STB và những cuộc ra đi thầm lặng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hanoifund, 06/11/2008.

3624 người đang online, trong đó có 371 thành viên. 12:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4462 lượt đọc và 55 bài trả lời
  1. strader77

    strader77 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2008
    Đã được thích:
    1
    - Việc hạch toán khoản LN đó coi như khoản lợi nhuận bất thường. Xét về phương diện nhà đầu tư không quan tâm nhiều tới Ln bất thường đó.
    - Nhìn chung năm nay là năm rất khó khăn với ngành Ngân hàng, sự sụt giảm LN là tất yếu.
    - Nếu tình hình này kéo dài sắp tới sẽ có làn sóng về sát nhập đối với các Ngân hàng nhỏ.
    - Cho vay chứng khoán và các khoản tổn thất tạm thời gác lại.
    - Cho vay về bất động sản bây giờ mới là vân đề nan giải vì quy mô đến đâu các ngân hàng đều ko công bố. Nếu việc nợ xấu xảy ra ro TT bất động sản đóng băng thì việc trích lập dự phòng là vấn đề không tránh khỏi với tất cả các ngân hàng.
    - STB được coi là ngân hàng tốt vì:
    - có thưong hiệu
    - mạng lưói rộng
    - quy mô vốn lớn
    - dịch vụ tốt.
    Tui ko xem xét Loi nhuan tại một thoi diem cụ thể.
  2. girlhot

    girlhot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    3
    Đây mới là số liệu chuẩn:http://tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=15787
    Im miệng được roài.
  3. vieclamtv

    vieclamtv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Lợi nhuận thấp là chuyện phổ biến ở thời điểm khó khăn mà bác, có gì là lạ đâu. Còn việc Sacombank bán 1 bất động sản của nó cũng là chuyện bình thường. Có mua thì có bán chứ. Sacombank đâu phải chỉ có 1 bất động sản đâu. Cái nhà nó mới xây lên bộ hông ngon hơn cái trụ sở cũ sao hả bác.

    ANZ có muốn thoái vốn khỏi STB cũng là chuyện bình thường và ANZ sẽ có cách để bán với mức giá cao nhất có thể. Nó chẳng dại gì mà đem ra bán khớp lệnh để cho giá nó rớt te tua, mà lúc đó cũng có ma nó mua cho.

    Đó là tôi giả sử nó bán, chứ sự thật là nó chẳng bán 1 cổ phiều nào cả. Vài ngày nữa rồi bác sẽ thấy tin tôi nói là đúng.
  4. vieclamtv

    vieclamtv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghĩ bài ra nhanh thế :)
  5. fish79

    fish79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngày 06-11-2008, 17:09
    Xung quanh việc STB đăng ký mua cổ phiếu quỹ


    (ĐTCK-online) Ngày 4/11/2008, NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã có thông báo đăng ký mua 25 triệu cổ phiếu nhằm ?ogóp phần bình ổn thị trường chứng khoán và bảo vệ lợi ích cổ đông?.


    Theo đó, từ 18/11/2008 đến 18/12/2008, Sacombank sẽ thực hiện mua lại 25 triệu cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trên thị trường thông qua Công ty TNHH chứng khoán 1 thành viên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần của Sacombank.

    Được biết, Thường trực Hội đồng quản trị Sacombank đã thống nhất mua tối đa 10% cổ phần phổ thông do Sacombank phát hành. Trước mắt, Sacombank quyết định mua tối đa 5% cổ phần phổ thông STB được niêm yết tại HOSE.

    Xung quanh sự việc trên, dư luận nhà đầu tư đang nổi lên những ?otin đồn? có ảnh hưởng không nhỏ đến cổ đông của Sacombank. Đó là việc có tổ chức đã đăng ký giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu STB với UBCKNN khiến Sacombank buộc phải có động thái đăng ký mua cổ phiếu quỹ. Đáng chú ý là những thông tin này đã xuất hiện được hơn một tuần và đang trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên khắp các sàn chứng khoán nhưng cơ quản quản lý và doanh nghiệp niêm yết chưa có một động thái nào trấn an dư luận.

    Báo ĐTCK đã liên lạc với phía Ngân hàng Sacombank và nhận được khẳng định thông tin trên chỉ là tin đồn thất thiệt, do đó nhà đầu tư cần cảnh giác để tránh thiệt hại không đáng có. Về phía UBCKNN, ông Nguyễn Sơn cho biết, việc cổ đông nội bộ, cổ đông lớn đăng ký bán cổ phiếu bắt buộc phải đăng ký với Sở Giao dich chứng khoán và phải công bố thông tin theo quy định hiện hành của pháp luật. Do đó những ?otin đồn? trên hiện không chính xác.

    Được biết, theo báo cáo kết quả kinh doanh, trong quý III thu nhập lãi thuần của STB đạt 55,05 tỷ đồng, giảm 78,79% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 875,704 tỷ đồng, tăng 24,51 % so với cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận sau thuế quý III đạt 175,649 tỷ đồng, giảm 50,77% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 813,426 tỷ đồng, giảm 8,94% so với

    cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 2.532 đồng.

    Mới đây, ngày 16/10/2008, Sacombank đã phải hủy kế hoạch phát hành thêm hơn 93 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Đồng thời, điều chỉnh lợi nhuận trước thuế năm 2008 của Sacombank từ 2.000 tỷ đồng xuống còn 1.500 tỷ đồng.



    Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng kể từ khi hủy kế hoạch tăng vốn điều lệ, Sacombank lại quyết định mua cổ phiếu quỹ. Nếu Sacombank thực hiện mua hết 25 triệu cổ phiếu STB như dự định, Ngân hàng này sẽ cần khoảng hơn 600 tỷ đồng với mức giá 24.500 đồng/cổ phiếu. Con số này còn có thể lớn hơn do giá STB đã tăng liên tiếp 7 phiên kể từ ngày 29/10/2008 lên mức 24.500 đồng/cổ phiếu (ngày 6/11/2008), tăng 28,94%.



    Theo báo cáo tài chính quý III/2008, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 253,654 tỷ đồng, còn thặng dư vốn cổ phần của Sacombank là hơn 1,212 tỷ đồng.



    Trước đó, sau khi Ngân hàng Nhà nước ký quyết định cho phép các NHTMCP được phép mua lại cổ phiếu của mình làm cổ phiếu quỹ ngày 7/8/2008, cổ phiếu của STB đã tăng 13 phiên liên tục từ mức 21.800 đồng lên 34.200 đồng/cổ phiếu.



    Hiện nay các cổ đông lớn của Sacombank theo số liệu cập nhật đến 25/07/2008 trên website của Ngân hàng là IFC, Dragon Financial và ANZ. Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết của STB là 511.583.084 cổ phiếu.



    Cổ đông lớn
    Tỷ lệ
    Cổ phiếu

    International Finance Corporation
    6,29%
    32.178.576

    Dragon Financial Holdings
    8,73%
    44.661.203

    Australia and New Zealand Banking Group
    10,00%
    51.158.308




    Theo ông Lê Đạt Chí, chuyên gia nghiên cứu chứng khoán độc lập tại TP.HCM, việc các ngân hàng mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ vừa có lợi cho ngân hàng, vừa có lợi chung cho thị trường chứng khoán. Việc mua lại cổ phiếu quỹ không chỉ giúp các chỉ số tài chính như ROE, ROA, P/E của cổ phiếu ngân hàng tốt hơn mà còn giải quyết bài toán về sử dụng vốn cho các ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng đã hết.





    Về tổng quan, việc các ngân hàng mua lại cổ phiếu quỹ là động lực giúp VN-Index không bị kéo xuống bởi những cuộc bán tháo của nhà đầu tư. Xét về tâm lý, việc các công ty thực hiện việc mua cổ phiếu của chính mình làm cổ phiếu quỹ sẽ khẳng định một thông điệp lạc quan đối với nhà đầu tư về triển vọng của cổ phiếu này.



    Theo số liệu thống kê, trước khi Thường trực Hội đồng quản trị Sacombank họp ngày 3/11/2008, cổ phiếu STB đã có ba phiên tăng trần liên tiếp.



    ?oTuy nhiên, việc cổ phiếu đang trên đà tăng giá thì hành động mua cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ là không cần thiết, nhất là trong trường hợp nguồn vốn của các ngân hàng chưa thực sự dồi dào như hiện nay?, chuyên gia Lê Đạt Chí nhận định.



    Thông tư số 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính quy định:

    Công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình để làm cổ phiếu quỹ phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua đối với trường hợp mua lại trên 10% nhưng không quá 30% tổng số cổ phần đã phát hành hoặc nghị quyết của HĐQT thông qua đối với trường hợp mua lại không quá 10% tổng số cổ phần đã phát hành trong mỗi 12 tháng. Trường hợp công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình dẫn đến số lượng cổ phiếu quỹ đạt tới 25% trở lên trong tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty, công ty phải thực hiện chào mua công khai theo quy định.

    - Có đủ vốn để mua lại cổ phiếu quỹ từ các nguồn sau: nguồn thặng dư vốn; lợi nhuận để lại; các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

    - Có phương án mua lại, trong đó nêu rõ thời gian thực hiện, nguyên tắc xác định giá.

    Khi mua lại cổ phiếu quỹ, công ty phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bằng văn bản, đồng thời công bố thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, chậm nhất là bảy ngày trước ngày thực hiện việc mua lại.

    Đối với công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết trên Sở/Trung tâm GDCK, khi mua lại cổ phiếu của chính mình phải đồng thời báo cáo Sở/Trung tâm GDCK và thực hiện công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Sở/Trung tâm GDCK.

    Công ty đại chúng không được phép thay đổi ý định hoặc phương án mua lại cổ phiếu quỹ như đã báo cáo và công bố thông tin ra công chúng, trừ trường hợp bất khả kháng thì phải báo cáo và công bố lý do.




    dtck

    ai chưa rõ em sẽ phóng to chữ hơn tí nữa
  6. girlhot

    girlhot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    3
    Hic! Không có thông tin hả?
    Bác là người rất rành về nội bộ của STB chứng tỏ rằng viết bài này nhằm mục đích cá nhân là hoàn toàn chính xác.
    Bài viết khá công phu nhưng tiếc rằng chết ỉu quá sớm và thêm nữa cho Bác đây:http://tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=15787
  7. hanoifund

    hanoifund Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Hii
    anh Nguyễn Sơn trả lời và lãnh đạo STB trả lời thế thì đúng quá đi chứ, vì đã có công bố chính thức đâu mà ai dám confirm lại nèo .... Vấn đề là khi có một động thái đăng ký mua vào thì phải suy luận ra thôi, chứ đợi mọi chuyện đã rồi thì ....

    Không có lửa sao có khói ...

    Thế nên tớ mới viết là vấn đề công bố trước hay sau ngày 18/11 và ANZ sẽ giao dịch ntn ???

    @girlhot
    Tuần sau sẽ trao đổi về PVF với bác



    Xung quanh sự việc trên, dư luận nhà đầu tư đang nổi lên những ?otin đồn? có ảnh hưởng không nhỏ đến cổ đông của Sacombank. Đó là việc có tổ chức đã đăng ký giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu STB với UBCKNN khiến Sacombank buộc phải có động thái đăng ký mua cổ phiếu quỹ. Đáng chú ý là những thông tin này đã xuất hiện được hơn một tuần và đang trở thành đề tài bàn tán xôn xao trên khắp các sàn chứng khoán nhưng cơ quản quản lý và doanh nghiệp niêm yết chưa có một động thái nào trấn an dư luận.

    Báo ĐTCK đã liên lạc với phía Ngân hàng Sacombank và nhận được khẳng định thông tin trên chỉ là tin đồn thất thiệt, do đó nhà đầu tư cần cảnh giác để tránh thiệt hại không đáng có. Về phía UBCKNN, ông Nguyễn Sơn cho biết, việc cổ đông nội bộ, cổ đông lớn đăng ký bán cổ phiếu bắt buộc phải đăng ký với Sở Giao dich chứng khoán và phải công bố thông tin theo quy định hiện hành của pháp luật. Do đó những ?otin đồn? trên hiện không chính xác.
  8. hanoifund

    hanoifund Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Nói thêm về phát biểu của Mr Lê Đạt chí

    Mua CP quỹ: nên hay không?

    Trước sức ép của các cổ đông, nhiều DN đã đưa ra kế hoạch mua CP quỹ với mục đích tăng cầu, giảm cung, góp phần bình ổn thị trường. Và qua nghiên cứu nhu cầu vốn của các DN, chúng ta có thể thấy, hầu như không có DN thực hiện mua CP quỹ xuất phát từ việc dư thừa nguồn vốn kinh doanh.

    Trên thực tế, có rất nhiều lý do để DN thực hiện mua lại CP quỹ như: mua do không có nhu cầu sử dụng đến một khoản vốn chủ sở hữu, khi DN thực hiện mua lại CP từ một cổ đông (có thể là một tổ chức - vì lý do nào đó muốn bán ra), do mua CP quỹ phục vụ cho chương trình quyền chọn của CBCNV... Đôi khi, DN mua CP quỹ chỉ đơn thuần cho rằng, giá CP thực sự thấp hơn mức hợp lý và sẽ tăng lên. Trong tình huống này, việc mua CP quỹ đồng nghĩa với việc DN đang muốn gửi một thông điệp đến NĐT: không có sự đầu tư nào tốt hơn vào CP của DN này. Về cơ bản, mua CP quỹ sẽ giúp DN có một số chỉ tiêu tài chính tốt lên như: ROE, ROA, P/E. Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài, điều này còn phụ thuộc vào mức chi phí của DN bỏ ra để sở hữu số CP này.

    Tạm không xét đến mục đích của việc mua CP quỹ, ở đây, chỉ xét đến bài toán chi phí - hiệu quả, đồng thời cũng không xét đến hiệu quả của việc mua CP quỹ do yếu tố giá thị trường thay đổi, mà chỉ quan tâm đến hiệu quả của bản thân dòng vốn.

    Theo lý thuyết tài chính, để đi đến quyết định mua CP quỹ, trước hết, chúng ta cần xem xét tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư của DN (ROIC) hay tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Trong tình huống tỷ suất sinh lời của DN thấp hơn so với chi phí vốn vay (ROE < i), điều này có nghĩa rằng, DN đang dùng nguồn vốn đắt hơn để tài trợ cho một khoản thu nhỏ hơn. Do vậy, sẽ không cần thiết phải xem xét đến việc mua vào CP quỹ nếu ROE của DN nhỏ hơn mức vốn vay, tức khoảng 20% (mức lãi suất hiện tại).

    Thứ hai, giả thiết DN thỏa mãn điều kiện ROE > i, điều chúng ta cần xem xét tiếp theo là tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách của DN (P/B). Nếu DN có P/B < hoặc = 1, khi đó, DN dùng một khối lượng tiền ít hơn từ nguồn vốn rẻ hơn để mua một tài sản có giá trị lớn hơn, khả năng sinh lời cao hơn. Chính vì vậy, trong tình huống này, việc mua vào sẽ mang lại lợi ích cho DN.

    Trường hợp P/B >1, khi đó, chúng ta cần xem xét tỷ số (i+1)/B = X và (ROE+1)/P = Y. Nếu X<=Y, có thể xem xét việc mua vào, nếu X>Y: không nên mua vào (vì khi đó, tổng chi phí cho việc mua vào CP sẽ lớn hơn so với tổng giá trị mà DN có thể thu được).

    Thứ ba, giả thiết DN đáp ứng được cả 2 điều kiện trên, một điều mà DN cần xem xét là khả năng tài chính và xu hướng thị trường. Trong trường hợp DN đang rất thiếu vốn, hệ số vốn vay/vốn chủ sở hữu đã quá cao thì việc mua vào có thể sẽ dẫn đến mất cán cân thanh toán. Bên cạnh đó, hiện tại, nhiều DN thực hiện mua vào với mục đích "đỡ giá", tuy nhiên, việc này vừa gây lãng phí một khoản vốn, vừa không hiệu quả, vì giá đi xuống do ảnh hưởng bởi xu hướng chung của thị trường. Việc mua vào chỉ có thể giúp kích giá lên khi CP vẫn đang được giao dịch bình thường và NĐT chưa đánh giá đúng giá trị của chúng.

    Hiện tại, có thể thấy rằng, giá CP của nhiều DN đang về gần mức giá trị sổ sách, tuy nhiên, tỷ suất sinh lời của DN không cao, thậm chí thấp hơn nhiều so với chi phí vốn vay (nhiều đơn vị còn có ROE ở mức xấp xỉ 4% - 7%). Bên cạnh đó, nhu cầu vốn cao mà chưa có nguồn tài trợ và đặc biệt hơn là CP đang bị giảm giá do rủi ro toàn thị trường, vậy thì số tiền DN bỏ ra mua CP quỹ liệu có hiệu quả? Giám đốc phân tích của một quỹ đầu tư nước ngoài cho rằng, nhiều DN dù có thể đáp ứng các điều kiện mua vào, nhưng trong điều kiện thị trường như hiện tại, việc nên làm hơn cả là... đứng im. Thiết nghĩ, DN nên tính toán bài toán hiệu quả của đồng vốn thay vì "hưởng ứng" lời kêu gọi của NĐT, vì nếu các NĐT vẫn cứ đồng loạt bán ra thì hành động mua vào của DN chỉ giống như muối bỏ bể.


    Bùi Sướng
    Nguồn ĐTCK-Online
  9. kedondoc911

    kedondoc911 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Đã được thích:
    28
    Chủ thớt tính toán như kẹt ý...Mệ thế éo phải pỏ xiền ra mua lúc tăng vốn hả...ông tính lại đi nhá xem lại nó lỗ lãi như thế nào..mà tôi nghĩ ông chắc phải biết nhưng cố tình lơ đi thế ..múc đích éo gì , mặt dầy tâm đen
  10. hanoifund

    hanoifund Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Đã được thích:
    0
    những cuộc phỏng vấn lấp liếm, lập lờ
    những tin đồn bóng gió
    những hoài nghi hiện hữu

    Vấn đề là bài toán đã có, người thành công phải biết tận dụng cơ hội và tránh xa bão tố ..

    Đừng gào thét một cách vô ích, hãy suy nghĩ và hành động....

Chia sẻ trang này