Sức khỏe và cuộc sống

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi khanhbd, 06/08/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6380 người đang online, trong đó có 789 thành viên. 17:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35260 lượt đọc và 438 bài trả lời
  1. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    37.000 lao động nước ngoài hoạt động không phép tại Việt Nam

    Cập nhật lúc 21-08-2012 20:38:10 (GMT+1)
    [​IMG]Lao động Trung Quốc tại Việt Nam. Ảnh minh họa, nguồn: mạng.


    Các chủ lao động (chủ yếu là lao động Trung Quốc) tìm mọi cách “lách luật”, ồ ạt đưa lao động vào nước ta, trong khi việc quản lý của cơ quan chức năng “có vấn đề”.


    Sáng 21/8, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tại phiên họp thứ 10, Ủy ban thường vụ Quốc hội, vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm đó là việc quản lý lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Thời gian gần đây, tại nước ta phát hiện hàng loạt các vụ sai phạm có liên qua đến người nước ngoài làm việc không phép tại nước ta. Đây là vấn đề gây bức xúc trong dư luận, các đại biểu cũng yêu cầu làm rõ các số liệu cũng như trách nhiệm của các Bộ có liên quan, cũng như cần thiết phải đưa ra những giải pháp cho vấn đề này.
    [​IMG]Bộ trưởng Phạm Thị Hải ChuyềnTheo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ đã phân cấp cho các Sở thực hiện đăng ký cho các lao động nước ngoài theo thẩm quyền (căn cứ trên sức khỏe, nghề nghiệp phù hợp, thân nhân…), theo đó sẽ cấp phép cho lao động nước ngoài làm việc trên 3 tháng. Còn đối với trường hợp làm việc dưới 3 tháng, ngành lao động có yêu cầu người sử dụng lao động phải thông báo với Sở lao động trước 7 ngày. Thế nhưng việc thực hiện chưa nghiêm, nhiều chủ lao động “ồ ạt” đưa lao động tới Việt Nam mà không khai báo, trong khi nhiều địa phương có biểu hiện bao che, dung túng cho doanh nghiệp.
    Đại biểu Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cho rằng, qua giám sát cho thấy rất nhiều địa phương không nắm được con số chính xác về lao động là người nước ngoài tại địa bàn. Ông Lợi cho biết, những con số cụ thể thì lực lượng ******* phường, xã nắm rất tốt, tuy nhiên càng cấp cao hơn thì con số không được tập hợp đầy đủ và báo cáo không chính xác.
    Các đại biểu nhấn mạnh, việc quản lý số lao động nước ngoài hiện nay cũng còn rất lỏng lẻo, cho nên chỉ đến khi vụ việc vở lở - như vụ chết người tại Phòng khám Maria ở Hà Nội, thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc, hay hàng ngàn lao động Trung Quốc hoạt động không phép tại Tây Nguyên.
    Ông Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ ******* cho biết, theo số liệu thống kê mà lực lượng ******* có được, hiện có 78.440 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, tăng 6% so với năm 2011, trong đó số được cấp phép lao động là 41.529 người, không thuộc diện cấp phép là 5.581 người, số chưa được cấp phép là 31.330 người (chiếm 39,9%) – số này được coi là không hợp pháp.
    Số lao động này tới từ khoảng 60 quốc gia trên thế giới, trong đó các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan chiếm khoảng 58%. Số có trình độ đại học và trên đại học chiếm 48,3%, có chứng chỉ chuyên môn và tay nghề chiếm 34,6%, nam giới chiếm 89,9%, có độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 86%...
    Việc quản lý số lao động nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua còn nhiều bất cập. Nguyên nhân theo ông Tô Lâm, trước hết do “chạy đua” với các dự án, đặc biệt với những dự án do nước ngoài trúng thầu, do đó họ đưa lực lượng lớn người nước ngoài sang Việt Nam làm việc. Bên cạnh đó, lao động nước ngoài vào Việt Nam bằng con đường du lịch, sau đó chuyển sang làm việc không phép (số này chiếm khoảng 40%)… Hầu hết những đối tượng này đều vi phạm luật cư trú, visa…
    Tuy nhiên, đối với ngành *******, việc xử lý là hết sức khó khăn. “Nếu đưa họ vào quản lý ở một trung tâm thì chúng ta không có ngân sách. Hoặc đưa họ về nước cũng gặp khó khăn về quản lý, mua vé máy bay; một số lao động không phép ở châu Phi thậm chí không có sứ quán ở Việt Nam”, ông Tô Lâm cho biết.
    Theo ông Tô Lâm, để quản lý người nước ngoài nói chung, lao động không phép nói riêng, chúng ta đã ban hành, sửa đổi nhiều văn bản, tạo hành lang pháp lý cho vấn đề này. Tuy nhiên việc thực hiện chưa thực sự nghiêm chỉnh; việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa thực sự đồng bộ, những văn bản vẫn còn nhiều sơ hở, bất cập để các đối tượng nước ngoài lợi dụng “lách luật” và các cơ quan chủ quản lúng túng.
    Lý giải việc “ở cơ sở thì quản lý được, còn cấp trên thì không”, Thứ trưởng Tô Lâm cho rằng, nguyên nhân do có sự phân cấp quản lý của ngành ******* theo các cấp. Do đó, lực lượng ******* thời gian qua đã đấu tranh, ngăn chặn kịp thời với các đối tượng tội phạm nước ngoài tại Việt Nam, như tội phạm về an ninh mạng, các băng nhóm tội phạm, các đối tượng đang bị quốc tế truy nã thâm nhập vào Việt Nam qua con đường du lịch…
    Tuy nhiên, đại biểu Lợi đã “bật” lại Thứ trưởng Bộ ******* khi cho rằng, những con số về người nước ngoài mà phía ******* nắm được và báo cáo là không chính xác. Theo ông Lợi con số thực tế về lao động phổ thông, lao động không có trình độ kỹ thuật cao hơn rất nhiều.
    Nguyên nhân xuất phát từ hai vấn đề, đó là “lỗ hổng” trong luật pháp khi chúng ta quy định người nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên có thể vào Việt Nam. “18 tuổi thì làm sao tốt nghiệp đại học, có kỹ thuật cao và đáp ứng với yêu cầu công việc?”, ông Lợi lý giải. Bên cạnh đó, việc quản lý cũng “có vấn đề”, bởi điển hình như vụ việc xảy ra tại phòng khám Maria ở Hà Nội, các “bác sĩ” Trung Quốc đã “ra đi” mà chúng ta không hề biết.
    Để nâng cao chất lượng quản lý lao động nước ngoài, bà Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trong đó trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013)./.

  2. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    CMND không cần ghi tên cha, mẹ

    Cập nhật lúc 20-08-2012 20:00:18 (GMT+1)
    [​IMG]Lăn vân tay làm CMND theo kiểu cũ - Ảnh: Diệp Đức Minh


    Sau tin “Bộ Tư pháp kiểm tra việc ghi tên cha, mẹ lên CMND” (Pháp Luật TP.HCM ngày 18-8), nhiều bạn đọc cho rằng việc ghi tên cha, mẹ lên CMND là không cần thiết.


    Chỉ cần số hóa dữ liệu
    Dù chưa có quy định thế nào là bí mật đời tư nhưng nhiều người hiểu rằng thông tin cha, mẹ là bí mật của cá nhân. Do đó, việc đưa tên cha, mẹ lên CMND có dấu hiệu vi phạm luật dân sự. Trường hợp cơ quan ******* muốn có thêm tiêu chí nhằm đảm bảo sự chính xác trong việc truy nguyên một cá thể thì vẫn có thể có việc trùng tên cha, mẹ giữa hai cá nhân.
    Ngoài ra, mẫu CMND mới có mã vạch nhằm chứa đựng một số thông tin để cơ quan chức năng dễ quản lý. Vì vậy, chỉ cần số hóa dữ liệu của công dân, khi cần tra cứu sẽ dùng máy quét mã vạch và máy sẽ cho biết chính xác các thông tin cơ bản về nhân thân của họ.
    Luật sư NGUYỄN TIẾN TRUNG (Hà Nội)
    Trên một số tờ báo, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội cho biết việc ghi tên cha mẹ trên CMND sẽ giúp dân thuận lợi khi làm việc với ngân hàng, thừa kế, mua bán… Bên cạnh đó, có nhiều người trùng cả họ, tên, chữ đệm và quê quán nên thêm tên cha, mẹ sẽ giúp việc phân loại được nhanh, chính xác. Theo tôi, các lý do này hoàn toàn không thuyết phục vì khi cá nhân đến vay tiền, rút tiền…, ngân hàng chỉ cần biết cá nhân đó có năng lực, có đủ điều kiện giao dịch hay không chứ không cần biết cha, mẹ của họ. Trong chuyện mua bán tài sản cũng vậy, cá nhân đó là con ai không quan trọng. Còn trong việc thừa kế thì cơ quan chức năng buộc phải xem xét đến di chúc, khai sinh... Vậy có ghi tên cha, mẹ trên CMND hay không thì cũng không làm cho giao dịch dễ dàng, chặt chẽ hơn. Riêng về việc trùng tên, ******* lấy dấu vân tay công dân để làm gì mà không biết dùng nó để phân biệt người nọ, người kia?

    [​IMG]

    Việc ghi tên cha, mẹ lên CMND có cần thiết với mẫu CMND mới? Ảnh: HTD
    Lâu nay, với CMND không có tên cha, mẹ thì các cơ quan hành chính, cơ quan công chứng… vẫn giải quyết công việc một cách bình thường. Giờ ghi thêm tên cha, mẹ để làm gì nếu việc đó cũng chẳng làm ai được lợi hơn?
    TRẦN THỊ YẾN (Đồng Nai)
    Có thể gây tổn thương
    Tôi và nhiều bà mẹ đơn thân đang có chung câu hỏi: Nếu ******* bắt ghi tên cha, mẹ trên CMND thì con chúng tôi sẽ ghi tên ai vào phần tên cha? Chúng tôi có nhiều hoàn cảnh, người thì đi xin con nuôi, người vì những lý do tế nhị không muốn tiết lộ tên cha của con mình, lại cũng có người có con bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm… Nếu phần tên cha trên CMND của các con bị trống, chắc chắn người ngoài nhìn vào sẽ thắc mắc, nghi ngờ… điều đó rất dễ làm các con chúng tôi tổn thương về việc mình là đứa con không cha.
    NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH, phường Cô Giang, quận 1
    Lúc chưa có quy định CMND phải ghi tên cha, mẹ, những đứa trẻ mồ côi như tôi đã rất khó khăn mới được cấp CMND. Riêng tôi đã phải làm trong suốt 10 năm trời mới có kết quả. Bởi vì trước đây tôi ở Mái ấm Tre Xanh, làm gì có hộ khẩu thường trú để xin cấp CMND theo đúng quy định. Sau này có một người tốt bụng đồng ý bảo lãnh tôi vào hộ khẩu của họ nên tôi mới gỡ được việc này.
    Nay nếu phải thêm tên cha mẹ vào CMND, những đứa trẻ mồ côi như tôi không biết phải ghi như thế nào, không lẽ ghi là không có cha mẹ? Ai cũng có cha có mẹ, chỉ là chúng tôi không biết cha mẹ mình là ai mà thôi và đó là một thiệt thòi dễ tổn thương, xin đừng chạm vào. Điều đáng nói là trong bộ hồ sơ làm CMND đã có đầy đủ thông tin, kể cả tên cha mẹ của công dân, nếu cơ quan chức năng muốn có đủ dữ liệu thì nên số hóa những thông tin này để khi cần thì tra cứu nhanh. Không nên bày thêm chuyện cho rối rắm.
    PHÙNG NGỌC PHONG, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật Phùng Nguyễn (quận Bình Thạnh)

  3. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    [​IMG]
    Thứ Tư, 22/08/2012 --- cập nhật 08:22 GMT+7

    Thuốc Lá Điện Tử giúp bạn cai thuốc lá sau 7 ngày sử dụng – Chỉ từ 399.000 đồng/ 1 hộp
    Giá xăng dầu thế giới vẫn chưa có điểm dừng. Các doanh nghiệp đầu mối than phiền, xăng lại lỗ 1.000 đồng/lít và các mặt hàng dầu lỗ xoay quanh 500 đồng/lít, phía Bộ Tài chính vẫn cứng rắn với quan điểm bảo vệ nguồn thu ngân sách.
    Lại lỗ tới 1000 đồng/lít
    Nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà điều hành kinh doanh xăng dầu, giá loại hàng nhạy cảm này vẫn lao vút. Chỉ trong 3 tuần tính đến ngày 17/8, các phiên giao dịch trên thị trường Singapore đã cho thấy, xăng A92 thành phẩm tăng nhanh nhất với mức tăng thêm tới 12,85 USD/thùng. Dầu hỏa có sức nóng đứng thứ 2 với mức nhảy vọt thêm 12,73 USD/thùng và dầu diezen cũng không kém cạnh, chênh tiếp 11,23 USD/thùng.
    Tính riêng 10 ngày gần đây, các mặt hàng dầu hầu như không hề hạ nhiệt. Ví dụ như dầu diezen ngày 8/8 là 128,7 USD/thùng thì đến 17/8 đã xác lập mức giá 133,2 USD/thùng, tăng 4,5 USD/thùng.
    Giá xăng ngày 8/8 chỉ mới là 124,68 USD/thùng thì đến 17/8 đã thiết lập mức mới 127 USD/thùng. Sau 10 ngày, khoảng chênh chóng mặt lên tới 7,52 USD/thùng.
    Diễn biến này làm dấy lên lo ngại sắp có một đợt rầm rộ "xin" tăng giá xăng dầu trong nước lần thứ 4. Chiểu theo đúng chế độ tự chủ về giá của Nhà nước, các điều kiện được tăng giá trên thực tế đã hình thành ngay sau khi giá xăng tăng đột biến tới 1.100 đồng/lít và 3 mặt hàng dầu tăng từ 500-800 đồng/lít hôm 13/8.
    [​IMG]

    Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Petrolimex than thở: "Tính đến nay, chênh lệch giá cơ sở mặt hàng xăng đã cao hơn giá bán lẻ hiện hành gần 1.000 đồng/lít, ở các mặt hàng dầu, chênh lệch này xoay quanh 500 đồng/lít,kg".
    "Ngay sau khi các DN "được" tăng giá, ngày liền kề hôm sau, giá xăng dầu đã lại tiếp tục lỗ 500 đồng/lít", ông Năm khẳng định.
    Cập nhật bảng giá cơ sở xăng dầu của PV cho thấy, bình quân 30 ngày qua kể từ ngày 22/7 đến 20/8, giá xăng thành phẩm tại Singapore đã leo lên mức 120,38 USD/thùng, diezen 125,91 USD/thùng, dầu hỏa 124,53 USD/thùng và dầu madut có giá bình quân 651,89 USD/tấn.
    Nếu so với kỳ bình quân 30 ngày trước đó, từ 14/7-10/8, giá bình quân của 4 mặt hàng này đã tăng lần lượt là 3,8%, 2,69%, 2,8% và 2,2%.
    Chiều đi lên của thị trường thế giới tất yếu đã đẩy giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu ngày càng cách xa giá bán lẻ. Nỗ lực 3 lần liêp tiếp tăng giá không đủ co kéo lại bối cảnh bất lợi này.
    Ngày 21/8, các DN đầu mối xăng dầu cho biết, xăng đã lỗ 980 đồng/lít. Tuy nhiên, riêng xăng được bù từ Quỹ bình ổn 300 đồng/lít kể từ 13/8 nên mức lỗ giảm xuống còn 680 đồng/lít. Dầu hỏa lỗ nặng kế tiếp sau xăng với mức lỗ tới 584 đồng/lít, dầu diezen lỗ hơn 445 đồng/lít và dầu madut lỗ 424 đồng/kg.
    Lý giả tiếp về nghịch lý lỗ trường kỳ này, ông Trần Ngọc Năm chia sẻ: "Tổng thể trong chu kỳ 30 ngày bình quân thì số ngày giá cao ngày càng nhiều lên, số ngày giá thấp ngày càng ít đi. Dù hiện nay, giá tăng không đột biến như trước, đi ngang trong vài ngày cũng không thể đủ bù cho lúc giá nhảy dựng đứng. Vì thế, giá bình quân vẫn cao khiến cho chênh lệch giá cơ sở vẫn âm so với giá bán lẻ"
    Theo phân tích của ông Năm, thời điểm các DN đồng loạt gửi bản đăng ký giá hôm 10/8, các mức giá cơ sở được tính toán cập nhật đến ngày 8/8. Chờ thêm 3 ngày, Bộ tài chính đồng ý và áp dụng giá tăng từ 13/8. Chính vì thế nên ngày áp dụng giá mới luôn có độ trễ cộng dồn từ 3-5 ngày so với đề xuất của doanh nghiệp.
    "Nếu giá thế giới đứng yên hoặc đi xuống, có thể DN được lợi. Nhưng khi giá thế giới vẫn đi lên như 3 kỳ tăng giá vừa qua nên hệ quả là, cứ tăng giá xong, DN lại lỗ", ông Năm nói.
    Trước bối cảnh này, ông Nam bày tỏ: "Các DN đứng giữa 2 lựa chọn khó khăn. Một là chấp nhận lỗ thì không đề nghị tăng giá. Nhưng sau đó, giả thiết giá đi ngang và đi xuống, DN có thể chịu đựng và bù sau, nhưng nếu giá thế giới vẫn chiều đi lên, đến lúc DN muốn tăng thì mức tăng dồn nén lại, có thể rất cao, tới 2.000 đồng chẳng hạn. Phải nói rằng, nếu giá cứ một chiều đi lên mà chùn lại việc tăng giá, sau này, kinh doanh xăng dầu sẽ càng rối".
    Theo ông Năm, ban giám đốc Petrolimex thống nhất vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm tình hình .
    Bộ Tài chính đang ưu tiên thuế
    Giảm thuế là giải pháp gỡ khó khả thi nhất cho thị trường xăng dầu và được nhiều DN đầu mối đề nghị. Nhưng, một nguồn tin cho biết, cho tới tận cuộc họp gần đây với DN xăng dầu, quan điểm của Bộ Tài chính vẫn là muốn giữ thuế, đảm bảo nguồn thu ngân sách.
    Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú trao đổi với PV về kịch bản giá hôm 10/8 cho hay, Bộ Công Thương đề nghị với bộ Tài chính hướng điều hành xăng dầu thường đưa ra 2 phương án, tăng giá hoàn toàn hoặc kết hợp giảm thuế.

    [​IMG]Tuy nhiên, quyết định cuối cùng thuộc về Bộ Tài chính cho thấy, mọi áp lực tăng nhiệt thị trường đều dồn lên giá bán lẻ trong nước.
    Một so sánh tương quan giữa giá bình quân 30 ngày (căn cứ điều chỉnh giá) với giá bán lẻ sẽ thấy rõ nghịch lý này.
    Trong 10 lần điều chỉnh từ đầu năm đến nay, mức giá bán lẻ hiện cao thứ 4 trong 10 nấc giá và cao hơn mức giá của ngày 23/5.
    Theo đó, ngày 23/5, giá xăng bán lẻ là 22.700 đồng/lít, thấp hơn 300 đồng/lít so với giá xăng hiện nay nhưng giá bình quân 30 ngày của xăng thành phẩm trên thị trường Singapore lại là 123,48 USD/thùng, cao hơn 3,1 USD/thùng so với mức hiện nay.
    Tương tự ở thời điểm này, giá dầu diezen chỉ là 21.200 đồng/lít, rẻ hơn 350 đồng/lít so với hiện nay trong khi đó, căn cứ giá bình quân 30 ngày khi đó là 129,64 USD/thùng, cao hơn 3,73 USD.thùng so với mức bình quân hiện nay.
    Điểm khác biệt duy nhất là thuế nhập khẩu. Giai đoạn trước, thuế nhập khẩu xăng chỉ là 4% và dầu diezen là 3% trong khi hiện nay, thuế nhập khẩu xăng là 12% và dầu diezen là 10%.
    Nói cách khác, Nhà nước đang ưu tiên nguồn thu ngân sách trong điều hành giá xăng dầu hiện nay. So với giai đoạn trước, có tới 8% giá xăng và 7% giá dầu đang được thu về cho ngân sách thay vì dành cho người tiêu dùng. Mỗi một lít xăng dầu hiện nay, người dân phải nộp tới 20-32% các loại thuế, phí, tương ứng từ 6000-7000 đồng/lít.
    Vì thế mới có nghịch lý rằng, giá xăng dầu thành phẩm thế giới dù chưa bằng ngưỡng của tháng 5 nhưng giá bán lẻ hiện hành lại cao hơn các mức giá thời kỳ đó.
    Một cơ chế khác cũng đang gây bất lợi cho giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Đó là những ưu đãi dành cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn. Quyết định mới đây của Thủ tướng về cơ chế điều tiết nguồn thu ở 2 nhà máy này đã quy định, giá bán xăng dầu cho các DN đầu mối trong nước bằng giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu thuế nhập khẩu dưới 7% đối với xăng, dưới 3% đối với các sản phẩm hóa dầu khác thì Nhà nước sẽ bù giá chênh lệch giá cho 2 nhà máy này.
    Với quan điểm của bộ Tài chính là hạn chế việc bù giá cho 2 nhà máy này, thuế nhập khẩu xăng dầu thời gian tới nếu có điều chỉnh cũng sẽ bị neo từ 7% trở lên. Với mức này, tỷ trọng thuế nhập khẩu trong mỗi lít xăng cũng ít nhất chiếm từ 1.000-1.200 đồng/lít.
    Hiểu một cách nôm na, giữ thuế cao, người tiêu dùng đang bù giá cho các nhà máy lọc dầu thay vì Nhà nước bù. Quan điểm điều hành cứng rắn đó sẽ khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước muốn hạ nhiệt thì chỉ còn trông chờ vào giá thế giới, một điểm dựa đầy rủi ro.


    Theo Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam

  4. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Sản xuất giá ăn bằng hóa chất - Kỳ 3: Ăn vào ảnh hưởng gan, thận, thần kinh...


    Tình trạng dùng chất kích thích, hóa chất không rõ nguồn gốc để “kích” giá phát triển nhanh, mập và đẹp là điều các chuyên gia y tế rất lo ngại cho sức khỏe người sử dụng.

    Gây bệnh âm thầm
    Ngoài dùng vôi để ngâm hạt đậu xanh, thì hai loại hóa chất “trụ cột” mà những cơ sở sản xuất giá ở TP.HCM sử dụng xuyên suốt mà PV Thanh Niên thu thập được trong quá trình điều tra: một hóa chất dạng bột màu trắng đựng trong bao 50 kg có tên Soda ASH Light, loại dung dịch đựng trong ống nhựa nhỏ 20 ml, cả hai toàn chữ Trung Quốc.


    [​IMG]Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư của những kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên các bệnh mãn tính, ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây ung thư
    [​IMG]


    Ông Hữu Toàn - chuyên gia trong ngành hóa chất ở TP.HCM


    Về loại chất bột trắng có tên Soda ASH Light, ông Hữu Toàn, một chuyên gia trong ngành hóa chất ở TP.HCM, nói: “Loại hóa chất này dùng trong công nghiệp làm bột giặt (thường là làm xà bông bột), có công thức Na2CO3, mang tính kiềm cao và có công dụng tẩy trắng nên mục đích người ta tưới là để tẩy trắng thân giá cho đẹp. Còn việc cho bột trắng này từ khi còn là hạt đậu xanh nhằm “kích” hạt đậu nhanh bung vỏ để sớm phát triển thành cây giá, rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm” và khẳng định: “Soda ASH Light công nghiệp chứa rất nhiều tạp chất, nhất là các kim loại nặng. Nếu sử dụng lâu dài, các tồn dư của những kim loại nặng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên các bệnh mãn tính, ảnh hưởng lên gan, thận, thần kinh, và nó còn là yếu tố gây ung thư”.
    Còn theo một chuyên gia của Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm (TP.HCM), Soda ASH Light dạng công nghiệp được sử dụng trong cả sản phẩm thuộc da - ngâm để làm mềm da trước khi làm giày, dép, và nó rất độc hại nếu con người sử dụng.
    Với dung dịch kích thích cho thân giá mập, tròn và đẹp, trên đó có ghi một số thành phần của các kim loại nặng như Fe, Cu, Zn, Mn…, theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật ATVSTP VN, sẽ gây những hậu quả khó lường cho người sử dụng. “Hậu quả đó diễn ra từ từ, âm thầm, mà người ta không thể biết được. Cụ thể, các kim loại nặng tích tụ lâu ngày sẽ tàn phá tế bào cơ thể, gây bệnh mãn tính, bệnh thần kinh, suy thận, tác hại lên tim mạch, gan; và ung thư là hậu quả sau cùng đáng lo ngại”, bác sĩ Ký nói.
    Chuyên gia y tế cũng... sợ


    Đà Nẵng tẩy chay từ lâu
    Tại Đà Nẵng, bà Tí, tiểu thương chợ Hàn cười xòa khi PV ngỏ ý tìm loại giá ngắn, mập: “Không có đâu cô ơi, hồi mấy năm trước hàng có về một đợt vài ngày, nhưng khách hàng họ không ưng, cứ đòi mua loại giá dài, trồng đất cát nên dần dà loại giá đó cũng mất dạng luôn!”. Các tiểu thương khác cũng cho hay, hầu hết giá bán trên thị trường Đà Nẵng được mua từ những nông dân các làng rau tại Đà Nẵng và các cây giá này hoàn toàn được trồng bằng đất cát.
    Chị Lê Thị Hoa, tiểu thương hàng rau chợ Mới, nói loại giá mập lùn, không có rễ ăn vào nghe rất bột, không có sự tươi tắn và giòn, nhiều nước như giá dài, nên không được ưa thích, chứ thực chất ban đầu cũng không ai biết giá đó trồng bằng hóa chất. Chính vì thói quen ăn uống của người tiêu dùng Đà Nẵng đã giúp loại bỏ được một loại thực phẩm độc hại ra khỏi thị trường.
    Diệu Hiền


    Bà Cường (ở H.Bình Chánh, TP.HCM) cho biết, trước đây có lần bà mua giá sống được các hộ sản xuất ở Q.Tân Phú bán rẻ để về cho dê ăn, sau một thời gian ăn giá, nhiều con dê có biểu hiện bệnh. Nghi ngờ giá có vấn đề, bà Cường đã đi tìm hiểu về việc trồng giá. “Qua tìm hiểu, tôi biết được hầu hết các hộ sản xuất giá đều có dùng hóa chất, chất kích tăng trưởng của Trung Quốc. Những hóa chất này rất rẻ, nhất là loại ống 20 ml dùng kích thích thân giá mập, chỉ vài trăm đồng/ống. Tôi cũng đã thử đem hai loại giá (làm bình thường và giá làm từ chất kích thích) luộc trong nước để xem biểu hiện của nước sau luộc. Kết quả, với giá có sử dụng hóa chất, chất tăng trưởng thì nước sau khi luộc có màu đục, chứ không trong như nước luộc từ giá trồng tự nhiên”, bà Cường khẳng định.
    Lý giải về hiện tượng nước luộc giá có màu đục, ông Hữu Toàn cho biết: “Trong quá trình các hộ sản xuất giá như Báo Thanh Niên mô tả, người ta có dùng vôi - Ca (OH)2 để ngâm đậu xanh trong 6 giờ, rồi sau đó cho hóa chất Soda ASH Light (Na2CO3) vào.
    Hai hóa chất này phản ứng với nhau sẽ cho ra CaCO3 - bản chất CaCO3 kết tủa nên khiến nước luộc giá có màu đục là như thế. Như vậy, với giá được sản xuất từ hóa chất, chất kích thích, ngoài thân giá mập, ngắn và trắng, ít rễ, thì nước luộc giá có màu vẩn đục”.
    Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM (thuộc Bộ Y tế), bác sĩ Vũ Trọng Thiện nói: “Từ nay hết dám dùng loại giá thân mập, ngắn. Đáng sợ khi ngày càng nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng hóa chất, phụ gia không rõ nguồn gốc, nhất là các hóa chất Trung Quốc”.
    Theo bác sĩ Thiện, kinh phí nhà nước hằng năm cấp cho Viện thực hiện giám sát, kiểm nghiệm về ATVSTP có hạn, nên Viện chỉ tập trung vào một số loại thực phẩm, chưa thể giám sát hết các loại thực phẩm trong đó có mặt hàng giá. “Qua phản ánh của Báo Thanh Niên về thực trạng sản xuất giá, tới đây Viện sẽ lưu ý giám sát mặt hàng này”, ông Thiện nói.
    Siêu thị bán toàn giá mập, ngắn
    [​IMG]
    Mặc dù lấy hàng từ những nơi cung cấp khác nhau, nhưng giá ăn bán tại các siêu thị khá giống nhau và không khác so với giá làm từ thuốc kích thích tăng trưởng và hóa chất: thân ngắn, mập, tròn, ít rễ. Nhân viên quản lý mặt hàng rau quả của siêu thị Maximark Cộng Hòa (Q.Tân Bình) cho biết siêu thị lấy giá từ một công ty trung gian (không phải nhà sản xuất). Ông Nguyễn Thành Nhân, Phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Co.op Mart, cho biết: “Mỗi ngày toàn hệ thống Coop.Mart ở TP tiêu thụ 200 - 300 kg giá, do 3 đơn vị cung cấp. Khi nhận hàng, siêu thị chỉ yêu cầu các công ty phải có giấy đảm bảo ATVSTP, hay VietGAP”. Siêu thị Big C cũng lấy giá từ một công ty, còn siêu thị Sài Gòn tiêu thụ bình quân 20 - 30 kg giá mỗi ngày và lấy từ chợ đầu mối Bình Điền.
    Hầu hết các siêu thị lấy giá qua các công ty trung gian và giao phó việc đảm bảo chất lượng giá cho các công ty này chịu trách nhiệm. Chỉ cần các công ty cung cấp trưng ra tờ giấy đảm bảo ATVSTP, hay đạt tiêu chuẩn VietGAP là được, chứ các siêu thị không biết giá được các nhà cung cấp lấy từ đâu, và nó được sản xuất trong điều kiện như thế nào.
    Ngoài các siêu thị, dạo quanh các chợ ở TP.HCM, từ chợ lớn, đến các chợ nhỏ, chúng tôi ghi nhận hầu hết giá đậu xanh được bày bán ở chợ cũng là loại giá thân ngắn, mập, ít rễ giống y loại giá được sản xuất từ chất kích thích, hóa chất Trung Quốc mà trong quá trình điều tra chúng tôi ghi nhận.
    Thanh Tùng - Thanh Thùy
    Thanh Tùng


  5. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Báo động nạn kinh doanh hóa chất độc hại tràn lan

    Kinh doanh hóa chất, đặc biệt là các loại hóa chất bị cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng có thể mang lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy, bất chấp sự nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, nhiều người vẫn lao vào buôn bán mặt hàng này. Hàng loạt vụ thực phẩm, hoa quả được tẩm hóa chất cấm sử dụng bị phát hiện trong thời gian gần đây khiến người dân lo lắng về thực trạng buôn bán hóa chất.
    Hóa chất độc hại bán tràn lan
    Cuối năm 2011, UBND TP.HCM chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thành phố phối hợp với Sở Y tế và UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, sử dụng các loại hóa chất, hương liệu độc hại. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện nhiều mặt hàng hóa chất độc hại (hàn the, formol, rhodamin B) cũng như các loại hương liệu, phụ gia thực phẩm không nhãn mác vẫn được chào bán công khai.
    Chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM) là nơi nổi tiếng về buôn bán hoá chất. Ở đây là “vựa sỉ” của hàng trăm hàng ngàn các loại hóa chất. Trong khuôn viên chợ này, có tới hàng chục quầy kinh doanh mặt hàng này. Những người kinh doanh hóa chất ở đây cho biết, trên thế giới hiện có loại hóa chất gì thì ở Kim Biên đều có bán. Từ các lọai hóa chất dùng trong công nghiệp, hóa chất dùng trong thực phẩm, kể cả hóa chất độc hại bị cấm, khách đến đây đều mua rất dễ dàng.
    Các loại hóa chất ở chợ Kim Biên được bày bán một cách công khai, kể cả các loại hàng nằm trong danh mục hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng. Các loại hóa chất dùng trong công nghiệp như chất thông cống, xử lý hầm cầu, lọc sạch không khí, làm sạch kim loại cũ đều rất sẵn.
    Mặt hàng hương liệu, phụ gia thực phẩm ở đây rất phong phú, đa dạng. Phổ biến nhất là các loại hương liệu chế biến nước uống, nước giải khát như cà phê, ca cao, chanh, dâu, nho, táo, sầu riêng, cho tới trà sữa… Giá các loại hương liệu này chỉ khoảng 20.000-30.000 đồng/100ml.
    [​IMG]
    Chất soda làm mềm thịt.Ngoài những mặt hàng “truyền thống” như trên, gần đây, tại chợ Kim Biên xuất hiện nhiều loại hương liệu chế biến thực phẩm mới. Đó là hương liệu nấu hủ tiếu, bún riêu tạo mùi và màu như thịt heo, bò, gà, tôm, cua… với giá từ 30.000 đến 40.000 đồng/100g hoặc 100ml. Điều đáng nói, các loại hương liệu này được đựng trong bịch ni lông, chai nhựa, không nhãn mác, không nguồn gốc, không hướng dẫn sử dụng, không có thông tin nào về cấu tạo thành phần, không hạn sử dụng…
    Một số tiểu thương ở chợ Kim Biên còn tiết lộ, dù chất tạo màu cho xôi, thịt nguội, mứt, hạt dưa, tương cà là chất hóa học dùng trong công nghiệp nhưng ở đây lại bán cho người dân và cơ sở chế biến thực phẩm sử dụng trong thực phẩm. Phẩm màu đều được nhập từ Trung Quốc, khi dùng trong thực phẩm độ độc hại tới đâu người bán lẫn người mua không ai biết chắc.
    Ở Hà Nội, tình trạng buôn bán hóa chất độc hại cũng diễn ra hết sức phổ biến.. Rất nhiều hóa chất bảo quản thực phẩm như "săm - pết", "chất "tẩy đường", bột soda... có thể gây bệnh cho con người nhưng vẫn được bày bán công khai trên thị trường.
    Hầu như quầy hàng khô nào ở chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) cũng bán các loại bột phụ gia thực phẩm. Bột săm - pết được bán với giá 50.000 đồng/kg. Bột săm - pết đựng trong túi ni lông, không hề có nhãn mác chỉ dẫn thành phần, cách sử dụng, hạn sử dụng cũng như cơ sở sản xuất. Theo hướng dẫn của người bán hàng, chỉ cần pha vài thìa bột với một thùng nước, phết lên bề mặt ngoài của các tảng thịt lớn, để trong phòng thoáng mát, không cần để vào tủ lạnh, thịt vẫn được giữ tươi cả tuần, không biến màu, không có mùi lạ. Loại bột này cũng được các chủ hàng kinh doanh thủy, hải sản ưa chuộng vì có khả năng chống thối rất tốt.
    Ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội), việc mua bán hóa chất cũng hết sức dễ dàng. Một hộp soda làm mềm thịt với giá 30.000 đồng. Điều đáng nói, hộp soda này chỉ in chữ bằng tiếng Anh, đề tên là Kings. Vỏ hộp không có ngày sản xuất hay tem cho sản phẩm nhập khẩu, không có hướng dẫn sử dụng.
    Hiểm họa chết người
    Theo chỉ thị số 29/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1998, tất cả các hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Song nạn vận chuyển, buôn bán và sử dụng hóa chất nhập lậu, không rõ nguồn gốc vẫn dồn dập vào Việt Nam với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.
    Năm 2011, TP. HCM đã phát hiện 65 vụ kinh doanh hóa chất trái phép, số lượng 4.190 tấn, trong đó có 12 vụ hàng nhập lậu, 4 vụ hàng giả. Quý I/2012, TP. HCM cũng phát hiện 49 vụ, lượng hàng 450 tấn, trong đó có 2,8 tấn hàng giả, 28 tấn nhập lậu. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng hóa chất nhập lậu không bị thu giữ còn lớn hơn nhiều.
    Theo đại diện Chi cục Quảng lý thị trường TP.HCM, lực lượng chức năng vẫn thường xuyên kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh hóa chất, song các sai phạm chủ yếu xảy ra ở khâu kinh doanh hóa chất công nghiệp, riêng hóa chất sử dụng trong thực phẩm bị xử lý hầu như rất ít. Các vi phạm mà cơ quan chức năng xử lý đa số là bán hàng không có chứng từ hóa đơn, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, còn chất lượng thật giả của hóa chất thì không xử lý được vụ nào.
    Do hoá chất công nghiệp rẻ tiền, dễ mua nên nhiều người đã lạm dụng sử dụng trong chế biến thực phẩm mà không màng đến hậu quả. Chỉ cần vài nghìn đồng để mua hóa chất tẩm ướp là có thể biến đống thịt bỏ đi thành thịt tươi và bán được giá gấp hàng chục lần. Tuy nhiên, khi ăn phải thức ăn có chứa độc chất công nghiệp, người ăn dễ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, xơ gan, viên gan, ung thư máu, kể cả suy tuỷ...
    Sử dụng hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm có thể coi là tội ác. Người dân mong muốn các cơ quan chức năng mong muốn các cơ quan chức năng sớm hạn chế được tình trạng sử dụng hóa chất độc hại bừa bãi trong thực phẩm như hiện nay.

    Theo Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam
  6. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Uống nước quá nhanh tăng gánh nặng cho tim

    Uống nước ít hay uống nhiều liền một lúc hoặc làm một hơi quá nhanh để thỏa mãn cảm giác khát chỉ thêm gánh nặng cho tim.



    [​IMG]
    Nên uống 100 - 150ml nước mỗi lần và cách nhau 15 - 20 phút.

    Cứ 10kg trọng lượng cơ thể cần ít nhất 0,4 lít, nếu nặng 50kg thì cơ thể cần 2 lít nước/ngày. Nắng nóng làm tăng nhu cầu về nước do cơ thể bị mất nước qua da (tăng tiết mồ hôi) và qua phổi (tăng nhịp thở).

    Mất nước sẽ làm giảm thể tích máu, giảm máu qua thận, giảm bài tiết nước tiểu, gây rối loạn chuyển hoá trong tế bào, làm tăng urê, tăng các sản phẩm tan trong máu, giảm những chất điện giải quan trọng trong cơ thể. Nắng nóng, mồ hôi thoát ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao, nhất là với những người làm việc nặng, ngoài trời nắng. Lúc này, cơ thể cần nước để bù cho lượng mồ hôi thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể.

    Người sức khoẻ bình thường có thể uống bất cứ loại nước giải khát nào nhưng người bệnh và trẻ em nên thận trọng khi uống các loại nước chế biến công nghiệp.

    Các loại nước bán vỉa hè để giải khát, vừa tiện lợi, vừa rẻ như nước sâm, sâm bí đao, bông cúc, chanh leo, quất hay các loại trà sữa trân châu, lục trà, hồng trà với các nguyên liệu pha chế bán ở chợ hầu hết đều có nguồn gốc và hạn sử dụng không rõ ràng. Các loại nước giải khát này không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sử dụng.

    Nước trắng (nước máy, nước mưa) không màu, không mùi vị lạ được đun sôi để nguội vẫn là thứ nước uống tự nhiên và an toàn tuyệt đối, không có chống chỉ định với tất cả mọi người, rất thông dụng và hiệu quả. Sữa đậu nành, sữa tươi, sữa tiệt trùng, nước dừa tươi, nước cam vắt, nước chanh đường, nước vối, nước trà tươi... là món giải khát truyền thống nên dùng.
    Không nên nhịn uống quá lâu mà phải uống thường xuyên, ngay cả khi chưa thấy khát. Nếu vì hoàn cảnh mà không uống được, đến khi thấy khát, bạn cũng đừng uống nhiều nước ngay một lúc, mỗi lần chỉ nên uống 100 - 150ml nước, cách nhau 15 - 20 phút, uống từ từ ít một cho đến khi hết khát. Không nên uống nước ướp lạnh khi ăn thức ăn nóng, sự chênh lệch nhiệt độ làm ảnh hưởng bất lợi đối với răng, lợi, dạ dày và ruột.
    Đối với người cao tuổi, tỷ lệ nước có thể giảm tới 15%, chức năng thận giảm dẫn đến khối lượng nước lọc qua thận giảm, vị giác kém, dạ dày thường no, trung tâm điều khiển khát nước bớt nhạy cảm với nhu cầu nước của cơ thể khiến cho khát cũng không thấy muốn uống. Do vậy, người cao tuổi cũng lưu ý uống nước đầy đủ hơn để tránh thiếu nước.


    Theo Kienthu.net.vn
  7. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Bí mật 'gái miền Tây' ở bia ôm không tên



    Lũ về, những cánh đồng đầu nguồn trắng xóa như biển nước. Đường từ thị xã Cao Lãnh lên Hồng Ngự, Tân Hồng mấp mé nước vỗ óc ách 2 bên. Người dân chạy lũ dựng lều bạt kín 2 bên đường làm chỗ trú tạm chờ khi nước rút. Nhiều quán bia ôm cũng dập dềnh trong mùa lũ để kiếm sống…

    Mấy quán bia ôm không tên ở ngã ba An Long thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp không còn rộn ràng ì xèo như dạo trước nữa vì nước dâng lên cao, ai cũng bận rộn chạy lũ.

    Các em út cũng ngáp ngắn ngáp dài vì ế khách. Mấy thùng bia chủ quán để trong góc nằm buồn thiu lặng lẽ. Gái bia ôm có nhiều em ghiền bia nhưng chẳng dám uống vì tiền đâu mà trả. Với lại các em quen uống “ăn theo” khách để được trả tiền chứ có bao giờ phải móc tiền túi trả đâu?

    Xe chúng tôi vừa dừng lại, mấy em mừng rỡ, rối rít chạy ra đón, mồm miệng em nào cũng dẻo quẹo : “Trời ơi, mấy ông xã của em đi đâu mất tiêu giờ mới thấy mặt zậy?”. Dù từ thưở cha sinh mẹ đẻ tới giờ mới biết mặt nhau, nhưng em nào cũng làm như thân thiết tự kiếp trước vậy.

    Đêm “ăn chơi” trên đồng nước nổi


    Căn phòng” vách lá, sàn nhà bằng tre nằm trên cọc đóng xuống bờ kênh, mùa nước này nước lên óc ách dưới chân, di chuyển một bước, sàn tre kêu cọt kẹt.

    Phía sau mấy bụi điên điển xào xạc mỗi khi những cơn gió đuổi nhau chạy qua. Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là trong góc nhà có mấy chiếc lu (giống như cái chum ở miền Bắc) đựng đầy cá. Lu thì đựng cá lóc, lu thì đựng cá linh, lu thì cá rô…

    Lu đựng cá lóc nước văng tung tóe, cá quẫy đạp nước ồm ộp. Gần đấy là mấy bao lúa cột hờ bằng dây chuối…
    [​IMG]
    Cuộc sống người miền Tây trong mùa nước nổi - Ảnh SGTT

    Một em thò tay vào bắt 2 con cá lóc to xuống chái bếp đập đầu nấu cháo. Khoảng chừng 20 phút sau trên sàn tre đã bày biện la liệt dĩa cá, tô cháo, rổ rau, bông súng…

    Đoàn chúng tôi 4 người ngồi quanh, 4 cô nhanh nhảu chen vào thành từng cặp, xưng với nhau là “vợ chồng”!. Thế là “tình thương mến thương” bắt đầu. Bia, mồi vào, lời ra. Gió ngoài đồng nước thổi vào, mát lạnh.

    Tuy nhiên, bọn muỗi “quấy rầy” vô cùng. Một anh bạn trong đoàn đang ôm ghì “vợ” mò mẫm thì bị muỗi đốt cho một phát ngay má. Chắc là đau lắm nên anh chàng phải rút tay ra vỗ vào mặt cái “bép”, chửi thề: “Đ.M, làm mất hứng!”.

    Tiếng cười vang lên. Một em có “kinh nghiệm”, nói: “Cứ hết mình đi “chồng” thì bọn muỗi chịu thua!”. Chúng tôi chẳng hiểu gì cả, hỏi, một “em” đưa ngón tay lên miệng: “Chút nữa biết liền!”. Các “thị vợ” cười nắc nẻ.

    Quả thực, lát sau muỗi đã bớt đi nhiều. Lan, tên của một “thị vợ” giải thích: “Thấy chưa các huynh, muỗi khoái người lạ, các huynh mới tới nên chúng tấp vào chích. Giờ uống bia vào người, tụi nó lại quen mùi nên bớt chích nữa! Dô đi”.

    Tùng, người đi chung đoàn chúng tôi tuyên bố: “Giờđèn nhà ai nấy sáng nhé!” rồi quay qua ôm “vợ” nói: “Vợ chồng” mình tập trung vào “chuyên môn” nhá!”. “Vợ” Tùng cười hi hí, hưởng ứng….

    Tùng kê tai nói nhỏ, “vợ” Tùng giật nảy mình lên: “Hổng được anh ơi, có chỗ nào đâu mà “làm”! Tùng nhìn quanh, căn nhà sàn trên mặt nước chứa đoàn chúng tôi và các cô gái này đã chật lắm rồi.

    Một chiếc phòng bếp phía dưới chỉ đủ đường đi để nấu nướng. Tùng tặc lưỡi, tiếc rẻ. “Vợ” Tùng an ủi: “Ráng đến sáng mai anh nhá!”. Tùng há hốc mồm: “Kỳ vậy? Sao tối không “làm” mà “làm” vào ban ngày?”. “Vợ” Tùng: “Ban ngày thấy đường mình đi ra mấy trụ điện có gò đất cao, giờ đêm tối thui, ra đó rắn cắn chết…”.

    Chúng tôi kêu trời! Một cô kể: “Mấy anh không phải dân ở đây nên tụi em không dám đưa xuống xuồng ra mấy bụi điển điển. Vì mấy hôm trước cũng có ông khách ở thành phố xuống, ghé qua buổi tối. Ăn nhậu xong đi xuống xuồng với em. Ông “làm” quá, xuồng lật, ổng rơi xuống nước, tụi em phải mò một hồi mới vớt lên. May mà ổng không chết. Tụi em hết hồn, hổng dám “đi” dưới xuồng với khách từ thành phố nữa… Mấy anh mà có bề gì, tụi em tiêu…”. Hóa ra là vậy!

    Tôi quay qua chọc “vợ”: “Mấy em ở đây chắc kiêm nghề bán cá hay sao mà trữ cá nhiều dữ vậy?”. “Vợ” tôi mỉm cười: “Bí mật, hổng nói đâu!”. Căn vặn thế nào cô ta chỉ cười mà không tiết lộ gì cả…

    Bí mật trong đêm đồng nước nổi

    Đêm đó, ăn uống no say, chúng tôi lăn ra ngủ lại quán, nằm trên sàn tre trải chiếc chiếu ẩm ướt. Tôi vốn tửu lượng kém, nên vật vã lăn qua lăn lại không ngủ được.

    Bỗng có tiếng mái chèo khua nước mỗi lúc một gần. Và một tiếng “kịch” dưới chân cột nhà. Tiếng đàn ông vọng lên: “Lan ơi…”.

    Tiếng cô gái càu nhàu: “Mới ngủ được chút lại gọi…” và tiếng bước chân đi ra sàn nước bằng tre sau nhà.

    [​IMG]
    Nhiều cô gái miền Tây chọn nghề bia ôm, mua vui cho khách vì cuộc sống bức bách ở quê nhà - Ảnh minh họa

    Tôi bật dậy, bước nhẹ theo, lắng tai nghe. Tiếng cô gái: “Cha nội ơi, hết chỗ rộng (chứa) cá rồi! Chơi kiểu này chết tui mất!”.

    Tiếng người đàn ông: “Thông cảm đi mà cưng. Mùa nước làm gì có tiền!”. Cô gái bước xuống xuồng, mái chèo khua nước, chiếc xuồng lui ra rồi mất hút vào bóng đêm.

    Tôi căng mắt nhìn theo, mắt quen dần nên thấy mờ mờ. Ánh sao khuya lấp lánh trên đồng nước. Đom đóm bay lập lòe dọc mấy đám điển điển trên đồng nước…

    Lát sau chiếc xuồng quay lại, cập mũi vào sàn nước, cô gái bước lên. Cô lấy chiếc thau đưa xuống, người đàn ông xúc mấy con cá vào thau.

    Cô gái làu bàu: “Cá rẻ thúi, bán được mấy đồng…”. Tiếng người đàn ông giả lả: “Chịu khó làm khô để đấy, nước rút bán có giá lắm à nghe!”.

    Cô gái thở dài: “Riết rồi nhà này sập vì rộng cá và chứa lúa!”. Chiếc ghe lại quay mũi đi vào đồng nước bàng bạc ánh sao trời.

    Chợt thấy tôi đứng phía sau, Lan (tên cô gái) giật mình: “Hú hồn hú vía, giờ này sao không ngủ mà đứng đây!”.

    Tôi rít điều thuốc mà chẳng biết trả lời thế nào trong hoàn cảnh này. Cô gái đem thau cá đổ vào lu, quay ra xin tôi điếu thuốc, rít một hơi dài: “Mùa nước nổi tụi này kẹt lắm anh ơi. Khách phương xa thì ít, mà khách gần hổng có tiền. Mấy ổng đến đây trả bằng cá. Có ông chở theo mấy giạ lúa “thanh toán”, có chết tụi em không?”.

    Theo lời tâm sự của Lan, các cô gái bia ôm trong quán đều có hoàn cảnh éo le khốn khổ mới sa vào “nghề” này. Lan quê ở Tân Châu, bên kia sông Tiền, thuộc tỉnh An Giang. Bỏ chồng!

    “Vì sao?”. Lan ngậm ngùi: “Lấy nhau đẻ đưa con mà chồng em chứng nào tật nấy, ăn nhậu tối ngày. Con em sanh ra, em nằm mà không có cơm ăn. Chồng cứ theo bạn bè, làm đồng nào nướng vào rượu rồi gái. Có hôm em phải đi xin cơm hàng xóm ăn để có sữa cho con bú. Khóc hết nước mắt anh ạ. Em quyết định gởi con về ngoại rồi đi làm. Ban đầu xin vào phụ quán cho gần nhà để vài ngày về thăm con. Bà chủ thấy em được, xếp ra ngồi bàn tiếp khách… Dần dần thành ra như thế này anh ạ! Em mới về thăm con mấy hôm trước, mua cho nó được hộp sữa, gởi má em ít tiền”.

    Tôi đã nghe nhiều lời than thở của các cô gái trong thế giới bia ôm đầy rẫy như nấm, nhưng đây là lần linh cảm của tôi mách bảo cô đã nói thật lòng. Từng lời nghẹn ngào ứa ra từ trái tim héo quắt vì những bất hạnh phũ phàng của một kiếp người.

    Chuyện của Lan kể mỗi lúc một thêm cay đắng, nghẹn ngào: “Má của em cũng khổ vì ba em. Em còn nhớ hồi đó nuôi được con heo, ba đi nhậu thiếu tiền về vác bao cám má mới mua chịu về chưa kịp mở, má chạy theo giữ lại, van xin ba. Ba quay lại đạp má ngã lăn quay ra đường, vác đi bán lấy tiền uống rượu. Heo lớn, chưa kịp kêu lái, ba về bắt bỏ vào bao, vác đi. Má sụp xuống lạy ba, em còn nhớ như in lời má: “Ông ơi, ông không thương tôi thì thôi, xin ông hãy thương lấy mấy đứa con!”, ba đạp má một cái rồi vác heo đi mất.

    Lớn lên lấy chồng, chồng em ngày càng giống ba em, em sợ rồi đời em và con em cũng như má em ngày xưa. Đàn ông xứ này nhậu dữ vậy anh ạ, nhà tan cửa nát mặc kệ! May hơn là em mới có 1 đứa con, phải thoát ra kiếp làm vợ như má em khi còn kịp”…



  8. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Đời là bể khổ, qua được bể khổ là qua đời~X
  9. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Nghi tử vong sau khi ăn bắp cải trái mùa



    Sau khi ăn bắp cải nấu với mỳ tôm, anh N.T.H bị tử vong còn ông Trần H. V phải đi tẩy ruột và đã mất hôm 5/8.

    >> 100% mẫu gia cầm ở Quảng Ngãi dương tính virus H5N1
    >> Tài xế taxi đỡ đẻ cho khách

    Ăn bắp cải nấu mỳ tôm, 2 người tử vong

    Cuối tháng 7 vừa qua, khi vợ đi vắng, anh N.T.H (39 tuổi, Hà Nội) thấy có bắp cải sẵn trong tủ lạnh liền lấy ra nấu với mỳ tôm để ăn. Sau khi ăn, anh H có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, khó thở. Gia đình cho anh H. đi cấp cứu. Anh H. được truyền nước nhưng về nhà vẫn bị sốt. Hai ngày sau bí tiểu nghi bị suy thận. Trước đó, gan của anh vốn đã yếu. Vào thời điểm ăn bắp cải, anh H. đang phải dùng kháng sinh do vị viêm đường hô hấp. Chỉ vài ngày sau, anh H. bị ức chế thần kinh, không nói được gì, lịm dần và tử vong.
    Dù bác sĩ không có kết luận chính thức về việc anh H. mất do ăn bắp cải, tuy nhiên, theo gia đình anh H. có thể do anh ăn bắp cải chứa thuốc bảo vệ thực vật hay chất độc gì đó, kết hợp với thuốc kháng sinh anh đang dùng nên gây ra tử vong cho anh. Cũng trong thời gian cuối tháng 7, ông V. (hơn 60 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) cũng ăn bắp cải nấu với mỳ tôm. Sau đó, ông V. phải đi tẩy ruột. Ngày 5/8, ông V. đã tử vong. Hiện không phải mùa bắp cải ở miền Bắc, nhưng khi ra chợ, người tiêu dùng vẫn mua được bắp cải.
    [​IMG]
    Bắp cải Trung Quốc tròn, lá bắp cải xoăn.
    Theo khảo sát của phóng viên, tại các chợ như Cống Vị, Thái Thịnh (Hà Nội) ở hầu hết các hàng rau đều có mặt rau bắp cải. Bắp cải tròn, lá xanh, xoăn có giá từ 9 - 11 ngàn đồng/kg. Khi phóng viên thắc mắc, mùa này làm gì có bắp cải, chị Toán, bán hàng tại chợ Thái Thịnh nói: "Bắp cải này nhập từ Đà Lạt về, yên tâm mà ăn".

    Còn ông Phùng Bá, người chở thịt lợn từ Đan Phượng ra Hà Nội bán. Ông thường xuyên đi qua chợ đầu mối rau quả Dịch Vọng (Cầu Giấy). Ông Bá bảo: "Làm gì có bắp cải Đà Lạt ở chợ cóc, toàn từ Trung Quốc đánh sang thôi. Trên bao ni lông bọc rau cải bắp tôi thấy toàn chữ Trung Quốc". Nhiều bà nội chợ, thỉnh thoảng muốn đổi món nên vẫn mua bắp cải về ăn, thậm chí mua về để muối xổi. Bà Nhàn (Văn Cao, Hà Nội) chia sẻ: Tuần này, tôi cũng vừa ăn rau bắp cải.

    Giờ không phải mùa nên ăn không ngon, cứ thấy ngai ngái. Tốt nhất là không nên ăn. Còn chị Phương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, chị vừa mua bắp cải ở siêu thị Metro với giá 14 ngàn đồng/kg. Chị rất cẩn thận khi mua các loại rau. Vì vậy, chị vào siêu thị mua cho an tâm, dù giá cả có đắt hơn so với ở chợ. Bắp cải ẩn chứa nhiều nguy cơ
    [​IMG]
    Bắp cải miền Bắc thường dẹt, lá mỏng
    Theo ông Nguyễn Quốc An, chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt, mùa của bắp cải rộ nhất vào tháng 10 đến tháng 12, thậm chí tháng 1 dương lịch. Cụ thể, vụ Đông Xuân gieo sớm vào tháng 10 - 11 sẽ thu hoạch vào tháng 1. Thời điểm này, giá bán cao nhưng năng suất thấp. Gieo chính vụ vào tháng 11 - 12 sẽ thu hoạch vào tháng 2. Vào thời gian này, cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh. Gieo muộn vào tháng 1- 2 và thu hoạch vào tháng 3 - 4 vì trời không mưa nhiệt độ cao lượng nước cung cấp cho cải rất lớn, sâu bệnh phát triển nhiều nhất là sâu tơ.
    Có thể do bắp cải đã được tưới bằng phân tươi, nước bẩn không qua xử lý nên có khuẩn E.coli. Nhưng dù nhiễm khuẩn này, nếu đun chín rau, thì vi khuẩn này bám trên rau sẽ chết. Nhưng ăn bắp cải bằng cách muối, ăn tái (nhiều người thích ăn tái) thì nguy cơ nhiễm E.coli rất lớn. Nghi tử vong sau khi ăn bắp cải trái mùa Ông Nguyễn Quốc AnNếu trồng trái vụ vào tháng 4 - 5 thu hoạch vào tháng 7 sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh thối nhũn. Vì vậy, nông dân phải dùng nhiều thuốc trừ bệnh, rất không an toàn cho người sử dụng. Ông An nói: "Đang là mùa hè, ở Hà Nội mà có bắp cải thì dứt khoát phải được đưa về từ vùng lạnh. Có thể là Đà Lạt hoặc Trung Quốc". Đưa từ Trung Quốc vào mà không được cơ quan chức năng kiểm soát thì khó lường được nguy cơ.

    Phân tích về khả năng bị nhiễm khuẩn E.coli, ông An cho rằng, có thể do bắp cải đã được tưới bằng phân tươi, nước bẩn không qua xử lý. Nhưng dù nhiễm khuẩn E.coli, nếu đun chín rau, vi khuẩn bám trên rau sẽ chết. Nhưng ăn bắp cải bằng cách muối, ăn tái (nhiều người thích ăn tái) thì nguy cơ nhiễm E.coli rất lớn.

    Về việc ăn bắp cải có thể nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, ông An cho rằng: Nếu nông dân phun thuốc nội hấp trong danh mục Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép và tuân thủ đúng thời gian cách ly thì người tiêu dùng ăn cũng không sao. Nếu thời gian cách ly không đúng, cũng chưa thể gây ra tử vong ngay. Mà tùy từng loại thuốc, tùy thời gian cách ly, thuốc sẽ gây ngộ độc lâu dài, tích trong lũy trong cơ thể và gây bệnh, có thể là ung thư.

    Chị Cao Thu Hương công tác tại một công ty thuốc thú ý còn cho biết: "Tôi nghe nói người ta còn phun thuốc diệt chuột vào bắp cải, vì chuột ăn rau này nhiều". Khi hỏi ông An về vấn đề này, ông nói: "Tôi chưa thấy nông dân phun thuốc diệt chuột vào bắp cải. Tuy nhiên, thực tế thì chuột đồng khi đói sẽ ăn cả rau quả. Vì vậy, có khả năng việc trên là sự thật. Nhưng nếu thế thì rất nguy hiểm vì thuốc chuột có thể gây chết người ngay".

    Về việc bắp cải Trung Quốc được bán tại các chợ, chuyên gia này cho rằng: Trước đây đã có thông tin cải thảo Trung Quốc phun formal để bảo quản. Giờ nếu họ có dùng thêm chất gì cũng rất khó kiểm soát. Có thể những cái chết thương tâm trên là lời cảnh tỉnh cho các bà nội trợ khi có thói quen ăn bắp cải nói riêng và rau củ quả trái vụ nói chung.

    Bởi khi trồng trái vụ, nông dân phải phun nhiều chất bảo quản. Chưa kể nếu bắp cải từ Trung Quốc vào Việt Nam, thời gian vận chuyển dài nên cần được bảo quản khỏi vi trùng, nấm nhằm chống thối. Kết luận lại, ông Nguyễn Quốc An tư vấn nên ăn bắp cải chính vụ sẽ an toàn và mua rau ở những cửa hàng, hợp tác xã uy tín.
    Ngộ độc bắp cải Trung Quốc muối Một vụ ngộ độc thực phẩm lớn bùng phát ở Hokkaido, Nhật Bản làm 103 người cùng một triệu chứng nôn, tiêu chảy sau khi ăn bắp cải muối Trung Quốc sản xuất vào cuối tháng bảy bởi một công ty ở Sapporo. Vụ ngộ độc này khiến sáu phụ nữ đã chết ở Sapporo và Ebetsu. Trong đó có 1 bé gái 4 tuổi sau khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm do đã ăn bắp cải muối nhiễm vi khuẩn E. Coli.

  10. SongXanh61

    SongXanh61 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/04/2011
    Đã được thích:
    13.021
    Cuộc sống muôn màu, Tiền là tất cả, buồn....~X~X
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này