Sức khỏe và cuộc sống

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi khanhbd, 06/08/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4964 người đang online, trong đó có 450 thành viên. 19:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35264 lượt đọc và 438 bài trả lời
  1. thaonguyengreen

    thaonguyengreen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2012
    Đã được thích:
    7.624
    giờ vào siêu thị lớn mua cũng phải xem hàng kỹ mới mua đó anh.Tự mình học cách bảo vệ thôi.Không nghe quảng cáo thổi phồng
  2. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    La phù thuộc hà tây ngày xưa và hà nội 2 ngày nay anh ạ, từ hà nội có nhiều đường vào đây anh ạ
  3. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Cám ơn em đã nhắc nhỡ anh. Em quê ở Huế à ?
  4. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    OK, cám ơn em.
  5. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    anh định đi đến đấy à anh
  6. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Chỉ hỏi cho biết thôi em à, bởi anh chưa có ý định buôn bán hàng nhái :-bd
  7. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    ok biết để mà tránh anh ạ hồi tháng 5 em đi qua đấy thấy bánh kẹo và nhiều đồ khác vứt đầy và có ô tô đến chuyển đi nơi khác tiêu thụ anh ạ
  8. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Những "ông trùm" thịt bẩn tại Việt Nam

    Từ Bắc tới Nam, đâu cũng có những 'ông trùm' chuyên buôn bán thịt bẩn với nhiều mánh khóe qua trạm khi vận chuyển hàng, đồng thời có 'công nghệ' buôn bán khép kín, tay mơ không thể chen chân được.



    Theo tìm hiểu, loại thịt bẩn chủ yếu được vận chuyển lậu bằng xe khách từ các tỉnh phía Bắc vào Nam. Mỗi ngày, các “ông trùm” chuyên chở và phát tán mặt hàng thịt bẩn đi khắp nơi, trong đó TP.HCM là nơi tiêu thụ hàng mạnh nhất.


    Hai "ông trùm" ở đất Bắc


    Chiều 20.9, đoạn quốc lộ 1 ngay chân cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) đã có hàng chục bao tải, thùng xốp đựng đủ loại thịt, nội tạng để vận chuyển vào miền Trung, miền Nam, đặc biệt là TP.HCM. Các xe khách vừa trờ đến, lập tức phụ xế và chủ hàng ra mở thùng xe nhồi hàng. Ông Lễ - một người bán nước ven đường - cho hay ngày nào cũng có xe khách tấp vào chở thịt trâu bò cũng như gà vịt vào TP.HCM.


    [​IMG]
    Trùm Dũng (người đội nón) chuyển hàng từ chân cầu Giẽ (Phú Xuyên, Hà Nội)
    lên xe khách để đưa vào các tỉnh phía Nam


    Ông Dũng (đầu mối thu gom hàng ở Phú Xuyên) cho hay: “Buôn hàng này không phải ai cũng làm được, rất dễ bị bắt dọc đường”. Nói xong, ông Dũng cùng hai người nhanh chóng đưa cả thảy sáu thùng xốp nhồi vào gầm xe khách chất lượng cao. Chiều hôm sau, ông Dũng tiếp tục gửi bốn thùng xốp đựng hàng trăm ký chân và đuôi trâu bò lên một chiếc xe khách về Đà Nẵng. Hầu như mỗi ngày ông Dũng đều đưa hàng trăm ký hàng qua xe khách chất lượng cao, trung bình mỗi tháng lên đến gần chục tấn hàng.


    Theo ông Dũng, mặt hàng mà ông buôn bán đang khan hiếm, nhiều khách hàng ở tận TP.HCM phải tìm đến tận nơi trữ hàng của ông để mua. Theo tìm hiểu, ông Dũng là một đầu nậu thu gom có tiếng ở khu vực huyện Phú Xuyên. Nơi trữ hàng của ông Dũng ở thôn Bái Đô (xã Tri Thủy, Phú Xuyên). Trong kho chứa hàng tấn chân, đuôi, xương trâu bò được thu gom từ những hộ giết mổ lậu quanh khu vực. Chiều 26.9, cạnh kho lạnh chứa hàng của ông Dũng, một nhân công hối hả lấy hàng trăm ký chân bò (đã lọc xương) ngâm nước vứt ra sân, ruồi nhặng bu kín. Nước thải chảy ra khu vực cống rãnh cạnh kho lạnh bốc mùi hôi nồng nặc. Khoảng 15 phút sau hàng đã được đóng vào sáu thùng xốp, chuyển ra cầu Giẽ đưa lên xe khách.


    Tương tự, ông Tuấn, một đầu mối chuyên thu gom chân, đuôi trâu bò cũng ở thôn Bái Đô, nói: “Tôi làm nghề này cả chục năm rồi. Ở đây không ai qua được tôi về số lượng thu gom, ngày nào ít nhất cũng 400-500kg đuôi trâu bò, mấy tháng cuối năm số lượng hàng lớn hơn nhiều”. Trong cuốn sổ ghi chép các mối hàng chuyển vào TP.HCM bằng xe khách của ông Tuấn có ghi: bỏ mối cho ông Tâm ở ngã tư Ga (quận 12) và ông Phương (quận 8)...


    Nguồn hàng của các trùm ở huyện Phú Xuyên chủ yếu lấy từ lò giết mổ trâu bò ở hai thôn Bái Đô và Cổ Liêu, nơi đây trung bình có 400-500 con trâu bò giết mổ mỗi ngày.


    "Trùm" vú heo ở TP.HCM


    Không chỉ thu gom từ các lò giết mổ ở khu vực phía Bắc, loại chân trâu bò, vú heo thối... còn được “đặt hàng” từ Trung Quốc và vận chuyển lén lút bằng đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Lạng Sơn. Ở cửa khẩu Lạng Sơn, bà trùm Dư (39 tuổi, quê Bắc Giang) nổi tiếng là đầu mối tập kết các loại hàng vú heo, chân gà, chân trâu... cho các mối ở TP.HCM.


    Tại TP.HCM, lò của bà Hà (tên thật là Hà Dung, 60 tuổi, khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức) là một trong những điểm lấy hàng từ Lạng Sơn đưa về. Lò bà Hà có tiếng gần cả chục năm, chuyên cung cấp mặt hàng vú heo. Căn nhà nơi bà ở đồng thời là nơi nhận hàng luôn kín cổng cao tường. Ngoài việc bán hàng cho mối lẻ, bà Hà còn đóng khay để cung cấp cho các công ty, mỗi lần bán được khoảng 1 tấn. Trước đây, bà Hà cũng là một mối vận chuyển hàng bằng xe khách. Loại thịt bẩn được vận chuyển bằng đường mòn qua các tỉnh Tây nguyên rồi về TP.HCM.


    Tối 22.9, bốn người làm của bà Hà chạy ra một bến xe cóc gần ngã tư Bình Phước nhận bốn thùng xốp nội tạng heo. Hàng vú heo của bà Hà được lấy từ Lạng Sơn, vận chuyển lén lút từ Trung Quốc qua, chuyển vào TP.HCM bằng đủ phương tiện xe khách, xe container. Bà Hà cho biết đầu năm đến nay bà bị bắt nhiều chuyến hàng lớn, thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng.


    Trong TP.HCM, bà Hà thiết lập một hệ thống mạng lưới mối hàng khắp các quận huyện và “phủ sóng” ra một số khu vực lân cận như Dĩ An (Bình Dương), Đồng Nai... Thậm chí hàng của bà Hà còn rải ra khắp cả Phú Quốc (Kiên Giang), Cà Mau. Riêng TP.HCM, bà thường phân phối vú heo cho ông Văn (ngụ Bình Chánh) và Trà Béo (ngụ Bến Ba Bình, quận 8). Trà Béo là mối hàng lấy vú heo của bà Hà từ ngày bà bắt đầu hành nghề. Vợ chồng Trà Béo có ba con, thuê nhà bán vú heo cho các quán nhậu ở quận 8. Mỗi tháng Trà Béo bán được khoảng 1 tấn hàng.


    Bà Hà kể: “Hiện tui có bốn mối chính, hằng tháng mỗi mối lấy hơn 4 tấn, giá 120.000 đồng/kg. Hàng toàn nhập từ miền Bắc”. Để tránh cơ quan chức năng kiểm tra, lò vú heo của bà Hà thường vận chuyển hàng bằng xe máy.


    Khoảng 16h ngày 23.9, bà Hà bắt đầu cho người làm chuyển vú heo đi tiêu thụ. Người đầu tiên chuyển hàng là một thanh niên dùng xe máy chở một thùng xốp đựng vú heo chạy đến cách chợ Thủ Đức khoảng 2km thì rẽ vào con hẻm nhỏ và dừng lại trước số nhà 21-22 (đường 15, khu phố 1, phường Linh Đông, quận Thủ Đức). Tại đây, số vú heo trong thùng được đưa sang một xe máy khác rồi chở thẳng về chợ Thủ Đức.


    Chuyến hàng đầu tiên đi được một lúc, một thanh niên khác cũng chạy xe máy chở một thùng xốp chứa vú heo từ lò bà Hà đi giao hàng cho một đầu mối ở ấp 1, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Đây chính là điểm trung gian phân phối hàng do vợ chồng ông Văn làm chủ. Bà Hoa (vợ ông Văn) cho biết thường xuyên lấy hàng của bà Hà, bán lại cho các quán nhậu khu vực quận Bình Tân và H.Bình Chánh.


    “Trùm” gà chết


    Ngày 10.9, chúng tôi tiếp cận điểm mua gà chết của ông Hạnh “gà” (nằm cách ngã ba Dầu Giây khoảng 5km, thuộc xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Tại lò Hạnh “gà” có sáu người ngồi hì hục mổ bụng hơn 500 con gà chết vừa được thu gom từ các nơi về. Giữa nền gạch nhoe nhoét hỗn độn, hàng trăm con gà chất đống, trong đó nhiều con chuyển màu bầm tím, chết cứng. Do hằng ngày số lượng gà chết đưa về nhiều nên ông Hạnh phải sắm cả máy vặt lông gà.


    Ông Hạnh “gà” có một xe tải loại lớn thường xuyên đi thu gom gà bệnh, gà còi từ các trại chăn nuôi ở xã Gia Kiệm và các xã lân cận. Giá mua khá bèo, từ 17.000-18.000 đồng/kg, ông Hạnh đem về làm thịt bán với giá 20.000-25.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày lò Hạnh “gà” giết mổ khoảng 500 con gà. Hàng của ông Hạnh “gà” chủ yếu là gà công nghiệp nhưng lại trộn bán với gà ta để nâng giá, nhất là để phù hợp với thị hiếu khách hàng ở TP.HCM. Các mối nhận hàng của ông Hạnh “gà” để làm gà nướng bán giá 100.000-200.000 đồng/con.


    Cũng ở Đồng Nai, sau đó ba ngày, chúng tôi tiếp tục thâm nhập điểm mua gà chết của bà Hòa (thuộc ấp 3, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom). Tại đây có hàng chục thùng xốp loại lớn (mỗi thùng chứa trên 300kg), chứa hàng tấn thịt gà chết đã được “phù phép”. Mỗi tuần bà Hòa thu gom hàng tấn gà chết ở khắp nơi về giết mổ và bán lại cho các mối sỉ ở TP Biên Hòa và tỉnh Long An. Bà Phước (ở xã Gia Kiệm) là một mối hàng thường xuyên của bà Hòa. Bà Phước thường lấy hàng về bán lại cho mối bán quán cơm gà chiên trên địa bàn Đồng Nai.


    Giá thu gom gà chết từ các trang trại chỉ khoảng 6.000 đồng/kg nhưng bà Hòa bỏ mối với giá 15.000-16.000 đồng/kg. Thông thường, mỗi ngày hai lần chồng bà Hòa lái xe tải đi gom gà chết khắp các trang trại quen biết. “Lò” thu gom gà chết của bà Hòa còn có “hợp đồng” bao tiêu gà chết với các trang trại, nên không ai có thể chen ngang.


    Nói về vận chuyển hàng đi giao mối, bà Hòa chắc lưỡi: “Gà chết làm gì có giấy kiểm dịch. Điều quan trọng là phải biết cách né”.


    Mánh khóe tuồn hàng


    Các mặt hàng như chân, đuôi trâu bò trong huyện Phú Xuyên được những đầu mối lớn như ông Tuấn, ông Dũng thu gom từ “lò” mổ lậu. Thâm nhập các điểm tập kết này, chúng tôi thấy nhiều cảnh tượng kinh hoàng, phân trâu bò vương vãi, mùi hôi thối nồng nặc.


    Ông Tuấn tiết lộ: “Bây giờ vận chuyển hàng khó hơn trước, phải xé lẻ ra gửi mỗi xe mấy thùng để tránh bị phát hiện. Tôi đã bị bắt hàng mấy lần, mất tổng cộng gần 100 triệu đồng”. Ông Tuấn còn thừa nhận: “Có thể tự lo được giấy tờ kiểm dịch”.


    Chiều 26.9, sau khi đóng năm thùng xốp, ông Tuấn lấy kéo cắt những tờ giấy khổ A4 thành những mảnh nhỏ, trên mỗi mảnh giấy có nội dung: Chi cục Thú y Hà Nội, có đóng dấu tròn màu đỏ ghi Trạm thú y huyện Phú Xuyên.


    Ông Tuấn nói: “Tem và giấy kiểm dịch bên thú y Phú Xuyên chỉ cấp trước ba ngày. Mỗi lần cấp ba tờ, nhưng nghe nói đang có kiểm tra đột xuất nên đêm qua chỉ cấp một tờ cho hôm nay”. Ông Tuấn dùng băng keo dán tem vào hai bên nắp thùng và giải thích: “Gắn như thế này không ai dám rạch thùng. Phải có lệnh nó mới dám kiểm tra”.


    Lần theo mối nhận hàng của ông Tuấn ở TP.HCM, chiều 29.9 chúng tôi tới nơi chứa chân, đuôi trâu bò trong nhà riêng của ông Tâm ở hẻm 283 Nơ Trang Long (P.13, Q.Bình Thạnh). Ông Tâm mở nắp thùng xốp giới thiệu số đuôi bò mới chuyển từ Hà Nội vào, giá 107.000 đồng/kg. Nhà ông Tâm có đến sáu tủ lạnh loại lớn, đều chứa các phụ phẩm từ trâu bò như: chân, đuôi, xương, pín...


    Xung quanh nhà đặt ngổn ngang thùng xốp chứa hàng nồng nặc mùi hôi. Ông Tâm có đến gần 20 mối cung cấp rải rác ở một số tỉnh miền Bắc. Những mối này thường chuyển hàng bằng xe khách vào đến ngã ba Trị An (tỉnh Đồng Nai), sau đó ông Tâm dùng xe lôi thùng để nhận hàng và chuyển đi tiếp. Ông Tuấn ở Phú Xuyên chỉ là một trong những mối cung cấp hàng cho ông Tâm. Mỗi ngày, các mối đưa về cho ông Tâm 700-800kg phụ phẩm trâu bò, ông Tâm bỏ mối lại cho các nhà hàng, quán phở ở quận Bình Thạnh.


    Theo Tuổi Trẻ
  9. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    [​IMG]
    Thứ Hai, 08/10/2012 --- cập nhật 09:53 GMT+7
    Nhiều cửa hàng ăn uống, quán nhậu hiện nay vẫn thường sử dụng các loại dầu ăn rẻ tiền dạng bán theo can, bình không thương hiệu với giá cực rẻ.
    Đây là hàng được sản xuất từ các loại dầu nguyên liệu phức tạp, kể cả dầu thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, sau đó dùng hóa chất để xử lý khử mùi, tạo màu, các loại mỡ bẩn ôi thối… Đáng lo ngại là loại dầu, mỡ này tiềm ẩn rất nhiều chất độc có thể gây ung thư.
    Dầu ăn trôi nổi bán tràn lan
    Rất nhiều các nhà hàng quán ăn hiện nay sử dụng loại dầu ăn trôi nổi không nhãn mác, bởi những loại dầu này thường giá rẻ hơn các loại dầu ăn có nhãn mác rất nhiều. Vậy loại dầu ăn bán trôi nổi tại các chợ hiện nay từ đâu ra? Câu trả lời là có rất nhiều nguồn. Mỡ, dầu ăn đã qua sử dụng tại các nhà hàng, khách sạn… bị cháy đen, bốc mùi được một số cơ sở thu mua, lọc cặn và bán lại cho các cơ sở chế biến thực phẩm dùng để chiên, rán các sản phẩm như: quẩy, ngô, bánh…
    Trưởng phòng kinh doanh của một công ty dầu ăn cho biết: Người ta còn nhập cả nguồn dầu cải giá rẻ từ Trung Quốc, trong đó có cả dầu cải đã qua sử dụng được các nhà máy ở nước này thải ra… Nguồn nguyên liệu này sẽ được xử lý bằng nhiều loại hóa chất khử mùi, tạo màu… để cho ra loại dầu vàng ươm mà nếu nhìn thoáng qua chẳng thua gì dầu ăn của các hãng dầu sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất hoặc đăng ký một nơi nhưng lại sản xuất ở một địa chỉ khác để qua mặt cơ quan chức năng.

    [​IMG]


    Bên cạnh đó hiện nay mỗi ngày các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất bánh snack, mì gói, gà rán, mít sấy… thải một lượng lớn dầu ăn đã sử dụng. Doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để tiêu hủy loại dầu thải này để không ảnh hưởng đến môi trường, thông qua một số công ty chuyên đi tiêu hủy. Tuy nhiên, đường đi để tiêu hủy những loại dầu này thực tế không ai kiểm soát được và cũng không loại trừ khả năng loại dầu thải này được phù phép thành dầu ăn và tái sử dụng.
    Đáng sợ mỡ nước
    ******* TP Hà Nội đã từng phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển mỡ nước không rõ nguồn gốc tại một cơ sở ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội chuyên mua dầu, mỡ bẩn để tái sử dụng chế biến thực phẩm. Theo lời ông Ngô Văn Dũng (SN 1980), trú tại xã La Phù, huyện Hoài Đức, gia đình ông thường thu mua mỡ, dầu ăn “bẩn” của các nhà hàng, quán ăn, khách sạn trên địa bàn Hà Nội với giá khoảng 4.000 đồng/kg. Sau khi thu mua, số mỡ trên được đổ vào bể chứa, lọc cặn qua lớp lưới vải để lấy mỡ trong - mỡ loại 1. Số mỡ này sẽ được dồn vào chiếc thùng sắt lớn và các thùng phuy, sau đó chiết dần ra can nhựa để bán cho các cơ sở chế biến thực phẩm.
    Gần đây, cơ quan chức năng Hà Nội cũng phát hiện khoảng 3 tấn mỡ bẩn đang chở trên xe tải ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô. Lái xe khai nhận nguồn hàng này lấy từ huyện Thường Tín. Tiếp đó, ngày 12-9, tổ công tác liên ngành kiểm tra kho hàng của một công ty TNHH trên địa bàn huyện Đông Anh phát hiện mỡ bò, mỡ lợn thứ thì đông đặc, thứ thì ở dạng lỏng được đựng trong các bao tải chất đống trong kho.
    Cũng do giá dầu ăn tăng cao nên hiện tượng sử dụng mỡ động vật, chủ yếu là mỡ lợn để chế biến thức ăn đang phổ biến trở lại. Tại các chợ bán khá nhiều mỡ nước. Loại mỡ này được đóng trong can nhựa với giá từ 15.000-20.000 đồng/lít. Nguyên liệu chế biến mỡ nước là nguồn mỡ lợn được thu gom tại các chợ đầu mối, các lò giết mổ, các quầy thịt ở các chợ cuối ngày, trong đó không loại trừ lợn chết, lợn bị dịch bệnh. Số mỡ này hầu hết đều có màu nhợt nhạt, thâm tím, bốc mùi khó chịu, ruồi bâu dày đặc. Theo một tiểu thương, do mỡ đã để cả ngày không được bảo quản, hơn nữa trong số mỡ đang chờ người đến nhận có cả mỡ của ngày hôm qua để lại nên việc bốc mùi là điều không tránh khỏi.
    Thông thường, mỡ lợn khi nấu chảy thành nước chỉ sau một thời gian ngắn sẽ bị cô đặc nên các cơ sở chế biến thường sử dụng hóa chất chống kết đông và một số chất phụ gia khác để bảo quản. Nguồn phụ gia trôi nổi này khi xâm nhập cơ thể sẽ gây hại khó lường. Ngoài ra, theo cơ quan thú y, do nguồn mỡ thu mua từ nhiều nguồn, nhất là từ các lò giết mổ, chợ chiều nên nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, chất bẩn là rất cao. Đây cũng là nguồn lây lan dịch bệnh rất nguy hiểm...
    Nguy cơ gây ung thư
    Dầu thực vật về nguyên tắc chỉ sử dụng một lần, không được tái sử dụng. Thế nhưng trong thực tế, tình trạng dầu ăn thải loại của một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm được tuồn ra thị trường, sau đó người mua đem tái chế, tinh lọc bằng các phương pháp, có cả việc cho hóa chất độc hại vào để xử lý rồi bán ra thị trường.
    Loại dầu này rất độc bởi về mặt hóa học, dầu ăn khi đã đun ở nhiệt độ cao sẽ chuyển từ dạng cit (có lợi cho sức khỏe) sang dạng trans (không có lợi). Nhiều cấu trúc dạng trans kết hợp lại sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư. Người ta còn pha chế cả các loại dầu nguyên liệu vốn không được dùng trong thực phẩm như dầu lanh, dầu cọ… (thường chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Loại này rất có hại đối với sức khỏe con người.

    BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: Dầu ăn là thực phẩm dễ bị ôxy hóa các axít không no, nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần, khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư. Khi chúng ta ăn phải các thực phẩm cháy, vỡ vụn là đưa vào cơ thể các chất phosphor, lưu huỳnh, sẽ rất độc hại.


    Theo An Ninh Thủ Đô

  10. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Kinh hoàng bắp luộc với pin

    Bắp luộc bán khắp hang cùng ngõ hẻm ở TP.HCM với giá rất rẻ, chỉ 1.500-2.500 đồng/trái, trông thơm ngon, bắt mắt nhưng được nấu với muối diêm, đường hóa học, thậm chí cả... pin.


    Tại chợ bắp ngã ba Bầu, ấp Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn - TP.HCM, vào buổi chiều hằng ngày, hàng trăm phương tiện - từ xe tải nhỏ, xe ba gác đến xe máy… - đến để lấy hàng. Bắp ở đây chỉ bán với giá 700-800 đồng/trái. Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc bắp, một người bán khẳng định: “Đây là hàng Việt Nam chất lượng cao, yên tâm đi!”.


    [​IMG]
    Bắp luộc tại hẻm 249 Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú - TP.HCM
    Hẻm bắp luộc

    Theo chân một người đàn ông đi xe ba gác lấy hàng tại chợ bắp ngã ba Bầu, chúng tôi đến hẻm bắp luộc ở hẻm 249 Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Phú - TP.HCM. Hơn 100 nồi bắp bày ngoài con hẻm nhếch nhác đang sôi sùng sục. Để bắp ngay trên nền đất rồi dùng dao chặt cùi, một phụ nữ cho biết: “Giờ này ít người luộc bắp vì bán buổi chiều và tối không được nhiều. Bình thường, chúng tôi luộc từ 2h để kịp bán buổi sáng”.

    Hẻm bắp luộc có khoảng 40 hộ dân, sống trong những căn nhà thuê xập xệ. Trời chập choạng tối, hàng chục xe máy, xe ba gác bắt đầu chở bắp về để chuẩn bị luộc hôm sau bán. Thông thường, mỗi hộ lấy khoảng 10 bao bắp/ngày, mỗi bao 500 trái. Với mỗi trái bắp luộc giao cho người bán, họ lời khoảng 500-600 đồng. Như vậy, với công việc luộc bắp, mỗi ngày, một hộ thu nhập 300.000 – 400.000 đồng.

    Trong khi trò chuyện, chúng tôi thấy một người đàn ông cho một số chất gì đó vào nồi bắp luộc. Khi chúng tôi ngỏ ý muốn học cách luộc bắp cho thơm ngon, trông bắt mắt, để được lâu; đồng thời cam đoan sẽ tự đi bán tại một địa bàn khác “không đụng hàng”, ông ta chần chừ một lúc rồi chỉ tay vào những hũ để lổn ngổn bên cạnh, nói ngắn gọn: “Thì cứ luộc với muối diêm, đường hóa học...”.

    Trong khi đó, những người bán bắp luộc trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp - TP.HCM còn có một “bí kíp” để bắp mềm hơn, nhanh chín hơn. Đó là luộc bắp chung với... pin!

    “Bí quyết” đáng ngại

    Tại chợ Kim Biên, quận 5 - TP.HCM, khi chúng tôi hỏi mua loại hóa chất dùng để luộc bắp nhanh mềm và lâu ôi thiu, người bán đưa ra một bọc màu trắng không nhãn mác, không hạn sử dụng, không nơi sản xuất và giới thiệu là muối diêm, giá 110.000 đồng/kg.

    “Những người luộc bắp đều dùng muối diêm để tiết kiệm thời gian, chỉ cần khoảng 2 muỗng cà phê cho một nồi 200 trái. Tuy nhiên, muốn bắp càng lâu ôi thiu thì bí quyết là phải cho càng nhiều muối diêm vào. Bắp bán không hết hôm nay có thể để bữa sau hấp lại, trông vẫn tươi mới, thơm ngọt” - người bán hàng quả quyết.

    Những người bán hóa chất ở chợ Kim Biên cho biết loại đường hóa học mà người luộc bắp thường mua sử dụng là Tang Jing của Trung Quốc, có cánh to gần bằng hạt đậu xanh, độ ngọt gấp 500 lần đường cát bình thường, giá khoảng 90.000 đồng/kg. Theo tìm hiểu của chúng tôi, loại đường hóa học này không có trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam, vì có thể gây ra ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền...

    Coi chừng rước bệnh

    PGS-TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, khẳng định pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào, nhất là lại cho trực tiếp vào nồi để luộc bắp với mục đích nhanh nhừ. Pin chủ yếu chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium… nên đặc biệt độc hại đối với não, thận, hệ thống tiêu hóa, sinh sản của con người. Dù ở hàm lượng nhiều hay ít, người sản xuất thực phẩm tuyệt đối không được cho pin vào vì nó sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

    Theo bà Sửu, muối diêm dù là hóa chất được phép sử dụng trong thực phẩm nhưng các nhà khoa học luôn khuyến cáo về tính độc hại của nó nếu dùng quá liều. “Khi cho phép sử dụng, các nhà khoa học đã đưa ra ra những khuyến cáo cụ thể về hàm lượng. Tuy nhiên, những người luộc bắp chắc chắn không thể biết được tỉ lệ như thế nào là an toàn cho sức khỏe. Với muối diêm, nếu dùng quá giới hạn cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa thành chất gây ung thư, nhất là ung thư gan, dạ dày” - bà Sửu cho biết.

    Theo Nld.com.vn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này