Sự thật về Masan thế này ư?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi maruno, 20/08/2012.

3788 người đang online, trong đó có 219 thành viên. 00:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4993 lượt đọc và 56 bài trả lời
  1. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Ô mai Trung Quốc chứa chất cực độc

    Thứ Sáu, 27/04/2012, 08:58 AM (GMT+7)
    Sự kiện: Điểm mặt thực phẩm Trung Quốc cực độc
    (Tin tuc) - Cơ quan chức năng của Trung Quốc vừa phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô (còn gọi là ô mai) như: đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư.
    Điều đáng nói là những loại trái cây sấy khô này cũng đang được bày bán tràn lan tại TP.HCM.
    Tân Hoa xã cho biết dựa theo kết quả của Trung tâm kiểm nghiệm phân tích Hóa Lý, thành phố Bắc Kinh, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đã nêu đích danh các công ty có sản phẩm chứa chất phụ gia vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

    Chấn động Trung Quốc

    "Trái cây khô chỉ dành để bán cho du khách, dân địa phương không bao giờ dám ăn".
    Nhật Báo Thanh Niên (Trung Quốc) dẫn lời một công nhân
    Theo đó, các sản phẩm đào khô, xí muội, hồng khô, táo tàu và nhiều loại trái cây khác của ba công ty thực phẩm uy tín tại thành phố Hàng Châu là Siêu Đạt, Linh Hâm, Bách Di chứa một lượng lớn các chất phụ gia như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng.

    Theo các chuyên gia y tế, chất sodium cyclamate sẽ chuyển hóa thành chất cực độc có thể gây ung thư. Chất sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi... Các chất carmine, amaranth, saccharin cũng sẽ gây hại cho cơ thể con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.

    Điều đáng nói là những sản phẩm trên xuất hiện nhan nhản ở khắp các cửa hàng bách hóa đáng tin cậy như Wal-Mart, Century Mart, Carrefour, chuỗi cửa hàng Thượng Hải Lai Y Phần.

    Khác với những sản phẩm chứa chất phụ gia vượt tiêu chuẩn cho phép của các công ty có tiếng, một loạt cơ sở sản xuất không giấy phép tại tỉnh Sơn Đông lại một lần nữa gây chấn động Trung Quốc. Đoạn phóng sự ngắn “Trái cây được gia công như thế này sao!” được phát sóng trên kênh CCTV2 tối 24/4 đã phơi bày toàn bộ dây chuyền chế biến mất vệ sinh của các nhà máy sản xuất trái cây chui tại thành phố Hàng Châu.


    Đoạn ghi hình cho thấy nguyên liệu được đặt trong môi trường hôi hám và bẩn thỉu, số khác lăn lóc trên lề đường. Hơn 250 tấn đào thối được đổ vào một hồ chứa rộng toàn bùn đất và nhiều thứ rác rưởi. Các công nhân tại nhà máy chế biến trái cây tùy hỉ thêm vào các chất phụ gia. Các nhà máy này còn ngụy tạo luôn cả báo cáo kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Sản phẩm hết hạn sẽ được gia công lại bằng cách sửa ngày tháng sản xuất.


    Tại các cơ sở sản xuất chui ở tỉnh Sơn Đông, đào bẩn sẽ trở nên trắng tinh sau khi được trộn với dung dịch tẩy trắng sodium metabisulfite. Dù đây là chất phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm, nhưng theo quy định không được sử dụng quá 0,05g sodium metabisulfite trên 1kg thành phẩm. Sau khi được tẩy trắng và thêm chất tạo màu, tạo ngọt, đào được đem phơi trên mặt đường và đóng vào các bao tải thức ăn gia súc.



    [​IMG]
    Xí muội, táo khô, hồng khô có nguồn gốc từ Trung Quốc được bán tại một sạp tạp hóa ở TP.HCM
    Đầy rẫy tại TP.HCM
    Siêu thị Trung Quốc ngừng bán
    Hôm 25/4, Công ty Lai Y Phần (Trung Quốc) đã lên tiếng xin lỗi khách hàng và tuyên bố sẽ thu hồi toàn bộ các nhãn hiệu chứa chất bảo quản vượt quá mức cho phép. Siêu thị và các cửa hàng bán lẻ khác tại Trung Quốc đã ngừng bán loạt sản phẩm này. Tổng cục kiểm dịch chất lượng quốc gia cũng đã vào cuộc để điều tra vụ bê bối thực phẩm mới nhất này.
    Tại TP.HCM, các mặt hàng như đào khô, táo khô, xí muội... có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán khá phổ biến ở các chợ đầu mối Bình Tây, An Đông... Ghi nhận tại chợ Bình Tây cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào khô...

    Đây được coi là những mặt hàng chủ đạo của ngành hàng trái cây sấy khô, đặc biệt là xí muội, với đủ cả xí muội có hạt, không hạt. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng trên đều không có bao bì, ghi nhãn đầy đủ. Hàng bán theo ký. Do đó, cả bao khối lượng khoảng 10kg cũng chỉ dán nhãn giấy duy nhất đủ ghi tên mặt hàng và giá bán. Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất, xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định...


    Bà Minh, tiểu thương chợ Bình Tây, cho biết hầu hết các loại trái cây sấy khô như xí muội, táo khô... đều là hàng Trung Quốc. “Trong giới buôn bán mặt hàng này, chỉ cần nhìn giá là biết hàng nguồn gốc ở đâu, không cần phải dán nhãn. Phải có đến 70-80% xí muội trên thị trường là hàng Trung Quốc. Hàng trong nước không dễ kiếm ngoài chợ. Đa số các cơ sở sản xuất trong nước đều đóng gói bao bì cẩn thận, phân phối qua kênh cửa hàng bán lẻ chứ ít vào được chợ đầu mối” - bà Minh nói. Lý do chính do giá hàng Trung Quốc thường xuyên rẻ hơn 10.000-20.000 đồng/kg tùy loại so với hàng trong nước. Chẳng hạn, xí muội Trung Quốc thường bán mức 80.000-100.000 đồng/kg, trong khi xí muội sản xuất trong nước có thời điểm bán 120.000 đồng/kg. “Chúng tôi buôn bán, cái gì lời nhiều hơn thì bán chứ không quan tâm hàng lấy từ đâu về” - bà Minh nói.


    Tương tự, tại chợ An Đông (Q.5), chợ Bến Thành (Q.1), chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh)... các loại trái cây sấy khô, mứt trái cây nói trên được bán tràn ngập và cũng trong tình trạng không nhãn mác, không hạn dùng và không thông tin nhà sản xuất. Tuy vậy, hầu hết các tiểu thương đều xác nhận đa số là hàng nhập từ Trung Quốc. Theo các tiểu thương, hạn sử dụng hầu hết chỉ in trên thùng giấy khi còn nguyên đai nguyên kiện. Tuy nhiên khi bán lẻ, hàng được xé nhỏ ra nên việc có để hạn sử dụng hay không cũng không có ý nghĩa, vì tiểu thương tự ghi thì hoàn toàn có thể gian lận.


    Hàng sấy khô “ba không”


    Theo bà Thanh - tiểu thương kinh doanh hàng sấy khô ở chợ Bình Tây, hiện nay chỉ cần ngồi tại sạp, khoảng 5-7 ngày lại có xe chở hàng từ các đầu mối nhập khẩu giao đến tận nơi. Khi nhập hàng mới, mỗi loại thường lấy 200-300kg. Bà Thanh nói xí muội và táo tàu là mặt hàng bán chạy nhất. Mỗi ngày chỉ riêng hai mặt hàng này, bà Thanh bán được 120-150kg. Không chỉ mang đi cửa hàng tạp hóa, chợ lẻ ở TP.HCM mà còn được đưa về Long An, Bình Dương... tiêu thụ nên khách hàng đa số là người mua sỉ, lấy số lượng lớn.


    Một số đầu mối kinh doanh trái cây sấy khô cho biết hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc không chỉ “ba không”: không bao bì - nhãn mác, không tên tuổi nhà sản xuất, không hạn sử dụng... mà còn không hóa đơn chứng từ và giấy tờ chứng minh chất lượng.


    Trong khi đó, theo ông T. - một cán bộ Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, trái cây chế biến, mứt trái cây được xếp vào nhóm hàng thực phẩm. Do đó để được lưu hành trên thị trường, mặt hàng này buộc phải có giấy chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, hoặc giấy chứng nhận đã qua kiểm định và đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào VN. Tuy nhiên, trên thực tế hàng hóa không an toàn vẫn có thể bị lọt lưới. Theo một cán bộ Cục Hải quan TP.HCM, gần như không có các mặt hàng nói trên nhập khẩu về qua cảng ở TP. Do đó, có thể thấy phần lớn hàng vận chuyển vào từ các cửa khẩu khu vực phía Bắc giáp Trung Quốc. Với đường đi này, việc kiểm soát tương đối khó khăn. Đặc biệt, nguồn hàng nhập lậu cũng rất đáng lo ngại vì không được kiểm soát chất lượng.

    Xí muội Trung Quốc từng nhiễm độc

    Cuối năm 2009, một số quốc gia trên thế giới đã phát hiện và cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng xí muội nguồn gốc Trung Quốc và lãnh thổ Đài Loan vì sản phẩm có chứa hàm lượng chì vượt quá giới hạn cho phép. Tại thời điểm đó, thị trường VN tràn ngập xí muội Trung Quốc. Kết quả kiểm nghiệm từ Sở Y tế TP.HCM cũng phát hiện một số mẫu xí muội không hạt cho kết quả dương tính với chì, chất tạo ngọt và chứa chất phụ gia cấm gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Các mẫu xí muội này được lấy từ chợ Bình Tây cũng trong tình trạng không hạn sử dụng.



    Theo Bạch Hoàn - Đông Phương (Tuổi Trẻ)
  2. __Scarlett__

    __Scarlett__ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2012
    Đã được thích:
    0

    Tẩy chay hết mì gói đi. Gói mì qua bao lớp trung gian và quảng cáo, lời ngập mặt làm giàu cho bọn chủ mì gói đến tay người dùng có 4.000 đ/gói thì có chất gì bổ béo đâu, toàn hóa chất độc hại.

    tẩy chạy mì gói, đặc biệt là mì gói Masan, Micoem. [r23)][r23)][r23)]
  3. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    Đồ chơi Trung Quốc có thể gây vô sinh

    Thứ Sáu, 27/05/2011, 03:45 AM (GMT+7)
    (Tin tuc) - Mới đây, thông tin được tổ chức Hoà Bình Xanh (Greenpeace) cho biết, trong nhiều đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc có thể gây dị tật cơ quan sinh dục của trẻ em khiến các bậc phụ huynh khá lo lắng.


    Trẻ mắc bệnh “hiểm” từ đồ chơi

    Mấy ngày gần đây, nhiều bậc phụ huynh phát sốc về nghiên cứu của một tổ chức nước ngoài về đồ chơi trẻ em. Theo nghiên cứu của tổ chức Hòa bình xanh, nhiều đồ chơi do Trung Quốc sản xuất chứa hàm lượng hóa chất cao có khả năng gây ra các dị tật về cơ quan sinh dục ở trẻ em.

    Xét nghiệm 19/21 sản phẩm cho thấy hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trong các sản phẩm này, đặc biệt một sản phẩm chứa hơn 43% chất phthalate. Tất cả sản phẩm này được mua tại Trung Quốc, Hong Kong.

    Được biết, phthalate can thiệp vào hormon của con người và ảnh hưởng tới bộ phận sinh sản và các dị tật về cơ quan sinh dục ở trẻ em. Hơn nữa, phụ gia phthalates được bổ sung vào nhựa để làm mềm hơn và tăng khả năng chịu nhiệt. Các nhà khoa học đã chỉ ra việc tiếp xúc với hóa chất này có thể dẫn đến trục trặc nội tiết, gây ra những vấn đề bất thường tại cơ quan sinh dục, thậm chí gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tác dụng này thể hiện rõ rệt nhất ở bé trai.



    [​IMG]
    Ông Trương Hồng Sơn - Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ KHCN đang kiểm tra số hàng đã thu giữ
    Trao đổi với PV, PGS.TS Trịnh Thị Thuỷ - Viện Hoá Học Việt Nam (Viện Khoa học và Công nghệ) cho biết: "Xét về chuyên môn hoá học, phthalates có nguồn gốc từ axit phlatic (cấu tạo COOH) tác dụng với một bazo kim loại hoặc hữu cơ. Đây là một chất có các vòng thơm. Mà đã là một chất có vòng thơm thì sẽ gây độc hại. Hoá chất này có liều gây độc trong giới hạn 550mg/kg trở lên. Khi vào cơ thể, độc chất này rất khó đào thải trong cơ thể. Một khi nó tích tụ lại sẽ gây ra rất nhiều bệnh đối với con người".

    PGS. TS Trịnh Thị Thuỷ cho biết, hoá chất Phthalates đuợc sử dụng rất nhiều ở sơn móng tay, mỹ phẩm, sơn véc ni tường hoặc gỗ đặc biệt trong đồ chơi trẻ em, ghế nhựa... Hầu hết các vật dụng xung quanh chúng ta đều chứa hợp chất này tuy nhiên ở một mức độ thấp hay cao mới gây độc hại.


    Những sản phẩm đồ chơi trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng hoặc nhập lậu từ Trung Quốc sẽ tiềm ẩn nguy cơ khó lường bởi nhà sản xuất thường không áp dụng đúng tiêu chuẩn, liều lượng. Vì hoá chất này có tác dụng hoà tan các chất trong nhựa nên họ thường tăng liều lượng lên hàng chục lần để tăng tính thẩm mỹ, sáng bóng cho sản phẩm. Trẻ em thường có thói quen ngậm đồ chơi vào miệng, qua nhiều lần chất này sẽ qua đường tiêu hoá tích tụ lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe.


    Khó kiểm định đồ chơi độc hại


    Mặc dù đã có thông tin về chất độc gây hại đến sức khoẻ từ đồ chơi bằng nhựa xuất xứ từ Trung Quốc nhưng trên các con phố của Hà Nội như: Hàng Mã, Lương Văn Can...đang tràn ngập các cửa hàng đồ chơi trẻ em.


    Tại phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm), các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em thì những hàng như: Vỉ siêu nhân, ô tô, máy bay bằng chất liệu nhựa luôn thu hút khách. Cầm hộp đồ chơi siêu nhân đủ các loại màu sắc xanh, đỏ..., chúng tôi đỏ mắt tìm mãi mới thấy mấy dòng chữ ghi bằng Trung Quốc và một hình cấm lửa in ở một góc hộp.


    Để tìm hiểu về các loại đồ chơi bạo lực, chúng tôi tìm đến một cửa hàng cuối đường Hàng Mã (đoạn giao với đường Phùng Hưng). Hỏi một bà chủ cửa hàng có bán súng đồ chơi, người phụ nữ này "lườm" chúng tôi một lúc rồi kéo khách sang nhà bên cạnh. Ở bên ngoài, cửa hàng này cũng bày bán các loại đồ chơi như búp bê, ô tô, siêu nhân... như các cửa hàng khác. Bên trong một góc phòng tối mịt, bà lôi từ chiếc tủ gỗ ra 3 khẩu súng đen sì dúi vào tay chúng tôi với giọng nói bí hiểm như buôn bạc giả: "Đấy chị chỉ có 3 loại này thôi. Xem đi rồi lấy được thì lấy".


    Tại phố Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân, HN), hàng chục cửa hàng kinh doanh đồ chơi trẻ em cũng trưng bày nhiều mặt hàng rất bắt mắt. Tuy nhiên, khi lật gói đồ chơi này lên, tất cả đều được ghi dòng chữ "made in China".


    Trao đổi với PV, ông Trương Hồng Sơn, Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn chất luợng thuộc Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội) cho biết:
    "Qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi cũng được biết trong một số đồ chơi trẻ em có chất độc tên gọi phthalates gây rối loạn nội tiết, rất nguy hiểm trong đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Siêu nhân, súng, ô tô...

    Khi chơi, trẻ em thường ngậm đồ chơi vào miệng nên rất dễ mắc bệnh. Khi nắm được thông tin này, chúng tôi cũng đã lên kế hoạch sẽ kiểm tra trên địa bàn Hà Nội xem đồ chơi trẻ em có nhiễm hoá chất này không. Tuy nhiên, chúng tôi đang đi liên hệ nhưng không biết chỗ nào thử và phát hiện được chất này".

    Ông Trương Hồng Sơn cũng cho biết thêm: "Hiện nay, chúng tôi vẫn đang quản lí đồ chơi trẻ em theo quy chuẩn quốc gia về đồ chơi lưu hành trên thị trường Hà Nội (tiêu chuẩn QCVN 3/2008). Trong tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam chưa có chỉ tiêu về chất này mà những thông tin về chất độc trên là do tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace) nghiên cứu tại châu Âu nên nếu có phát hiện ra cũng chỉ khuyến cáo chứ chưa có chế tài nào hướng dẫn xử phạt cụ thể.

    Ở Việt Nam từ trước đến nay cũng chưa phát hiện ra chất nào mới cả, chủ yếu chỉ dựa vào nguồn từ nước ngoài. Chúng tôi cũng không thể đi hết được các cửa hàng nhỏ lẻ để kiểm tra rà soát được. Chúng tôi kiểm tra tập trung mạnh vào dịp Trung thu phối hợp với Chi cục quản lí thị trường Hà Nội, Thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ".



    Theo Văn Chương - Anh Đức (Người đưa tin)
  4. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255

    Đồ chơi Trung Quốc chứa cadmium gây ung thư?

    (Tin tuc) - Tại Mỹ, phát hiện về đồ chơi nữ trang trẻ em chứa chất cực độc cadmium đã gây xôn xao dư luận nước này. Còn tại VN, liệu những món đồ chơi độc hại này đã đến nước ta? Và độc như thế nào?

    Theo ghi nhận của PV, tại thị trường VN đồ trang sức xi mạ rẻ tiền của Trung Quốc từ vòng, lắc đeo tay, nhẫn, dây chuyền... hiện được bày bán tràn ngập ở các chợ từ Nam ra Bắc. Mối nguy về cadmium đang rình rập con em chúng ta. Cơ chế gây độc của cadmium ra sao? Tác động lâu dài trên sức khỏe con người như thế nào...? Bác sĩ Trần Văn Ký - ủy viên ban chấp hành trung ương Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam - cho biết:
    - Theo nhiều nhà nghiên cứu, cadmium (Cd) là một trong ba kim loại được coi là nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người (hai thứ còn lại là chì và thủy ngân). Với trẻ em ở tuổi đang phát triển nên cơ thể cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ hóa chất nào, đặc biệt là những hóa chất hay kim loại nặng có độc tính cao. đồ chơi, đồ trang sức rẻ tiền được sản xuất từ những khuôn mẫu làm bằng kim loại không đảm bảo chất lượng, có nhiều tạp chất và chất độc sẽ thôi nhiễm vào sản phẩm. Đó là chưa kể nguyên liệu làm từ loại tái chế hoặc rẻ tiền, trong quá trình sản xuất người ta lại cho vào các phụ gia công nghiệp chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng có độc tính cao như cadmium, chì, thủy ngân...


    [​IMG]
    Bác sĩ Trần Văn Ký: Cadmium, khi vào cơ thể sẽ phá hủy canxi của xương, làm xương trẻ kém phát triển và có thể gây còi xương.
    Như vậy, trong đồ chơi rẻ tiền đầy ắp chất độc hại từ khuôn mẫu, nguyên liệu, phụ gia... gây nguy hại cho trẻ khi cầm nắm, cho vào miệng ngậm, mút, cắn... Những tiếp xúc này làm độc chất trong đồ chơi đi trực tiếp qua niêm mạc miệng vào máu rồi đi khắp cơ thể. Tùy từng loại độc chất trong sản phẩm mà có những tác hại trên từng bộ phận cơ thể khác nhau.
    Với cadmium, khi vào cơ thể sẽ phá hủy canxi của xương, làm xương trẻ kém phát triển và có thể gây còi xương. Tới tuổi già thì làm loãng xương. Qua nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy cadmium gây ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư vú. Cadmium còn gây rối loạn sự hoạt động của các chất như kẽm, sebon, sắt trong cơ thể, dẫn đến sự đảo lộn của nhiều quá trình sinh học, gây nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau và có thể gây tử vong.
    * Tiếp xúc với cadmium trong bao lâu sẽ bị ngộ độc?
    -Theo tài liệu quốc tế, hàm lượng cho phép cadmium vào cơ thể là 20-40 microgram/ngày, trong đó chỉ 5-10% thật sự vào cơ thể. Khi cadmium xâm nhập cơ thể với lượng lớn (còn tùy theo đường xâm nhập và tình trạng sức khỏe từng người) thì trong vòng 4-24 giờ người bị nhiễm độc sẽ cảm thấy đau thắt ngực, khó thở, tím tái, sốt cao, nhịp tim chậm, có thể gây buồn nôn, nôn hoặc đau bụng đi ngoài.
    Tiếp xúc với cadmium dài ngày sẽ gây ngộ độc mãn, có thể gây vàng men răng, tăng men gan, gây đau xương, da xanh xao (thiếu máu), tăng huyết áp và nếu có thai sẽ làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho thai nhi.


    [​IMG]
    Giống như các mặt hàng khác, đồ chơi Trung Quốc đang tràn lan khắp thế giới. (Một cửa hàng bán đồ chơi TQ tại chợ Đông Kinh, Lạng Sơn)
    Cần lưu ý là ngoài những chất như cadmium, trên đồ chơi rẻ tiền còn có nhiều chất độc khác có thể gây kích ứng da (dị ứng), biểu hiện như mẩn ngứa, gây đỏ phát ban, sưng phù, đau, có thể có mụn nước gây ngứa và rát bỏng. Các biểu hiện trên da có thể thấy ngay sau khi đeo nữ trang hoặc sau nhiều ngày đeo. Tuy nhiên những trường hợp này thường người ta không nghĩ do đồ chơi, bỏ qua nguyên nhân chính nó gây hại da. Có trường hợp phản ứng ngầm bên trong nhưng người lớn lại nghĩ là do bệnh khác, đó là điều rất nguy hiểm vì trẻ con không biết nói...
    * Bác sĩ có lời khuyên nào cho các bậc phụ huynh?
    - Hiện tại, tất cả đồ chơi trẻ em trên thị trường không phải đăng ký và cũng không ai kiểm soát nên không biết được cái nào an toàn hoặc không an toàn. Do vậy, phụ huynh nên tránh mua những đồ chơi trẻ có thể nhai, ngậm, mút; không cho trẻ mang nữ trang rẻ tiền hoặc không rõ trong đó là những chất gì. Những trang sức như vàng, bạch kim... không thôi nhiễm thì an toàn cho sức khỏe trẻ nhưng đắt tiền và gây nguy hiểm khác cho trẻ là dễ bị kẻ xấu trộm cắp, gây hại... Tốt nhất không mang nữ trang cho trẻ em.
    Trẻ cần có đồ chơi. Vì vậy Nhà nước cần ban hành ngay quy định về việc đăng ký và kiểm soát chất lượng, sự an toàn của các sản phẩm đồ chơi cho trẻ em. Việc này thế giới đã làm từ lâu nhưng ở nước ta còn bỏ ngỏ.
    Khẩn trương kiểm tra đồ chơi có chứa cadmium Liên quan thông tin Mỹ phát hiện nhiều loại đồ chơi trẻ em dạng nữ trang xuất xứ từ Trung Quốc, có chứa chất cực độc cadmium nhằm tăng độ sáng bóng, trao đổi với PV hôm 13-1, tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Nguyễn Quý Việt cho hay đã yêu cầu Cục Quản lý chất lượng hàng hóa (trực thuộc Tổng cục Kiểm tra) tìm kiếm đồ chơi trẻ em có chứa cadmium trên thị trường VN, nhanh chóng đưa xét nghiệm kiểm tra. Nếu phát hiện đồ chơi có chứa cadmium và các hóa chất bị cấm sử dụng khác, cục sẽ lập tức thu hồi để tái chế hoặc tiêu hủy.
    Theo đánh giá của ông Nguyễn Quý Việt, thị trường đồ chơi trẻ em VN chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ trước đến nay VN chưa có quy chuẩn kiểm soát chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu, chỉ có một quy chế nhưng chưa đầy đủ. Từ tháng 4 tới đây, thực hiện Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn chất lượng hàng hóa, đồ chơi nhập khẩu sẽ được kiểm tra chất lượng tại các chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh, thành phố. Với đồ chơi trẻ em nhập khẩu, việc đánh giá sự phù hợp sẽ do Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1, 2, 3 tiến hành.

    [​IMG]


    24H.COM.VN (Theo Tuoitre)
  5. nguyenhaanh

    nguyenhaanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Đã được thích:
    15
    Giờ ăn cái gì cũng thấy có độc, dù có ăn chay thiện tai thiện tai
  6. sky2010

    sky2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    0
    có loại 3.000 thôi bác ![r37)][r37)][r37)]
  7. sky2010

    sky2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Trách mình trước khi trách người.

    Các ngây thơ bác vừa phải thôi !

    Mỳ gói 3.000 - 5.000/gói lấy đâu ra Tôm, chất nọ chất kia bổ béo ....

    Lon nước yến giáo 8.000 - 9.000 lấy đâu ra yến sào cho các bác xơi... mỗi ngày cho ra lò mấy triệu chai.... YẾN NÀO MÀ SẢN SINH cho kịp... vừa phải thôi....

    Trà ĐÓC TỜ THANH 5.000-7.000/chai.... Lấy đâu ra thảo mộc....Mỗi ngày xuất xưởng 3 triệu chai,,,,thảo mộc nào mà sinh sôi nảy nở kịp cho các bác uống.....

    Vừa phải thôi, ....cho người ta kiếm chút cháo nữa chứ....

    Đó là qua 100 khâu trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng, chứ giá gốc em đoán chắc khoảng 1.000 đồng/gói.....

    giá gửi xe máy giờ cũng 4.000-5.000 rồi.
  8. HoangLan88

    HoangLan88 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/05/2012
    Đã được thích:
    3.255
    [​IMG]


    Hậu quả của việc hàng ngày ăn thực phẩm Trung Quốc:
    Mặt biến thái thành giống cái!
    Mập ú vì dư lượng thuốc tạo nạc!
    Não tha hóa thành cầy cáo hiếu chiến thích trộm gà hàng xóm!
    Không biết là ai nhưng thấy quen quen!

    :p:p:p:p:p:p

  9. phim115

    phim115 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Đã được thích:
    1
    các bác làm bát cơm nguội cho nó lành đi .
  10. khoaitaybb8320

    khoaitaybb8320 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2010
    Đã được thích:
    7
    Em sợ con kạc gì!
    [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]

Chia sẻ trang này