STB - Thương Vụ Để Đời

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khucngoctuyen2015, 08/01/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6306 người đang online, trong đó có 733 thành viên. 12:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 137829 lượt đọc và 1056 bài trả lời
  1. chenchen

    chenchen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2010
    Đã được thích:
    2.458
  2. sontiny

    sontiny Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2007
    Đã được thích:
    14.737
    2x thẳng tiến!
  3. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Tôi qtam làm gì đến giá HBC bjo nữa, số còn lại 2019 tôi bán, khi đó là thực lãi / lỗ , chứ bjo là paper gain/lost thôi ..
    Còn chuyện thời nay thì đây, cậu chịu khó đọc , để biết rằng, xứ lý nợ xấu nó ko ngọt ngào như bao người lầm tưởng, chưa tính đủ thứ dở hoi ăn cám lợn bị nhét vào tk ngoại bảng cho đẹp BCTC . Còn qua 20 này sẽ có BCTC quy 4 ,, khi đó sẽ biết STB lãi bn , xem cậu đếm cua lãi 6,500 tỷ hay 4,900 tỷ no đúng hay sai nhé.
    http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pa...42-ngan-hang-manh-dan-xu-ly-no-xau-46288.aspx

    Triển khai Nghị quyết 42: Ngân hàng 'mạnh dạn' xử lý nợ xấu
    04/08/2017 18:40
    [​IMG]
    Trang chủ
    0
    Fanpage Thời Báo Tài Chính
    (TBTCVN) - Ngày 15/8 tới đây, Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42/2017/QH14) sẽ chính thức có hiệu lực.
    [​IMG]
    Với quy định mới, VAMC, các tổ chức tín dụng sẽ mạnh dạn hơn để xử lý khoản nợ xấu theo cơ chế thị trường.
    Nghị quyết khi triển khai được kỳ vọng sẽ khắc phục các khó khăn, vướng mắc, bất cập về pháp lý đã nảy sinh trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, cũng như của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

    Thị trường mua bán nợ sẽ sôi động hơn

    Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Tiến Đông, Nghị quyết 42 sẽ tháo gỡ về cơ bản những vướng mắc của VAMC trong khi thực hiện giải quyết nợ xấu. Trong đó, vướng mắc lớn nhất là khẳng định quyền chủ nợ và tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho cả VAMC và các ngân hàng trong xử lý nợ xấu.

    Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 còn có quy định rất quan trọng đó là cho phép VAMC, ngân hàng được mua bán khoản nợ xấu thấp hơn giá trị sổ sách. Đây vốn là trở ngại rất lớn đối với VAMC cũng như ngân hàng trong thời gian qua do liên quan đến trách nhiệm của người cho vay.

    Chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa đánh giá, việc cho phép các ngân hàng thoái lãi dự thu đồng thời cho phép bán nợ xấu thấp hơn giá sổ sách là hai nội dung rất quan trọng được các ngân hàng kỳ vọng nhiều để xử lý nợ xấu.

    “Tài sản cho vay 100 tỷ đồng, nếu để trong bảng cân đối thì họ hạch toán lãi trong 100 tỷ đồng đó. Nhưng giờ nếu phát mại chỉ được 40 tỷ đồng thì ngay lập tức ngân hàng lỗ 60 tỷ đồng, do đó họ sợ không dám bán vì chuyển đang lãi thành lỗ, sợ phải chịu trách nhiệm. Nếu để nhiều món như vậy thì ngân hàng sẽ rất khó khăn. Nay Nghị quyết cho phép hạch toán lỗ dần trong nhiều năm là một hỗ trợ lớn cho các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ. Một mặt làm cho bảng cân đối tài sản tích cực hơn, quan trọng hơn nữa là họ có thể dám mạnh dạn bán tài sản xấu thay vì cứ để đó”, TS Lê Xuân Nghĩa lý giải.

    Về vấn đề này, Chủ tịch VAMC Nguyễn Tiến Đông cho biết, thông thường một khoản nợ có giá trị 10 đồng, nếu bán đi thu về được 7 đến 8 đồng, còn 2 - 3 đồng hao hụt sẽ bị quy là làm thất thoát tài sản. Với quy định mới, VAMC, các tổ chức tín dụng sẽ mạnh dạn hơn để xử lý khoản nợ xấu theo cơ chế thị trường và thu về số tiền bán được tiếp tục đầu tư vào nền kinh tế. Dự kiến trong thời gian tới, thị trường này cũng sẽ sôi động hơn khi VAMC được bán các khoản nợ cho các đối tượng không phải là doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ mà chỉ cần có nhu cầu mua là VAMC được phép bán.

    Khó thu giữ bất động sản đối với hộ nghèo

    Bên cạnh quy định về mua bán nợ xấu, một trong những quy định cũng được coi là ý nghĩa nhất đối với VAMC cũng như tổ chức tín dụng là khẳng định quyền của chủ nợ và xử lý tài sản đảm bảo. Theo ông Nguyễn Tiến Đông, nếu thực hiện theo quy định tại Bộ Luật Dân sự mới có hiệu lực từ 1/1/2017, thì muốn xử lý tài sản đảm bảo, VAMC, tổ chức tín dụng chỉ có một lựa chọn là phải ra tòa. Theo cách này, từ khi toà thụ lý hồ sơ cho đến khi ra bản án đối với khoản nợ sơ thẩm, phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm chuyển qua cơ quan thi hành án dân sự thì trung bình mất thời gian khoảng 3 năm.

    Với quy định mới tại Nghị quyết 42, nếu khoản nợ có đầy đủ điều kiện pháp lý, trong hợp đồng có thoả thuận về tài sản đảm bảo, khách hàng không trả nợ thì sẽ buộc phải bàn giao cho chủ nợ mà không phải qua tòa án, trừ trường hợp hợp đồng thiếu cơ sở pháp lý. Nghị quyết 42 cũng cho phép tòa áp dụng thủ tục rút gọn trong xử lý tranh chấp đối với hợp đồng tín dụng cũng như hợp đồng về xử lý tài sản đảm bảo với khách hàng.

    Tuy nhiên, TS Lê Xuân Nghĩa cũng lưu ý đến một khía cạnh khác của quy định này. Đó là việc cho phép ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ xấu có thể giải quyết được đối với những trường hợp là nợ của doanh nghiệp, của hộ gia đình, cá nhân có nhiều tài sản, ngoài bất động sản bị thế chấp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp tài sản bị thế chấp là bất động sản duy nhất của hộ gia đình, của người nghèo… thì sẽ rất khó giải quyết.

    “Nghị quyết 42 ra đời trong bối cảnh chúng ta chưa có chính sách an sinh tương đồng nên khi xử lý nợ vẫn còn vướng mắc. Đó là với các hộ gia đình có duy nhất một tài sản, nhất là có trẻ con, người già… liệu có thể thu giữ chỗ ở duy nhất của họ, đuổi họ ra đường được không? Hiến pháp đã quy định về quyền có chỗ ở của công dân, cũng như Hiến chương Liên Hiệp quốc đã quy định về quyền có chỗ ở của trẻ em. Do đó, những trường hợp này dù ngân hàng có muốn thu hồi tài sản, đưa ra tòa án cũng rất khó xử lý, hầu như tắc nghẽn ở đây”, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết.

    Tuy vẫn còn những nội dung cần được hướng dẫn cụ thể để đảm bảo tính khả thi, nhưng các chuyên gia đều đồng tình bên cạnh ý nghĩa về pháp lý, Nghị quyết 42 còn có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao ý thức tuân thủ từ phía khách hàng vay vốn. Trước đây, do cách thức xử lý tài sản đảm bảo rất khó khăn, kéo dài nên khách hàng có tâm lý chây ì… Nay với quy cách xử lý rút gọn, dứt điểm này, khách hàng vay vốn sẽ có ý thức hơn trong việc hợp tác xử lý nợ, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí cho cả hai bên cũng như cho cả hoạt động của cả nền kinh tế nói chung.
    D.A
    Last edited: 19/01/2018
    cophieugiatri80TheSith thích bài này.
  4. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    Nói chung mở topi

    tóm lại sút hết STB đê, ko cần nhiều lời nữa, đóng pic ở đây.

    VTV1 nó đưa số lạ nên mò mẫm xem lãi đâu ra, mới có thế đã nhẩy vào lên mặt, trước mắt bố cứ tin Cụ Phạm Doãn sơn 1.800 tỷ trước thuế đã, được cao hơn bố càng mừng, ko được thì cũng chả sao, còn thích thể hiện thi đi chỗ khác mà thể hiện, nõi mãi mệt người.

    Nhớ ngày mới đánh chứng con nào giảm cũng hô lỗ trên giấy thôi tự an ủi cho đỡ xót, éo biết ngày nào nó lên lại dc, trong khi hàng khác nó phi ầm ầm mà cứ nhìn vào cái đỉnh tiếc ko dám bán mà cơ cấu. Chuyện hài nhất trên cái thị trường này là các thánh hô biết con này ngon con kia ngon mà ko có cái gan cắt cái đám vô dụng mà múc cái con biết là sẽ tăng, chém thì cứ như thánh, hài lắm
    Last edited: 19/01/2018
  5. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Tôi có nói gì đâu mà cậu bảo thể hiện, mấy cái tôi nói trẻ con nó cung biết mà .
    Đang tranh luận chứ ko noi gì đến chuyện tốt xấu, mua bán gì cả , ai mua hay bán là việc cá nhân, ko liên quan đến tranh luận .
  6. quyenboom

    quyenboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2009
    Đã được thích:
    1.705
  7. bienlang

    bienlang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Đã được thích:
    5.970
    Linh có xem dc đâu ? Link đểu à
  8. lecung192

    lecung192 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    9.642
    bán xong r nhé
    Eximbank không còn là cổ đông lớn của Sacombank
    19-01-2018 - 18:36 PM | Tài chính - ngân hàng


    [​IMG]
    Ngày Eximbank chính thức "làm gì với cổ phiếu STB" cũng không cần phải báo cáo nữa là ngày 5/1/2018.


    STB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
    Giá hiện tại
    15.5

    Thay đổi
    0.5 (3.0%)
    Cập nhật lúc 11:00 Thứ 6, 19/01/2018
    [​IMG]
    Xem hồ sơ doanh nghiệp
    [​IMG]
    LienVietPostBank báo lãi trước thuế 1.768 tỷ đồng trong năm 2017, chi cho nhân viên tăng 46%

    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank – STB) vừa có thông báo cho biết Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank – EIB) đã chính thức không còn là cổ đông lớn của ngân hàng này.

    Cụ thể, qua hàng loạt đợt bán cổ phần từ tháng 11/2017 tới nay thì Eximbank hiện chỉ còn nắm hơn 88,4 triệu cổ phiếu STB, tương tương tỷ lệ nắm giữ 4,91% vốn cổ phần có quyền biểu quyết.

    Ngày chính thức Eximbank "làm gì với cổ phiếu STB cũng không cần phải báo cáo" nữa là ngày 5/1/2018.

    Như vậy "mối lương duyên" giữa Sacombank và Eximbank đã nhạt phai sau 6 năm mặn nồng. Còn nhớ sự việc Eximbank nhảy vào Sacombank, trở thành "người quan trọng nhất" của Sacombank là thương vụ nhận chuyển nhượng hơn 103 triệu cổ phiếu STB từ phía ANZ hồi đầu tháng 1/2012.

    Sau khi trở thành cổ đông lớn, Eximbank cử ông Phạm Hữu Phú sang làm đại diện vốn và trở thành chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này. Thậm chí thời điểm ấy, một tương lai đầy hứa hẹn cũng đã được hai ngân hàng vạch ra với thỏa thuận hợp tác toàn diện cùng khả năng sáp nhập để trở thành một ngân hàng tầm cỡ khu vực.

    Thế nhưng, Eximbank sau đó lại rơi vào khó khăn với cuộc khủng hoảng về nhân sự cấp cao do sự không đồng lòng của các nhóm cổ đông. Người ta rồi cũng nhận ra sự sáp nhập hay có một quan hệ gì đó lớn hơn bình thường là điều không thể. Hồi năm 2015, Eximbank còn được đồn đoán rằng sẽ bị thâu tóm bởi một ngân hàng nhỏ hơn rất nhiều, thế nhưng rồi sự việc cũng bất thành.

    Còn với Sacombank, sau 2 năm làm chủ tịch, ông Phạm Hữu Phú nói lời chia tay rồi trở lại Eximbank làm Tổng giám đốc. Sacombank bị thâu tóm bởi nhóm cổ đông mới với đại diện là ông Trầm Bê. Ông Trầm Bê làm Phó chủ tịch thường trực HĐQT của ngân hàng, cùng với một loạt lãnh đạo của Phương Nam cũng được điều sang làm sếp ở Sacombank. Song trong quá trình hoạt động, ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang- cựu Tổng giám đốc ngân hàng, được cho là đã có những sai phạm làm thiệt hại cho Ngân hàng Xây Dựng, nên đã bị bắt giữ và thời điểm này đang phải hầu tòa trong đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2.

    Mốc năm 2015 cũng là thời điểm ngân hàng Phương Nam chính thức nhập vào Sacombank, hai ngân hàng cùng một chủ trở thành một. Nhưng sự sáp nhập này là cuộc tác hợp không tương xứng bởi Phương Nam quá yếu kém với nợ xấu chiếm hơn một nửa tổng dư nợ, đã kéo theo cả con thuyền Sacombank - vốn đang băng băng về phía trước khi ấy, phải dừng lại rồi đi lùi và buộc phải tái cơ cấu.

    Đến giữa năm 2017, phương án tái cơ cấu ngân hàng hậu sáp nhập mới được NHNN phê duyệt, Sacombank tìm được ông chủ mới là ông Dương Công Minh đến từ Him Lam. Với những tiềm lực về tài chính và năng lực chuyên môn, sau 6 tháng nhận ghế nóng, ông Dương Công Minh đã giúp ngân hàng xử lý nợ xấu được hơn 19.000 tỷ và đem về lợi nhuận trước thuế trên 1.000 tỷ đồng cùng với những chính sách mới đãi ngộ cho nhân viên. Triển vọng tái cơ cấu của Sacombank đang trở nên lạc quan hơn.

    Nhờ những tín hiệu tốt, cùng với bức tranh chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Sacombank cũng tăng nhanh chóng, hiện đã gấp đôi so với thời điểm này năm ngoái. Và việc Eximbank thoái vốn lần này cũng được xem là rất thành công khi cổ phiếu Sacombank đang ở vùng cao nhất trong gần 4 năm với gần 16.000 đồng/cổ phiếu.


    Cho đến nay, cả hai từng dự định sẽ về một nhà 6 năm trước ấy đều đang phải nỗ lực tái cơ cấu theo con đường riêng của mình, với Eximbank là dự án "New Eximbank" và Sacombank là đề án xử lý tồn đọng với trọng tâm là xóa nợ xấu với khoảng thời gian 5 - 10 năm.

    [​IMG]
  9. maninvestment

    maninvestment Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2016
    Đã được thích:
    2.961
    về vụ thoái, đồng ý với bác quan điểm vụ ngon thì nó đã ko thoái.
    tuy nhiên, riêng vụ stb bán 80tr cũng mới có nghị quyết, còn việc bán cho thằng nào, hình thức nào, chưa biết được đâu nhé.
    chỉ nêu ra các cụ 1 vd nho nhỏ nếu ku nào theo vụ ttf oánh từ 7.x lên 32, để các cụ nghiệm như sau:=))
    tình hình: ttf chết ngột mẹ nó rồi do tien kiem dc tu kinh doanh di dau het. bùa phép kiểu j mà cái hàng tồn kho to hơn kcn sóng thần. sâu xa cốt do anh con oánh chứng máu quá hại anh cha.
    b1: 1 bank (méo nói tên) mua giá phát hành 5k/cổ + cam kết rót vốn cho vay để ttf làm hàng vào giao cho đối tác..
    b2: ra bctc có tiến bộ, thế là giá đồn về gần mệnh. bank ấy ngay lập tức thoái (ngồi ngoài chém như các cụ bây giờ là chắc ko ngon nên thoái). Thoái này lại thoái ra 1 cty đầu tư của ct hdqt của bank.
    b3: bắt tay lái, kẻ ra tin ngon, kẻ dồn tiền mua bất chấp, oánh thẳng 3x, cty đầu tư thoái sạch sẽ.

    chốt: nhiều khi thoái, chưa chắc đã là ko ngon.:))

    vậy nên cứ thoải mái nào các cụ.. ngồi bia với gái mà thấy các cụ sung quá, cũng ngứa!;));))
    Ga-Tre thích bài này.
    maninvestment đã loan bài này
  10. khucngoctuyen2015

    khucngoctuyen2015 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2015
    Đã được thích:
    11.393
    cụ so STB tài sản đảm bảo đất đai tăng giá theo thời gian với con củi mục TTF thì so làm gì
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này