Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

5156 người đang online, trong đó có 595 thành viên. 21:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 112390 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    CÂY CỎ BỢ TRỊ TIỂU ĐƯỜNG
    [​IMG]
    Ngày nay, người ta chỉ biết cỏ bợ là một loại cỏ mọc hoang không có giá trị gì. Nhưng thật ra, cỏ bợ từ xưa đã được dùng làm vị thuốc trị tiểu đường vô cùng hiệu quả.

    1. Mô tả:

    Cỏ bợ tên khoa học là Marsilea quadrifolia L., thuộc họ Tần (Marsileaceae), bộ Dương xỉ (Hydropterides). Cỏ bợ còn được gọi với nhiều tên khác nhau như rau bợ nước, điền tự thảo, tứ diệp thảo, phá đồng tiền, dạ hợp thảo...

    Đây là loại cỏ mọc hoang thường mọc ở những nơi ven bờ ruộng, bờ mương nước ẩm ướt hay ở dưới nước. Thân cỏ bợ là thân rễ bò mảnh, mang từng nhánh 2 lá một.

    Lá gồm 4 lá chét, xếp chéo hình chữ thập, cuống lá dài 5 - 15cm. Lá cỏ bợ cứ đến tối là xếp lại, rủ xuống. Mỗi gốc của nhánh lá có một chùm rễ phụ.

    Quả cỏ bợ là dạng bào tử rất bé, nằm ở gốc cuống lá. Mỗi quả chia làm nhiều ô ngang trong chứa bào tử nang lớn, sẽ sinh nguyên tản cái và nhiều bào tử nang nhỏ sẽ cho nguyên tản đực. Mỗi ô đó tương đương với một ổ tử nang và có áo riêng.

    2. Dược tính:

    Không rõ hiện giờ có còn địa phương nào dùng cỏ bợ như một loại thực phẩm không, nhưng thật ra thời xưa loại cỏ này vừa được coi là thực phẩm vừa được dùng làm thuốc. Chính vì vậy trong y văn ngày xưa còn ghi lại tính chất dược lý của loại cỏ này.

    Theo Đông y, cỏ bợ có tính mát, vị ngọt, hơi đắng, tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu, tiêu sưng, nhuận gan, sáng mắt, trấn tính tâm thần.

    Cỏ bợ khi làm thuốc tùy mục đích có thể dùng tươi hay dùng dưới dạng phơi khô, sao vàng.

    Thông thường nhân dân dùng cỏ bợ để sắc thành nước đặc uống để giải nhiệt, thông tiểu tiện, chữa mất ngủ, ra khí hư ở phụ nữ... Nhiều nơi dùng làm thuốc đắp chỗ sưng đau, mụn nhọt, rắn cắn, tắc tia sữa...

    Đông y hiện nay vẫn coi cỏ bợ là một loại thuốc thảo dược có thể sử dụng để kết hợp điều trị một số chứng bệnh như thần kinh suy nhược, mất ngủ, sốt cao, tắc tia sữa, sưng răng lợi...

    Đặc biệt trong điều trị một số căn bệnh phức tạp như viêm gan, phù chân do viêm thận, sỏi tiết niệu, tiểu đường... cũng dùng cỏ bợ kết hợp với vài loại thuốc khác để trị.

    3. Cỏ bợ trị tiểu đường:

    Cách dùng cỏ bợ trị tiểu đường không hẳn là cách chữa bệnh truyền miệng trong dân gian và đã được ghi chép trong một số y văn từ nhiều thế kỷ trước. Vì thế, đây có thể coi là bài thuốc dân gian có tính chính danh.

    Có 2 bài thuốc sử dụng cỏ bợ để chữa tiểu đường, cả 2 cách đều khá đơn giản vì chỉ đứng 1 mình hoặc kết hợp thêm với 1 vị thuốc để thành thang. Hai bài thuốc như sau:

    Bài 1: Cỏ bợ khô 15 - 20g hoặc cỏ bợ tươi 30 - 40g nấu thành nước uống trong ngày. Mỗi liệu trình là 15 - 20 ngày, giữa mỗi liệu trình nghỉ 5 - 7 ngày.

    Bài 2: Cỏ bợ khô, qua nhân lâu lượng ngang bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều. Ngày uống 3 lần mỗi lần 8 - 12g hòa với sữa.

    THEO YHCT
  2. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Bí mật về “gia vị vua” biến bã sắn dây thành “ruốc thịt?
    30/08/2015 02:08
    Trên thị trường gia vị đang tồn tại một loại gia vị được giới làm đồ giả gọi là “gia vị vua”. Chính những gói gia vị này đã tạo nên ruốc, mực giả…
    Sau hàng loạt vụ ruốc, mực giả (được cho là làm từ bã sắn dây – PV) bị cơ quan chức năng phát hiện, người tiêu dùng (NTD) đặt câu hỏi, làm saonhững đối tượng làm hàng giả có thể chế ra ruốc, mực có vị ngon và bề ngoài y chang để qua mắt NTD. Qua quá trình điều tra, nhóm PVĐT phát hiện trên thị trường gia vị đang tồn tại một loại gia vị được giới làm đồ giả này gọi là “gia vị vua”. Chính những gói “gia vị vua” không rõ nguồn gốc này không chỉ tạo nên ruốc, mực giả, mà nó còn có mặt ở nhiều món đồ nướng khoái khẩu của thực khách…

    Những con buôn tiếp tay cho “thần chết”

    Từ một đầu mối chuyên kinh doanh đồ khô tại chợ Phù Lỗ (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội), PV bắt mối được với một chủ cơ sở chuyên sản xuất ruốc tại huyện Quốc Oai, TP.Hà Nội. Lấy lý do cần nguồn ruốc để giao cho các quán hàng trong huyện Sóc Sơn, chủ cơ sở này tiếp đón PV khá đon đả.

    Theo lời anh Chửng (chủ cơ sở) thì: “Cơ sở của tôi có đủ các loại ruốc. Tùy theo loại nguyên liệu chế biến mà có các tên gọi tương ứng như ruốc lợn, ruốc gà, ruốc cá, ruốc tôm, ruốc bò… và mỗi loại có giá khác nhau, dao động từ khoảng 80.000 đồng/kg đến 220.000 đồng/kg”. Anh Chửng cũng không giấu giếm: “Vì chú là bạn hàng của mối quen của anh nên anh nói thật, nếu chú muốn có lãi từ việc đổ mối mặt hàng này thì phải nhập “ruốc trộn” với giá chung là 80.000 đồng/kg”.

    Khi tôi thắc mắc về cái tên “ruốc trộn”, anh Chửng chỉ nói: “Bây giờ chú tính nhé, những loại ruốc được bán ra trên thị trường giá dao động chỉ từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, như vậy là rẻ hơn 1kg thịt sống. Mà, thực tế theo cách làm ruốc truyền thống, để làm được 1kg ruốc thành phẩm phải cần 3kg thịt. Giá thịt để làm ruốc hiện nay là 90.000 đồng/kg, tức là phải cần tới 270.000 đồng nguyên liệu để chế biến được 1kg ruốc. Muốn có lãi, người sản xuất phải bán 350.000 – 400.000 đồng. Thực tế, NTD không thể chấp nhận giá đó”.

    [​IMG]

    Ruốc trộn của một cơ sở do anh Chửng nhập hàng (ảnh cắt từ clip)

    Sau này, cũng qua một đầu mối khác, PV giải mã được “ruốc trộn” chính là việc những cơ sở sản xuất ruốc nắm trong tay công thức chế ruốc từ… bã sắn dây. Theo lời đầu mối này thì công nghệ biến bã sắn dây thành ruốc thịtkhá đơn giản. Chỉ cần lấy bã sắn dây về ngâm tẩm với các loại gia vị, đánh bông lên, trộn với 30% ruốc thịt thật và mang ra bán. Thường thì bã sắn dây đã vắt hết bột, tẩy trắng, phơi khô xong được ngâm tẩm với bột nêm, muối và bột ngọt, sau đó thêm ít bột màu, chế giống thịt lợn thật.

    Tuy nhiên, theo đầu mối này, khâu quan trọng nhất là phải dùng “gia vị vua” ngâm tẩm vào bã sắn dây thì nó mới có mùi vị, độ thơm, bông như ruốc thịt lợn thật. Xong khâu ngâm tẩm, người chế biến mang ra đánh bông, sao thật vàng. Khâu cuối cùng, để NDT không phân biệt được ruốc bã sắn dây với ruốc thịt thật thì phải trộn ruốc thật với tỉ lệ 3:7 (3 phần ruốc thật, 7 phần bã sắn dây-PV).

    Từ chỉ dẫn của một chủ cơ sở sản xuất ruốc nói trên, PV tìm mua loại “gia vị vua” này ở chợ Phùng Khoang, chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Tuy nhiên, thấy PV là người lạ, các chủ ki-ốt đều nói không có loại gia vị này. Song, PV được một chủ cơ sở cho “mật khẩu” là chỉ cần nói, “tôi cần gia vị tạo mùi cho ruốc” là sẽ có “hàng”. Khi tôi nói “mật khẩu”, một chủ ki-ốt hàng khô tại chợ Phùng Khoang đã đưa gói “gia vị vua” cho tôi xem.

    Theo quan sát của PV, gói “gia vị vua” này được đóng gói thủ công, màu vàng, có dạng là những viên bột nhỏ được cô đặc. Vặn nhỏ viên bột này, tôi ngửi thấy mùi hăng và có cảm giác của vị đậm…

    Khi PV hỏi về nguồn gốc của gói “gia vị vua”, chủ ki-ốt cho hay: “Nó được nhập lậu từ Trung Quốc. Thực chất, thành phần của gói “gia vị vua” gồm thập cẩm các loại bột gia vị, hóa chất tạo mùi, được trộn với một loại dung môi chưa rõ nguồn gốc rồi đem cô đặc lại thành bánh và nghiền nhỏ đóng vào các túi nilon”.

    Càng nhai, càng dai, càng… nguy hiểm

    Cũng theo tìm hiểu của PV, không chỉ có ruốc mà không ít các tiểu thương đã nhập loại mực khô xé sợi có tẩm ướp loại “gia vị vua” này rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Khảo sát của PV ở các chợ Khâm Thiên, chợ Thái Hà (Hà Nội) là khi được hỏi hàng mực khô xé sợi, các chủ hàng đều dè chừng trả lời “không có”. Tương tự ở các chợ Ngã Tư Sở, chợ Kim Liên, PV đều không tìm được mặt hàng này. Tuy nhiên, tại một số cửa hàng chuyên kinh doanh đồ khô gần chợ Đồng Xuân- khu vực ngã ba phố Nguyễn Thiện Thuật – Cao Thắng, hỏi mua mực sợi, người bán cho biết, vẫn còn. Theo người này, sản phẩm mực xé sợi chủ yếu bán cho các cửa hàng bán bánh tráng trộn. Cũng người này thẳng thắn nói: “Ở đây, nó (tức mực xé) không bày bán công khai, nhưng khách có nhu cầu vẫn được đáp ứng. Mực xé có 2 loại, gồm loại vàng làm từ yếm mực, mỏng, giá 200.000 đồng/kg; loại đỏ chất lượng hơn có giá 250.000 đồng/kg”. PV hỏi loại mực đỏ, 2 phút sau, người thanh niên mang ra một túi nilon đen, trong túi là một túi nilon trắng, buộc chun với dòng chữ viết tay: Mực xé.

    [​IMG]

    Lực lượng chức năng đang thực hiện tiêu huỷ mực giả – ảnh Internet.

    Vừa qua, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã phát hiện hàng tạ mực khô xé sợi được làm giả từ sắn và 18 tấn mực khô nguyên con không rõ nguồn gốc. Nhìn bên ngoài, chúng giống hệt loại mực thông thường, ngửi cũng có mùi mực xen lẫn mùi gia vị tẩm ướp. Tuy nhiên, khi ăn thử thấy mực có vị mặn, ngọt và hơi cay, nhai trong miệng thấy bở hơn các loại mực bình thường. Từ những mẫu mực xé sợi được thu giữ, qua phân tích sinh hóa đã xác định mực giả được làm từ bột gạo, củ sắn dây, bột sắn. Mực xé giả có kích thước nhỏ hơn, hình thù gần giống lá trầu. Phần đuôi mực khô dễ dàng bóc ra do được dính bằng keo. Quan sát kỹ, phần râu mực không có độ quăn tự nhiên như mực bình thường, mực không có mắt và hạch mực tự nhiên. Khi xé ra, mực tơi xốp, bở hơn mực bình thường. Kết quả phân tích cũng cho thấy có những chất hóa học được tẩm ướp vào trong loại này.

    Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị N. (bệnh viện Nhi Trung ương) phân tích: “Bã sắn dây là một loại chất xơ bỏ đi, nghèo dinh dưỡng. Thế nhưng, chúng được tẩm ướp các chất phụ gia, gia vị không rõ nguồn gốc để trở thành một sản phẩm khác thì ngoài việc không mang lại chất dinh dưỡng, chúng còn có khả năng gây rối loạn tiêu hóa, cản trở hấp thu chất dinh dưỡng của người sử dụng. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị tổn thương. Trẻ có thể bị sặc, hóc do sợi ruốc bã sắn dây thường dai hơn bình thường. Ngoài ra, chất bảo quản trong sản phẩm ruốc sắn dây tạo thành những hợp chất bền, không thối rữa, ôi thiu, nhưng rất khó tiêu hóa. Nếu sử dụng nhiều, niêm mạc mắt của người dùng bị kích thích, đỏ. Chúng còn có tác hại gây viêm nhiễm đường hô hấp trên (chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi). Ngoài ra, nó còn gây viêm da dị ứng, nổi mề đay, làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…”.

    Vị chuyên gia dinh dưỡng này cũng đưa ra cách phân biệt ruốc thịt và ruốc làm từ bã sắn dây là chỉ cần ngâm ruốc vào nước một thời gian ngắn, nếu sợi ruốc trương lên và sờ vào thấy mềm nhũn, dần chuyển từ màu vàng sang màu trắng bợt thì đó là ruốc bã sắn dây. Ruốc thật khi cho vào nước sẽ rời ra, nhưng vẫn giữ sắc vàng. Nếu tinh ý, có thể nhận diện được ruốc thật và ruốc giả bằng mắt thường. Sợi ruốc thật thường to, tròn, không bông, tơi, còn ruốc làm từ bã sắn dây sợi nhỏ, mảnh, bông, tơi. Khi ăn, ruốc sắn dây có vị ngọt lợ của mì chính chứ không có vị ngọt của thịt. Đặc biệt, ruốc sắn dây càng nhai càng thấy dai.

    Cùng quan điểm trên, GS.TS dinh dưỡng Bùi Minh Đức – Phó Chủ tịch hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: Bã sắn dây là một loại chất xơ, sau khi đã lấy hết bột, tốt nhất nên bỏ đi. Ruốc làm từ bã sắn dây không còn chất dinh dưỡng, hoàn toàn không có tác dụng với sức khỏe con người. Trái lại, qua quá trình tẩm ướp, chế biến không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ nhiễm khuẩn của ruốc là rất lớn.
    Theo Vi Hậu (Người đưa tin)
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Công dụng bất ngờ “vỏ trứng” chữa trị còi xương ở trẻ và lõang xương ở người lớn
    21/08/2015 04:08
    Trong thành phần vo trứng chứa nhiều canxi và 27 loại khoáng chất sắt, mangan, phốt-pho, kẽm, flo, đồng, moblydenum, chrome và strontium… theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết. Bột vỏ trứng giúp phòng chống bệnh còi xương ở trẻ và loãng xương ở những người lớn tuổi.
    Một số nghiên cứu cũng thấy bột vỏ trứng kích thích sự sản sinh và tăng trưởng sụn. Thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ sau mãn kinh và phụ nữ bị loãng xương cho thấy rằng bột vỏ trứng làm giảm các cơn đau, tăng tính di động và mật độ xương hoặc làm ngừng quá trình mất xương. Nguồn can-xi từ trong vỏ trứng thuộc loại tốt nhất, tương đương với các loại can-xi carbonate tinh chế, có thể dùng để điều trị bệnh.

    Một nghiên cứu khác của Argentina xuất bản trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Quốc tế, thấy rằng vỏ của một quả trứng gà chứa khoảng hai gam can-xi, gần gấp đôi so với nhu cầu trung bình hàng ngày của người lớn. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện rằng bột vỏ trứng làm tại nhà có thể được thêm vào các món ăn khác, như bánh mì, bánh pizza hay mỳ spaghetti để bổ sung canxi cho bữa ăn mà không làm thay đổi trong hương vị.

    Ngoài ra, vỏ trứng còn là nguồn cung rất tốt cho 27 loại khoáng chất khác, như sắt, mangan, phốt-pho, kẽm, flo, đồng, moblydenum, chrome và strontium.

    Hướng dẫn làm bột vỏ trứng

    [​IMG]
    Bạn cứ ăn món trứng như mọi khi, nếu là trứng luộc thì hãy giữ lại các vỏ trứng trong một thùng carton hoặc một chiếc hộp, đến khi được khoảng 12-15 cái thì rửa một lần. Nếu bạn thu được vỏ trứng sau khi đập quả trứng tươi, thì cần rửa ngay, rồi phơi khô. Không cần bỏ đi lớp màng phía trong, vì nó cũng chứa nhiều dinh dưỡng.

    Cho số vỏ trứng đó vào luộc sôi khoảng 10 phút để loại bỏ các mầm bệnh (nếu có), sau đó vớt ra, để cho khô nước.
    Cho các vỏ trứng vào trong lò nướng ở 90-100 độ C trong vòng 10 phút để cho khô hẳn. Trường hợp bạn không có lò thì có thể cho vào nồi để rang cho khô.

    Sau khi hoàn thành, hãy cho vào một cái máy xay cà phê hoặc máy nghiền để xay tất cả thành dạng bột mịn.
    Bảo quản bột trong một hũ thủy tinh đóng kín nắp, để nơi khô ráo và thoáng mát.

    Cách dùng bột vỏ trứng
    1 muỗng cà phê bột chứa khoảng 800-1.000 mg can-xi. Bạn có thể cho một lượng nhỏ (không quá một muỗng/ngày) vào các món ăn trong ngày.

    Có thể pha bột vỏ trứng vào nước, cho thêm một vài lát chanh để tạo hương vị rồi uống.

    Một số bài thuốc dân gian từ vỏ trứng
    Dân gian Việt Nam dùng vỏ trứng gà và lớp màng mỏng bên trong vỏ để chữa nhiều căn bệnh nội ngoại khóa, bệnh ở trẻ em và phụ nữ có thai. Chẳng hạn, chứng chuột rút được chữa bằng cách lấy vỏ trứng gà sao vàng, tán bột uống hoặc cho vào cháo.

    Chữa các bệnh về nhi khoa
    Co giật (do thiếu canxi): Vỏ trứng gà sao vàng tán bột, uống ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 g với nước đường ấm.

    Trớ sữa: Vỏ 1 quả trứng sao vàng tán bột, gạo 15-20 hạt nấu chín, thêm sữa mẹ 1 thìa, cho trẻ uống.

    Còi xương: Vỏ trứng gà 50 g nghiền bột. Thương truật 500 g nấu đặc rồi lọc qua vải thưa, trộn với bột vỏ trứng, cho ít muối, đường. Mỗi lần uống 5 ml, uống trong nửa tháng.

    Khóc đêm: Vỏ trứng gà rang, tán bột, cho vào cháo cho trẻ ăn.

    Ra mồ hôi trộm: Màng trong vỏ trứng 10 cái, hạt vải 10 hạt, hồng táo 5 quả. Nấu lấy nước đặc uống. Ngày uống 2 lần sáng và tối vào lúc bụng đói.

    Ho gà: Màng trong vỏ trứng 12 cái sấy khô, nghiền thành bột. Ma hoàng 1,5 g, tử uyển 10 g, cho vào nước nấu 10 phút, bỏ bã lấy nước uống với bột màng vỏ trứng. Dùng ngày 1 lần trong 5 ngày.

    Chữa các bệnh sản phụ khoa
    Run tay sau sinh: Sò biển 6 g, vỏ trứng gà 6 quả sấy khô, đương quy 30 g, tất cả nghiền thành bột. Uống mỗi lần 10 g. Dùng ngày 2 lần với 200 ml rượu vàng hòa nước nóng uống.


    Các bệnh nội khoa
    Ho ra máu: Bột vỏ trứng 6 g, muối vừa đủ, vitamin C 2-4 viên nghiền vụn. Hòa cùng để uống. Ngày dùng 3 lần, trong 1 tuần.


    Có thể dùng công thức này cho các trường hợp tiêu tiểu ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam.

    Chóng mặt: Vỏ trứng gà sao vàng, tán bột, uống với rượu vang. Mỗi lần 9 g. Ngày 3 lần.

    Cơn đau dạ dày: Vỏ trứng gà và hoa phật thủ tán bột, lượng bằng nhau. Uống lúc đau 6 g với nước ấm.

    Viêm loét dạ dày thừa toan: Vỏ trứng gà, vỏ sò biển nung tán bột mỗi thứ 30 g; bạch khấu nhân, sa nhân mỗi thứ 20 g sao tán.
    Uống 1,5 g. Ngày 2 lần.

    Nôn và tiêu chảy: Vở trứng 1 quả sao tán bột, uống với nước ấm. Còn dùng bột này cho người bị ợ chua, viêm loét dạ dày.

    Các bệnh khác
    Thoát vị bẹn: Vở trứng gà đã nở con sao thành than, tán bột. Mỗi lần uống 9 g với rượu cũ. Hoặc uống 1-3 g với nước cơm.


    Phòng chữa loãng xương: Nghiền vỏ trứng gà cho vào gạo nấu cơm hoặc cháo, làm bánh để ăn.

    Bệnh sởi: Vỏ trứng 50 g sao khô, tán bột, uống mỗi lần 2 g. Ngày 3 lần với nước ấm.

    Viêm họng mạn: Màng vỏ trứng 5 quả, thiên môn 12 g, mật ong 1 thìa. Nấu cách thủy uống.

    Mụn nhọt, nấm: Vỏ trứng 5 cái, vôi bột chín 15 g cho vào trong vỏ trứng nung chín, tán bột, trộn với dầu vừng bôi.

    Ngoc Ly (Theo Webtretho)
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Công dụng của củ cải trắng

    Củ cải trắng có thể dùng làm thực phẩm, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do đó, bạn nên biết những căn bệnh có thể dùng củ cải trắng phòng khi dùng đến.
    Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…

    Theo Đông Y, cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,…Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.

    [​IMG]

    Lương Y Hoàng Duy Tân – Phó Chủ tịch Hội Đông Y Đồng Nai

    Củ cải trắng được coi là khắc tinh của các bệnh đường hô hấp, kích thích tiêu hoá,…

    Bạn có thể dùng củ cải trắng thái lát mỏng ngâm với mật ong để qua đêm để ngậm rồi nhai nuốt từ từ trị chứng ho khan, tiêu đờm, bảo vệ thanh quản rất tốt.

    Chữa bệnh từ củ cải trắng

    Chữa ho nhiều, người mệt mỏi, suy nhược

    Nguyên liệu:

    – 1kg cải trắng

    – 1kg quả lê

    – 250g gừng tươi

    – 250 mật ong

    Cách làm:

    Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt rồi giã nhỏ, cho vào miếng vải thưa vắt lấy nước. Với củ cải, gừng tươi bạn cũng cần rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước.

    Xong xuôi cho nước củ cải và nước lê cho lên bếp đun sôi rồi hạ bớt lửa xuống, rồi cho nước gừng, sữa, mật ong quấy là được.

    Cách dùng: Dùng cho người ho, hen, viêm phổi rất tốt. Dùng khoảng 3-5 ngày sẽ thấy kết quả rất tốt.

    Viêm loét dạ dày

    Khi bị viêm loét dạ dày bạn nên thường xuyên ăn củ cải trắng, uống nước ép,…các hoạt chất kháng khuẩn, làm kanhf vết thương của củ cải trắng sẽ giúp các vết loét dạ dày dần bình phục.

    Chữa khản tiếng, mất tiếng

    Khi bị mất tiếng,bạn có thể dùng củ cải trắng ép lấy nước trộn thêm chút mật ong rồi uống trong ngày. Đề phát huy hết tác dụng của bài thuốc này bạn nên ngâm nước củ cải trắng với mật ong trị đau họng, khàn tiếng.

    [​IMG]

    Viêm loét miệng do nhiệt

    Khi bị nhiệt miệng bạn nhanh chóng lấy củ cải trắng rửa sạch, ép lấy nước rồi dùng nó ngậm hay sức miệng để chữa vết loét trên miệng.

    Chữa táo bón, miệng khô đắng

    Nguyên liệu:

    – Củ cải tươi

    – Tỏi

    Cách làm

    Củ cải rửa sạch, thái lát mỏng xào cùng với tỏi ăn cùng với cơm như bình thường ngày ăn 2 lần. Dùng 3-5 một liệu trình.

    Theo Trí Thức Trẻ
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Giật mình TV, rèm cửa… khiến sáu trẻ tử vong mỗi ngày

    Tai nạn trong nhà giết chết khoảng sáu đứa trẻ mỗi ngày – và gần như tất cả những nguyên nhân đó có thể phòng ngừa trước.
    Bạn có thể nghĩ rằng ngôi nhà là nơi an toàn nhất, tách biệt khỏi những nguy hiểm và hỗn loạn ở bên ngoài. Nhưng thực tế, tai nạn trong nhà khiến trung bình 6 trẻ chết mỗi ngày và hàng ngàn bé khác bị thương ở Mỹ mỗi năm. Dưới đây là những tác nhân khiến trẻ bị thương dù đang ở trong nhà mà bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được.


    1. Nhiều đồ nội thất cao trong phòng khách hoặc phòng ngủ


    Gần đây, tập đoàn nội thất IKEA đã tự nguyện thu hồi một dòng tủ phổ biến sau khi một chiếc tủ bị đổ và đè chết bé trai hai tuổi. Theo số liệu thống kê thực tế cho thấy thì cứ mỗi hai tuần lại có một bé chết vì bị tủ quần áo lớn, tủ sách hoặc các đồ nội thất cao khác đổ sập xuống và đè nát chúng.

    Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích các hộ gia đình nên lắp đặt thêm các khung giữ gắn chặt đầu trên vào tường. Ngoài ra, bậc phụ huynh nên dặn dò các bé để không leo trèo lên các đồ nội thất.

    [​IMG] 2. Để TV chênh vênh trên tủ

    Và trên chiếc tủ lênh khênh là chiếc TV màn hình phẳng. Khi TV rơi xuống từ độ cao trung bình có thể tạo nên trọng lực hàng ngàn cân, gấp 10 lần cú va đập của hai vận động viên bóng bầu dục. Ước tính cho thấy có khoảng 41% các vụ tai nạn rơi đồ liên quan đến TV và 65% trong số đó tử vong, theo báo cáo của Ủy ban An toàn Sản phẩm tiêu dùng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2015. Nguy hiểm là vậy nhưng trong thực tế, một cuộc khảo sát từ Safe Kids Worldwide cho thấy 48% phụ huynh thừa nhận họ không lắp đai bảo hiểm cho TV hoặc các đồ nội thất cỡ lớn.

    Biện pháp khắc phục đơn giản là: Lắp đặt dây đai hoặc dùng thanh chữ L gắn chặt TV vào tường hoặc tủ để chúng không rơi tự do xuống đất dù trẻ có nghịch ngợm leo trèo.

    [​IMG] 3. Cửa sổ không an toàn

    Ngã là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị thương và trên thực tế gần 2 triệu trẻ em dưới 12 tuổi phải cấp cứu mỗi năm. Theo Safe Kids Worldwide, trong số đó, có khoảng 150 trẻ tử vong vì leo xuống giường rồi lần ra cửa sổ để hóng bố mẹ về.

    “Cửa sổ không đóng kín cũng như không lắp đặt thanh chắn khiến trẻ rất dễ ngã ra ngoài khi cha mẹ không để ý. Hãy lắp các loại thanh chắn có thể tháo lắp để phòng khi cháy mà vẫn đảm bảo cho bé được an toàn, kể cả cửa sổ tầng 1.

    [​IMG] 4. Dây kéo rèm lòng thòng

    Nghe có vẻ hơi bất hợp lý nhưng dây kéo rèm hoàn toàn có thể gây chết người. Hai tuần trước ở Mỹ, một đứa trẻ đã bị thắt cổ chết khi nghịch ngợm dây kéo của rèm cửa. Các và dây điện cũng cần phải được đưa ra khỏi tầm với của trẻ.

    Để phòng ngừa, hãy để cũi, giường và các đồ nội thất dễ leo trèo cách xa khu cửa sổ. Ngoài ra, hãy thắt dây rèm ở trên cao để bé không với tới.

    [​IMG] 5. Không khóa tủ thuốc gia đình

    Thuốc là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ngộ độc. Theo thống kê, khoảng 185 bé vào viện cấp cứu mỗi ngày vì uống thuốc quá liều. Và cuối cùng 67.700 trẻ tử vong mỗi năm, tức là cứ tám phút lại có một bé qua đời vì thuốc.

    [​IMG] 6. Để dung dịch vệ sinh lung tung

    Trẻ em có thể biết để tránh xa thuốc, nhưng có một sự nhầm lẫn chết người giữa những chai nước giặt, nước rửa chén có vỏ bao bì nhiều màu sắc tương tự như nước ngọt hay túi bột giặt trông như túi kẹo. Hơn 700 trẻ em dưới 5 tuổi bị “tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi ngậm các gói bột giặt” vào năm 2012 và 2013 gồm bị khó thở, nôn mửa, bỏng mắt và mất ý thức.

    Để phòng tránh, luôn cất kĩ thuốc, chất tẩy rửa,…trong tủ có khóa hoặc ngoài tầm với của trẻ em.

    [​IMG] 7. Dùng sơn có chì

    Trẻ rất tò mò và chúng hoàn toàn có thể cho những mảng sơn bị bong tróc vào mồm. Một khi chúng ăn vào, chì có thể gây hư hại thận, ảnh hưởng hệ thống thần kinh và các tế bào máu, thậm chí tệ hơn là co giật và chết. “Trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương bởi vì chúng hấp thụ nhanh và nhiều gấp từ bốn đến năm lần so với người lớn khi ăn cùng một thứ”, theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới.

    [​IMG]8. Chỉ sử dụng nút nhựa bịt ổ điện

    Nút nhựa bịt ổ điện không phải là giải pháp an toàn nhất. Quỹ An toàn điện quốc tế cho biết 100% trẻ em ở độ tuổi từ 2-4 có thể tháo nắp nhựa bịt ổ cắm điện trong vòng 10 giây. Điều đó chứng minh bằng việc có ít nhất 7 bé mỗi ngày được điều trị tại phòng cấp cứu do liên quan đến điện. Chúng hay cho tay, chìa khóa và kẹp tóc vào trong khe cắm.

    Ổ cắm điện ngăn các vật lạ an toàn hơn. Chúng rất hiệu quả nên Bộ luật quốc gia về Điện của Mỹ yêu cầu tất cả các ngôi nhà mới xây dựng sau năm 2008 phải sử dụng hoàn toàn loại ổ cắm này.

    [​IMG] Theo eva.vn
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Bệnh sỏi thận – Đừng chết vì thiếu hiểu biết
    http://trethovn.net/500-benh/benh-soi-dung-chet-vi-thieu-hieu-biet.html
    Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.

    Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận.

    [​IMG]

    Có nhiều yếu tố gây sỏi thận như nhiễm độc, vài loại ẩm thực, thuốc và những điều kiện làm tăng hàm lượng canxi hay những chất khác như oxalat và axit uric trong nước tiểu. Loại sỏi thận thường thấy nhất là loại sỏi thận chứa canxi.

    Những con số thông kê
    Đối với đàn ông, giai đoạn đầu cơn đau sỏi thận thường xảy ra giữa tuổi 30 và 60. Tỷ lệ mắc bệnh cho đàn ông chưa từng mắc bệnh sỏi thận bao giờ là từ 3 tới 4 trường hợp cho 1000 người trong một năm giữa tuổi 30 và 60 và giảm dần với tuổi. Đối với đàn bà tỷ lệ cao nhất giữa tuổi 20 và 30 (khoảng 2 cho 1000 người mỗi năm) và giảm xuống 1 cho 1000 đàn bà trong một năm cho 10 năm sau.
    Những cuộc nghiên cứu mới đây thông báo sự mắc bệnh sạn tận tái hồi từ 30% – 50% trong 5 năm. Tỷ lệ bệnh tái phát đối với đàn ông được báo cáo là 3 lần cao hơn đối với đàn bà. Tuy nhiên, những sự kiện lấy từ những nghiên cứu có kiểm soát ngẫu nhiên cho thấy tỷ lệ tái phát bệnh thấp hơn, từ 2 cho 100 người một năm cho tới 5 cho 100 người một năm.

    Có nhiều loại sỏi thận. Khoảng 83% sỏi của đàn ông và 70% sỏi của đàn bà có chứa canxi, dưới hình thức canxi oxalat. Nói chung, bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay những bệnh cơ quan như bệnh cường tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) thường gây nên dưới 10% sỏi thận cho đàn ông và 25% sỏi thận cho đàn bà. Các loại sạn khác như cystin, uric và struvite thường ít thấy hơn. Tuy nhiên, chúng cần được chú trọng vì sự bệnh có thể tái phát .

    Một sỏi thận sẽ được kết tụ khi nồng độ những chất kết hợp thành cao hơn độ tan biến của chúng. Nguyên nhân kết hợp sạn thận thay đổi với tùy loại sạn. Sỏi cystin chỉ tạo thành ở những người mắc chứng rối loạn liệt gen thể nhiễm sắc định hình (autosomal recessive disorder), có cystin trong nước tiểu. Sỏi axit uric kết tụ ở những người có nước tiểu axit, có hay không có bệnh trong nước tiểu có axit uric. Sỏi struvite chỉ kết tụ khi bị nhiễm trùng niếu quản phần trên do vi-trùng sản xuất urease. Sỏi đôi khi kết hợp do sự kết tủa của những thuốc như acyclovir và indinavir.

    Sỏi có chứa đựng canxi có nhiều nguyên nhân. Sỏi chứa canxi phosphat xảy ra khi có nhiều canxi trong nước tiểu, có ít citrat trong nước tiểu và nước tiểu kiềm. Sỏi loại này thường là kết quả của những bệnh như bệnh ống thận quá acid và bệnh cường tuyến cận giáp. Sỏi canxi oxalat kết hợp khi nồng độ canxi, oxalat, hay axit uric tăng lên và citrat trong nước tiểu giảm xuống.

    Phân loại sỏi thận
    Sỏi canxi
    Sỏi canxi là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, kết cấu khác nhau. Sỏi canxi hình hành trong thận và đường tiểu khi nồng độ canxi trong thận vượt quá mức cho phép. Canxi thường tạo sỏi với oxalat – chất thường gặp trong các thức ăn giàu dinh dưỡng ví dụ như cải thìa, củ cải, củ cải đường, sô cô la đen. Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người có nguy cơ mắc sỏi canxi cao nên tránh ăn các thức ăn có chứa nồng độ oxalat cao và cần uống hơn 12 ly nước/ngày (khoảng 2,5 – 3lít/ ngày).

    Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng
    Sỏi struvite tạo thành trong thận là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong đường tiểu. Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi struvite được tạo thành do magie kết hợp với những chất thải của vi khuẩn ví dụ như ammoniac. Người ta thấy sự xuất hiện sỏi struvite hầu như luôn luôn đi kèm với tình trạng tắt nghẽn hay nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế, đối với những người bị sỏi struvite, việc dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng tiểu được xem là một bước bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình điều trị.

    Sỏi axit uric
    Sỏi axit uric thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi. Một số bệnh lý di truyền có thể làm thay đổi cân bằng pH của nước tiểu thúc đẩy sự tạo thành sỏi. Nước tiểu có nhiều axit thường gặp ở những người béo phì và những người tiểu đường kháng insulin. Vì thế, những người này cần phải được kiểm soát nồng độ axit uric và có những xét nghiệm tầm soát sỏi định kỳ. Hiện nay, một vài loại thuốc làm tăng nồng độ pH có thể được chỉ định cho những bệnh nhân mắc phải loại sỏi axit uric.

    Sỏi cystin
    Sỏi cystin rất hiếm, thường gặp ở những người có yếu có di truyền làm chống lại sự đào thải amino axit cystin. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì rất dễ thừa hưởng gen di truyền và có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã có thể ngăn ngừa loại sỏi này bằng thuốc. Song song đó, hầu hết những chuyên gia sức khỏe cho rằng những người có nguy cơ mắc loại sỏi này nên uống thật nhiều nước và tránh các thực phẩm giàu cystin hay những thức ăn chứa nhiều đạm nói chung.

    Nguyên nhân sỏi thận
    Sỏi thận do lắng đọng
    Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không uống đều trong ngày. Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi. Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.

    Chế độ ăn uống không hợp lý
    Ăn thiên lệch một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là những nguyên nhân gây nên sỏi thận.

    Nhiễm trùng bộ phận sinh dục
    Nguyên nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn. Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó hình thành sỏi.

    Do dị vật
    Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật trong bàng quang. Y văn thế giới có ghi một số trường hợp bị dị vật như lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong. Những dị vật đó cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi rất lớn

    Lười vận động
    Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Đặc tính công việc của dân văn phòng là thời gian ngồi khá dài, vận động ít, sau khi tan tầm rất nhiều người cũng không thích vận động. Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.

    Dấu hiện nhận biết bệnh sỏi thận
    Sỏi thận có thể có hoặc không thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản – ống nối liền thận và bàng quang. Vào thời điểm đó, những dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra:

    – Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và háng, cơn đau kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau khi vận động mạnh.

    – Đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục, có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu.

    – Một số triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, tăng số lần đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng hiện tại.

    Phương pháp điều trị
    Với sỏi nhỏ dưới 5mm, có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài.
    Bệnh nhân cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
    Sau khi điều trị nội khoa như trên không có kết quả, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa với các phương pháp:
    Mổ thận lấy sỏi: Đây là phương pháp cổ điển từ hàng trăm năm nay. Phương pháp này có thể gây các tai biến như chảy máu, nhiễm trùng từng phần, dò nước tiểu, nhiễm trùng toàn thân, thời gian hồi phục lâu, mất khoảng 3 – 4 tháng. Đặc biệt là dễ bị chảy máu do động mạch thận dính động mạch chủ và chỉ cách cuống thận khoảng 2 cm, chỉ chệch một chút là đã gây đứt động mạch, chảy máu ồ ạt và gây tử vong. Phương pháp này ngày nay hầu như không còn được áp dụng nữa.
    Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra như cát, như bột và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng trên dưới 3 cm. Nhiều người lo sợ tán sỏi ngoài cơ thể sẽ gây vỡ thận. Đây là quan niệm sai lầm vì máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích cực mạnh, nhưng không phá phần mềm của da, ruột, gan, thận mà đập trực tiếp vào sỏi.
    Tán sỏi qua da: dùng ống có đường kính 10 – 15 mm đưa qua một lỗ đục ở lưng, ống có điện cực bắn phá sỏi trực tiếp, rồi đưa nước vào theo ống để tống sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp khá hiện đại, kết quả thành công cao.
    Tán sỏi nội soi: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.

    Xem thêm : Bài thuốc dân gian trị sỏi thận
    Phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả với 7 cách đơn giản

    Uống nhiều nước
    Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi…). Cơ thể đủ nước cũng giúp thận, gan lọc các chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi.

    Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt vì nó có thể gây ra tình trạng thừa nước và phù các tế bào trong cơ thể.

    Uống nước chanh
    Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu là khoáng sản, chất lỏng và axit bị mất cân bằng. Tức là lúc này hàm lượng các chất như canxi, oxalat và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận.

    Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric.

    Cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate
    Oxalat là một loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat bao gồm các sản phẩm đồ uống như soda, trà đá, sô cô la; cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận.

    Cắt giảm lượng caffeine
    Bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá… vì chúng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn vẫn bổ sung nước đầy đủ. Mất nước chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến bệnh sỏi thận.

    Giảm lượng muối ăn hàng ngày
    Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận.

    Kiểm soát việc tiêu thụ các chất đạm động vật, bao gồm thịt, trứng và cá
    Những thực phẩm này chứa nhiều purin, đó là những chất tự nhiên chuyển hóa hoặc phân hủy thành axit uric trong nước tiểu và góp phần hình thành sỏi thận. Hạn chế ăn các thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ hàm lượng axit uric trong nước tiểu nên cũng phòng được bệnh sỏi thận.

    Giảm cân để giữ sức khỏe
    Theo phân tích của các chuyên gia thuộc Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ) thì béo phì làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, việc tập thể dục để giảm cân và duy trì sức khỏe là hết sức cần thiết. Nó không những giúp bạn tránh được tình trạng béo phì mà nó còn giảm các nguy cơ bệnh tật khác như: bệnh sỏi thận, tiểu đường, huyết áp cao…
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    5 cây thuốc, bài thuốc khắc tinh bệnh đau lưng

    Bệnh đau lưng là thủ phạm chính gây nên những cơn đau nhức thường xuyên và âm ỉ dọc vùng lưng. Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn.
    Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có nhưng cơn đau rút chân khi cúi, ngửa, vặn mình.. Có người bệnh khi ngồi lâu, thường bị những cơn đau thắt lưng dữ dội, phải nằm nghiêng bất động mới giảm bớt.

    Tham khảo bài viết về bệnh đau lưng


    Hôm nay chúng tới xin giới thiệu tới các bạn 5 cây thuốc cùng với những bài thuốc tương ứng có thể trị dứt điểm chứng đau lưng.

    Cây xương rồng
    Cây xương rồng có tên khoa học là: Euphorbia antiquorum L, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Nó có tên khác là: Hoá ương lặc, Bá vương tiêm.

    [​IMG]Chuẩn bị
    + Một con cá lóc khoảng 200 – 250gram (nhớ mua cá ruộng sẽ ít tanh hơn cá nuôi)
    + 3 đọt non của xương rồng ba chia, mỗi đọt dài khoảng 10cm, lựa đọt non (có màu xanh lợt tươi)
    Cách làm
    + Dùng kéo tỉa bỏ hết gai của xương rồng ở ba cạnh, rửa sạch, sau đó bào thành lát mỏng luôn cả vỏ
    + Cho 3 muỗng cafe muối vào xương rồng đã bào, bóp đều để làm giảm mủ xương rồng, sau đó xã nước sạch hết muối, rồi lại cho vào 3 muỗng cafe muối bóp tiếp lần nữa để tan mủ, lần sau này xã nhiều lần nước cho hết muối.
    + Cá lóc làm thật sạch nhớt, bỏ bộ đồ lòng.
    + Cho cá lóc và cả xương rồng đã làm xong vào nồi. Đổ vào một chén nước, rồi mở lửa riu riu nấu cho đến khi gần cạn nước (khoảng 15 phút), cá chín là tắt lửa (không được nêm bất cứ gia vị nào) Ăn hết cá, xương rồng (có thể chia ra ăn vài lần cho đở ngán nhưng không để qua đêm)
    + Nấu và ăn 5 ngày liên tiếp như vậy là xong một liều điều trị, sau đó có thể cảm nhận mọi đau nhức do gai cột sống tạo nên đã biến mất.

    Cây lược vàng
    Cây Lược vàng có tên khoa học là Callisia fragrans thuộc họ Thài lài (Commelinaceae), cây lược vàng còn có tên là (địa) lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, trái lá phất dũ, giả khóm.

    [​IMG]Đau lưng là một trong những bệnh thuộc phạm vi chữa trị của cây lược vàng. Nếu bạn đang bị đau lưng thì có thể dùng cây này để chữa trị theo những cách sau:

    • Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá)
    • Cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con), ngày dùng 3 lần.
    • Lấy lá lược vàng ngâm với rượu để xoa bóp bên ngoài cũng rất tốt
    • Dạng dầu: dạng dầu này chữa các chứng đau lưng, viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau và có thể dùng trị bệnh ngoài da. Các bạn lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng 3 tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thủy tinh màu và cất nơi mát. Đây là cách thủ công và dễ làm nhất các bạn có thể tham khảo.
    • Dạng thuốc mỡ: Các bạn hãy cắt nhỏ toàn cây lược vàng và nghiền nát. Sau đó trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1:3, sau đó cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
      Ngoài 2 cây thuốc này ra, bệnh đau lưng còn được chữa trị với rất nhiều loại cây khác như: cây ngải cứu, lá lốt,…
    Cây ngải cứu
    [​IMG]

    • Dùng 300 gr thuốc ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong , vắt lấy nước uống trưa, chiều. Liên tục 1-2 tuần
    • Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
    • Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút.
    Cây lá lốt
    Chữa đau lưng: lá lốt, ngải cứu, hy thiêm thảo liều lượng bằng nhau giã nát, chưng nóng đắp chỗ lưng đau, ngày 2 lần

    [​IMG]

    Chữa đau sưng khớp: lá lốt, cỏ xước, cốt khí củ, dây đau xương mỗi thứ 15g, nước 600 ml, sắc đến khi còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày

    Cây nhàu
    Chữa đau lưng, nhức mỏi, tê bại: Rễ nhàu chặt nhỏ phơi khô, sao vàng (chừng 1/2 kg), ngâm với 2 lít rượu 450 trong vòng nửa tháng, trước bữa ăn uống một ly nhỏ.

    [​IMG]

    Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay: Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.

    Chữa đau lưng do thận: Rễ nhàu 12g, rau ngót 8g, cối xay 8g, dây gùi 8g, ngó bần 8g, đậu săng 8g, tầm gửi cây dâu 8g, rễ ngà voi 8g, ngũ trảo 12g. Đổ nửa lít nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày (uống nóng).

    Chữa đau nhức do phong thấp: Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây pass4sure 000-M15 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.

    Trong dân gian thường lấy quả nhàu gần chín rửa sạch, để ráo, xắt lát, trộn theo tỷ lệ 1kg nhàu với 2 lạng đường cát, sau 15 ngày ép lấy nước uống dần, mỗi bữa ăn chừng hai ly nhỏ, có tác dụng: Bồi bổ sức khỏe, điều hòa huyết áp, tăng cường khả năng miễn dịch, phục hồi các tế bào bị thương tổn suy yếu, chống viêm nhiễm, giảm đau nhức mệt mỏi cơ thể…
    Lá nhàu non nấu canh với lươn, thịt bò bồi bổ cho người vừa lành bệnh, người bị suy nhược cơ thể rất hiệu quả, nhanh hồi phục sức khỏe.

    Củ gừng

    Cách 1: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
    Cách 2: Gừng rửa sạch đập dập rồi cho vào lọ rượu trắng, đậy nắp để khoảng 3 ngày lấy ra xoa bóp những khu vực bị đau nhức. Để hỗn hợp này đạt hiệu quả hơn, chị em nên ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (khoảng một tháng). Chăm chỉ xoa bóp với rượu gừng mỗi buổi tối sẽ giúp mẹ bầu bớt đau lưng và ngủ ngon hơn đấy. Cách 3: Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và giấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau hiệu quả.

    Ngoài những bài thuốc chúng tôi giới thiệu để trị dứt đau lưng. Bạn nên có một thói quen tốt, tăng cường vận động thể dục đúng cách và ăn uống khoa học để phòng tránh đau lưng hữu hiệu.
  8. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Thu sang rồi, ai khéo tay đan váy, áo tặng cho con,cháu chắt... ko
    [​IMG]
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    NGỤ NGÔN HÒA BÌNH - Chuyện Biến Nghịch Cảnh Thành Thuận Cảnh .
    [​IMG]
    Có một người nông dân nọ có một con lừa già. Một hôm, con lừa bị rơi xuống cái giếng khô cạn và đau đớn kêu la thảm thiết.
    Sau khi bình tĩnh đánh giá tình hình, vì thương cho con lừa,
    người nông dân đã quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự đau đớn.
    Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa tội nghiệp. Lúc đầu, con lừa thêm phần kinh hoàng vì những gì người ta đang làm đối với nó.
    Nhưng khi từng tảng đất được hất xuống giếng liên tiếp theo
    nhau ập trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: Cứ mỗi lần một tảng đất rơi đè lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên trên ! Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một, với một lời thầm tự nhủ và tự cổ vũ: “
    -'' Nào mình hãy hất nó xuống và bước lên trên, hất nó xuống và bước lên trên...”.

    Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu sau mỗi tảng đất ập xuống, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu, con lừa tiếp tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, tiếp tục theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”.
    Và không bao lâu sau, cuối cùng dù bị bầm dập và kiệt sức, con lừa già đã vui mừng đắc thắng bước lên khỏi miệng giếng.

    Những gì như sẽ đè bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu
    sống nó. Tất cả đều nhờ vào cái cách mà con lừa đã can đảm đối diện với nghịch cảnh của mình.
    Cuộc sống là như vậy . Nếu Ta đối mặt với các vấn đề của mình một cách tích cực và quả cảm, khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và sự tự thương hại, thì những nghịch cảnh tưởng chừng có thể chôn vùi chúng ta,lại sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới.

    Chúc các bạn một ngày mới an lành sức khỏe hạnh phúc...

    ''hvst''

Chia sẻ trang này