Sự thật về Masan thế này ư?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi maruno, 20/08/2012.

8551 người đang online, trong đó có 1054 thành viên. 12:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4967 lượt đọc và 56 bài trả lời
  1. nhimcon2010

    nhimcon2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    2.727
    Chết thật nhà em toàn xài Chin su với Tam thái tử...[-)[-)[-)
  2. damecks96

    damecks96 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    2.606
    Bố em P mà' yếu" đi, MSN còn nhiều cái "xấu"
    Q chả thân em....aays....lắm vào!
  3. Facebook

    Facebook Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2009
    Đã được thích:
    44
    Thực phẩm mà bán ở VN đều có vấn đều vi pham các quy định về: an toàn vệ sinh thực phẩm
    Theo em, cần nhất là cơ quan quản lý, anh quy định cho nó thế nào là: đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    Nếu tất cả thực phẩm mà các bác ăn hàng ngày hiện nay mà được mang vào phòng thí nghiệm phân tích, em đồ rằng xem kểt quả, không bác nào dám ăn.
    Hiện nay, muốn ăn thực phẩm sạch, chỉ có nước là sang Châu Âu thôi! Còn ở VN, chắc là khuất mắt trông coi.
    Riêng hàng thực phẩm, rau, củ, quả,....đồ dùng sinh hoạt....có xuất xứ từ Tàu khựa, cảnh giác, không sài![r23)]
  4. sky2010

    sky2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Hệ thống truyền thông đã giết chết ngành chế biến Mắm & các sản phẩm từ mắm của VN ngàn đời nay. SỨC MẠNH ĐỒNG TIỀN QUẢ LÀ GHÊ GỚM !!!!
  5. sky2010

    sky2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Ăn mắm miền Tây



    Báo Cần Thơ trước đây có đăng bài “Mắm đồng bằng” nói về cách người Đồng bằng sông Cửu Long làm các loại mắm. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập đến việc người Nam Bộ ăn mắm.

    Trong “Gia Định thành thông chí” Trịnh Hoài Đức đã viết: “Đất Gia Định nhiều sông, kinh, cù lao, bãi cát, nên trong 10 người đã có 9 người giỏi việc chèo thuyền, bơi lội, ưa ăn mắm, có người một bữa ăn hết 2 hũ mắm”. Nhưng Nông Nại đại phố là kinh thành (thành Gia Định xưa) nên việc ăn mắm là do mua ở nơi khác đem đến. Nơi sản xuất mắm chủ yếu là Đồng bằng sông Cửu Long.

    Thuở ấy Đồng bằng sông Cửu Long là “vương quốc” của tôm cá, ăn không hết, người ta xẻ ướp muối phơi khô, móc bỏ ruột rửa sạch trộn muối ủ trong vịm hoặc khạp, thời gian sau thành mắm. “Mắm là con cá trải qua quá trình lên men, nhờ vậy thêm ngọt” (1). Có thể nói mắm và khô đều là “thức ăn nhanh” của thời kỳ “vạch một chân trời” - như nhà văn quá cố Sơn Nam đã từng gọi. Người Nam Bộ, đặc biệt người miền Tây rất thích ăn mắm và có nhiều cách ăn mắm.


    Tô xim lo rau đắng đất.

    Ăn mắm sống là cách ăn lẹ nhứt. Tuy gọi mắm sống nhưng thực ra cá đã được ủ lên men “chín ngấu”, không cần đến lửa mới chín. Nhưng đúng ra chỉ có vài loại mắm sặt, mắm trèn, mắm chốt, mắm rô là ăn sống được. Ăn mắm sống với cơm nóng là “trật chìa”, phải ăn với cơm nguội, cắn trái ớt hiểm xanh mới đúng điệu.

    Ăn mắm tép chua với các loại rau phụ trợ. Người ta trộn mắm với đu đủ sống và củ cải trắng chặt từng mảnh nhỏ. Mắm dọn ra bàn với thịt ba rọi, tép bạc luộc cùng bún. Đây là món nhậu rất “bắt”. Mắm thái cũng ăn sống với các “phụ liệu” trên. Mắm này được người Châu Đốc ăn kèm tép và ba rọi luộc cùng đọt sầu đâu. Nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Hữu Hiệp trong tập khảo cứu “An Giang – đôi nét văn hóa đặc trưng vùng đất bán sơn địa”, đã “khẳng định”: “Đặc biệt, người An Giang rất “kết” món mắm, nhất là mắm kho và mắm sống. Chính vì vậy mà mắm Châu Đốc nói riêng, mắm An Giang nói chung đều ngon nổi tiếng. Người An Giang ăn mắm thể hiện phong cách rất riêng, rất văn hóa, vì vậy cho dù là bữa ăn thường ngày chỉ những người trong gia đình nhưng hôm nào “trở bữa” mắm kho thì cả nhà tham gia rất hồ hởi, xem như một “trận tiệc”, bởi theo họ, cho dù đám giỗ, đám cưới, hay ăn nhà hàng với “nem công chả phượng” cũng không ngon bằng!”.

    Nhưng mắm Vĩnh Hưng (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) mới xuất sắc vì ngoài vị mặn còn có vị chua lạ miệng rất hấp dẫn. Mắm được làm bằng các loại cá: lóc, rô, sặt. Mắm chua Vĩnh Hưng ăn sống với rau thơm, khế, chuối chát, dưa leo...

    Các loại mắm trên đều “ướt”. Duy chỉ Cà Mau mới có mắm “khô”, đó là mắm lòng (còn gọi là mắm ruột). Mắm được làm bằng bộ đồ lòng và đùm trứng cá lóc. Sau khi rửa sạch cho tất cả vô gáo dừa ướp muối và thính, đậy kín, nhận vô khạp mắm. Thời gian sau, mắm lòng “chín”, đem ra, ăn với rau thơm, cuốn bánh tráng, là món ăn rất quý hiếm, bây giờ vô cùng khó kiếm.

    Mắm lóc có thể chiên. Mắm chiên chín trong chảo dầu hoặc mỡ cùng vài tép tỏi đập giập, quệt một miếng đầu đũa, đưa vô miệng, miếng mắm tan trên mặt lưỡi, béo mềm như bơ. Còn chưng mắm lóc thì chưng với thịt nạc băm, gừng cùng một số gia vị sẽ là món ngon. Mắm chưng ăn kèm dưa leo, cà... hoặc canh rau hay canh bí rợ hầm dừa. Hai món canh bí hầm dừa và mắm chưng là món thường nhựt trong những ngày mùa ở Đồng Tháp Mười.

    Nhưng nổi tiếng hơn hết của miền Tây đến giờ làm ra nổi tiếng khắp nước là lẩu mắm. Theo nhà văn Sơn Nam phân tích: Hiện tượng “lẩu mắm chứng tỏ phong vị khẩn hoang còn đó và con cháu ngày nay tuy uống bia hơi, bia lon nhưng cũng đồng khẩu vị với ông cha ba trăm năm trước.

    Con cá lóc để tươi tuy ngon nhưng không ngon bằng con cá lóc phơi khô, và khô cá lóc lại không ngon bằng mắm cá lóc. Xưa gọi là “mắm dà rau”. Mắm nấu cho tan xác, bỏ xương, lấy nước, thêm sả ớt, gia vị, thêm vào đó là cá lóc tươi, hoặc cá vùng sông Cửu Long (nay là cá tra, cá ba sa), thêm thịt heo ba chỉ, cà tím. Khi ăn, mỗi người có một cái tô, bỏ vào thật nhiều rau rừng, nào bông súng, lục bình, rau dừa, cỏ hẹ, rau mác... Bứt rau cho đứt ra từng khúc nhỏ, dùng muỗng múc mắm kho rưới vào, rồi và vào miệng mà ăn như cơm hoặc bún chỉ là ăn thêm cho vui miệng” (2).

    Mắm, ngoài là món dùng ăn cơm hoặc ăn kèm với bún và rau rác như trên của người Kinh, đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long còn có thứ mắm của riêng mình. Đó là mắm prohoc. Bún nước lèo nấu với mắm cá sặt, cá linh đã ngon nhưng ngon hơn khi phối hợp với mắm prohoc và sả cùng ngải bún. Cá lóc luộc chín, gỡ lấy thịt cho vô cối cùng riềng và sả đâm nhuyễn, trút vô nồi đã nấu rã xác mắm. Nồi “nước lèo” sôi, lược bỏ xác, nấu thêm cho chín tới. Múc từng vá nước lèo chan vào tô sắp sẵn rau ghém và bún. Chan nước giấm ớt hoặc thêm chút muối hột đâm ớt hiểm xanh nếu chưa vừa mặn. Đây là món ăn làm nên “danh tiếng” cho một vài địa phương, đặc biệt là Trà Vinh, Sóc Trăng.

    Còn một món nữa là xim lo. Xim lo được nấu với mắm prohoc cùng tép bạc lột bỏ vỏ và một trong các loại rau trái sau: bình bát dây, lá mỏ quạ, măng tươi; bầu; đặc biệt ngon khi nấu với rau đắng đất. Xim lo rau đắng đất nấu với prohoc, tép và nấm rơm. Khi nước xim lo chín thì múc chan vào tô rau đắng đất đã rửa sạch. Làm như vậy sẽ giúp rau đắng đất không dai, có vị đắng hấp dẫn vì hậu ngọt, khó quên. Món xim lo là của người Tiều Trà Vinh sáng chế, được nhiều người ưa dùng.

    Bến Tre đặc biệt có món mắm kho dừa. Cho mắm vào soong, chế nước kho đến độ mắm rã thịt, nhắc xuống, lược lấy nước. Sau đó cho tép, cá vào kho. Khi mắm ngấm vào thịt cá, tép, cho cà, đậu bắp, khổ qua, ớt sừng trâu bẻ đôi cho vào. Cà và đậu bắp vừa chín tới, chế nước cốt dừa vào, sôi vài dạo, nêm, nếm vừa khẩu vị. Khi đậu bắp và cà chín là nồi mắm kho dừa hoàn tất. Khi ăn, giằm ớt hiểm vào tô mắm hoặc cắn từng trái. Bến Tre còn có món bún mắm kho dừa làm gần giống vậy.

    Lạ lẫm là món mắm chưng dừa của vùng đất ba dải cù lao Bến Tre. Mắm chưng dừa thường là loại mắm lóc, vừa ngon, vừa ít xương. Cho mắm vào tô, nêm đường, bột ngọt, chế nước cốt dừa vào, chưng. Khi ăn cơm kèm rau sống, chuối, khế, có thêm vài trái ớt hiểm vừa chín tới. Hai thứ mắm kho và mắm chưng của Bến Tre có sự hiện diện của nước cốt dừa sẽ khiến thực khách thưởng thức thêm hương vị béo mà không ngậy khiến tô mắm hấp dẫn tuyệt vời, ăn hoài không ngán.
  6. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255

    Trung Quốc: Báo động quẩy gây teo não

    Sự kiện: Điểm mặt thực phẩm Trung Quốc cực độc
    (Tin tuc) - Hai cái quẩy, một cốc sữa đậu nành, đó là bữa sáng của đại đa số công chức, viên chức ở Vũ Hán (Trung Quốc).
    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày






    Thế nhưng, từ mấy hôm nay thực đơn đó đã bị bỏ do thông tin từ một người trong giới chế biến thực phẩm tiết lộ cho báo chí biết: Để cho quẩy ngon, một số chủ hãng sản xuất loại đồ ăn này đã cho vào bột mỳ một thứ chất phụ gia gọi là “You tiao jing” (Do điều tinh - tức Tinh quẩy). Phóng viên báo điện tử Sina.com đã tìm hiểu thị trường bán buôn các loại phụ gia thực phẩm, phát hiện bày bán rất chạy.
    Trong vai người tìm mua, phóng viên được chủ một cửa hàng ở chợ bán buôn phụ gia thực phẩm Đông Môn cho biết, giá tinh quẩy rất rẻ, chỉ 12 tệ/kg (gần 40.000VND). Tinh quẩy pha vào bột sẽ làm chiếc quẩy nở to hơn, trông ngon mắt hơn, giòn và đậm đà hơn.
    Bà chủ cho biết, cửa hàng chỉ bán thùng nguyên 100 gói (50kg), không bán lẻ, các chủ hãng sản xuất quẩy thường mua cả thùng về để trộn vào bột mỳ làm quẩy.


    [​IMG]


    Tinh quẩy độc hại tại khu chợ Đông Môn ở Vũ Hán, Trung Quốc
    Phóng viên đòi xem mẫu thì thấy tinh quẩy được đóng trong các túi nilon, màu trắng, nom rất giống bột mì. Khi phóng viên hỏi loại phụ gia này có hại cho người ăn quẩy hay không, người bán nói: “Không rõ, phải hỏi nhà máy sản xuất mới biết được. Nhưng, đây là hàng do nhà máy lớn sản xuất nên chắc đạt tiêu chuẩn (vệ sinh an toàn thực phẩm)!?”.
    Đọc những dòng chữ trên bao bì tinh quẩy thì thấy ghi thành phần chủ yếu gồm có: Sodium bicarbonate (NaHCO3), Ammonium aluminium sulfate anhydrous (NH4Al(SO4)2.12H2O), Canxi cacbonat, Cacbonat natri và tinh bột.
    Trên bao bì ghi tác dụng của tinh quẩy là “làm quẩy nở hơn, tiết kiệm dầu rán và ngon hơn, nếu trộn nó vào thì 1 gói nửa kg tinh quẩy giúp làm được một bao 25 kg bột mỳ”. Nhìn kỹ địa chỉ làm ra tinh quẩy thì phóng viên ngã ngửa: nơi sản ********* quẩy là một nhà máy hóa chất ở Trùng Khánh.
    Phóng viên tra cứu trên mạng Baidu thì thấy Ammonium aluminium sulfate anhydrous là loại hóa chất dùng để làm thuốc nhuộm, mạ đồng, trong đó Alum là thành phần chính, nếu dùng Alum làm chất phụ gia thực phẩm thì sau khi vào cơ thể, nó sẽ không thải ra được, vĩnh viễn tích lại trong cơ thể.
    Sử dụng Alum trong thời gian dài sẽ gây teo não, lãng quên, ảnh hưởng đến trí lực, dẫn đến chứng Alzheimer của người già. Giáo sư Lưu chuyên ngành hóa học ở Đại học KHKT Hoa Trung cho biết, trong tinh quẩy có chứa ion Nhôm, là nguyên nhân quan trọng gây nên nhiều chứng bệnh về não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
    Những thông tin về tinh quẩy- hóa chất độc hại được sử dụng để sản xuất quẩy đang gây chấn động dư luận, khiến người dân Trung Quốc càng thêm lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước này.


    Theo Thu Thủy (Tiền Phong/Sina.com)

    Có thứ gì của Trung Quốc bây giờ là không độc? :-??
  7. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255

    Lại phát hiện mỳ ăn liền TQ nhiễm độc

    Thứ Năm, 09/08/2012, 06:18 PM (GMT+7)
    Sự kiện: Điểm mặt thực phẩm Trung Quốc cực độc
    (Tin tuc) - Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế hôm 8/8 cho biết, chất huỳnh quang ở một số bao bì mỳ ăn liền của Trung Quốc vượt quá tiêu chuẩn an toàn, tờ Beijing News đưa tin.
    Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày






    Trong một cuộc kiểm tra nhẫu nhiên kéo dài ba tháng, hiệp hội tiến hành xét nghiệm 84 mẫu thử của 53 hãng thực phẩm. Kết quả cho thấy, lượng huỳnh quang của 36 vỏ bao bì sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép.

    Các sản phẩm bao gồm mỳ dưa bắp cải Tongyi, mỳ thịt bò đậu xanh và mỳ sườn lợn Jin Mailang…


    Ông Dong Jinshi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế, chỉ ra rằng, một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm thiểu chi phí.



    [​IMG]


    Trung Quốc lại phát hiện bao bì mỳ ăn liền có chứa chất độc
    Do đó, các chất độc hại có thể nhiễm vào cơ thể con người qua đường miệng, da và các đường khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.

    Hiệp hội cũng yêu cầu các cơ quan chức năng và các ban ngành liên quan đưa ra yêu cầu rõ ràng và cụ thể đối với việc sử dụng những loại vật liệu có chứa chất huỳnh quang trong đóng gói bao bì thực phẩm.



    Theo Phan Yến (Tiền Phong/CRI)

    Ăn mì Trung Quốc là cách tự tử êm ái và ngon miệng nhất! :-bd
  8. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255

    Phát hiện sữa TQ chứa chất gây ung thư

    Thứ Ba, 24/07/2012, 08:40 AM (GMT+7)
    Sự kiện: Điểm mặt thực phẩm Trung Quốc cực độc
    (Tin tuc) - Một quan chức Trung Quốc hôm 23/7 cho biết, chất gây ung thư aflatoxin vừa được phát hiện có trong sữa bò đóng hộp và đóng gói do hãng Hunan Ava Dairy sản xuất.








    Một quan chức tên Gong phụ trách về công thương làm việc tại văn phòng chính quyền thành phố Quảng Châu cho biết, chất aflatoxin được tìm thấy trong 5 lô hàng của nhãn hàng Nanshan Bywise sản xuất từ tháng 7 đến tháng 12 năm ngoái, đang được bán ở Quảng Châu.
    Năm lô hàng sữa bẩn này được sản xuất dưới dạng sữa bột đóng trong hộp kẽm, trong túi nilon và trong hộp giấy 400-900gr. Chưa biết đã có hộp sữa bẩn nào trong số nói trên được dùng để cho trẻ sơ sinh ăn hay chưa.
    Aflatoxin là một chất độc, nếu hàm lượng thấp thì không gây tác hại, nhưng ở liều cao sẽ trực tiếp gây ra ung thư, đặc biệt là ung thư gan. Vụ sữa Nanshan Bywise (ảnh) nhiễm độc lần đầu tiên được chính quyền công bố trên trang web chính thức thứ Sáu tuần trước.
    Aflatoxin sinh ra do nấm mốc tồn tại trên cỏ, rơm mà bò sữa ăn phải sau đó nhiễm vào sữa. Aflatoxin trước đây được nhà chức trách Trung Quốc phát hiện có trong sữa của các tập đoàn sản xuất sữa bò hàng đầu nước này như Mengniu, Changfu.
    Tháng trước, tập đoàn sữa Yili Industrial Group thu hồi sản phẩm sữa dành cho trẻ sơ sinh vì phát hiện chứa thủy ngân.


    Theo Đ.P (Tiền Phong/AP)

    Đừng đầu độc con mình bằng sữa Trung Quốc! [r23)][r23)][r23)]
  9. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255

    Lại phát hiện táo TQ bảo quản bằng sáp nến

    Sự kiện: Điểm mặt thực phẩm Trung Quốc cực độc
    (Tin tuc) - Một chủ sạp hàng chợ trái cây đầu mối tại Nam Kinh mới đây cho hay, những trái táo được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp như vậy có thể để tới nửa năm mà không bị hư thối.

    Gần đây, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc lan truyền những bức ảnh và thông tin do người tiêu dùng nước này phản ánh: Rất nhiều quả táo được các tiểu thương Trung Quốc dùng sáp nến công nghiệp phủ lên, 5 quả táo khi dùng dao cạo vỏ ra thì thấy có chứa rất nhiều sáp nến.
    Khi phóng viên tờ “Nhân dân nhật báo” tìm hiểu tại khu chợ trên mới biết, việc tiểu thương Trung Quốc dùng sáp nến bảo quản trái táo không phải là chuyện gì mới mẻ. Ngoài việc giúp cho trái táo có mã đẹp, tươi sáng và láng mượt, táo được bảo quản bằng sáp nến để được lâu hơn. Một số chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc cho rằng, loại táo này có vỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thịt quả táo.

    Tuy nhiên, liệu ai dám ăn táo cả vỏ khi mà cách đây không lâu người ta phát hiện nông dân Trung Quốc dùng túi giấy tẩm thuốc sâu để bọc táo từ lúc quả còn non? Bây giờ người ta lại phát hiện ra “chiêu” dùng sáp nến công nghiệp bọc táo để tăng cân và bảo quản lâu hơn.



    [​IMG]


    Khi dùng táo, chỉ rửa mà không "cạo" hoặc gọt vỏ sẽ ăn cả sáp nến công nghiệp mà không hay biết
    Hầu hết những trái táo phủ sáp nến công nghiệp là những quả táo to, mọng, đẹp mã và được đóng gói để xuất khẩu hoặc đưa vào siêu thị bán với giá cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp đôi giá táo bình thường.

    Vụ việc lại một lần nữa dấy lên những mối lo ngại không chỉ đối với người tiêu dùng Trung Quốc mà cả với người tiêu dùng ở nhiều quốc gia nhập khẩu trái cây nước này theo các đường chính ngạch và tiểu ngạch.



    Theo Nguyễn Minh (Nông nghiệp Việt Nam)

    Ai chết , ai ung thư no problem, miễn là người bán hàng TQ giàu lên, nhà nước TQ có tiền để mua sắm vũ khí!

    Có sao đâu? :-??
  10. bangpd

    bangpd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    38.067
    Mấy hôm trước có vể xem vỏ gói mì Omachi thì có thấy thành phần E102 đâu nhỉ
    Chủ top cẩn thận bị Masan nó kiện thì toi mạng đó nhé
    Check trước đi đã rồi hãy post

Chia sẻ trang này