1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sức khỏe đã tốt hơn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 27/06/2011.

5568 người đang online, trong đó có 668 thành viên. 17:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 6125 lượt đọc và 106 bài trả lời
  1. Vietnga79

    Vietnga79 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí NVH này kẹp nặng quá ha
    Thanh khoản thế này mà cũng kêu rung lắc
    Nản quá
  2. silverring2701

    silverring2701 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Đã được thích:
    5
    chúc gia đình bác sức khỏe !
    [r2)][r2)][r2)]
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    To mọi người

    VN-Index tăng nhẹ, HNX-giảm nhẹ. Hai sàn tăng giảm trái chiều không đáng kể. Nếu dùng từ mô tả thị trường hôm nay thì theo tôi dùng 2 từ "lình xình- tích lũy" là chính xác nhất.

    Số mã tăng đã tăng dần đến cuối phiên trên cả 2 sàn.

    Thị trường đang tích lũy, xoay quanh vùng đáy mà đáy đang ở vùng giá thấp nên cơ hội mua vào hơn là bán ra. Không kiên nhẫn bán ra ở vùng giá thấp trong giai đoạn này là có thể sẽ bán đúng đáy.

    Chúc nhà đầu tư thành công

    NVHOA
  4. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    bác đừng có suy nghĩ đơn giản như thế... mua ở vùng này sao mà kệp hàng được.
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Thị trường đang ở vùng giá thấp, kinh tế vĩ mô lại có những tín hiệu cải thiện đáng kể làm điểm tựa cho thị trường nên rủi ro cho nhà đầu tư trong tháng 06 và tháng 07 sắp đến sẽ không nhiều như rủi ro trong tháng 04 và tháng 05.

    Thị trường có thể sẽ hồi phục mạnh hơn vào những tuần cuối tháng 07 và đầu tháng 08 khi tổ chức nhân sự và kiến trúc Thượng tầng đã hoàn chính. Tại thời điểm này có thể hội tụ thêm một số thông tin tốt từ kinh tế vĩ mô.

    Mua và nắm giữ: Nếu nhà đầu tư ngắn hạn chưa đạt được kỳ vọng bán ở T+4 thì bán ở T+5, T+6... T+10... T+ n ( n là số phiên và n đi từ 4 đến 30). Trên thực tế, n kéo dài bao nhiêu phiên còn tùy kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư.
  6. boc-co

    boc-co Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    197
    Nhìn GD cho thấy vấn đề bgiờ là dòng tiền bác Hòa à[r2)]
  7. mailongstk

    mailongstk Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2010
    Đã được thích:
    1
    Hình như bác này là chủ thớt bên ATP đúng không.
  8. Buoi_5.Roi

    Buoi_5.Roi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2011
    Đã được thích:
    1.649
    Chú Hoà bìm bịp không biết mệt mỏi nhỉ ? tầm này mà hô hào bà con giải ngân thì ác quá đấy ?

    Chim cứ mỗi ngày bị xoẹt đi 1 khúc mà chú lại bảo sức khoẻ tốt lên rồi, bó tay với chú. anh nhớ không lầm thì chú bìm bịp liên tục từ phiên tổng xỉ vả 14/6 tới giờ này , ai nghe theo chú chắc đứt nhẹ lắm cũng tầm 20% rồi nhỉ ?
  9. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    vâng, tôi là NVHOA ở ATP
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Đón hiệu ứng mùa kết hối


    MINH ĐỨC
    27/06/2011 11:20 (GMT+7)

    [​IMG] Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, “chưa bao giờ có tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ nhanh, nhiều và lớn như hai tháng qua”.
    Cuối tuần này, cơ chế kết hối đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước bắt đầu có hiệu lực
    Cuối tuần này, cơ chế kết hối đối với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước chính thức có hiệu lực. Thị trường ngoại hối liệu có biến động mạnh?

    Từ 1 - 7/7/2011, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên là doanh nghiệp Nhà nước và không phải là tổ chức tín dụng (gọi tắt là các tổ chức) phải thực hiện bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.

    Việc kết hối này đã chính thức được luật hóa bằng Thông tư số 13/2011/TT-NHNN ngày 31/5/2011 của Ngân hàng Nhà nước.

    Thêm nguồn cung lớn?

    Theo quy định của Thông tư 13, các tổ chức phải bán lại số ngoại tệ là số dư tiền gửi không kỳ hạn và số dư tiền gửi có kỳ hạn trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ của tổ chức tại tổ chức tín dụng được phép tại thời điểm ngày 1/7/2011.

    Cụ thể, từ ngày 1 - 7/7/2011, các tổ chức phải báo cáo tổng hợp nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp của mình trong tháng 7/2011 để cân đối giữ lại ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại thời điểm 1/7/2011 để phục vụ nhu cầu sử dụng. Số còn lại, tổ chức phải bán lại.

    Như vậy, sau hơn một năm áp cơ chế trần lãi suất 1%/năm đối với tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế, chính sách kết hối bắt đầu được thực hiện một cách chính thức. Thị trường ngoại hối dự kiến sẽ có thêm nguồn cung từ kênh này chỉ trong vài ngày tới.

    Hiện chưa có thông tin cụ thể ước tính số lượng ngoại tệ mà các tổ chức thuộc diện kết hối sẽ bán lại. Kỳ vọng đặt ra là một nguồn lớn. Số liệu tham khảo gần nhất là: qua báo cáo từ 78 tổ chức tín dụng, tổng số dư tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tính đến cuối tháng 3/2011 là 1,61 tỷ USD; trong đó lượng tiền gửi có kỳ hạn là 376 triệu USD.

    Nhưng, đáng chú ý là cơ chế theo Thông tư 13 cho phép các doanh nghiệp được giữ lại lượng ngoại tệ cho nhu cầu sử dụng hợp pháp trước mắt, với điều kiện phải chứng minh rõ tính thực tế của nhu cầu đó, gắn với trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp về tính trung thực của nhu cầu.

    Khi chưa có các thông tin tổng kết và công bố cụ thể, có thể “tham khảo” tác động của nguồn cung này qua diễn biến của tỷ giá USD/VND trên thị trường những ngày sắp tới.

    Trước thềm sự kiện, tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đứng yên ở mức 20.618 VND - mức cố định trong hơn một tuần trở lại đây. Giá USD mua vào - bán ra của các ngân hàng thương mại hiện dao động phổ biến từ 20.630 - 20.680 VND.

    “Hoàn toàn không có” hiệu ứng cung VND

    Chưa rõ quy mô nguồn cung thế nào, nhưng từ 1/7 tới là mùa cao điểm kết hối bắt đầu. Phía sau sự kiện này là những tác động mới.

    Giả sử đó là một nguồn cung lớn, tỷ giá USD/VND sẽ biến động mạnh? Ở đây tùy thuộc vào sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, cụ thể là ở hoạt động mua vào. Nếu để VND tiếp tục lên giá, các nhà xuất khẩu sẽ gặp bất lợi, xa hơn là vấn đề nhập siêu.

    Ngược lại, nếu tiếp tục đẩy mạnh mua vào để giữ ổn định, cung VND và hệ lụy của nó có đáng ngại?

    Theo lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu, “chưa bao giờ có tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ nhanh, nhiều và lớn như hai tháng qua”. Tốc độ này có thể tiếp tục gia tăng khi đón nguồn cung từ việc kết hối sắp tới. Nhưng, nguồn vốn VND đưa ra đối ứng theo Thống đốc là sẽ được trung hòa để giảm thiểu tác động phụ.

    “Một số diễn giả nói Ngân hàng Nhà nước mua 3 - 4 tỷ USD thì đưa ra khoảng 70.000 - 80.000 tỷ đồng thì sau độ trễ chắc chắn nó sẽ gây lạm phát. Hoàn toàn không có. Luồng ra - vào nguồn tiền của Ngân hàng Trung ương là nhiều và chúng ta sử dụng nhiều công cụ để điều tiết hàng ngày”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định.

    Cụ thể, Thống đốc giải thích rằng hiện Ngân hàng Nhà nước có trong tay nhiều công cụ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ tái cấp vốn và đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở (OMO) hàng ngày để chủ động điều tiết lượng tiền cung ứng.

    “Ví dụ hôm nay chúng tôi dự kiến mua 200 triệu USD, thì trên các kênh khác chúng tôi thu về lượng VND tương ứng. Không có chuyện đưa tiền ra rồi dăm ba tháng sau nó tạo hiệu ứng đối với nền kinh tế. Tôi khẳng định là hoàn toàn không có”, ông Giàu nói thêm.

    Trở lại với việc thực hiện kết hối, một điểm được quan tâm là các tổ chức được giữ lại số ngoại tệ để dùng cho nhu cầu hợp pháp. Ở đây, cơ chế đưa ra cho phép các ngân hàng được yêu cầu các tổ chức báo cáo và chứng minh nhu cầu đó.

    Việc chứng minh và kiểm tra sự xác thực của nó trên thực tế không loại trừ những phát sinh, bên cạnh thêm việc cho các ngân hàng thương mại. Về phía doanh nghiệp, ràng buộc đặt ra là chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các tài liệu, chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ.

    Khi cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra. Trường hợp có vi phạm, theo Thông tư 13, tùy mức độ vi phạm, các tổ chức sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chia sẻ trang này