Sửa Luật Chứng khoán thiếu hai nội dung quan trọng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhabaochoichung, 17/08/2010.

4257 người đang online, trong đó có 232 thành viên. 08:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 540 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
  2. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta nên hiểu rõ Luật về tất cả những lĩnh vực mình tham gia.
  3. hatrang86

    hatrang86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Hiẻu luật chơi có thắng không bác?
  4. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Phản đối của các tổ chức tài chính về Thông tư 13 là điều dễ hiểu vì những quy định chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí cũng như hạn chế hoạt động của họ.
    Việc phản ứng một cách công khai của các tổ chức tài chính cho thấy tín hiệu lớn lên của hệ thống tài chính Việt Nam
    Kể từ khi các chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng được nghiên cứu và áp dụng vào Việt Nam song hành cùng tiến trình tự do hóa tài chính từ cuối thập niên 1980 đến nay, chưa bao giờ cơ quan quản lý và điều tiết - cụ thể ở đây là Ngân hàng Nhà nước - lại vấp phải những phản ứng từ các tổ chức tài chính như với Thông tư 13/2010/TT-NHNN, quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

    Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, dù có một số điểm cụ thể cần phải bàn thêm, thậm chí có thể nên điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhưng Thông tư 13 có lẽ là một trong những bước tiến hết sức tích cực trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn, nhằm có một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định thực, hiện tốt vai trò phân bổ vốn trong nền kinh tế.

    Những điểm mấu chốt

    Có rất nhiều quy định chi tiết trong một văn bản 31 trang, tuy nhiên Thông tư 13 có ít nhất 3 điểm mấu chốt gồm: (1) tăng hệ số đủ vốn; (2) hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại; (3) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản.

    Nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính

    Với việc nâng hệ số đủ vốn lên 9% trong Thông tư 13 và quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính.

    Basel II chỉ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%, nhưng đây chính là một trong những điểm yếu của nó như đã phân tích ở bài viết về Basel. Dự kiến trong phiên bản sắp tới, hệ số đủ vốn CAR sẽ được nâng lên. Do vậy, việc đưa hệ số CAR lên 9% như Thông tư 13 là phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.

    Đối với quy định về vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng, thông lệ quốc tế đã không đưa ra bất kỳ một tiêu chuẩn hay giới hạn này vì quan điểm của họ đủ vốn là được. Tuy nhiên trong bối cảnh nếu để quy mô ngân hàng quá nhỏ, thì rất dễ để một cá nhân hay doanh nghiệp thâu tóm và biến ngân hàng thành một đơn vị huy động vốn cho họ.

    Việc quy định vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng và thậm chí còn cao hơn nữa sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất, tránh tình trạng bị chi phối bởi một hay một vài cá nhân, điều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam vào cuối thấp niên 1990, như đã phân tích trong bài viết "Hệ thống tài chính Việt Nam và sự tiến hóa đến Thông tư 13" trên VnEconomy. Thứ hai, giảm được vấn đề về tâm lý ỷ lại và lựa chọn bất lợi. Với một mức vốn đáng kể thì chủ sở hữu ngân hàng sẽ hành động có trách nhiệm hơn để bảo vệ tài sản của họ.

    Hơn thế những giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng nhằm hạn chế sự lũng đoạn tổ chức tín dụng đã được quy định chặt chẽ trong các quy định hiện hành.

    Hạn chế ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro

    Thông tư 13 và các quy định hiện hành đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và bất động sản của các ngân hàng thương mại. Trong đó, điểm nổi bật trong quy định lần này là nâng trọng số rủi ro cho các khoản vay trong hai lĩnh vực này lên đến 250%.

    Một điểm cần lưu ý đối với cơ quan điều tiết trong lĩnh vực này là cần tăng cường hơn nữa việc tách bạch giữa các hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, nhất là trong bối cảnh biên giới giữa hai lĩnh vực này đã mờ đi rất nhiều, nhất là việc cấp tín dụng và mua chứng khoán.

    Tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản

    Khả năng thanh khoản và quản lý thanh khoản được quy định và chặt chẽ rõ ràng trong Thông tư 13 với hai điểm đáng chú ý.
    Thứ nhất, yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tính toán và quản lý các tỷ lệ về khả năng chi trả hàng ngày. Đây là một thách thức lớn đối với một số ngân hàng và chưa có thói quen làm việc một cách chuyên nghiệp của một số người. Nhưng đây là một điều kiện bắt buộc với bất kỳ một tổ chức tài chính nào nếu muốn trở nên hiện đại.
    Thứ hai, quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng. Tuy vẫn có những tranh cãi và điểm không rõ ràng khi tính toán và quy định tỷ lệ này, nhưng đây là một trong những giới hạn để một tổ chức tài chính không rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vay liên ngân hàng chẳng hạn) để cho vay hay đầu tư dài hạn.

    Một vài vấn đề cần xem xét thêm

    Về cơ bản, Thông tư 13 và những quy định khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, một số vấn đề như những quy định về định nghĩa vốn huy động tại điều 18 hay tiến độ thực hiện là những vấn đề có thể cần được xem xét, để đảm bảo văn bản luật này đi vào cuộc sống và có tác dụng tích cực đến sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
    Việc định nghĩa nguồn vốn huy động không rõ ràng sẽ gây ra những tác dụng ngược làm cho hệ thống kế toán và công bố thông tin kém minh bạch hơn. Ví dụ, thay vì để tiền gửi ở tài khoản thanh toán (không kỳ hạn), các tổ chức tài chính có thể thỏa thuận với khách hàng của họ chuyển sang tài khoản có kỳ hạn với thỏa thuận khách hàng được sử dụng như tài khoản thanh toán.
    Hơn thế, trừ những trường hợp đặc biệt như tiền gửi của kho bạc (đáng lý ra phải để tại Ngân hàng Nhà nước), rất nhiều khoản tiền gửi của các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có tính ổn định nên vẫn có thể cho vay.
    Nên chăng trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước công bố một danh sách tiền gửi của những tổ chức không được sử dụng để cấp tín dụng thay vì cấm tất cả như hiện nay.

    Tín hiệu lớn lên của hệ thống tài chính Việt Nam

    Việc phản ứng một cách công khai của các tổ chức tài chính cho thấy một bước tiến đáng kể trong tương tác giữa cơ quan quản lý giám sát và điều tiết hoạt động ngân hàng với các đối tượng chịu sự điều chỉnh.
    Điều này cho thấy, các tổ chức tài chính đã có một sự am hiểu chuẩn bị và đánh giá một cách chi tiết và cụ thể những tác động của một chính sách nào đó lên hoạt động của họ, tạo áp lực ngược lại cho các cơ quan điều tiết cũng như những nhà hoạch định chính sách để có những chính sách tốt.
    Về tiến độ thực hiện, có thể có những điểm thực sự gấp gáp mà các tổ chức tín dụng sẽ không thể đáp ứng ngay ngày 1/10/2010. Tuy nhiên, việc giãn tiến độ cho tất cả hệ thống sẽ không có tác dụng vì trên thực tế không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết mọi nơi đều có tâm lý “nước đến chân mới nhảy”. Quy định mới thì người ta thường xuyên kêu ca nhưng chỉ tìm ra những giải pháp vào tối ngày hôm trước khi quy định có hiệu lực. Càng trì hoãn thì quy định càng kém hiệu lực.
    Tóm lại, phản đối của các tổ chức tài chính về Thông tư 13 là điều dễ hiểu vì những quy định chặt chẽ sẽ làm tăng chi phí cũng như hạn chế hoạt động của họ. Tuy nhiên, từ góc nhìn của người viết, đây là một văn bản tốt cần được triển khai một cách nghiêm minh.
    Khi triển khai thông tư này cũng như những văn bản pháp luật khác, Ngân hàng Nhà nước tuyệt đối không nên gia hạn việc áp dụng cho cả hệ thống. Nếu cần, có thể xem xét quyết định lộ trình cụ thể cho từng ngân hàng với từng điểm cụ thể.



    ads_zone200.hideEmptyZone("ads_zone200");
  5. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010 vừa được Chính phủ nhất trí ngày 4.8.2010 và sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tới đây có nhiều thay đổi quan trọng được rút kinh nghiệm từ thực tiễn.
    [​IMG]Dự thảo Luật CK mới được NĐT kỳ vọng giải quyết được sự chồng chéo với Luật DN. Ảnh: KỲ ANH
    Đưa chào bán riêng lẻ vào luật
    Hoạt động phát hành riêng lẻ được đề cập đến trong Luật DN 2005 và mới đây nhất được quy định chi tiết trong Nghị định 01/2010-NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, do văn bản điều chỉnh chỉ là nghị định nên chưa khắc phục được mối quan hệ giữa Luật DN và Luật CK. Thực tế hai hoạt động chào bán CK riêng lẻ và chào bán ra công chúng không phải lúc nào cũng tách bạch. Chẳng hạn, nếu DN chào bán riêng lẻ nhiều lần có thể trở thành chào bán ra công chúng hoặc ngược lại, tuy đăng ký chào bán ra công chúng, nhưng quy mô NĐT tham gia lại không khác gì một đợt chào bán riêng lẻ.
    Tinh thần của Nghị định 01 được đưa vào dự thảo Luật CK 2010 thể hiện ở 3 điểm chính: Giảm tối đa điều kiện phát hành; giới hạn chuyển nhượng tối thiểu 1 năm; quy định khoảng cách giữa các đợt chào bán ít nhất 6 tháng. Luật CK cũng chỉ điều chỉnh đối với các Cty đại chúng, các DN còn lại theo quy định của Luật DN.
    Điều kiện chào bán đơn giản, không cần công bố thông tin, không cần các điều kiện về lãi/lỗ giúp DN có điều kiện kêu gọi các NĐT chuyên nghiệp tham gia góp vốn. Thực tế trên TTCK năm 2009 đã có DN bên bờ vực phá sản, cần huy động vốn nhưng do phát hành riêng lẻ chỉ giới hạn trong một số NĐT chuyên nghiệp nên bản thân các tổ chức đó đã phải xem xét, cân nhắc cơ hội, rủi ro.
    Ràng buộc “chéo” với sự dễ dãi trong điều kiện phát hành, yêu cầu NĐT mua theo hình thức riêng lẻ phải nắm giữ tối thiểu 1 năm nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng về giá giữa các NĐT. Đa số các đợt phát hành riêng lẻ đều bán với giá thấp. Các đợt phát hành riêng lẻ có thể bị biến tướng thành phát hành ra công chúng thông qua việc mua đi bán lại quyền mua. Ngoài ra, việc quy định thời gian tối thiếu giữa các đợt chào bán riêng lẻ là 6 tháng cũng nhằm tránh hiện tượng phát hành liên tục, pha loãng CP, biến tướng từ nhiều đợt phát hành riêng lẻ thành phát hành đại chúng. Thêm nữa, DN cũng cần thời gian để sử dụng hợp lý nguồn vốn đã huy động được qua mỗi lần phát hành.
    Ép lên sàn
    Một sửa đổi nữa rất được thị trường chờ đợi cũng được đưa vào dự thảo luật: Khi đăng ký chào bán CK ra công chúng, DN phải cam kết đưa CK vào giao dịch trên TTCK có tổ chức trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Đối với các DN đã niêm yết, việc đưa CP phát hành thêm vào giao dịch không có gì đáng nói, tuy nhiên thị trường không lạ gì các trường hợp “lần lữa” như Sabeco, Habeco và rất nhiều Cty khác sau cổ phần hóa.
    Trước đây, các văn bản luật chưa có quy định buộc các Cty đại chúng phải đưa CK vào giao dịch tại các thị trường có tổ chức. Nhưng thực tế đã cho thấy có quá nhiều vấn đề về tính minh bạch, cơ sở pháp lý điều chỉnh giao dịch, rủi ro thanh toán, lừa đảo. Việc quy định thời hạn cụ thể buộc các Cty sau khi phát hành ra đại chúng phải đưa CP lên sàn tập trung là một thay đổi đột phá, không chỉ làm minh bạch hơn TTCK nói chung, mà còn tạo sức hút đối với dòng vốn đầu tư.
    “Mở” cho Cty quản lý quỹ và Cty CK
    Dự thảo Luật CK 2010 đã có hành động “sửa sai” liên quan đến các dịch vụ được cung cấp bởi Cty quản lý quỹ và CTCK. Hiện tại, Cty quản lý quỹ chỉ được cung cấp 2 dịch vụ là quản lý quỹ đầu tư CK và quản lý danh mục đầu tư CK. Tuy nhiên, để quản lý được danh mục đầu tư tốt, Cty quản lý quỹ cũng phải cung cấp cho NĐT các báo cáo phân tích, khuyến nghị liên quan - hoạt động không khác gì dịch vụ tư vấn đầu tư CK mà các CTCK đang làm.
    Với CTCK, trước đây Luật CK “cắt” dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, đưa sang cho Cty quản lý quỹ. Thực tế không ít CTCK đã lách luật bằng cách quản lý tài khoản cho khách hàng trên cơ sở hợp đồng ủy thác giữa nhân viên môi giới với khách hàng, đẩy rủi ro lớn về phía NĐT.
    Để nâng cao trách nhiệm của tổ chức, dự thảo đã cho phép Cty quản lý quỹ cung cấp thêm dịch vụ tư vấn đầu tư và CTCK được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch của NĐT cá nhân, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính. Cty quản lý quỹ cũng được mở rộng phạm vi của nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư sang các dạng tài sản khác theo quy định, không chỉ giới hạn với CK. Tuy nhiên, để tránh tái lập các hiện tượng CTCK mở sàn vàng, môi giới CK OTC, đầu tư chỉ số..., dự thảo luật đã cấm các CTCK triển khai các nghiệp vụ kinh doanh CK khi chưa được UBCKNN cấp phép hoặc chấp thuận.
  6. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    24 dự án luật, trong đó có dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị đưa vào chương trình chính thức của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 và thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ 9.

    Chiều 11/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về chương trình này.

    Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ điều chỉnh và bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam, đồng bộ với các luật khác để tạo ra sự thống nhất về khuôn khổ pháp lý. Cùng với Luật Chứng khoán (sửa đổi), dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cũng được đề nghị thông qua trong năm 2011. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết chỉ sửa đổi một số điều liên quan đến nghiệp vụ của hai dự luật này để đáp ứng yêu cầu hiện nay, nên “nếu cố gắng thì có thể thông qua tại một kỳ họp”.

    Đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra”

    Hầu hết không đảm bảo tiến độ, rất tùy tiện, đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra, xáo trộn nhiều quá… là những nhận xét được nhấn mạnh tại phiên thảo luận.
    Được dẫn đi dẫn lại để minh chứng cho những hạn chế trong công tác xây dựng luật là con số 8 (chiếm 22,2%) dự án luật Chính phủ xin lùi thời hạn trong năm 2009. Còn chương trình năm 2010 mới thực hiện nhưng đã phải điều chỉnh.
    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đánh giá, việc các dự án không được trình đúng tiến độ, không bảo đảm chất lượng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan. Thực trạng này cho thấy tình trạng không tuân thủ pháp luật và kỷ luật công vụ của một số cơ quan Nhà nước, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu một số cơ quan soạn thảo chưa cao.
    Một ví dụ, dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan soạn thảo đã có 3 năm từ khi dự án được đưa vào Chương trình nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 và gần một năm từ khi dự án được đưa vào chương trình chính thức năm 2010 để chuẩn bị.
    Tuy nhiên, theo báo cáo của Chính phủ, hiện vẫn chưa thực hiện được việc tổng kết, đánh giá tình hình thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
    Đáng chú ý, hầu hết các dự án dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ bảy không bảo đảm tiến độ chuẩn bị. Theo đó, dự án Luật Thủ đô, Luật Đầu tư công đến nay vẫn chưa được trình. Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Tiếp cận thông tin được cơ quan trình xin rút khỏi chương trình để có thêm thời gian chuẩn bị; dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định rút khỏi chương trình do còn nhiều vấn đề lớn, có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan hữu quan....
    Lo ngại tình trạng “quá lạm dụng sự điều chỉnh”, và “đột ngột đưa vào, đột ngột rút ra”, Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng dẫn tình huống “chưa từng có trong lịch sử” khi xem xét một dự án luật dự kiến được trình Quốc hội tại kỳ họp tới, chiều 10/5. “Khi nghe đọc tờ trình thì thấy rất bức thiết phải có luật nhưng đọc xong thì xin rút”, ông Vượng nói.

    “Đã kiểm điểm ai đâu”

    Theo Ủy ban Pháp luật, tính đến hết ngày 30/4/2010, uỷ ban này đã nhận được đề nghị về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 gồm 36 dự án luật, nghị quyết. Tuy nhiên lựa chọn dự án nào là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.
    Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng cần "cân đong đo đếm" xem luật nào nên ưu tiên. Ví như Luật Bảo hiểm tiền gửi hết sức quan trọng thì không được đưa vào chương trình. Trong khi đó dự án Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá chưa thực sự cần thiết thì lại có mặt.
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu, chương trình xây dựng luật xáo trộn nhiều quá, phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm. “Luật nào cũng khó, cũng phức tạp, làm luật là xung đột lợi ích nên chả luật nào mà không có ý kiến khác nhau, nhưng phá kế hoạch nhiều quá thì không hay”, Chủ tịch lưu ý.
    Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu “phê” báo cáo của Chính phủ năm nào nguyên nhân, giải pháp cũng giống nhau nhưng trách nhiệm của ai và địa chỉ thế nào thì không đề cập.
    “Nếu không chỉ rõ địa chỉ thì sẽ vẫn lặp lại sự tùy tiện, vì có kiểm điểm ai đâu”, Phó chủ tịch nói.
    Ông cho rằng những hạn chế nêu trên cũng có nguyên nhân từ phía các cơ quan của Quốc hội, vì các cơ quan thẩm tra nếu kiên quyết hơn thì cũng có thể loại ra những dự án luật chuẩn bị chưa đạt yêu cầu.
    Phó chủ tịch cũng yêu cầu các cơ quan hữu quan rà soát thật kỹ các dự án luật trước khi trình Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2011 tại kỳ họp tới.




    ads_zone200.hideEmptyZone("ads_zone200");
  7. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhận định triển vọng kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các số liệu vĩ mô vừa được công bố. Phân tích rủi ro, dự báo chính sách tiền tệ và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản của năm 2010.
    Kinh tế tháng 7/2010 tiếp tục thể hiện sự ổn định khá tích cực ở hầu hết các số liệu vĩ mô. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế đang tỏ ra chậm chạp. Đáng chú ý, vấn đề tỷ giá trong thời gian qua vẫn còn khá căng thẳng và lãi suất chưa giảm như kỳ vọng.
    Chúng tôi cho rằng kinh tế vĩ mô sẽ tích cực hơn trong những tháng tới, nhưng chưa có những cải thiện đáng kể. Nhiều rủi ro dài hạn chưa thể sớm được giải quyết và điều này sẽ tạo thách thức cho sự tăng trưởng trong tương lai.
    TÓM TẮT NHẬN ĐỊNH
    Chính sách tiền tệ và lãi suất: Thị trường tiền tệ tiếp tục có tín hiệu tích cực khi tăng trưởng huy động vốn đã cao hơn cho vay. Mặt bằng lãi suất dự báo tiếp tục được hạ thấp nhờ các biện pháp quyết liệt của NHNN, dù chỉ có thể giảm từ từ. Chúng tôi dự báo lãi suất có thể giảm xuống quanh mức 12% vào cuối quý 3. Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 24-25% trong cả năm 2010. Tuy nhiên, tín dụng vào khu vực phi sản xuất như chứng khoán và bất động sản chưa thể tăng mạnh trong năm nay.
    Tỷ giá USD/VND: Trong một vài tháng tới, chúng tôi cho rằng áp lực tỷ giá vẫn còn, dù không lớn như những năm trước. Để giảm bớt kỳ vọng của thị trường, NHNN có thể nới rộng thêm biên độ hoặc giảm giá nhẹ đồng nội tệ. Mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy mức cân bằng tỷ giá vào cuối năm 2010 có thể sẽ ở quanh mức 19,300 - 19,350 VND/USD.
    Lạm phát: CPI tháng 7 chỉ tăng 0.06%, đưa mức tăng lũy kế 7 tháng lên 4.84%, đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 14 tháng qua. Sức ép tăng giá trong những tháng sắp tới có thể sẽ mạnh hơn. Mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy CPI trong 3 tháng sắp tới sẽ tăng từ 0.2-0.5% và tăng xấp xỉ 1% vào 2 tháng cuối năm, cả năm 2010 tăng khoảng 7.6%.
    Sản xuất công nghiệp và bán lẻ: Sản xuất công nghiệp tháng 7 chỉ tăng 12.5%, thấp hơn so với mức 13.5% của 7 tháng đầu năm. Thương mại bán lẻ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Chúng tôi dự báo sản xuất công nghiệp sẽ tăng cao hơn trong nhưng tháng tới với mức hơn 14% mỗi tháng, thương mại bán lẻ khoảng 17-20%, sau khi loại yếu tố tăng giá.
    Thương mại: Thâm hụt thương mại 7 tháng đầu năm 2010 đạt 7.43 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ. Dự báo trong những tháng sắp tới, thâm hụt thương mại tiếp tục duy trì khoảng 1-1.2 tỷ USD/tháng, và tổng thâm hụt thương mại cả năm 2010 vào khoảng 14-15 tỷ USD. Thâm hụt thương mại cao đang gây sức ép mạnh đối với sự ổn định của nền kinh tế.
    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong 7 tháng đầu năm FDI đăng ký giảm mạnh, FDI giải ngân chỉ tăng nhẹ. Điều này cho thấy Việt Nam không duy trì được tính hấp dẫn đối với dòng vốn này. Sự dịch chuyển khá tích cực là tỷ lệ đăng ký FDI vào bất động sản giảm, trong khi đã gia tăng ở các khu vực khác. Dự báo FDI đăng ký cả năm 2010 đạt khoảng 15-17 tỷ USD, FDI giải ngân khoảng 11 tỷ USD.
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16211
    NỘI DUNG CHI TIẾT
    1. Dự báo lãi suất cho vay giảm xuống quanh 12% vào cuối quý 3, khi chính sách tiền tệ được mở rộng
    So với những tháng đầu năm, lãi suất hiện nay trên thị trường đã giảm khá mạnh. Tuy vậy, lãi suất nhìn chung vẫn còn đang ở mức cao so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Lãi suất huy động phổ biến vẫn trên mức 11%, lãi suất cho vay dao động quanh mức13-15%.
    Tính đến hết tháng 7/2010, tăng trưởng tín dụng cho vay đạt 12.97%, tăng trưởng huy động đạt 16.3%, cung tiền M2 tăng 12.96% so với đầu năm 2010. Như vậy, dù mức tăng trưởng này được xem khá thấp nhưng đang dần được cải thiện trong thời gian gần đây. Tăng trưởng tín dụng tháng 6 đạt 2.75% và tháng 7 là 2.5%
    Đã xuất hiện nhiều thông điệp mạnh mẽ hơn cho thấy Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tích cực hơn trong việc cung tiền ra thị trường để hạ lãi suất và giải quyết vấn đề thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Các biện pháp của NHNN bao gồm tăng cường tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại (NHTM), cung ứng tiền nhiều hơn qua thị trường mở. Cụ thể chỉ mới đây NHNN tái cấp vốn cho Agribank 30 nghìn tỷ và Eximbank hơn 10 nghìn tỷ vốn giá rẻ để cho vay đối với khu vực nông nghiệp và xuất khẩu. Ngoài ra, tháng 7 vừa qua lượng tiền bơm ròng qua thị trường mở cũng đã hơn 11 tỷ đồng.
    Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2
    Tăng trưởng tín dụng theo tháng
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16212
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16213
    Nguồn: NHNN và *********
    Nguồn: NHNN và *********
    Nhận định: Một tín hiệu khá tích cực đối với thị trường tiền tệ là tăng trưởng huy động đã cao hơn cho vay. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là tăng trưởng tín dụng sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Thực tế, tăng trưởng tín dụng và cung tiền trong thời gian qua không phải thấp, khi so sánh với mức tăng của các nền kinh tế khác và với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Như vậy, tình trạng lãi suất cao còn xuất phát từ nhiều yếu tố khác trong nền kinh tế.
    Chúng tôi cho rằng lãi suất tiếp tục có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới nhờ các biện pháp quyết liệt của NHNN. Tuy nhiên, lãi suất chỉ có thể giảm một cách khá chậm do vẫn còn quá nhiều rào cản và NHNN cũng phải thận trọng trong việc cung tiền ra thị trường. Lãi suất có khả năng giảm xuống quanh mức 12% vào cuối quý 3 nếu NHNN tiếp tục duy trì các chính sách nới tiền tệ nới lỏng.
    Tăng trưởng tín dụng có thể đạt 24-25% trong cả năm 2010. Tuy nhiên, tín dụng được ưu tiên cho khu vực nông nghiệp, xuất khẩu, và tín dụng vào khu vực phi sản xuất như chứng khoán và bất động sản chưa thể tăng mạnh trong năm nay.
    2. Tỷ giá vẫn chịu sức ép và chủ động giảm giá VND có thể cần thiết. Mô hình của chúng tôi cho thấy mức cân bằng tỷ giá vào cuối năm 2010 có thể ở quanh mức 19,300 - 19,350 VND/USD
    Trong hơn 2 tháng qua áp lực tỷ giá trên thị trường khá mạnh, trong đó tỷ giá trên thị trường tự do đã vượt tỷ giá trần 0.35-0.5%. Tỷ giá mua và bán niêm yết tại các ngân hàng gần ở mức trần 19,100 VND/USD. Sức ép tiền đồng mất giá xuất hiện đã hơn 2 tháng nhưng NHNN vẫn chưa điều chỉnh tỷ giá tham chiếu.
    Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo trước đây, sức ép tỷ giá trên thị trường hiện nay xuất phát từ một số nguyên nhân như thâm hụt thương mại cao, áp lực từ tín dụng bằng ngoại tệ, áp lực từ lạm phát và tâm lý kỳ vọng của người dân.
    Biến động tỷ giá USD/VND trong 3 tháng gần nhất
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16214
    Nguồn: Google.finance

    Nhận định: Tỷ giá USD/VND ở mức 19,100-19,300 có thể là mức cân bằng của thị trường tại thời điểm hiện nay. Trong một vài tháng tới, chúng tôi cho rằng áp lực tỷ giá vẫn còn. Năm 2010, dù cán cân thanh toán của Việt Nam không bị thâm hụt nhưng tỷ giá khó có thể giảm về mức như trước khi có đợt căng thẳng vừa qua.
    Để giảm bớt kỳ vọng của thị trường, NHNN có thể nới rộng thêm biên độ hoặc giảm giá nhẹ đồng nội tệ. Mô hình của chúng tôi cho thấy mức cân bằng tỷ giá vào cuối năm 2010 có thể sẽ ở quanh mức 19,300 - 19,350 VND/USD.
    Chúng tôi tin rằng áp lực tỷ giá trong năm 2010 không không lớn như năm 2009 và khả năng phá giá mạnh của VND là không nhiều. Cán cân thanh toán năm 2010 dư kiến sẽ thặng dư. Các dòng tiền từ FDI, FPI, kiều hối và vay nợ đủ bù đắp cho thâm hụt tài khoản vãng lai.
    Trong 7 tháng đầu năm 2010, FDI giải ngân đạt 6.4 tỷ USD, kiều hối đạt 3.9 tỷ USD tăng 24.6% so với cùng kỳ, FPI ròng đạt hơn 300 triệu USD. Ngoài ra, cán cân thanh toán của Việt Nam còn được bù đắp từ nguồn vốn ODA và vay thương mại. Chúng tôi chưa nhận thấy tín hiệu tiêu cực từ những dòng vốn này trong các tháng cuối năm 2010.
    3. Lạm phát tăng chậm lại và dự báo sẽ dưới 8% trong năm 2010
    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2010 tăng thấp nhất trong vòng 16 tháng qua. Ngoài tính chu kỳ, việc CPI tăng thấp còn do những yếu tố kinh tế vĩ mô khác như tín dụng bị co hẹp và giá cả hàng hóa giảm tác động.
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2010 chỉ tăng 0.06%, thấp hơn mức 0.22% của tháng 6 và là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 4/2009. CPI tháng 7 đã tăng 4.84% so với đầu năm và tăng 8.67% so với cùng kỳ năm trước.
    Tháng 7 chứng khiến sự sụt giảm nhẹ giá các mặt hàng đã tăng mạnh trong thời gian trước. Giao thông giảm 0.94%, nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0.47%, lương thực giảm 0.07%. Những mặt hàng tăng mạnh nhất trong tháng 7 là thực phẩm tăng 0.5%, thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0.39%.
    Tốc độ tăng của CPI theo tháng (MoM) trong tháng 7 vừa qua là mức thấp nhất so với cùng kỳ của 7 năm trở lại đây. Dù vậy, nếu tính theo năm (YoY) thì đây vẫn là tháng có mức tăng cao thứ 3 kể từ năm 1993 đến nay.
    Cần để ý thêm rằng, nếu so sánh CPI hiện tại của Việt Nam với các nước trong khu vực chúng ta sẽ thấy mức tăng của Việt Nam đang khá cao, vượt xa phần lớn các nền kinh tế khác trên thế giới.
    Mức tăng CPI theo tháng
    CPI Việt Nam so với một số nền kinh tế khác
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16215
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16216
    Nguồn: TCTK
    Nguồn: TCTK và Tradingeconomics

    Nhận định: Chúng tôi cho rằng sức ép về lạm phát trong những tháng sắp tới là không quá lớn. Tuy nhiên, sức ép về lạm phát sẽ tăng dần do sự phục hồi của giá cả hàng hóa trên thế giới và tăng trưởng tín dụng sẽ nhanh hơn. Mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy CPI cả năm tăng khoảng 7.6%. Đây là mức vừa phải và có thể chấp nhận được trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá đây là mức rất cao và có thể tạo ra nhiều rủi ro hệ thống nếu kéo dài.
    4. Sản xuất công nghiệp đang chững lại, đặc biệt là ở khu vực nhà nước. Tốc độ tăng trưởng bán lẻ tiếp tục duy trì
    Sản xuất công nghiệp trong tháng 7/2010 chỉ tăng được 12.3%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 13.5% của trung bình 7 tháng đầu năm. Phân theo khu vực, khu vực nhà nước chỉ tăng 6.3%, thấp hơn khu vực kinh tế ngoài nhà nước (12.4%) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (15.8%).
    Một số sản phẩm tăng khá mạnh như khí hóa lỏng tăng 100.4%, sữa bột tăng 35%; lốp ô tô, máy kéo tăng 24%; xe tải, xe khách tăng hơn 23%; giày dép tăng 21%. Trong khi đó, khai thác dầu thô giảm 14.5%, đường kính giảm gần 10%, thép tròn giảm 0.2%.
    Giá trị bán lẻ trong tháng 7/2010 ước đạt 129 nghìn tỷ đồng, tăng 36.3% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong 7 tháng đầu năm, giá trị bán lẻ đạt 877.5 nghìn tỷ đồng và tăng 36.3%. Nếu loại bỏ yếu tố lạm phát, hoạt động bán lẻ vẫn hơn 26% so với cùng kỳ.
    Tăng trưởng SXCN theo tháng
    Giá trị và tăng trưởng ngành bán lẻ
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16217
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16218
    Nguồn: TCTK
    Nguồn: TCTK

    Nhận định: Tăng sản xuất công nghiệp đã chậm lại trong tháng 7. Thêm vào đó, số liệu hàng tồn kho tăng cho thấy tiêu thụ trong nước vẫn đang ở mức khá thấp.
    Tuy vậy, chúng tôi vẫn cho rằng sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì được tăng trưởng trên 14% trong nhưng tháng sắp tới. Nguyên nhân ngoài yếu tố tính chu kỳ, thì tiêu thụ trong nước và thế giới đang có dấu hiệu phục hồi. Dự báo tăng trưởng sản xuất công nghiệp 2010 vào khoảng 14%.
    Giá trị bán lẻ vẫn duy trì được tốc độ tăng cao và khá đều đặn trong những tháng vừa qua. Điều này cho thấy dù gặp nhiều khó khăn nhưng bán lẻ vẫn có được tốt độ tăng trưởng khá tốt. Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng bán lẻ tiếp tục được duy trì trong những tháng sắp tới, ở mức 17-20%.
    5. Nhập siêu vẫn ở mức cao. Thâm hụt thương mại 7 tháng đầu năm 2010 đạt 7.43 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ
    Xuất khẩu giảm do không còn xuất khẩu vàng. Xuất khẩu tháng 7 đạt 5.8 tỷ USD, giảm hơn 0.5 tỷ USD so với tháng 6, nhưng tăng 22.5% so với cùng kỳ năm trước. Sự sút giảm trong kim ngạch xuất khẩu tháng 7 là do xuất khẩu vàng không còn trong tháng này.
    Tính chung 7 tháng đầu năm, xuất khẩu đạt 38.26 tỷ USD, tăng 17.5% so với cùng kỳ 2009. Mức tăng cao này chủ yếu đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 26.7%, khu vực trong nước chỉ tăng 8.3%. Những mặt hàng hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản, cao su có mức tăng trưởng khá. Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô giảm 44.8% về lượng và 18.9% về giá trị.
    Giá trị và tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng gần đây
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16219
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">​
    Nguồn: TCTK

    Nhập khẩu vẫn đứng ở mức cao. Tháng 7 kim ngạch nhập khẩu đạt 6.95 tỷ USD, giảm hơn 0.1 tỷ USD so với tháng 6, nhưng tăng 15.56% so với cùng kỳ năm trước. Trong những tháng gần đây kim ngạch nhập khẩu luôn duy trì khá cao và ổn định quanh mức khoảng 7 tỷ USD/tháng. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu trong nước đang ổn định.
    Tính gộp 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 45.7 tỷ USD, tăng 25.5% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 43% và tăng trưởng 46%. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn và tăng mạnh như nguyên liệu vải, chất dẻo, kim loại, đồ điện tử. Các mặt hàng kim ngạch giảm như phân bón, ô tô nguyên chiếc.
    Giá trị và tăng trưởng nhập khẩu trong những tháng gần đây
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16220
    Nguồn: TCTK

    Thâm hụt thương mại 7 tháng đầu năm 2010 đạt 7.43 tỷ USD, gần gấp đôi so với cùng kỳ. Với việc xuất khẩu tháng 7 giảm do không còn xuất khẩu vàng, thâm hụt thương mại tháng 7 lên tới 1.15 tỷ USD. Tính trong 7 tháng, thâm hụt thương mại đã lên tới 7.43 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009. Tính lũy kế 12 tháng gần nhất, thâm hụt thương mại đã lên tới 16.24 tỷ USD.
    Thâm hụt thương mại tăng mạnh trong trong thời gian qua là do nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu tăng mạnh, đặc biệt từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 46%. Ngoài ra, việc tăng giá của nguyên liệu và hàng hóa cũng là nguyên nhân khiến cho nhập khẩu tăng mạnh.
    Thâm hụt thương mại của Việt Nam theo tháng
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16221
    Nguồn: TCTK

    Nhận định: Chúng tôi cho rằng kim ngạch xuất khẩu trong những tháng tới sẽ được cải thiện do kinh tế thế giới đã có những chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, chúng tôi không kỳ vọng có một sự tăng lên đột biến nào từ hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng sẽ dao động quanh mức 5.8-6.2 tỷ USD. Xuất khẩu cả năm dự báo đạt khoảng 66 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2009.
    Kim ngạch nhập khẩu luôn ở mức cao đe dọa đến sự mất cân đối của nền kinh tế. Tuy nhiên, ở một góc nhìn tích cực chúng ta thấy nhập khẩu tăng là tín hiệu tốt cho nền kinh tế và là dấu hiệu của hoạt động sản xuất đang vào giai đoạn hồi phục trở lại. Chúng tôi dự báo kim ngạch nhập khẩu trong những tháng tới vẫn duy trì quanh mức 7 tỷ USD/tháng. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm có thể đạt khoảng 80 tỷ USD, tăng 16.8% so với năm 2009.
    Chúng tôi dự báo trong những tháng sắp tới, thâm hụt thương mại tiếp tục duy trì khoảng 1-1.2 tỷ USD/tháng, và tổng thâm hụt thương mại cả năm 2010 vào khoảng 14-15 tỷ USD.
    Thâm hụt thương mại cao đang gây sức ép mạnh đối với sự ổn định của nền kinh tế. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ cơ cấu của nền kinh tế và chính sách phát triển. Thực tế chênh lệch lớn giữa tiết kiệm và đầu tư buộc Việt Nam phải nhập khẩu vốn, và tất yếu nhập siêu sẽ phát sinh.
    6. Vốn FDI giải ngân tăng chậm dần, trong khi vốn đăng ký giảm mạnh. Dấu hiệu tích cực là vốn vào lĩnh vực bất động sản giảm, trong khi đã gia tăng ở các khu vực khác
    Tháng 7/2010, vốn FDI đăng ký đạt khoảng 700 triệu USD, nâng tổng số vốn cam kết 7 tháng đầu năm lên mức 9.13 tỷ USD, giảm 31.8% so với cùng kỳ năm trước. Con số này còn cách khá xa mục tiêu thu hút vốn FDI năm 2010 ở mức khoảng 22-25 tỷ USD. Vốn giải ngân FDI trong 7 tháng đạt 6.4 tỷ USD, tăng 1.6% so với cùng kỳ năm trước.
    Vốn FDI giải ngân đã đóng góp một phần rất quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư của nền kinh tế. Ngoài ra, đây cũng là dòng ngoại tệ chính để bù đắp thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai trong những tháng vừa qua.
    Những tháng đầu năm 2010, doanh nghiệp FDI đóng góp kim ngạch xuất khẩu 17.67 tỷ USD (không kể dầu thô 3 tỷ USD), tăng 40.1% và chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của những doanh nghiệp khu vực trong 7 tháng đạt 19.45 tỷ USD, tăng 46.4% với cùng kỳ và chiếm 42% kim ngạch nhập khẩu.
    FDI đăng ký và giải ngân theo tháng
    FDI qua từng năm
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16222
    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=16223
    Nguồn: TCTK
    Nguồn: TCTK và ********* dự báo
    Nhận định: Dòng vốn FDI đăng ký giảm khá mạnh cho thấy tiềm năng thu hút vốn FDI Việt Nam đang giảm dần. Trong 3 năm gần đây Việt Nam thu hút những dự án hàng tỷ USD nhưng hiệu quả thực sự chưa cao. Do vậy, vấn đề quan trọng nhất hiện nay đối với Việt Nam là chất lượng của những dự án FDI thay vì khối lượng. Sự dịch chuyển khá tích cực của vốn FDI trong thời gian qua là tỷ lệ đăng ký vào bất động sản giảm, trong khi đã gia tăng ở các khu vực khác.
    Chúng tôi dự báo FDI đăng ký cả năm 2010 đạt khoảng 15-17 tỷ USD, FDI giải ngân khoảng 11 tỷ USD. Đây là một mức khá tích cực và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện tại.

Chia sẻ trang này