chủ trương, chính sách lớn, chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế; nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về các chủ trương và định hướng đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế chung để làm cơ sở cho việc xây dựng phương án đàm phán của các Bộ, ngành...

    Tháng 8/2018, bà Nguyễn Thị Hồng lại có tên trong danh sách thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá được Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá quyết định, cùng phối hợp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc quyết định những chủ trương, định hướng lớn về quản lý điều hành giá trong từng thời kỳ; thực hiện đồng bộ các chính sách về giá các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu; quyết định các biện pháp điều hành giá cụ thể đối với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu phù hợp trong từng thời kỳ; thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu; cùng các nhiệm vụ khác.

    Kinh nghiệm làm việc với các cơ quan liên bộ theo đó, chắc chắn sẽ là một trong những thế mạnh của nữ Thống đốc trong quá trình phối hợp cùng Bộ ngành và các cơ quan TW, địa phương, để triển khai các nhiệm vụ theo trọng trách vừa được giao. Hy vọng, đó cũng là một trong những “lợi thế” chính trị quan trọng, đi cùng tính nữ uyển chuyển, mềm mại, khéo léo vốn có của một Lãnh đạo nữ, để giúp bà vượt qua các thách thức, áp lực rất lớn của bối cảnh tài chính hiện nay. Song song với đó còn có bối cảnh hội nhập tài chính toàn cầu và sự bất định, thay đổi, lên ngôi của các đồng tiền, các quyền lực mới.

    Người xưa thường dạy: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ”. Hiện đại hơn, dân gian lại có câu nói: “Đàn ông kiếm tiền, đàn bà giữ tiền”. Cả hai câu nói này đều nhấn mạnh yếu tố quan trọng, phù hợp thiên chức của giới nữ trong “quản tiền”. Nhưng đó hẳn là “quản tiền” ở phạm vi “tề gia”. Còn trong thời mà vai trò của giới nữ ngày càng được coi trọng hơn, bất bình đẳng giới trên nhiều phương diện đã bị xóa nhòa, những tiền lệ nữ Lãnh đạo đứng đầu các hệ thống tài chính đã khẳng định rằng dù chỉ là tiền lệ, bình đẳng giới vẫn đã cất tiếng nói thành công, thì việc “quản tiền” này còn bao gồm ý nghĩa, vai trò góp sức “trị quốc”. Thách thức của nữ Thống đốc Nguyễn Thị Hồng vẫn còn rất lớn, thậm chí, nặng nề, ở phía trước.
    SpaceX thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    STB phom tích lũy và chạy giống HSG @};-
    SpaceX thích bài này.
  8. Quanghoa86

    Quanghoa86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/08/2019
    Đã được thích:
    5.747
    vượt 16 thì phía trước lại cả 1 bầu trời xanh tươi bát ngát
    BigDady1516 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Kienlongbank phủ nhận tin đồn bán lô hơn 176,4 triệu cổ phiếu STB với giá 18.000 đồng/cổ phiếu


    Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) đã chính thức lên tiếng về việc chốt mức giá bán gần 176,4 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ xấu.
    Cụ thể, theo lãnh đạo Kienlongbank, Ngân hàng sẽ tiếp tục kế hoạch bán 176,4 triệu cổ phiếu STB và khả năng sẽ hoàn tất trong năm 2020.

    Về thông tin nhà đầu tư đang truyền tai nhau rằng lô cổ phiếu trên đã được đàm phán để chốt ở mức giá 18.000 đồng/cổ phiếu, vị lãnh đạo này đã khẳng định, Kienlongbank sẽ không chốt giá bán thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu, dù đang cần thu hồi nợ xấu.

    Hiện tại, Kienlongbank đã nhận được đầy đủ hợp đồng ủy quyền có công chứng từ các khách hàng vay và chủ sở hữu tài sản về việc đồng ý cho ngân hàng thực hiện chào bán tài sản bảo đảm là cổ phiếu của STB nhằm thu hồi nợ.

    Xử lý xong khoản nợ này sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận năm 2020 của Kienlongbank đặt ra ở mức 750 tỷ đồng trước thuế.

    Được biết, gần 176,4 triệu cổ phiếu STB nói trên thuộc sở hữu của các cá nhân trong nước, được thế chấp tại Kienlongbank, nên ngân hàng này muốn rao bán để thu hồi nợ.

    Trước đó, Kienlongbank đã 2 lần bán đấu giá 176.373.887 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ xấu, song chưa bán thành công.

    Cụ thể, lần 1 vào ngày 22/1/2020 với mức giá khởi điểm là 24.000 đồng/CP và lần thứ 2 từ ngày 17/2/2020 với giá khởi điểm là 21.600 đồng/Cp, thấp hơn so với mức giá khởi điểm lần đầu nhưng cao hơn nhiều so với mức thị giá tại thời điểm này là 11.500 đồng/CP.

    Việc rao bán STB để thu hồi nợ bất thành khiến chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Kienlongbank trong 6 tháng đầu năm nay tăng cao, gấp 3,2 lần cùng kỳ, ghi nhận 79 tỷ đồng.

    Không chỉ Kienlongbank, mà Eximbank, Chứng khoán Liên Việt (LVS) cũng đang tập trung xử lý bán cổ phiếu STB để thu hồi nợ xấu.

    Tại Eximbank, ngày 2/10/2019, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn chấp thuận cho Eximbank được xử lý tài sản đảm bảo là hơn 74,9 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ vay theo quy định. Do đó, HĐQT Eximbank cho biết, năm 2020, Ngân hàng sẽ tập trung xử lý khoản nợ này.

    Bên cạnh đó, CTCP Chứng khoán Liên Việt (LVS), tổ chức có liên quan ông Nguyễn Văn Huynh, Thành viên HĐQT Sacombank tiếp tục đăng ký bán hết 3 triệu cổ phiếu STB.

    Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, thời gian dự kiến từ ngày 31/8 đến ngày 29/9/2020. Mục đích thực hiện giao dịch là đầu tư tự doanh.

    Trước đó, từ ngày 18/6 đến 17/7/2020, LVS cũng đăng ký bán lượng cổ phiếu STB ở trên nhưng đã không thực hiện được do điều kiện thị trường chưa phù hợp.

    Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của Sacombank đạt 481.898 tỷ đồng, tăng 6,2% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng gần 5% đạt 310.695 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 6,33% đạt 426.236 tỷ đồng.

    Nợ xấu nội bảng tại ngày 30/6 của Sacombank là 6.682 tỷ đồng, tăng gần 950 tỷ so với đầu năm (tức tăng gân 17%). Trong đó, nợ nhóm 3 tăng mạnh 185% lên 851 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng từ 1,94% lên 2,15%
    SpaceX thích bài này.
  10. thethanh1510

    thethanh1510 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2020
    Đã được thích:
    928
    STB có dấu hiệu "tàu nhổ neo" rồi
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này