STB - Khủng long bạo chúa trên đà vững bước!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 11/05/2007.

2994 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32153 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. kinhthienvan

    kinhthienvan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Không bao giờ bán dưới 180. mặc dù mua lúc ~70. Rẻ hơn thì để lĩnh cổ tức và quyền mua CP ưu đãi. Cùng anh Thành vươn đến 1 tỷ USD VLĐ vào năm 2010
  2. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/05/3B9F69EE/
  3. dautuck001

    dautuck001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác 100%. E cũng ko bgiờ bán dưới 180. Dự đoán sau chốt giá STB khoảng 90x, sẽ có một làn sóng khoai lang muốn gom STB, chưa kể room của khoai tây sẽ được mở rộng, khoai tây lại tranh nhau mua. Đố các bác tìm được bluechip siêu lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng số 1như STB mà lại có giá dưới 100k ko? Còn bác nào kỳ vọng vào các khủng long chuẩn bị lên sàn cuối năm nay thì, vốn ít như e và các bác hơi bị ít cơ hội nhảy vào. Lúc đó thì niềm tin vào STB sẽ được củng cố, và những ai nắm giữ STB sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng cho sự nắm giữ và chờ đợi của mình.
    Một lời khuyên dành cho những ai muốn lên tàu STB: hãy gom STB ngay trước khi chốt, giá hiện nay đang lình xình nên rất dễ khớp, chứ đợi sau chốt thì khả năng up&up rất cao nên hơi khó mua đấy.

    Không bao giờ bán dưới 180. mặc dù mua lúc ~70. Rẻ hơn thì để lĩnh cổ tức và quyền mua CP ưu đãi. Cùng anh Thành vươn đến 1 tỷ USD VLĐ vào năm 2010



    [/quote] http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/05/3B9F69EE/


    [/quote]
  4. leadernhl

    leadernhl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/05/2007
    Đã được thích:
    0
    YÊN TÂM ĐÊ CÓ MÌNH ĐỨNG TRÊN TÀU CUNGD BẠN ! DÙ Có THỂ NÀO CŨNG KHÔNG NHẢY XUỐNG ĐÂU ! HÔM KIA, HÔM QUA VẪN THẾ VÀ NGÀY MAI, NGÀY KIA CŨNG THẾ (TRỪ KHI LÊN 18x
  5. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    stb acb có kaka bảo kê rồi múc vô tư đê
  6. Nokia8890

    Nokia8890 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Đã được thích:
    6
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/05/3B9F69EE/


    [/quote]


    [/quote]

    Bác buồn cười tăng là tăng thế nào
  7. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    ] http://www9.ttvnol.com/forum/f_319/924081.ttvn

    Được sorosyud sửa chữa / chuyển vào 19:46 ngày 31/05/2007
  8. gamobuonck

    gamobuonck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Đã được thích:
    0
    STB-đồ tốt nhưng lởm lắm..e may wá đã chạy thoát khỏi con này..tiềm năng rất tốt nhưng cổ đông thì tạp nham, lởm khởm thêm vào đó luôn luôn bị làm giá nên chết vốn may lắm đến ngày chốt còn 15x..

    Vì sao cổ phiếu ngân hàng rớt giá?

    Hải Lý

    Cổ phiếu ngân hàng đã giảm giá từ 20-40% tùy loại so với thời điểm đầu tháng 3-2007. Trong khi VN-Index đã phục hồi nhanh hơn dự đoán của giới tài chính, thì vẫn chưa có dấu hiệu khả quan nào cho thấy giao dịch cổ phiếu ngân hàng sẽ sớm sôi động trở lại. Vì sao?

    Nước ngoài bị ra rìa

    Với việc nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, ngân hàng là lĩnh vực được hưởng lợi trước nhất: tiền ngân hàng vẫn là kênh cung ứng tín dụng chủ yếu cho doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của các công ty mạnh lên, đã đẩy lợi nhuận ngân hàng tăng vọt. Lợi nhuận trước thuế quí 1-2007 của nhiều ngân hàng đã bằng sáu tháng đầu năm 2006. Khảo sát ba ngân hàng cổ phần lớn nhất cho thấy lợi nhuận trước thuế bốn tháng đầu năm nay đã bằng 60-80% lợi nhuận năm ngoái: ACB đạt 515 tỉ đồng, Sacombank 413 tỉ đồng, Eximbank 215 tỉ đồng. Cả ba ngân hàng trên đều có khả năng vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2007: ACB có thể đạt lợi nhuận 1.600 tỉ so với chỉ tiêu 1.500 tỉ đồng; Sacombank có thể vượt mức 1.200 tỉ đồng và Eximbank vượt mốc 650 tỉ đồng.

    Thế nhưng đúng vào lúc ngân hàng ?oăn nên làm ra?, cổ phiếu ngân hàng lại không tăng như cổ phiếu các ngành nghề khác. Giá cổ phiếu ACB đã rớt từ mức đỉnh 300.000 đồng xuống 168.000 đồng hiện tại. Cổ phiếu Eximbank sụt từ 17 triệu đồng (mệnh giá 1 triệu đồng/cổ phiếu) xuống 10,5 triệu đồng ngày 28-5-2007. Chỉ có cổ phiếu Sacombank trên sàn TPHCM giữ được giá nhờ thông tin cổ đông được mua cổ phiếu phát hành thêm theo tỷ lệ 1:1 với giá 15.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên so với cổ phiếu của các bluechips khác, sự tăng giá của cổ phiếu Sacombank rõ ràng không ấn tượng!

    Vì sao nhà đầu tư quay lưng với cổ phiếu ngân hàng? Phải chăng cổ phiếu ngân hàng đã tăng quá cao so với giá trị thực và bây giờ buộc phải điều chỉnh để giá và giá trị thực cân bằng? Hay sau các đợt tăng vốn rầm rộ, cổ phiếu ngân hàng đã bị pha loãng hết mức? Liệu có một sự vô lý nào không khi các ngân hàng vẫn tăng trưởng cao, vẫn trả cổ tức trên 20%/năm, có ngân hàng tới 30-40%/năm, mà giá cổ phiếu lại không bằng những công ty ?othường thường bậc trung? trên sàn niêm yết?

    Lý do chủ yếu giải thích cho các câu hỏi trên chính là sự thiếu vắng yếu tố nước ngoài trong giao dịch cổ phiếu ngân hàng. Cả hai ngân hàng đã lên sàn là ACB và Sacombank đều đã đầy ?oroom? 30%. Vì thế cho dù cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn đến đâu chăng nữa, nhà đầu tư nước ngoài cũng không thể len chân. Những tổ chức nước ngoài đang sở hữu cổ phiếu Sacombank, ACB không chịu bán ra, cho dù họ được đánh tiếng trả giá cao hơn đáng kể giá giao dịch trên sàn. Với những ngân hàng chưa niêm yết, nhà đầu tư nước ngoài cá nhân cũng không thể mua như nhà đầu tư trong nước. Sở hữu một cổ phiếu ngân hàng, họ cũng phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Các tổ chức nước ngoài chỉ còn cách đàm phán, mua 10-15% cổ phần của mỗi ngân hàng. Mà đã thương lượng, là mất thời gian, công sức, phải hỗ trợ kỹ thuật, chưa kể các đối tác phải hợp ?ogu? nhau. Hàng loạt các cuộc đàm phán mua bán cổ phần ngân hàng không thành công mới đây là thí dụ.

    Lợi nhuận tăng bao nhiêu, P/E giảm bấy nhiêu

    Bị rào cản 30% chặn lại (tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong một ngân hàng tối đa là 30%), nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đành bó tay. Nhưng nhà đầu tư pháp nhân, nhất là các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài kiên trì thương lượng mua cổ phần nhà băng trong nước. Giá cổ phiếu ngân hàng, vì vậy, chỉ gia tăng đột biến khi có yếu tố nước ngoài. Cổ phiếu Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) đã tăng gấp đôi khi hợp đồng hợp tác chiến lược Habubank - Deutsche Bank được ký kết. Với những ngân hàng mà ?oroom? vẫn còn nguyên như Đông Á, Eximbank tiềm năng tăng giá cổ phiếu rất lớn. Sau các cuộc thương lượng bất thành với khá nhiều đối tác nước ngoài, lần này Eximbank đang đi đến thỏa thuận cuối cùng về bán cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo (Nhật).

    Một số quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cho rằng chỉ số P/E của cổ phiếu ngân hàng quá cao và khẳng định giá cổ phiếu nhà băng đã vượt quá giá trị thực. Song trên thực tế, họ vẫn đặt vấn đề mua cổ phần với không ít ngân hàng. Hơn ai hết, họ hiểu rằng chỉ số P/E của cổ phiếu ngân hàng chỉ mang tính nhất thời. Chính sự tăng trưởng và triển vọng tiếp tục tăng trưởng cao của ngành ngân hàng mới là điều cốt lõi. Bởi lợi nhuận tăng nhanh bao nhiêu, P/E sẽ giảm xuống nhanh bấy nhiêu. Hãy thử phân tích mảng tín dụng. Trong tháng 4-2007 lãi suất huy động vốn bình quân của ngân hàng ACB là 5,64%/năm; Sacombank là 6,06%/năm: Eximbank 6,76%/năm; Đông Á 6,13%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của cả bốn tính đến cuối tháng 4 so với thời điểm đầu năm đều rất cao: ACB tăng 12,6%; Sacombank tăng 28,23%; Eximbank tăng 16,29%; Đông Á tăng 16,6%. Trong khi đó chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của các ngân hàng lại vô cùng hấp dẫn. Lãi suất cho vay bình quân tháng 4 của ACB là 11,32%/năm; Sacombank 12,67%/năm; Đông Á 11,22%/năm; Eximbank 9,5%/năm (nguồn: Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng). Nếu biết rằng tín dụng vẫn là nghiệp vụ mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng, và tăng trưởng tín dụng toàn ngành từ nhiều năm qua luôn ở mức trên 20%/năm, thì sẽ thấy tiềm năng tăng trưởng ngân hàng trong nước lớn đến đâu.

    Trong dài hạn, cổ phiếu ngân hàng sẽ ngày một hấp dẫn hơn, bởi nói như ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng nội địa sẽ ?obị? ngân hàng nước ngoài mua hết đến 30% cổ phần. Chuyện còn lại chỉ là thời điểm mua mà thôi. Cùng lúc, các ngân hàng nội địa sẽ sáp nhập, mua bán lẫn nhau để trở nên mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đó là chưa kể đã manh nha ý tưởng những ngân hàng hết ?oroom? sáp nhập với các ngân hàng khác để giảm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.
  9. peo189

    peo189 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Đã được thích:
    1
  10. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    chịu, ko lết nổi nữa roài

Chia sẻ trang này