Sức khỏe và cuộc sống

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi khanhbd, 06/08/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3530 người đang online, trong đó có 148 thành viên. 00:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 35226 lượt đọc và 438 bài trả lời
  1. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Bài thuốc trên là của bạn laycacbac

    laycacbac
    không nghe chim lợn kể chuyện ko nghe bìm bịp trình bày
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:49, 17/03/12


    Được cảm ơn 2383 lần

    [​IMG]Bỏ theo đuôi

    [​IMG] Hôm nay, 21:51 #4 Trích:
    baihat1 viết lúc 21:45 - 04/10/2013 [​IMG]
    Theo thông tin mà BVI nhận được từ một cố vấn chính sách của Obama ,,,
    thoả thuận giữa 2 đảng đang có những tiến triển tốt đẹp ,,, 1 mũi tên bắn trúng 2 đích

    1/ Mở cửa CP trở lại vào đầu tuần tới
    2/ Nới trần nợ công

    có những lúc Oba doạ dùng quyền Tổng thống giải tán hạ viện tránh cho 1 nước Mỹ đổ vỡ
    Căng thẳng đế phút chót ... cãi nhau kịch liệt, cuối cùng cũng OK .... đang soạn văn bản trình ký [r2)][r2)][r2)]

    Ra hết PVT chưa cụ.............

    Thuốc nam chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả
    Link: http://muare.vn/threads/83/2289992/




    1 người đã cảm ơn bài viết hữu ích: khanhbd (Hôm nay)



    Loan tin | Báo vi phạm
  2. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Đúng rồi anh, nếu không có đau thì không nên mổ, chỉ khi nào đau quá và gây viêm thì mới nên mổ thôi ạ, có bà cụ là mẹ của bác sĩ bị sỏi mật nhiều năm mà đến năm 89t mới bị đau, lúc đó cụ mới mổ đó anh. Anh không nên nhậu ạ :)
  3. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Ok, cám ơn bạn.

    Mổ thì đơn giản lắm, cắt bỏ là xong :-bd
  4. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Triệu chứng nguyên nhân cách điều trị chữa khỏi bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường là căn bệnh phổ biến của xã hội hiện nay, để có một cái nhìn tổng quan và bản thân mỗi người mắc bệnh tiểu đường có thể tự trả lời được các câu hỏi như sau:

    Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có chữa được không? bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nên ăn gì? bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có lây không? thực phẩm gì tốt cho bệnh tiểu đường (đái tháo đường)? chữa khỏi bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ở đâu? bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ăn hoa quả gì? cách nào chữa khỏi bệnh tiểu đường (đái tháo đường)? bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nên ăn gì kiêng gì?


    [​IMG]
    đo đường huyết trong máu​
    Chúng ta phải hiểu rõ thế nào là bệnh tiểu đường cũng như nguyên nhân, triệu chứng bệnh lýcách điều trị khi bị mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
    Xem chi tiết bài thuốc nam hay chữa bệnh tiểu đường dứt điểm từ thang thuốc nam lành tính tại Nhà Thuốc An Dược
    Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
    [​IMG]
    Sơ đồ cấu tạo nội tạng của con người​
    Nhiều yếu tố quyết định bệnh tiểu đường như gen, môi trường, ăn uống, vận động thể lực, stress…Các bệnh nhân khi bị tiểu đường luôn luôn có những lo lắng, tù túng hoặc thậm chí suy nghĩ tiêu cực càng làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Với lối sống hiện đại ngày nay, đái tháo đường gần như đã xuất hiện ở mức độ phổ biến vì vậy Chữa khỏi bệnh tiểu đường là mong đợi của nhiều người mắc bệnh.
    Có ba loại tiểu đường chính:
    Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) type 1

    Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Trong tiểu đường (đái tháo đường) type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Lý do: hệ thống miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn đã tấn công các tế bào trong tuyến tuỵ làm cho tế bào tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.
    Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) type 2

    Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Thông thường, với bệnh tiểu đường (đái tháo đường) type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường (đái tháo đường) type 2.
    Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thai kỳ

    Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường type 2 sau này.
    [​IMG]
    Tăng cân bất thường kèm theo mệt mỏi là một trong những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh tiểu đường​
    Xem chi tiết thông tin chữa bệnh tiểu đường từ bài thuốc nam lành tính.
    Triệu chứng bệnh tiểu đường

    Có rất nhiều triệu chứng khi mắc bệnh tiểu đường nhưng về cơ bản có thể nhìn rõ nhất 7 triệu chứng chính:
    1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
    2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
    3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
    4. Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
    5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
    6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
    7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.
    Tiền tiểu đường (đái tháo đường)

    Hàng triệu người có khả năng bị tiền đái tháo đường. Tiền đái tháo đường là khi đường huyết trong máu cao hơn mức độ lượng đường trong máu bình thường, nhưng không đủ cao để được gọi là bệnh Đái tháo đường. Tiền đái tháo đường là một căn bệnh nghiêm trọng, thường được coi như một căn bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.
    Có 2 dạng chính:
    1. Rối loạn đường huyết đói : đường huyết khi đói từ 100 tới 126 mg/dl
    2. Rối loạn dung nạp Glucose : khi đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose từ 140 tới 199 mg/dl.

    Bệnh nhân Tiền Đái tháo đường có nguy cơ cao trở thành Đái tháo đường type 2 thực sự. Các triệu chứng tiền đái tháo đường : uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân không giải thích được
    Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đường huyết : đường huyết đói ≥ 127mg/dl hay đường huyết ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dl hay đường huyết 2 giờ sau test dung nạp Glucose ≥ 200 mg/dl.
    Xem chi tiết bài thuốc nam hay chữa bệnh tiểu đường dứt điểm từ thang thuốc nam lành tính tại Nhà Thuốc An Dược
    Nguyên nhân bệnh tiểu đường

    Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuyp 1:
    Bệnh tiểu đường tuyp 1 là do sự thiếu insulin trầm trọng của cơ thể, khi bị thiếu insulin thì lượng đường trong máu không được chuyển hóa đến tề bào trong cơ thể nên không thể sinh ra năng lượng. Lúc này đường theo máu và được đào thải qua nước tiểu. Vậy tại sao tuyến tụy lại không thể sản xuất insulin một cách bình thường? Như chúng ta đã biết hệ thống miễn dịch có cơ chế bảo vệ cơ thể bằng cách xác định và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Nhưng trong các bệnh tự miễn dịch, hệ thống miễn dịch lại tấn công các tế bào trong cơ thể, và trong bệnh tiểu đường tuyp 1 thì hệ thống này đã tấn công các tế bào beta trong tuyến tụy làm cản trở hoặc ngừng sản xuất insulin của tuyến tụy. Các yếu tố chính của bệnh tiểu đường tuyp 1:
    - Tiểu đường loại 1 do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
    - Tiểu đường loại 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
    - Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý
    Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuyp 2:
    Bệnh tiểu đường tuyp 2 được phát hiện khi cơ thể không còn sản xuất đủ insulin hoặc sự suy giảm về khả năng sử dụng insulin. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường loại 2:
    - Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
    - Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
    Điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

    Để điều trị bệnh tiểu đường một cách tự nhiên, bạn phải giảm sử dụng đường, fructozo , bánh mỳ trắng, và các loại đồ ngọt như bánh ngọt, nước ngọt, kẹo… Bệnh tiểu đường cũng có thể được chữa trị mà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Có rất nhiều phương pháp tự nhiên khác nhau để đề phòng bệnh tiểu đường mà không cần tới sự trợ giúp của bất kỳ dược phẩm nào, bao gồm:
    1. Nước ép của các loại rau quả như chanh hoặc bầu, quả roi, cà chua, cà rốt, cải bắp, rau bi-na, dưa chuột và đậu tây, giúp giảm độ đường huyết rất tốt vì chúng có đặc tính chống tiểu đường.
    2. Sử dụng quế ngâm giảm độ đường huyết và do đó sẽ phòng ngừa được tiểu đường.
    3. Sử dụng tỏi sống hàng ngày cũng giúp kiểm soát độ đường huyết đến một mức độ nào đó.
    4. Bạn cũng có thể ăn sô-cô-la đen có chứa hàn lượng ca cao lớn vì chúng có các chất chống oxi hóa. Cố gắng tránh sô-cô-la sữa.
    5. Tập thể dục thường xuyên và tập Yoga, ngồi thiền cũng đã chứng minh có nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường vì tập thể dục có thể tăng cường tuần hoàn máu và giảm độ đường huyết trong khi Yoga và ngồi thiền giúp chống lại stress. Yoga cũng là một trong những bài tập rất có tác dụng giúp các gia đình tránh xa bệnh hiếm muộn
    6. Các thực phẩm đa dinh dưỡng như quả hạch nên được thêm vào trong chế độ ăn hàng ngày vì chúng có rất nhiều magiê. Tuy nhiên đừng nên ăn quá nhiều.
    7. Bằng cách tạo lập thói quen ăn uống phù hợp cùng với tập thể dục thể thao đều đặn, bạn có thể đảo ngược được căn bệnh. Nhai thức ăn một cách thích hợp ít nhất 15 lần để kiểm soát căn bệnh. Bạn nên có một chế độ dinh dưỡng cân bằng phù hợp, không bỏ bữa. Ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày và bao gồm một số thành phần protein trong các bữa ăn để duy trì cơ bắp và năng lượng. Cũng nên sử dụng các viên vitamin chất lượng cao và viên bổ sung chất khoáng.
    8. Thực hiện các bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bắp. Các bài tập tăng sức khỏe cho tim như đi bộ, đạp xe, leo cầu thang… giúp bạn giảm cân và đốt mỡ.
    9. Bơi lội là một môn thể thao rất tốt cho người bị tiểu đường.
    10. Các loại thực phẩm xanh như lúa mạch, cỏ linh lăng… cũng giúp điều trị căn bệnh.
    11. Tinh dầu chuối hoặc trà chuối giúp điều trị tiểu đường rất tốt.
    12. Ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày giúp giảm stress và rất có lợi cho người bị tiểu đường.
    Xem ngay bài thuốc nam hay chữa bệnh tiểu đường dứt điểm từ thang thuốc nam lành tính
    (Nguồn Baithuocdangianhay.Com)
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Rau lủi trị tiểu đường

    http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/5/90/100840/Rau-lui-tri-tieu-duong.aspx

    DS. Mỹ Nữ -
    Thứ Sáu, 21/09/2012, 10:34 (GMT+7)
    Rau lủi có “danh dược” là Kim thất với tên khoa học Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae. Rau lủi thuộc loại bò trườn có chiều dài trên 1 m, với thân nhẵn với nhiều cành.
    Lá mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mép khía răng cưa không đều, lá dày, nhẵn mọng nước và có mùi thơm đặc trưng “thuốc Bắc”. Rau lủi thường mọc hoang hoặc được trồng làm rau ăn hoặc làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hay phơi, sấy khô.
    Theo Đông y, rau lủi có vị cay ngọt thơm, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Được sử dụng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hoà máu huyết, an thần, giảm đau, trị nhức đầu, chóng mặt, nhức đầu, cầm máu tốt, điều hoà huyết áp, điều hoà kinh nguyệt, giải độc…
    [​IMG]
    Dưới đây là một số công dụng của rau lủi:
    - Trị tiểu đường: Sáng chiều, nhai nuốt mỗi lần 7-9 lá rau lủi. Điều hoà lượng đường trong máu rất rõ rệt. Không gây phản ứng phụ. Không độc. Có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.
    - Trị viên họng, ho gió (viêm phế quản) ho khan hoặc có đờm: Nhai vài lá rau lủi, ngậm nước nuốt dần.
    - Chữa vết thương chảy máu: Dùng rau lủi rửa sạch đắp, buộc rịt vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.
    - Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau lủi và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác. Dùng trong 3 ngày.
    - Chữa viêm bàng quang ở nữ: Rau lủi (30g), thổ tam thất (10g), Ý dĩ (10g), cho vào ấm đổ nước sắc kỹ nhỏ lửa, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục từ 10 – 15 ngày.
    - Trị viêm phế quản mạn: Nấu canh rau lủi với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.
    - Trị đái dắt, đái buốt: Sắc rau lủi chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 – 15 ngày.
    - Trị khí hư, bạch đới: Rau lủi (20g), rễ củ gai sao vàng (15g), cỏ xước (15g), Kim ngân hoa (12g), Cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
    - Trị đái dầm ở trẻ: Nấu canh rau lủi cho trẻ ăn hằng ngày. Ăn vào buổi trưa.
    - Chữa táo bón, kiết lỵ: Giã một nắm rau lủi rồi hòa với 100 ml lít nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5 – 6 ngày.
    - Chữa đau lưng nhức mỏi: Ăn canh rau lủi: Thái nhỏ một nắm lá rau lủi để nấu thành bát canh ăn.
    - Chữa đau bụng, ỉa chảy: Nhai một nắm lá rau lủi hoặc giã nát hòa với nước để uống.
    - Trị mụn ngứa, lở loét do sâu lông, vết cắn của côn trùng, động vật: Vò nát, xoa xát, đắp buộc bằng lá rau lủi non.
    - Viêm đại tràng mạn tính: Giã một nắm rau lủi rồi hòa với 100 ml lít nước sôi để nguội, chia làm hai để uống vào mỗi buổi sáng và tối. Thường xuyên ăn canh rau lủi, hoặc rau lủi xào sẽ khỏi đau sau vài tháng.
    - Trị mất ngủ: Thường xuyên ăn tươi rau lủi hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ tốt.
    Bát canh rau lủi nấu với tôm tươi rất ngon, nhất là vị của nước canh ngọt thanh và thoang thoảng tỏa hương “thuốc Bắc”, ăn thường xuyên sẽ làm cho máu huyết được lưu thông, tăng cường sức khoẻ, phòng và chống nhiều bệnh, điều hòa huyết áp, điều hòa và tăng cường các chức năng nội tiết.


    Loại rau này rất dễ trồng , ở thành phố không có vườn thì kiếm một nhánh rồi cắm vào thùng xốp hoặc thùng thiếc có đục lỗ thoát nước, chỉ vài tuần sau là nó nhảy đầy, có thể nấu canh hoặc xào cho cả nhà ăn, người không bị tiểu đường ăn cũng tốt, người bị tiểu đường thì sẽ giảm đường máu ngay!
    Nên phổ biến cho nhiều người cùng biết và trồng loại rau này!



  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Từ hưng phấn đến hứng p... chẳng bao lâu đâu! :))
    Nhất là mấy người bụng yếu không quen uống sữa...

    :)):)):)):)):)):))
  7. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Em không có biết cây rau này anh Sim ơi, lần đầu tiên em nhìn thấy đấy ạ ~X
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nhà anh trồng để ăn chống đói và đỡ bớt tiền chợ những năm 76, 77...
    Em in hình này ra và đem hỏi những trại giống cây, các bà bán rau xem có ai biết không nhé!
    Một vị thuốc rất hay mà không mất tiền, nếu nhà mình không ai bịnh tiểu đường cũng nên trồng một ít để giúp người khác. Bây giờ bệnh tiểu đường và tim mạch là hai bệnh giết người nhiều nhất thế giới đấy! ~X
  9. TroVeCatBui1

    TroVeCatBui1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2013
    Đã được thích:
    3.097
    Dạ ai đường ruột không dung nạp được đường Lactose thì chớ có dùng ạ =))
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Hướng dẫn cách trồng rau lủi



    Tên gọi khác: Rau lúi
    Tên khoa học: Gynura sp.
    Họ cúc: Asteraceae
    1. Đặc điểm hình thái và sinh thái
    - Cây thảo mọc bò và hơi leo, dài 2 – 3m. Thân mọng nước, màu nâu tím, phân nhiều nhánh. Lá dày, giòn, mọc cách, phiến lá hình mũi giáo, dài 4 – 12cm, rộng 2 – 4cm, khía răng ở mép không đều; cuống dài cỡ 1cm. Thân và cuống màu tía. Cụm hoa ở ngọn cây. Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.
    - Nơi sống: Ven rừng, ven đồi, nơi ẩm, vách đá, bãi hoang ven suối, trên nương rẫy. Cây ưa sáng hoặc chịu được bóng râm nhẹ.
    - Phân bố: Vùng phân bố tự nhiên tương đối hẹp ở khu vực Trung Bộ. Ở Quảng Nam Rau Lủi phân bố ở xã Tắc Pỏ huyện Nam Trà My và khu vực vùng nương rẫy của thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn.
    [​IMG]Gynura nepalensis

    [​IMG]Gynura bicolor
    2. Công dụng, chế biến và phần dinh dưỡng
    - Rau lủi được xem như là một loại rau bổ, mát nên thường được dùng làm rau ăn. Rau lủi có mùi vị rất đặc trưng khiến cho người ăn cảm thấy rất ngon miệng và thanh mát cổ họng. Bà con dân tộc miền núi thường dùng loại rau này để trị một số loại bệnh như thấp khớp, nhức mỏi xương cốt…
    - Thu hái và chế biến: Toàn cây có thể dùng làm rau ăn. Lá và ngọn non nấu canh với bột ngọt hoặc tôm ngon như rau mồng tơi, hoặc có thể chần qua nước sôi rồi xào, trộn đều rất ngon.
    3. Hướng dẫn cách trồng rau lủi
    [​IMG]Gynura sarmentosa
    - Chọn hom: Hom được lấy từ thân bánh tẻ, hay ngọn nhưng không quá non vì dễ bị thối gốc hom.
    - Cắt hom: Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài hom từ 10 – 20cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 – 5 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3 lá, đem giâm vào luống. luống giâm bằng cát ẩm với độ ẩm vừa phải và có mái che nắng mưa, có hệ thống phun sương tự động để luôn giữ ẩm cho hom sau khi giâm. Dùng que nhọn chọc lỗ sâu 1 – 2cm sau đó cắm hom vào, dùng que1m chặt đất vào gốc hom. Hom sau khi giâm khoảng 7 – 10 ngày bắt đầu có rễ, tiến hành đem trồng hoặc cũng có thể cắt hom xong đem trồng ngay vào luống trồng nhưng phải đảm bảo có che bóng và thường xuyên giữ ẩm cho hom giâm.
    - Thời vụ: Trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa xuân.
    - Đất trồng: rau lúi là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Đất được cây cuốc sẵn cho ải khoảng 15 – 30 ngày trước khi đánh nhỏ, bón phân và lên luống trồng.
    - Bón phân (Bón lót – lượng phân tính cho 1.000m2):
    + Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn.
    + Phân Super lân 50 kg.
    Sau khi trồng khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 2 kg Urê. Bón phân bằng cách trộn phân vào trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt luống rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau.
    - Luống trồng: Lên luống nổi, chiều dài luống tùy theo kích thước vườn.
    + Chiều rộng: 1 – 1,2m.
    + Chiều cao mặt luống: 15 – 20cm.
    + Các luống cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thoát nước để có thể thoát nước mỗi khi có mưa to và kéo dài.
    - Cách trồng: Dùng bay tạo hố trồng (giâm thành cây rồi trồng) hoặc dùng que nhọn chọc lỗ cắm hom vào luống. Khoảng trồng thẳng hàng ngang, dọc đảm bảo khoảng cách giữa các cây từ 10 – 15cm. Trồng xong nén chặt đất, tưới nước cho đất dính chặt vào cây.
    - Chăm sóc: Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám, sâu khoang và ốc sên ăn lá và chồi non.
    - Thu hoạch: sau khi trồng cây rau có chiều cao từ 30 – 40cm thì có thể thu hoạch. Dùng dao sắc cắt phần thân chồi lá non. Sau thu hoạch có thể bón thúc bằng nước phân chuồng hoai để cung cấp dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sớm đâm chồi, cành cho thu hoạch nhiều hơn vào những đợt sau. Nên thay thế và trồng mới hàng năm để trẻ hóa và nâng cao sản lượng rau.
    - Cũng có thể trồng: Rau lủi bằng phương pháp thủy canh. Nơi thiếu đất có thể trồng trong chậu, bồn đất và làm giàn leo để cắt cành ngọn lấy rau, bằng cách này có thể kéo dài thời gian thu hoạch trong khoảng 2 năm.
    Nguồn : Rau rừng Việt Nam – NXBNN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này