STB - Khủng long bạo chúa trên đà vững bước!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 11/05/2007.

4775 người đang online, trong đó có 510 thành viên. 21:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 32145 lượt đọc và 442 bài trả lời
  1. Investor_1

    Investor_1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2006
    Đã được thích:
    5.352
    ___________________________
    Khi xưa Tào Tháo chỉ với 5 ngàn quân tinh nhuệ mà đánh tan tác mấy chục vạn quân Viên Thiệu! Cổ đông STB như quân Viên Thiệu vậy, một đám quân ô hợp, thấy có biến là nháo nhác bỏ chạy!!!! Tôi cũng may mà chạy thoát khỏi đám loạn quân đó ở giá 144!!! Đến bây giờ nghĩ lại vẫn kinh sợ...khà....khà....
  2. vodkanga

    vodkanga Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2007
    Đã được thích:
    0
    sang tuần e xung phong làm tiểu tướng ra trận...các bác ủng hộ e nhé
  3. cathykathy

    cathykathy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Bác kaka người bảo hộ cho STB đâu rồi, sao ko thấy lên tiếng gì hít. Thật chán!
  4. likeverythings

    likeverythings Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Chết mất ngáp rồi chả im
  5. bmwz8z8z8

    bmwz8z8z8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    0
  6. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    bảo kê cho STB rớt đúng 65 khởi nghĩa giá đáy kỳ vọng múc dần 67
  7. investip123

    investip123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Đã được thích:
    0
    STB tốt gấp vạn lần mấy ngân hàng cổ phần ngoài OTC, nhưng chẳng hiểu sao cứ lình xình
  8. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    [CẬP NHẬT: 25/06/2007 15:32:20 (GMT+7) BẢN ĐỂ IN

    Vay tiền mua nhà lãi suất thoáng



    n Minh Đức


    Đây là điểm nổi bật nhất trong sản phẩm tín dụng mới của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

    Sản phẩm này có tên ?oCho vay lãi cấn trừ - Bất động sản?, đã được thử nghiệm tại Hà Nội và Tp.HCM trong 8 tháng qua. Đây cũng là dòng sản phẩm cho vay đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương thức ?olãi cấn trừ? với nhiều tiện ích và linh hoạt cho người sử dụng.

    Bà Phan Bích Vân, Tổng giám đốc Sacombank, cho biết sau thời gian thử nghiệm thành công, ngân hàng quyết định mở rộng địa bàn trên phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu vay tiền mua đất, nhà, căn hộ của khách hàng.

    Sản phẩm ?oCho vay lãi cấn trừ - Bất động sản? áp dụng cho đối tượng khách hàng là cá nhân, có thu nhập ổn định, có nhu cầu vay tiền để mua bất động sản (đất, nhà hoặc căn hộ) với thời hạn lên đến 15 năm. Khách hàng có thể vay tối đa đến 70% giá trị bất động sản cần mua nhưng không vượt quá 70% giá trị tài sản thế chấp.

    Nếu trước đây, sản phẩm chỉ áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay từ 300 triệu đồng trở lên thì nay Sacombank không giới hạn mức vay tối thiểu.

    Ngoài ra, Sacombank đã liên kết với các công ty bất động sản để hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong việc tiếp cận các dự án bất động sản phù hợp với ngân sách và nhu cầu thực tế của khách hàng.

    Theo bà Vân, tính năng độc đáo của sản phẩm này thể hiện ở khả năng liên kết giữa hai tài khoản của khách hàng: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và tài khoản tiền vay. Khi đó, số dư tiền vay của khách hàng sẽ được khấu trừ với số dư tiền gửi trước khi tính lãi.

    Khác với các sản phẩm cho vay bất động sản thông thường hiện có tại hầu hết các ngân hàng trong cả nước, sản phẩm ?oCho vay lãi cấn trừ - Bất động sản? của Sacombank có các ưu thế nổi bật, đó là việc áp dụng chính sách tính lãi linh hoạt và tiết kiệm nhất cho khách hàng.

    Ví dụ khi khách hàng vay 100 triệu đồng để mua bất động sản, nhưng đồng thời lại có một tài khoản tiền gửi không kỳ hạn 30 triệu đồng, thì ngay lập tức khách hàng được xem là chỉ vay và chỉ phải trả lãi cho số tiền thực tế là 70 triệu đồng, nghĩa là tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng được hưởng lãi suất bằng lãi suất tiền vay. Bên cạnh đó, khi cần chi tiêu, khách hàng có thể tự động rút tiền trong tài khoản tiền gửi ra để sử dụng mà không phải thông qua thủ tục xin vay lại như thông thường. Đây có thể xem là đặc tính linh hoạt nhất của sản phẩm.

    Ngoài ra, tổng số tiền (vốn và lãi vay) hàng tháng khách hàng phải trả là luôn luôn bằng nhau và lãi vay được tính trên dư nợ thực tế còn lại. Điều này sẽ giúp cho khách hàng không bị áp lực trong thời gian đầu của quá trình vay vốn như là các loại hình cho vay khác và khách hàng không phải bận tâm tính toán số tiền phải trả hàng tháng là bao nhiêu.
  9. emthanh

    emthanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Sacombank tăng lãi suất USD



    n Hoàng Đạt


    Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa quyết định điều chỉnh lãi suất huy động USD theo hướng tăng từ 0,05% - 0,2%/năm.

    Với quyết định trên, biểu lãi suất huy động USD mới của Sacombank ở một số kỳ hạn chính như sau: kỳ hạn 1 tháng là 4,2%; 3 tháng 4,57%; 6 tháng 4,65%; 9 tháng 4,8%; 13 tháng 5,05%; 24 tháng 5,1%.

    Theo Sacombank, các ngân hàng hiện đang có xu hướng tăng lãi suất huy động USD nhằm đáp ứng nhu cầu vay USD của các doanh nghiệp đang ngày một tăng mạnh. Xu hướng này đã đẩy lãi suất huy động trung bình tăng khoảng từ 0,08%/năm (ở kỳ hạn ngắn) và 0,1%/năm (ở kỳ hạn dài) so với tháng 3/2007.

    Trong các quyết định điều chỉnh lãi suất USD gần đây, các ngân hàng tập trung chủ yếu vào các nguồn vốn có kỳ hạn từ 3 tháng đến 18 tháng.

    Tại Sacombank, tính đến ngày 20/6, nguồn vốn huy động USD đạt 265 triệu USD, tăng 37% so với đầu năm; tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng USD trong quý II/2007 tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
  10. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    [Cạnh tranh khốc liệt trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ



    Không chỉ ngân hàng trong nước mà hiện hầu hết các nhà băng nước ngoài có mặt tại Việt Nam cũng chạy đua trong lĩnh vực bán lẻ







    (ĐTCK-online) Chiến lược của các ngân hàng, nhất là khối ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang tăng tốc đẩy mạnh đầu tư công nghệ, hiện đại hóa dịch vụ và đào tạo nhân lực theo hướng chuyên nghiệp để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

    Hầu hết ngân hàng đều đưa ra kế hoạch phấn đấu muộn nhất đến năm 2010 sẽ trở thành tập đoàn tài chính bán lẻ hiện đại và đa năng. Chẳng hạn, Ngân hàng Đông Á (EAB) chọn phương án phát triển ngân hàng điện tử, trong đó chú trọng đến dịch vụ thẻ, với mục tiêu dùng lĩnh vực này làm công cụ tiếp cận khách hàng nhanh nhất; Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) chọn đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Đây là hai loại hình khách hàng được Sacombank đặc biệt quan tâm, bên cạnh những khách hàng tầm cỡ khác.

    Không chỉ ngân hàng trong nước mà hiện hầu hết nhà băng nước ngoài có mặt tại Việt Nam cũng chạy đua trong lĩnh vực bán lẻ. Đơn cử, HSBC - đã trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên có sản phẩm tín dụng tiêu dùng, tài trợ mua nhà, mua xe trả góp... dành cho khách hàng cá nhân. Khách hàng có thu nhập từ 3 triệu đồng trở lên/tháng đều có thể đến HSBC để vay vốn, với số tiền được vay gấp 10 lần mức thu nhập.

    Bà Namita Lai, Giám đốc phụ trách ngân hàng bán lẻ của Standard Chartered (SC) tại Việt Nam cho biết, ngày 27/6 tới, SC chính thức khai trương dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại TP.HCM. SC sẽ mang dịch vụ bán lẻ chất lượng quốc tế đến người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, một loạt dịch vụ chất lượng quốc tế của Ngân hàng sẽ được giới thiệu tới khách hàng tại TP.HCM và dự kiến được đưa ra thị trường Hà Nội vào đầu năm 2008. Theo bà Namita Lai, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của SC được kết hợp sự am tường sâu sắc về thị trường trong nước với kinh nghiệm và hiểu biết toàn cầu. SC tin rằng, sẽ cung cấp những dịch vụ tín dụng bán lẻ phù hợp với nhu cầu tài chính của người tiêu dùng Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, SC cung cấp sản phẩm, dịch vụ như quản lý tài sản; ngân hàng giao dịch cho DNVVN và cá nhân... 6 tháng tiếp theo, SC cung cấp thêm các sản phẩm và dịch vụ cho vay tiêu dùng, thế chấp, tín chấp, thẻ tín dụng, tín dụng cho DNVVN. Để thực hiện được kế hoạch này, bà Namita Lai cho biết, SC có kế hoạch tăng số lượng nhân viên lên 150 người vào cuối năm 2008, thay vì chỉ có 41 người như hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

    Bà Namita Lai thừa nhận, so với các ngân hàng trong nước, ngân hàng nước ngoài yếu thế hơn về mạng lưới phủ dày. Tuy nhiên, khả năng phát triển mạng lưới của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới tại Việt Nam là rất lớn. Cụ thể, SC dự kiến mở thêm 30 chi nhánh trong 3 năm tới, đồng thời đầu tư đào tạo cán bộ, nhân viên đủ mạnh để phát triển thành ngân hàng bán lẻ nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, trong tương lai, SC sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều đối tác tiềm năng, thông qua việc mua cổ phần để tận dụng mạng lưới, hỗ trợ đối tác trong dịch vụ tín dụng bán lẻ và bán buôn. "Việt Nam có tỷ lệ dân số trẻ tương đối cao và thu nhập của người dân đang dần được nâng lên, trong khi số lượng ngân hàng ở Việt Nam còn hạn chế, nên tôi tin rằng, trong 10 năm tới tốc độ phát triển của các ngân hàng bán lẻ sẽ phát triển trên 30%", bà Namita Lai nói.

    Theo đánh giá của Tiến sỹ Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã phát triển rất nhanh, trong đó có dịch vụ vốn và các hoạt động tài chính khác. Chính sự phát triển này đã mang lại nhiều thuận lợi cho nền kinh tế và người dân. Tuy nhiên, đến năm 2009, thị trường tài chính Việt Nam sẽ mở rộng cửa đón các ngân hàng nước ngoài. Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ lúc này thì e rằng, các ngân hàng trong nước sẽ rất khó tồn tại. Nhược điểm lớn nhất của ngân hàng trong nước hiện nay, theo ông Kiêm, là sự chuyên nghiệp trong tác nghiệp, quản trị? Mặt khác, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuy phát triển nhanh, nhưng vẫn yếu về tiềm lực vốn, công nghệ... Đặc biệt, dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng vẫn chưa khai thác hiệu quả, trong khi khách hàng chủ yếu là DNVVN và cá nhân.

    Ông Kiêm cho rằng, trong tương lai gần, thị trường tài chính Việt Nam sẽ rất sôi động khi các nhà băng đua nhau phát triển dưới hình thức ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với ngân hàng nước ngoài vì nhà băng ngoại giàu kinh nghiệm, lợi thế về công nghệ và vốn. Do vậy, để đứng vững được trên lĩnh vực này, các ngân hàng trong nước cần sớm có chiến lược quản lý ngân hàng hiện đại, đầu tư công nghệ, đào tạo nhân lực?

Chia sẻ trang này