Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

3161 người đang online, trong đó có 114 thành viên. 00:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 111735 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Ai bị các bệnh nặng (trĩ,ung thư ... ) hãy xem & trì tụng
    Phật Thuyết Liệu Trị Bệnh Kinh

    Tôi nghe như vầy:
    Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 500 vị đại Tỳ-kheo ở trong vườn Trúc Lâm gần đại thành Vương Xá.
    Bấy giờ có rất nhiều vị Tỳ-kheo mắc bệnh trĩ, thân thể gầy gò. Suốt ngày lẫn đêm, họ phải chịu thống khổ đau xiết không ngừng.

    Khi thấy việc như vậy, Tuệ Mạng A-nan đến chỗ của Thế Tôn. Sau đó, ngài đảnh lễ với trán chạm sát đôi chân của Phật, rồi đứng qua một bên và bạch rằng:

    "Bạch Thế Tôn! Hiện đang có rất nhiều Tỳ-kheo ở thành Vương Xá mắc bệnh trĩ, thân thể gầy gò. Suốt ngày lẫn đêm, họ phải chịu thống khổ đau xiết không ngừng.
    Bạch Thế Tôn! Làm sao mới chữa khỏi các bệnh trĩ đó?"

    Phật bảo ngài A-nan:

    "Ông hãy nghe Kinh Chữa Bệnh Trĩ này, đọc tụng thọ trì, ghi nhớ vào lòng và chớ lãng quên, rồi cũng rộng tuyên giảng cho người khác, thời các bệnh trĩ đó tất sẽ trị lành.
    Các bệnh trĩ như là: ung nhọt do phong, ung nhọt do nhiệt, ung nhọt do tâm khởi, hoặc ung nhọt do ba thứ trên hợp lại, ung nhọt do máu, ung nhọt trong bụng, ung nhọt trong lỗ mũi, ung nhọt ở răng, ung nhọt ở lưỡi, ung nhọt ở mắt, ung nhọt ở tai, ung nhọt ở đầu, ung nhọt ở tay chân, ung nhọt ở lưng, ung nhọt ở hậu môn, và ung nhọt phát sinh ở các đốt xương khắp toàn thân.


    Nếu ai muốn các ung nhọt phát sinh như thế thảy đều khô ráo, rơi rụng, diệt trừ, và lành hẳn hoàn toàn, thời họ đều nên tụng trì thần chú như vầy.

    Đức Phật liền nói chú rằng:
    Đát điệt tha, át lan đế, át lam mê, thất lị tì, thất lí thất lí, ma yết thất chí, tam ma bạt đô, sa ha.
    TADYATHA: OMÏ SARVA GRATHITA ME ‘SRÌBHYAHÏ ‘SRÌ ‘SRÌ MAKASÏTÏI SAMÏBHAVATU SVAHA

    Này A-nan! Từ đây về hướng bắc có một ngọn núi chúa Tuyết lớn. Ở nơi ấy có một cây sa-la rất to tên là Nan Thắng. Nó có ba thứ hoa:
    1. hoa hé nở 2. hoa nở rộ 3. hoa héo tàn

    Đây cũng như khi lúc các bông hoa kia héo tàn rơi rụng, các bệnh trĩ cũng lại như vậy. Chúng sẽ chẳng còn chảy ra máu hoặc mủ nữa, trừ dứt cơn đau đớn, và thảy đều khô ráo.
    Lại nữa, nếu ai thường tụng Kinh này thời sẽ đắc Túc Mạng Thông. Họ có thể nhớ những việc trong bảy đời quá khứ và thành tựu Pháp trì chú.
    Đức Phật lại nói chú rằng:
    Đát điệt tha, thiêm mê thiêm mê, xả thiêm mê, thiêm một nễ, xả thiêm nê, sa ha.
    TADYATHA: ‘SAME ‘SAME SA’SAME ‘SAMANÌSA JADÏI SVAHA

    Khi Phật thuyết Kinh này xong, Tuệ Mạng A-nan cùng các đại chúng đều rất hoan hỷ và tín thọ phụng hành.

    Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
    Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (3 lần)
    okeck16, Binh YenTulacoiphuc pt thích bài này.
  2. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    [​IMG]
    okeck16 thích bài này.
  3. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    [​IMG]
    okeck16Binh Yen thích bài này.
  4. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Làm thế nào để thương yêu chính mình?
    (Trích phần vấn đáp trong khóa tu mùa hè ở Làng và khóa tu dành cho người nói tiếng Đức và tiếng Hà Lan
    năm 2014 - được chuyển ngữ từ tiếng Anh)


    Câu hỏi: Con thường cảm thấy buồn và cô đơn. Con ghét chính bản thân mình, vì vậy mà con đã tàn hại thân tâm của con. Con phải làm thế nào để chăm sóc và thương yêu chính mình khi mà đau buồn đã trở thành tập khí sâu dày trong con? Con phải làm thế nào để buông bỏ những tri giác sai lầm về bản thân mình?
    Thầy trả lời:
    [​IMG]
    Câu hỏi này phải được đặt ra cho các bậc cha mẹ và các thầy cô giáo. Nếu để ra một ít thì giờ để quán chiếu thì cha mẹ và thầy cô giáo sẽ thấy được rằng chính môi trường sống đã làm cho người trẻ rơi vào tình trạng đó.
    Trước hết là trong gia đình, có thể các em không có cơ hội được học cách thương yêu và chăm sóc cho bản thân mình. Nếu cha mẹ biết thương yêu và chăm sóc cho chính mình thì đương nhiên con cái sẽ học được từ cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cũng chịu trách nhiệm trong chuyện này. Có những gia đình, cha mẹ có khổ đau mà không biết cách xử lý khổ đau của mình. Cha mẹ làm khổ nhau, vì vậy cha mẹ đã tạo ra một môi trường gia đình mà trong đó con cái không được nuôi dưỡng và có nhiều vết thương trong lòng.

    Khi các em đến trường, các thầy cô giáo cũng không giúp được cho các em, vì có thể thầy cô cũng có những khó khăn ở nhà như các bậc cha mẹ. Và họ mang theo những khó khăn đó đến trường. Ở nhà họ có khó khăn với con cái và khi đến trường, họ có khó khăn với học sinh. Nếu các thầy cô giáo không biết xử lý khổ đau, không biết thương yêu và chăm sóc cho chính mình thì làm sao có thể giúp được cho học sinh? Nếu có được các thầy cô giáo hạnh phúc, những người biết cách thương yêu và chăm sóc cho chính bản thân thì người trẻ sẽ có một cơ hội thứ hai. Cơ hội đó là học đường, một môi trường mà trong đó các thầy cô giáo có sự bình an và có khả năng thương yêu. Nhưng nếu thầy cô giáo không biết cách xử lý khổ đau của chính họ thì người trẻ sẽ không có cơ hội thứ hai.

    Những vị làm trong Bộ Giáo dục phải thấy rằng môi trường học đường và môi trường gia đình hiện nay không đem lại sự bình an, sự tôn trọng lẫn nhau, sự hiểu biết và thương yêu cho các em học sinh. Họ cần tìm cách thay đổi hệ thống giáo dục và đưa vào trường học những phương pháp thực tập giúp các em học sinh biết cách thương yêu, chăm sóc, trị liệu cho chính mình. Khi đã biết thực tập, các em sẽ mang sự thực tập này về giúp cho cha mẹ.

    Tuy nhiên, người trẻ cũng có thể giúp thay đổi tình trạng. Người trẻ có thể nói lên những khó khăn, khổ đau của mình. Ví dụ như sáng hôm nay khi con đặt câu hỏi này thì con đã giúp cho cha mẹ và thầy cô thấy được tình trạng. Có thể chúng tôi đã quá bận rộn với khổ đau, với cái giận và những khó khăn của chính mình nên chúng tôi không có thì giờ lắng nghe con. Con có mặt ở đây và đặt câu hỏi giúp cho chúng tôi ý thức được cái gì đang xảy ra. Nhờ vậy chúng tôi có cơ hội tìm cách thay đổi hướng đi của mình để cho con có được cơ hội thay đổi tốt hơn.

    Ở Làng Mai, chúng ta được học cách trở về để ý thức rằng mình đang có một hình hài và hình hài đó là một mầu nhiệm, một kiệt tác của vũ trụ. Các nhà sinh học và các nhà khoa học thần kinh não bộ cũng có cùng cái thấy với chúng ta. Chúng ta phải biết cách trân quí, bảo vệ và giữ gìn kiệt tác của vũ trụ này. Nếu biết thực tập, chúng ta có thể bảo hộ và trị liệu để hình hài trở thành suối nguồn của niềm vui cho ta và cho những người khác.

    Chúng ta cũng được học những phương pháp cụ thể như phương pháp làm lắng dịu hình hài. Ở Làng Mai mình học cách thở và đi như thế nào để làm thư giãn những căng thẳng, đau nhức trong thân. Mình cũng được học cách làm lắng dịu những cảm xúc mạnh để có bình an. Cha mẹ và thầy cô không dạy cho chúng ta điều này nhưng bây giờ chúng ta có may mắn học được. Vì vậy có rất nhiều thứ mà người trẻ có thể học để trước hết làm cho mình trở nên dễ chịu hơn. Chúng ta cũng được học là hình hài của chúng ta được trao truyền từ các thế hệ tổ tiên. Tổ tiên của ta không chết, tổ tiên vẫn còn sống trong ta. Vì vậy, nếu ta đối xử tàn tệ với hình hài cũng có nghĩa là ta đối xử tàn tệ với tổ tiên. Cha mẹ cũng đang có mặt trong hình hài của ta, ta là sự tiếp nối của cha mẹ. Chúng ta cần thực tập nhìn lại hình hài của mình để biết trân quí, giữ gìn và bảo hộ nó.

    Năm giới là những phép thực tập cụ thể giúp ta làm được điều đó. Sống theo Năm giới thì ta bảo hộ được cho chính mình. Ta không để cho thân và tâm của mình bị tàn hoại bởi môi trường sống. Nếu ta không tôn trọng thân của ta thì người khác cũng không tôn trọng thân của ta. Nếu ta không tôn trọng chính mình thì người khác cũng không tôn trọng ta. Vì vậy điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là phải tôn trọng chính mình. Năm giới không phải là sự ép buộc! Vì có tuệ giác nên mình biết là mình không muốn sống một lối sống như trước nữa, một lối sống luôn tàn hoại thân và tâm của mình. Mình nhận ra rằng sống theo Năm giới thì mình có thể tự trị liệu được nên mình thực tập hết lòng để có thể trị liệu cho mình, đồng thời giúp được cho gia đình và cộng đồng.

    Ở Làng Mai chúng ta cũng học phương pháp quay về nương tựa tăng thân. Tăng thân là một nhóm nguời gồm những cá nhân biết cách thực tập chế tác sự bình an và niềm vui. Mỗi người trẻ trong chúng ta phải có được một chỗ như thế để nương tựa. Trong một số truyền thống, trẻ em đều có cha mẹ đỡ đầu để các em có thể được giúp đỡ mỗi khi có khó khăn. Ở Làng Mai chúng ta có sự thực tập đệ nhị thân. Mỗi người đều có một đệ nhị thân. Khi có khó khăn ta có thể tìm đệ nhị thân để xin được giúp đỡ. Đó là thiên thần hộ mạng của mình. Đệ nhị thân có thể là một thầy, một sư cô hay là chú, là cậu, là một người bạn của mình, một người có đủ vững chãi, bình an, niềm vui và sự tự do. Mỗi người trẻ phải có một đệ nhị thân như vậy. Bất cứ lúc nào khi gặp khó khăn chúng ta cũng có thể tìm tới người đó để được che chở và giúp đỡ. Vì vậy những người trẻ phải tìm cho mình một nhóm người, một tăng thân như tăng thân Làng Mai. Các em có thể thành lập một tăng thân tại địa phương của mình để làm nơi nương tựa. Mỗi khi có nỗi khổ niềm đau thì các em có thể quay về để được an ủi và bảo hộ. Ai trong chúng ta cũng cần một người hay một tăng thân để nương tựa.

    Thầy cũng vậy, thầy cũng cần một tăng thân. Thầy cũng thực tập quay về nương tựa tăng thân. Ở Làng Mai có những thầy, những sư chú, những sư cô trẻ dưới 20 tuổi. Họ thực tập giới luật và uy nghi để bảo hộ thân tâm nên họ trong sáng, tươi mát và vững chãi. Vì thực tập giới luật nên họ chế tác được chất thánh. Chất thánh là cái có thể có được. Thực tập Năm giới là chúng ta đang chế tác năng lượng của chất thánh, và năng lượng đó sẽ bảo hộ cho ta. Ở Làng Mai thầy thấy có những thầy, những sư cô và những Phật tử cư sĩ tuổi còn trẻ nhưng họ đã có khả năng chế tác năng lượng của chất thánh và thầy đã quay về nương tựa nơi họ. Chất thánh được chế tác ra từ năng lượng của niệm, định và tuệ cũng giống như chúa thánh thần trong Cơ đốc giáo. Nếu có chúa thánh thần che chở thì thân và tâm của mình sẽ được bảo hộ. Nếu có chất thánh của sự trong sáng, sự bình an và niềm vui thì mình sẽ được trị liệu một cách dễ dàng. Và khi mình khỏe mạnh, vui vẻ, có tình thương thì mình có thể giúp cho cha mẹ và thầy cô giáo. Vì vậy những người trẻ hãy tổ chức những nhóm tu tập để yểm trợ lẫn nhau trong sự thực tập nuôi dưỡng và trị liệu hàng ngày. Như vậy thì mình sẽ có được sự trị liệu như mong muốn.

    Mình có tập khí để cho tham dục, giận dữ, sợ hãi, hận thù và tuyệt vọng lôi cuốn đi. Nhưng bây giờ mình bắt đầu chế tác năng lượng của những thói quen mới, năng lượng của chất thánh, của bình an, của chánh niệm và của tình huynh đệ có công năng trị liệu cho mình. Điều này mình có thể làm được nhờ giáo lý của Bụt mà mình được học ở Làng Mai.

    Như chúng ta đã biết, Làng Mai là một nơi bình dị, không hào nhoáng nhưng là một môi trường lành mạnh trong đó có tình huynh đệ, có sự bình an, vì tất cả mọi người đều thực tập đi trong chánh niệm, ngồi trong chánh niệm, nói năng trong chánh niệm, tiêu thụ trong chánh niệm. Một môi trường như vậy có công năng đưa tới sự trị liệu. Những người trẻ phải tạo cho mình một môi trường như vậy và chúng ta cùng nhau tạo ra những môi trường như vậy trong trường học, trong gia đình. Một người có thể không làm được nhưng ba, bốn hay năm người sẽ cùng nhau làm được. Nếu mình có năng lượng tập thể của sự bình an, của tình huynh đệ thì đi tới đâu mình cũng đem năng lượng đó theo. Mình sẽ bắt đầu làm thay đổi con người và làm thay đổi bầu không khí của những nơi mình tới. Vì vậy mình đừng nên tuyệt vọng, mình có thể tạo ra những thói quen mới: thói quen thương yêu, thói quen có sự bình an. Mình có thể chữa trị được sự giận dữ, niềm tuyệt vọng trong mình. Mình không nên bỏ cuộc!

    Thầy đề nghị là những người trẻ hãy ngồi lại chia sẻ với nhau để tìm cách tạo ra những thói quen mới, những thói quen tốt. Các em học lại cách đi như thế nào, ngồi như thế nào, ăn như thế nào, uống như thế nào, nói năng như thế nào để có được sự bình an, tình thương và tình huynh đệ. Thầy tin rằng những người trẻ có thể làm được. Chúc các con may mắn!
    http://langmai.org/tham-van-duong/v...hat-hanh/lam-the-nao-de-thuong-yeu-chinh-minh


    --- Gộp bài viết, 23/03/2015, Bài cũ: 23/03/2015 ---
    Tu Phước Và Tu Huệ - ĐĐ. Thích Phước Tiến
    okeck16Binh Yen thích bài này.
  5. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Công dụng của rau sam với sức khỏe mà bạn có thể chưa biết

    [​IMG]
    Rau sam là một vị thuốc tốt, không độc mà lâu nay chưa được quan tâm đúng mức thật là uổng.

    Rau sam có tên khoa học là Portulaca olerruccea. Trong rau sam có một ít vitamin A, B1, C, PP, caroten, saponi, glucozid, acid hữu cơ có khoảng 1% ion kali. Một số tính trị bệnh của rau sam là do nó có kali. Rau sam có vị chua, tính mát. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát trùng, thông tiểu, nhuận tràng, giải độc, giảm Cholesterol rất hiệu quả. Đặc biệt là trị được giun kim và lị trực trùng. Ăn rau sam luộc giúp thông tiểu trị thủy thũng và giải độc.
    Rau Sam giảm Cholesterol hiệu quả
    Rau sam luộc chấm muối vừng có tính nhuận tràng. Cả rau sam và vừng đều có tính nhuận tràng: rau sam nhuận tràng có lẽ do chất sơ và saponin, vừng nhuận tràng do có tính trơn nhuận của chất dầu.

    Nước sắc rau sam dùng để trị lỵ trực trùng (sắc từ 250g rau tươi). Tác dụng trị lỵ trực trùng của rau sam đã được nhiều công trình khoa học kiểm chứng và xác nhận. Nước rau sam còn dùng để trị giun kim, uống nước của 50g rau trong 5 ngày.
    Rau sam tươi giã nát đắp ngoài da trị mụn nhọt, chóc lở. Có người còn đắp lên vết “giời leo” cho đỡ đau nhức.

    Tuệ Tĩnh có ghi cách trị độc bằng rau sam như sau: giã nát vắt lấy nước rau sam, uống nhiều lần.
    Rau sam có tác dụng làm giảm hấp phụ cholesterol trong thức ăn, rất tốt cho người bị chứng cholesterol máu cao.

    Theo baithuoc.vn
    http://vuisong.net/song-khoe/cong-dung-cua-rau-sam-voi-suc-khoe-ma-ban-co-the-chua-biet.html
    http://vuisong.net/song-khoe/chua-toc-bac-som-bang-khe-chua-don-gian-ma-hieu-qua.html
    okeck16Binh Yen thích bài này.
  6. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    5 bài thuốc dân gian chữa bệnh tuyệt vời từ lá mơ

    Ngoài việc làm gia vị, rau sống ăn kèm với những loại rau khác, mơ lông còn là một vị thuốc khá độc đáo được dùng để chữa các chứng bệnh…


    [​IMG]
    Lá mơ không chỉ là món ăn mà còn có công dụng chữa bệnh rất thần kỳ.
    Trị chứng đau dạ dày
    Lấy khoảng 20 – 30g lá mơ lông rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống một lần trong ngày. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.
    Chữa suy dinh dưỡng ở trẻ em
    Dùng 15-20g rễ mơ lông hầm với 1 cái dạ dày lợn để ăn, thỉnh thoảng ăn 1 lần.
    Chữa ho gà
    Lá mơ lông 150g, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250g, cam thảo dây 150g, trần bì 100g, gừng 50g, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.
    Chữa chứng phong thấp
    Nên dùng rễ hoặc dây mơ lông 30-50g sắc uống với một chút rượu. Để chữa nhọt sau lưng, dùng 50g dây mơ lông tươi sắc uống, bên ngoài lấy lá giã nát đắp.
    Chống co giật
    Nghiền nát khoảng 15-60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí nước, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.

    Theo phunutoday
    okeck16Binh Yen thích bài này.
  7. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Bài thuốc dân gian chữa bách bệnh từ lá tía tô
    Tía tô là thảo dược vô cùng tốt cho sức khỏe và có công năng chữa bệnh rất thần kỳ, hãy sử dụng cho gia đình mình nhé!
    Tía tô là vị thuốc được đông phương y dược xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.

    [​IMG]
    Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc.
    Tía tô còn có các tên như é tía, tử tô, xích tô (gọi là tử, xích tía vì cây có màu tím). Không nhầm với tía tô tử là hạt của cây tử tô (thận trọng khi viết hai tên này là của 2 vị thuốc không hoàn toàn giống nhau đều cùng lấy từ một cây)
    Tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
    Tinh dầu từ lá tía tô có thể được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vào loài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiều hơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó.

    Chữa bệnh dạ dày
    Không những thế, theo như các nghiên cứu khoa học, lá khôi tía là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả. Bởi trong lá khôi tía có chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày.
    Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá khôi tía không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.

    Giải cảm phong hàn
    Trường hợp cảm mạo phong hàn sốt gai rét, đau đầu, ngực đầy tức dùng bài Hương tô tán (lá Tía tô 8g, Hương phụ 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, cho thêm Gừng tươi 2 lát sắc nước uống) có thể xông lúc thuốc đang nóng tác dụng làm ra mồ hôi tốt.

    Tiêu đờm giảm ho
    Trường hợp ho do ngoại cảm phong hàn dùng bài: Tam tử dương thân thang (Tô tử 6-12g, La bạc tử 8-12g, Bạch giới tử 6-8g) gia vị (thường kèm theo thuốc thanh nhiệt hoặc nhuận phế), chữa các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản cấp mạn ho nhiều đờm.

    Kiện vị cầm nôn
    Trường hợp nôn ọe, ăn không tiêu, đầy bụng kèm nôn (dạng hư hàn) dùng nước sắc lá tía tô uống với viên Hương sa lục quân 6-8g có tác dụng cầm nôn, hết đầy bụng. Trường hợp nôn thai nghén dùng nước sắc Tô ngạnh uống tốt.
    Bên cạnh đó, tắm và ngâm mình cũng là một cách làm hiệu quả giúp làn da trắng và sạch mụn với lá tía tô. Trong lá tía tô chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C và các chất như Ca, Fe, P, đồng thời có một hàm lượng nhỏ chất tẩy trắng tự nhiên vốn không gây tổn hại gì cho da, giúp cho da mịn màng và trắng hồng từ sâu bên trong.

    Theo Khỏe & Đẹp
    okeck16Binh Yen thích bài này.
  8. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    Chữa đau lưng ‘thần kỳ’ với cây đinh lăng

    Cây đinh lăng không chỉ là thực phẩm ăn kèm trong gỏi cá mà còn có tác dụng chữa bệnh đau lưng hiệu quả.


    Đau lưng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như: tư thế làm việc, ngủ nghỉ không đúng gây chèn ép cơ xương, do thời tiết thay đổi, do mang thai, tuổi tác…Trong một vài trường hợp đau lưng lại là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp…

    Đau lưng nếu không được điều trị dứt điểm có thể sẽ gây ra teo cơ, teo chân, thậm chí là tàn phế. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị đau lưng vô cùng hiệu quả.

    [​IMG]
    Cây đinh lăng có tác dụng trị đau lưng hiệu quả.

    Cây Đinh lăng, còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá, vì hay được dùng như một loại rau ghém ăn chung với cá. Tên khoa học là Polycias fructicosa, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có Đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1-3 lần. Cây nhỏ, cao khoảng 1-2m. Thân nhẵn và ít phân nhánh. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Cụm hoa là nhiều tán mọc ở ngọn. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Người ta dùng cả thân, lá và rễ.

    Rễ cây đinh lăng

    Trong y học cổ truyền đinh lăng được ví như “sâm nam” vì nó có tác dụng chữa bệnh rất lớn dùng để thông huyết bổ khí. Rễ cây đinh lăng đã được khoa học chứng minh có chứa tới 13 loại acid amin khác nhau như: lyzin, xytein, vitamin B1… Ngoài ra nó còn chứ một số hoạt chất có lợi khác như: saponin trerpe, alcalot. Dùng từ 20-30g rẻ đinh lăng sắc uống hàng ngày để trị đau lưng.

    Thân cành đinh lăng

    Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây

    Theo Khỏe và Đẹp
    okeck16Binh Yen thích bài này.
  9. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    MẸO VẶT .
    [​IMG]
    Chẳng may bị bỏng nước sôi
    Ngâm vào nước lạnh một hồi khỏi ngay
    Chẳng may dằm đâm vào tay
    Xà phòng đắp lại ra ngay vài giờ
    Vôi bắn vào mắt bất ngờ
    Nước đường hãy nhỏ không chờ đợi ai
    Nhức răng cắn ngậm gừng tươi
    Hoặc múi tỏi nướng ở nơi đau nhiều
    Khi bị hóc xương chớ kêu
    Ngậm viên C xương sẽ tiêu dần dần
    Viêm họng uống nước rau cần ( Vắt nước )
    Bỏ thêm tí muối vài lần hết đau
    Máu cam chảy bày cho nhau
    Cục bông tẩm giấm nhét vào hết ngay
    Trái nhàu chín, Vị thuốc hay
    Đắp vào mụn cóc ít ngày hết tiêu.​
  10. Tulacoiphuc pt

    Tulacoiphuc pt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2014
    Đã được thích:
    2.711
    NGỤ NGÔN HÒA BÌNH
    [​IMG]
    - Chuyện Về Nhận Biết Chính Mình .

    Thật ra chúng ta đã thông minh sẵn rồi, nhưng chúng ta chưa sử dụng hết lực lượng trí óc của mình mà thôi! Chúng ta mới chỉ dùng 5% hay 10% đầu óc mà chúng ta đã rất thông thái và phát minh rất nhiều thứ để phục vụ cho nhu cầu và sự thăng tiến của xã hội.
    Làm thế nào để nhận biết bên trong của chính mình?
    Vậy thì 90% hay 95% đầu óc còn lại chúng ta làm cách nào để sử dụng nó? .
    Thật ra, qua sự Thiền và Sống Thiền chúng ta sẽ sử dụng lực lượng trí óc ngày một nhiều hơn cho đến khi sử dụng hết hoàn toàn. Từ lâu nó đã bị để lãng phí. Và đó cũng là lý do tại sao chúng ta không được hoàn mỹ.
    Chúng ta cảm thấy bất lực, yếu đuối bởi vì chúng ta chưa sử dụng hết toàn lực lượng của mình. Nhưng, qua sự Thiền và Sống Thiền: tình thương, trí huệ và sự khai ngộ của chúng ta trở thành tự nhiên; đó là cách tốt nhất giúp chúng ta sử dụng hết tất cả lực lượng của mình.

    Cho nên: ý nghĩa, mục đích của Thiền và Sống Thiền là để chúng ta khai thác hết toàn lực lượng của mình, để chúng ta nhận biết Ngài bên trong của chính mình và để chúng ta trở thành toàn năng . Còn không, chúng ta sẽ không đủ lực lượng và trí huệ để chăm sóc mọi vấn đề từ chuyện lớn cho đến chuyện nhỏ. Cho nên, nhận biết bên trong là nhận biết chính mình hoàn toàn, rồi chúng ta đồng nhất thể với tất cả.

    Chúng ta phải rất khiêm nhường, chúng ta phải không màng đến bất cứ sự sùng bái nào về vật chất cũng như tinh thần.
    Thật ra, theo bản tính của chúng ta là: Nếu có ai dạy chúng ta điều gì thì chúng ta sẽ sùng bái người này.
    Chúng ta không nên làm như vậy, bởi cách sùng bái hay nhất là chúng ta trở thành Thầy của chính mình.
    Tức là chúng ta làm chủ đời sống của mình, làm chủ trí huệ của mình, làm chủ định mệnh của mình, làm chủ sự thành tâm của chính mình và thành thật với mình trên tất cả mọi phương diện. Làm được như vậy, chúng ta sẽ nhận biết được sự cao quý bình an hạnh phúc ở ngay trong chính chúng ta.

    Chúc các bạn mỗi ngày luôn an lạc, sức khỏe & hạnh phúc...
    okeck16Binh Yen thích bài này.

Chia sẻ trang này