1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

STK - SỢI THẾ KỶ - CP hàng đầu ngành Sợi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Memin, 07/02/2018.

9281 người đang online, trong đó có 1297 thành viên. 15:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 14947 lượt đọc và 81 bài trả lời
  1. Boopham1214

    Boopham1214 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2017
    Đã được thích:
    47
    Dệt may Việt trong “tâm bão” thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức song hành

    Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn biến phức tạp, gây tác động tiêu cực tới nhiều nền kinh tế, nhiều ngành nghề kinh doanh, trong đó có ngành dệt may Việt Nam. Đánh giá sự tác động của sự kiện này, nhiều doanh nghiệp dệt may niêm yết cho rằng, cơ hội và thách thức cùng song hành.
    Ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch HĐQT CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) đánh giá, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang gây tác động tiêu cực cho kinh tế thế giới. Một khi cuộc chiến này kéo dài sẽ kéo theo những thay đổi về chính sách tỷ giá, lãi suất... của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, chuỗi cung ứng, cung cầu hàng hóa sẽ phải tái cơ cấu lại, điều này sẽ tác động lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam.

    “Chúng tôi giữ quan điểm thận trọng và theo dõi sát sao sự kiện này trong những tháng tiếp theo. Tôi cho rằng, việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang có khả năng làm sụt giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, từ đó ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trên thị trường", ông Hòa nói.

    Trên thực tế, xu hướng các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam đã diễn ra trong những năm gần đây và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đẩy tốc độ dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam nhanh hơn.

    Theo số liệu của OTEXA, trong giai đoạn 2013-2018, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ tăng cả về khối lượng lẫn giá trị, trong khi thị phần của Trung Quốc liên tục sụt giảm.

    Ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT CTCP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (TCM) cho rằng, trước mắt, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa ảnh hưởng nhiều tới ngành dệt may Việt Nam nói chung và TCM nói riêng. Nếu có, sẽ theo hướng tích cực, giúp gia tăng sức cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam.

    Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC) cho biết, hiện dệt may Việt Nam chưa nằm trong danh mục hàng hóa bị đánh thuế của các nước này, nên chưa bị tác động nhiều.

    "6 tháng đầu năm 2018, số lượng đơn hàng của GMC tăng 20% so với cùng kỳ (đơn hàng đã ký trước từ giữa năm 2017)", ông Hùng nói.

    Mặc dù lạc quan, nhưng các doanh nghiệp cũng bày tỏ sự lo ngại liên quan đến vấn đề tỷ giá, thị trường tiêu thụ nội địa và nguồn cung nguyên phụ liệu.

    Liên quan đến tỷ giá, ông Tùng cho biết, khi tỷ giá tăng sẽ tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp có nợ vay bằng USD như TCM. Do đó, TCM luôn theo sát sự biến động của tỷ giá.

    "Hàng tháng, TCM đều có trích lập dự phòng biến động tỷ giá. Kế hoạch năm 2018 được TCM xây dựng dựa trên dự báo tỷ giá tăng 3%. Với diễn biến hiện tại, sự biến động của tỷ giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Công ty", ông Tùng cho hay.

    Ngược lại, là doanh nghiệp xuất khẩu 100%, GMC có phần được hưởng lợi khi đồng USD tăng giá. Dẫu vậy, theo ông Hùng, đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm giá mạnh cũng sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của Trung Quốc. Điều này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết.

    "Chẳng hạn, với thị trường EU, hàng dệt may Việt Nam bị đánh thuế trung bình 9%, nhưng việc NDT mất giá 3% sẽ khiến sản phẩm của Việt Nam không nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm của Trung Quốc", ông Hùng nêu dẫn chứng.

    Về thị trường tiêu thụ nội địa, theo ông Hùng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang cũng sẽ khiến khả năng tiêu thụ nội địa hàng may mặc của Việt Nam bị ảnh hưởng, bởi việc bị đánh thuế cao tại Mỹ sẽ khiến hàng may mặc Trung Quốc (vốn có mẫu mã phong phú, tiếp cận xu thế thời trang tốt hơn - PV) chuyển hướng và tràn về Việt Nam nhiều hơn.

    "Trước thực tế trên, các cơ quan quản lý cần gia tăng giám sát, tránh trường hợp các doanh nghiệp Trung Quốc núp bóng doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Nếu điều này xảy ra tràn lan, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi cơ quan chức năng Mỹ tiến hành điều tra", ông Hùng cảnh báo.

    Về nguồn cung nguyên liệu, theo ông Hòa, việc ngành may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên phụ liệu của Trung Quốc được nhìn nhận gây bất lợi cho sự phát triển của các ngành sợi, dệt, may của Việt Nam, nhất là khi các FTA mà Việt Nam đã ký kết như EVFTA, CPTPP... đều yêu cầu nguyên phụ liệu không xuất xứ từ Trung Quốc.

    Cũng theo ông Hòa, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và kéo dài, thì các nhà nhập khẩu từ Mỹ cũng sẽ hạn chế sử dụng nguyên vật liệu có nguồn gốc từ Trung quốc để tránh rủi ro. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt cần chủ động đa dạng hóa nguồn cung nguyên vật liệu, phụ liệu...

    “Chúng tôi kỳ vọng Nhà nước có chính sách cụ thể để hổ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như sợi, dệt, nhuộm... để kiện toàn chuỗi cung ứng và gia tăng giá trị sản xuất trong nước, thay vì chỉ gia công như hiện nay”, ông Hòa chia sẻ.

    Theo báo Đầu tư Chứng khoán

    truongbeo thích bài này.
  2. Boopham1214

    Boopham1214 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2017
    Đã được thích:
    47
    http://ndh.vn/soi-the-ky-dat-doanh-...cung-ky-nam-truoc-2018090903083248p4c147.news

    Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (Mã: STK) cho biết 8 tháng doanh thu đạt 1.605 tỷ đồng, tăng 29% cùng kỳ năm trước và hoàn thành 68% kế hoạch cả năm. Công ty chưa cập nhật được số liệu lợi nhuận sau thuế.

    Sóng dệt may lênnnn!

    Sau TCM TNG thì cuối cùng bè STK cũng chạy.

    Thanh khoản đột biến, giá tăng hơn 4%.
  3. siolsisi

    siolsisi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    16
    Dệt may Việt Nam có thêm thị phần

    Đối với ngành hàng dệt may, BVSC phân tích: Năm 2017, thị trường Mỹ chiếm 17% tổng xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc trong khi 50% hàng may mặc tiêu dùng tại Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc. Như vậy có thể thấy ở nhóm hàng này, Mỹ ở vị thế phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc.

    Theo đánh giá của BVSC, việc thuế tăng lên sẽ khiến cho các công ty đa quốc gia của Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cũng như các công ty nội địa Trung Quốc có động cơ mạnh hơn để chuyển hướng các đơn hàng cũng như hoạt động sản xuất mặt hàng may mặc sang các nước khác nhằm tránh thuế. Các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc như Việt Nam, Bangladesh, Campuchia... sẽ được hưởng lợi khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.


    Năm 2017, Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam với 12,2 tỷ USD (tương đương gần 50% tổng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ra thế giới). Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ hiện đang chịu mức thuế từ 8-10%.

    BVSC cho rằng, ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ hai khía cạnh. Thứ nhất là đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng mất giá so với VND giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn.

    Thứ hai là các ngành này của Việt Nam có thể lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn. Tuy vậy, quá trình hưởng lợi cũng sẽ diễn ra với quy mô vừa phải và từ từ. Các doanh nghiệp dệt may hiện đang niêm yết trên sàn như TCM, GMC... sẽ được hưởng lợi nhưng mức độ có thể không quá đột biến.

    Lý do là các doanh nghiệp này hiện đã chạy hết công suất cũng như chưa có kế hoạch đầu tư thêm trong ngắn hạn. Nếu lấy thêm được đơn hàng từ Mỹ, các doanh nghiệp này cũng sẽ phải thuê gia công bên ngoài và chấp nhận mức biên lợi nhuận thấp hơn./.

    http://cafef.vn/hang-dien-tu-va-det...-chien-tranh-thuong-mai-20180918085726704.chn

    Đành rằng TCM TNG VGT hay GIL sẽ dc hưởng lợi, nhưng công suất của các danh nghiệp này đã gần như full trong khi vẫn chưa nghe kế hoạch nâng công suất nào rõ ràng.

    Có thể thấy rằng giá của các mã này trên thị trường tăng mạnh trong thời gian qua cũng gần như đã phản ảnh đủ kỳ vọng rồi.

    Trong khi đó, STK chưa tăng quá nhiều, nội tại thì tốt, kế hoạch nâng công suất và cải thiện biên lợi nhuận hết sức rõ ràng.

    Một vé lên tàu STK ở vùng gía 13 - 14 này, tại sao không hả các bác?
    z68 thích bài này.
  4. Lamvien07

    Lamvien07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2018
    Đã được thích:
    598
    Rolex4646 thích bài này.
  5. Boopham1214

    Boopham1214 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/11/2017
    Đã được thích:
    47

    Haha, bác Si ơi là bác Si

    sắp lồi mồm chưa bác?
    siolsisi thích bài này.
  6. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.621
  7. Lamvien07

    Lamvien07 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2018
    Đã được thích:
    598
    Chiến tranh TM còn dài, dệt may chỉnh chút hôm cuối tuần sang tuần lại hoa tím thôi, còn lên dài hạn lắm.
  8. sieunguyen

    sieunguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2017
    Đã được thích:
    1.914
    Canh giảm ta lại mua, tự tin lăn lê bò trường đến mục tiêu thì ngưng :D:D:D
  9. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.621
    Stk úp 3 ngày CEi rồi tuần sau giảm mạnh ai muốn lên tàu sẽ có giá đỏ
    Rolex4646sieunguyen thích bài này.
  10. KhongminhDN

    KhongminhDN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    2.621
    Có loi khi Mỹ quay sang vn order hàng stk múc giá đỏ ok

Chia sẻ trang này