STB sự lựa chọn sáng suốt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ckhotc, 21/08/2008.

2568 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 05:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22728 lượt đọc và 356 bài trả lời
  1. meocon144

    meocon144 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Đã được thích:
    0
    chào bác ckhotc,
    đúng theo chỉ thị của bác em cùng con tàu stb lao vào vùng lốc xoáy, giữa tiếng sấm gầm, sét giăng chói loà thì bỗng nhiên có những tiếng leng keng rồi bịch bịch rơi xuống boong tàu.... Ôi 1 trận mưa tiền....
    (còn tiếp)

  2. nnb

    nnb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Em làm ở MB, vợ em làm Đông á, mẹ vợ em làm ở Exim, thế nhưng nhà em chỉ đầu tư cổ phiếu STB vì sau khi họp đại hội cổ đông gia đình, cả nhà thống nhất là chỉ STB là ngon nhất!.
    Em thề đấy ạ! e mà có cổ phiếu NH khác, em làm con các bác!
    Chúc cả nhà có kỳ nghỉ vui vẻ!
    STB: NGON-BỔ-RẺ ---> SƯỚNG TỚI BẾN!!!!!!!!
  3. meocon144

    meocon144 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Đã được thích:
    0






    Được meocon144 sửa chữa / chuyển vào 01:57 ngày 31/08/2008
  4. meocon144

    meocon144 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Đã được thích:
    0
    chia sẻ với bác chút nhỉ

    ai.. em... nhân viên ACB, thích lướt sóng MB, nhà đầu tư STB
  5. meocon144

    meocon144 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Đã được thích:
    0
  6. ckhotc

    ckhotc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Chính sách tiền tệ đã có ?onới lỏng?

    Giữ lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Nhưng ở một điều chỉnh khác cho thấy có sự nới lỏng nhất định.

    Từ 1/9, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam tiếp tục được giữ nguyên mức 14%/năm. Theo đó, lãi suất cho vay tối đa của các ngân hàng thương mại vẫn ở mức 21%/năm; chính sách tiền tệ vẫn theo định hướng thắt chặt hỗ trợ mục tiêu kiềm chế lạm phát.

    So với thời điểm trước tháng 5/2008, lãi suất cơ bản là một công cụ khá xơ cứng; việc Ngân hàng Nhà nước liên tục giữ nguyên lãi suất này trong thời gian dài đã trở nên quen thuộc với thị trường và không có ảnh hưởng lớn tới lãi suất thực tế trên thị trường.

    Nhưng từ sau mốc ngày 19/5/2008, Ngân hàng Nhà nước triển khai cơ chế lãi suất mới, theo quy định tại Bộ luật dân sự, lãi suất cơ bản trở thành mốc quan trọng để các ngân hàng thương mại căn lãi suất cho vay không vượt quá 150%.

    Tín hiệu giữ nguyên lãi suất cơ bản lần này của Ngân hàng Nhà nước có một ý nghĩa sự kiện khác với hai tháng trước đó, bởi thời gian qua, việc giảm lãi suất cơ bản là một vấn đề nổi bật trên thị trường với những ý kiến khác nhau.

    Một số ý kiến cho rằng khi lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, lãi suất cơ bản giảm sẽ tạo khung cơ chế mới để lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại giảm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay, cũng như giảm bớt chi phí liên qua. Việc tiếp cận vốn vay thuận lợi hơn cũng sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cũng như góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế?

    Còn theo Ngân hàng Nhà nước, quyết định trên nằm trong định hướng chính những tháng cuối năm 2008 là ?otiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng linh hoạt trong điều hành để vừa góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh?.

    Sau những phản ứng từ các ngân hàng thương mại, hôm nay (30/8), một số công ty chứng khoán cũng có những nhận định đồng thuận với quan điểm trên của Ngân hàng Nhà nước. Đáng chú ý là có phân tích cho thấy chính sách tiền tệ từ ngày 1/9 tới sẽ có sự nới lỏng nhất định và mang tính kỹ thuật.

    Đi cùng với quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, ?obù đắp? thêm 2,4% cho các ngân hàng thương mại. Đây là một quyết định có ý nghĩa lớn đối với hoạt động của các nhà băng, cũng như tác động đến việc thực hiện cơ chế lãi suất của họ trên thực tế.

    Theo nhận định từ Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), Quyết định 1907/QĐ-NHNN (tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc) ?olà một bước đi khá đúng trong tình hình hiện tại, việc khơi thông nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp trong thời điểm này rất cần thiết?.

    ?oNhững tác động gián tiếp nếu điều chỉnh lãi suất cơ bản là không thể lường được trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế, nên việc điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là một tác động hỗ trợ cần thiết trong việc giảm chi phí đầu vào của các ngân hàng thương mại, qua đó các ngân hàng sẽ tự có cơ chế điều chỉnh của mình với lãi suất huy động lẫn cho vay để đảm bảo được lợi ích của mình, của người đi vay và cho vay.

    Với Ngân hàng Nhà nước thì lượng cung tiền vẫn được theo dõi và giám sát khá chặt không có tình trạng cung tiền ào ạt, vì các ngân hàng thương mại có khả năng cho vay khác nhau. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ một cách kỹ thuật?, TSC phân tích.

    Có thể thấy, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước thông báo hai quyết định trên, các ngân hàng thương mại đã có phản ứng tức thời, đồng loạt giảm lãi suất cho vay. Việc lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc được tăng thêm đáng kể là một thuận lợi để có được phản ứng đó; trước đó là lãi suất huy động đầu vào cũng đã giảm.

    Phản ứng trên cũng cho thấy dù không thể hiện trực tiếp trong các văn bản chỉ đạo điều hành, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã gián tiếp tạo điều kiện để các thành viên của mình ?onới lỏng? hơn chính sách tín dụng. Lãi suất cho vay hiện đã đồng loạt giảm phổ biến dưới 20%/năm; nhiều thành viên chỉ áp dụng từ 19% - 19,2%/năm.

    Phân tích trên cũng cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã gián tiếp cụ thể hóa quan điểm của mình khi điều hành chính sách tiền tệ ?othắt chặt nhưng linh hoạt?.

    Tất nhiên, tác động của sự ?onới lỏng? này sẽ không thái quá, sẽ không dẫn đến tình trạng cung tiền ồ ạt như nhận định trên của TSC, bởi còn những rào cản lớn. Đó là những mức lãi suất vay vốn hiện vẫn cao và định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay ?ochốt? ở mức tối đa 30%.

    Phía sau sự ?onới lỏng? này, Ngân hàng Nhà nước cũng gián tiếp giảm bớt sự mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ mục tiêu chính của mình. Vẫn tiếp tục kiềm chế lạm phát nhưng vẫn tạo được điều kiện nhất định để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, kích thích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Nhận định của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) cũng cho rằng việc tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc từ 1,2% lên 3,6%/năm sẽ hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm bớt chi phí đầu vào, có thêm điều kiện để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp và có tác động thúc đẩy đầu tư phát triển.

    ?oĐây có thể coi là một tín hiệu tốt cho thấy Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang dần dần hướng mục tiêu sang tăng trưởng GDP song song với việc kết hợp điều chỉnh chính sách về tỷ giá, tiền tệ?, FPTS bình luận.
  7. meocon144

    meocon144 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Chọn cổ phiếu nào để đầu tư?
    Thứ bảy, 30/8/2008, 22:38 GMT+7

    Khi lạm phát và nhập siêu giảm, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. Vấn đề là chọn cổ phiếu nào để đầu tư?

    Xu hướng tăng

    Khi hai vấn đề nóng nhất là lạm phát và nhập siêu đã hạ nhiệt, thì mặt bằng lãi suất sẽ không những không tăng nữa mà còn có xu hướng giảm xuống; vàng và USD cũng sẽ không còn là nơi "trú ẩn" tránh lạm phát và sự mất giá của đồng nội tệ; lượng tiền tệ đổ vào thị trường địa ốc sẽ ít hơn nhiều so với số tiền rút ra khỏi thị trường này. Lượng tiền khổng lồ trong lưu thông đó sẽ được đưa vào đâu?

    Ngoài việc đưa vào sản xuất, kinh doanh, xem ra đầu tư vào chứng khoán đang là kênh hấp dẫn hiện nay; điều đó lý giải, tại sao kể cả khi VN-Index và HaSTC ngày 28.8 giảm xuống, nhưng khối lượng cổ phiếu cũng như giá trị giao dịch, khớp lệnh lại đạt kỷ lục, cao hơn khi hai chỉ số này đạt đỉnh điểm vào đầu năm 2007, tại sao tổng giá trị vốn hóa thị trường của cả hai sàn chính thức cũng như OTC tăng mạnh trở lại?

    Chỉ số giá chứng khoán nói chung sẽ có xu hướng tăng lên, nhưng không phải tăng liên tục, mà vẫn biến động theo hình "răng cưa" (lúc tiến, lúc lùi, nhưng nếu trước đây là "một bước tiến, hai bước lùi" thì nay có thể là "hai bước tiến, một bước lùi"); không phải mã chứng khoán nào cũng tăng, mà có mã tăng, mã giảm, có mã tăng nhiều giảm ít và ngược lại, bởi có yếu tố đầu cơ, có yếu tố "cắt lỗ", "chốt lãi", bởi chênh lệch (cao hơn hay thấp hơn) giữa giá giao dịch, khớp lệnh với giá thực có sự khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần có tiêu chí để chọn cổ phiếu để đầu tư.

    Tiêu chí nào để chọn?

    Trước hết, cần lướt qua những đề xuất của một số chuyên gia. Có chuyên gia đề cập đến phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật; nhưng thời gian qua sai nhiều hơn đúng, do việc tăng giảm giá chứng khoán không hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố được dùng làm thông số, tỷ lệ để đưa vào mô hình phân tích, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, đặc biệt là sự minh bạch thông tin, "chiêu" của các nhà đầu tư, tâm lý nhà đầu tư, sự thay đổi đột ngột trong chính sách vĩ mô...

    Có ý kiến đề xuất tránh các cổ phiếu thuộc lĩnh vực nhạy cảm hiện đã vượt qua đỉnh sang dốc bên kia, thậm chí có thể nằm im trong 4-5 năm như sau 2 cơn sốt giá trước. Qua theo dõi chung và theo dõi cụ thể các mã chứng khoán, có thể đưa ra một số tiêu chí lựa chọn như sau.

    Thứ nhất, sử dụng phương pháp thống kê để so sánh sự biến động giá của các mã chứng khoán, lọc ra khoảng mươi mã giảm chậm nhất và tăng nhanh nhất so với chỉ số giá chung của từng sàn. Gốc so sánh có thể là mốc thấp nhất, mốc cao nhất hoặc cùng thời điểm cuối năm trước.

    Thứ hai, trong số mươi mã của từng sàn, so sánh các mặt sau đây: Năng lực hoạt động, khả năng sinh lời, tiềm năng tăng trưởng được xem xét thông qua báo cáo tài chính, nhưng đã được kiểm toán của những công ty kiểm toán có uy tín. Thương hiệu thể hiện ở thời gian, lượng người biết đến... Tính thanh khoản của cổ phiếu hiện ở khối lượng giao dịch, khớp lệnh và giá trị giao dịch, khớp lệnh. Trên sàn TP.HCM, khối lượng giao dịch ngày 28.8 đạt từ 100 nghìn trở lên có 7 mã, cao nhất là STB, tiếp đến SAM, SSI, FPT, VTO, VIP, REE. Trên sàn Hà Nội có 28 mã, cao nhất là KLS, BCC, SD7, ACB, SD9, BVS, DBC, HPC, SDT, EBS. Ngoài ra còn tính đến năng lực và uy tín của cán bộ quản lý, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh thông qua các chỉ số ROE, ROA... Cần theo dõi ngành nghề, quy mô vốn...

    Thứ ba, theo dõi hằng ngày hoặc mấy ngày một lần để xem xu hướng biến động từ đó biết được chu kỳ tăng, giảm chung và tăng giảm giá của những mã đã được lựa chọn. Nếu có điều kiện thì theo dõi cụ thể trên bảng điện tử về giá bán mua, khối lượng mua, dư bán dư mua để đưa ra các quyết định cụ thể.

    Nguồn ATP VN
  8. meocon144

    meocon144 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Nền kinh tế đang tăng trưởng theo hướng ổn định
    Thứ bảy, 30/8/2008, 22:44 GMT+7

    Sau giai đoạn sóng gió những tháng đầu năm, nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều tín hiệu phát triển ổn định với xu hướng tích cực ở hầu hết các chỉ số về giá tiêu dùng, nhập siêu, thu hút và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài.

    Trước hết, xu hướng tích cực tiếp tục được ghi nhận trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nỗi lo nhập siêu đã phần nào giảm bớt khi trong tháng 8, nhập siêu chỉ ở mức 0,9 tỷ USD.

    Tuy có tăng so với tháng trước nhưng đây lại là tháng thứ ba liên tiếp nhập siêu được duy trì ở mức dưới 1 tỷ USD - mức bình quân cần thiết để tổng nhập siêu cả năm ở con số an toàn là bằng 30% kim ngạch xuất khẩu.

    Như vậy, mức nhập siêu của cả 8 tháng đầu nay chỉ xấp xỉ 16 tỷ USD, bằng 36,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi ở thời điểm cuối tháng 7, tỷ lệ này là lệ 40,7%.

    Đây có thể coi là một thành công đáng kể của các biện pháp kiềm chế nhập siêu mà Chính phủ đã quyết liệt thực hiện trong những tháng qua, đặc biệt là việc sử dụng công cụ thuế để hạn chế nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ. Minh chứng rõ nhất là ôtô nguyên chiếc nhập khẩu đã liên tiếp giảm từ tháng 5, sau ba lần Chính phủ tăng thuế nhập khẩu chỉ trong nửa đầu năm.

    Thành tích vượt trội về xuất khẩu cũng là tác nhân quan trọng góp phần vào xu hướng cân bằng cán cân thương mại. Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt 43,3 tỷ USD, tăng hơn 39% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Cùng với tốc độ nhập siêu được kiềm chế, lạm phát cũng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 chỉ tăng 1,56% so với tháng 7, dù chịu tác động của việc điều chỉnh giá xăng dầu biên độ lớn. Đây là lần đầu tiên việc tăng giá xăng dầu tác động ít nhất tới thị trường.

    Dòng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam cũng là một diễn biến thuận lợi của nền kinh tế. Không chỉ ấn tượng với con số trên 47 tỷ USD vốn thu hút trong 8 tháng đầu năm, gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đáng chú ý là lượng vốn giải ngân đạt mức cao nhất từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1988 đến nay, với trên 7 tỷ USD.

    Cùng với con số này, cả nước còn tiếp nhận thêm trên 1,3 tỷ USD vốn ODA giải ngân, góp phần giải tỏa áp lực lên cán cân thanh toán của nền kinh tế.

    Tiến triển tích cực này được dự báo sẽ là xu hướng của những tháng cuối năm khi Chính phủ và các ngành liên quan, các địa phương vẫn đang chung nỗ lực thực hiện triệt để 8 gói giải pháp kiềm chế lạm phát, đẩy mạnh sản xuất, ổn định kinh tế vĩ mô.

    Bộ Kế hoạch-Đầu tư và các địa phương tỏ ra mạnh tay với các dự án chậm giải ngân, Bộ Tài chính vẫn theo đuổi chủ trương dùng thuế như một công cụ hữu hiệu để kiềm chế nhập khẩu, tiêu dùng những mặt hàng xa xỉ không thiết yếu, đặc biệt với những sửa đổi trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được thông qua vào tháng 11 tới.

    Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được yêu cầu tiết giảm chi phí để không tăng giá bán sản phẩm, nỗ lực tăng nguồn cung cho thị trường những tháng cuối năm. Các chính sách tiền tệ được tiếp tục duy trì theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, tăng cường cắt giảm đầu tư và chi tiêu công.
    (Nguồn: TTX, 30/8)
  9. meocon144

    meocon144 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Đã được thích:
    0
  10. ckhotc

    ckhotc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2008
    Đã được thích:
    0
    oil giảm xuống còn 109$/thùng

    http://www.bloomberg.com/markets/commodities/cfutures.html

Chia sẻ trang này