Sửa đổi Thông tư 13: bỏ quy định hạn chế cấp tín dụng cho vay chứng khoán: ---> tuần sau tăng cả tuầ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tio361, 07/04/2012.

3962 người đang online, trong đó có 294 thành viên. 00:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 12056 lượt đọc và 167 bài trả lời
  1. Golgotha

    Golgotha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Đã được thích:
    0
    TRÂU BÒ vào nhé, VGS - VCG - HLA... thách mấy thằng bịp bợm đè hàng em !
  2. VGSPVXHLA

    VGSPVXHLA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    13.298
    em sẽ chọn VGS và PVX.[r2)]
  3. hoaca68

    hoaca68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    1.742
    Thôi xong !

    tuân cả tằng mất rồi .\:D/
  4. BangLangTim68

    BangLangTim68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    6.444
    Bác còn lái tầu V15 không .. vừa rồi đè khiếp quá [:D]
  5. snakevnn

    snakevnn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Đã được thích:
    0
    múccccccccccccccc
  6. beconbibi

    beconbibi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    6.090
    Sửa đổi Thông tư 13: bỏ quy định hạn chế cấp tín dụng cho vay chứng khoán: ---> tuần sau tăng cả tuần

    Muc 4 Em: Scr-Shs-wss-Sam
  7. VGSPVXHLA

    VGSPVXHLA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    13.298
    [r2)]
  8. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.674
    Sóng uptrend, giữ hàng thật chặt, chúng nó đánh đỏ cuối phiên cũng ko có sao, rồi chúng nó phải mua lại với giá cao hơn hết thôi, nhiều thằng ngu vẫn vác cách đánh của 2010, 2011 vào đánh cho 2012 này. Năm nay đánh xuống chỉ có chết mất xác.
  9. hoaca68

    hoaca68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    1.742
    Cả làng cùng đè .

    Sáng nay còn có thằng éo biết ngượng lập píc này để ĐÈ NGỬA con nhà người ta nữa nè :
    http://f319.com/home/1519120


    QUÁ NGUY HIỂM ...
  10. Golgotha

    Golgotha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Đã được thích:
    0
    Thứ ba, 23 Tháng một 2007, 11:44 GMT+7

    Đổ xô đi học "chơi" chứng khoán


    Những tin đồn ông A bà B trúng cổ phiếu, sau một đêm thức dậy đã có tiền tỷ trong túi vô hình trung đã ào ra cơn sốt làm giàu, khiến người người, nhà nhà đổ xô đi học "chơi" chứng khoán.

    Đi học làm giàu

    Đúng hẹn với anh Trần Ngọc An, một thầu xây dựng ở quận Gò Vấp, người nắm trong tay nhiều cổ phiếu của Vinamilk, FPT, bảy giờ tối, tôi cắp cặp theo anh vào lớp học chứng khoán do Viện Quản trị và Tài chính mở tại Học viện Hành chính quốc gia. Phòng học nằm sâu bên trong, tuốt trên lầu hai. Trước khi đến đây, tôi không thể nào hình dung ra lớp học lại đông người đến vậy.

    Trên 10 con người, già, trẻ, lớn, bé... ngồi chen nhau trong căn phòng vài chục mét vuông. Họ chăm chú ghi chép cẩn thận những thuật ngữ chứng khoán, nào là thị trường OTC, thế nào là khớp lệnh, cổ phiếu... Ai cũng dõi theo những mã chứng khoán bé tí ti được giảng viên dùng máy chiếu lên màn hình.

    Anh An giải thích, đến đây là để học làm giàu nên ai cũng tranh thủ vào lớp, chậm chân là mất chỗ ngay. Lớp học chứng khoán, người học được phục vụ giống đại biểu đi dự hội thảo: có phát tài liệu tham khảo, giữa buổi nghỉ giải lao có bánh kẹo, trái cây, nước ngọt phục vụ học viên. Chỉ xót một điều là dù một khóa chỉ có 4 tuần, học phí lên tới 1,8 triệu đồng.

    Qua ba buổi theo học, tôi đã làm quen được với phân nửa số bạn HS trong lớp. Hầu hết là HS, SV, công chức, người làm nghề tự do và người già về hưu. Lý do đến lớp chứng khoán thì thiên hình vạn trạng. Có người như ông Nguyễn Lưu, cán bộ về hưu, theo học lớp chứng khoán là để có thể bình luận, dự đoán giá cổ phiếu cùng con gái. Chẳng là con gái ông làm việc ở một công ty tài chính nước ngoài, tối tối cô lên mạng xem kết quả khớp lệnh cổ phiếu làm ông bố cũng thèm nên mới đăng ký theo học.

    Còn anh Dũng, vốn là một tài xế xe tải, mới vào lớp đã có một phát biểu khiến cả lớp cười đau bụng. Khi nói "broker" (người môi giới chứng khoán), thì anh lại nói lộn thành "hacker" khiến mọi người cứ tưởng anh đang nói về "tin tặc". Dù mới bắt đầu đi học nhưng anh này cho biết là đã chuẩn bị sẵn một trăm triệu đồng, học xong, bỏ tiền ra chơi chứng khoán ngay.

    Còn chị T.Anh, làm việc cho một công ty liên doanh ở quận 1, người thường làm cho các học viên trong lớp thán phục về kiến thức chứng khoán thì bật mí, chị học và chơi chứng khoán trên mạng và đã bỏ tiền túi ra đầu tư vào cổ phiếu của công ty FPT. Nhưng do muốn ông xã cùng nhập cuộc nên hai vợ chồng quyết định đăng ký đi học lại chứng khoán. Chị cho biết, dù gì ra sàn mà có chồng đi cùng cũng cảm thấy thoải mái hơn.

    Cơ sở đào tạo: Nấm sau mưa

    Hiện nay, cơ sở đào tạo chứng khoán hút học viên theo học đông nhất là cơ sở của Ủy ban Chứng khoán nhà nước tại TP.HCM. Học viên học ở đây có bốn cấp độ, từ nhập môn đến phân tích luật, rồi trực tiếp ra sàn. Mặc dù liên tục mở lớp, mỗi lớp có trên trăm người theo học nhưng cơ sở vẫn không đáp ứng hết nhu cầu của người muốn học chứng khoán.

    Trước cơn sốt học chứng khoán gia tăng, hàng chục đơn vị tư nhân, trường học, viện, hiệp hội cũng đã nhanh chân nhảy ra mở lớp, mời thầy chứng khoán về dạy. Không chỉ khai giảng lớp chứng khoán ở TP.HCM, các đơn vị còn mở rộng ra các tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu... Cách thức tổ chức lớp học rất đơn giản, chỉ cần thuê một địa điểm có hội trường rộng rãi và mời được giảng viên từ Ủy ban chứng khoán nhà nước, các chuyên gia kinh tế hoặc giám đốc những công ty chứng khoán về là đã có thể mở lớp.

    Bên cạnh chuyện mở lớp chứng khoán ồ ạt, để thu hút học viên đến học tại cơ sở của mình, nhiều đơn vị còn bày ra chiêu thành lập các câu lạc bộ với tên gọi rất kêu như "Câu lạc bộ các nhà đầu tư chứng khoán". Giám đốc một đơn vị đào tạo chứng khoán thừa nhận đơn vị ông dù đã tận dụng hết các hội trường đã thuê, nhưng cũng không đáp ứng đủ nhu cầu học hiện nay.

    Một cán bộ văn phòng phía Nam của Bộ GD-ĐT bộc bạch, bây giờ giảng viên thời thượng được mọi người săn đón và có thu nhập cao ngất ngưởng phải kể đến thầy dạy chứng khoán.

    Do các lớp học chứng khoán mở ra xô bồ nên chất lượng và học phí tại mỗi cơ sở đào tạo cũng khác nhau. Mức học phí còn tùy thuộc theo đẳng cấp của giảng viên đứng lớp. Mức học phí 1,8 triệu đồng đã là hạng "bèo". Riêng những đơn vị có thầy là "hàng hiệu" thì học phí cũng theo đó mà "nóng" lên. Chẳng hạn, các lớp chứng khoán do trường ĐH Ngân hàng TP.HCM do mời được chuyên gia chứng khoán ở Mỹ về dạy nên học phí lên tới 3 triệu đồng. Hay như lớp do TUV (đơn vị chuyên tư vấn ISO của Đức), dù không quảng cáo nhưng do có yếu tố nước ngoài nên thu hút rất đông học viên và mức học phí dao động từ 2,4 đến 3 triệu đồng.

    (Theo Pháp luật TP.HCM)

Chia sẻ trang này