Sưu tập các bài thuốc,các mẹo vặt và các kỹ năng ứng xử cần thiết trong cuộc sống !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phongthuyBDS, 28/10/2012.

3384 người đang online, trong đó có 162 thành viên. 07:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 112182 lượt đọc và 1008 bài trả lời
  1. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.019
    Chúc mừng chị và gđ đã tìm được Tôm . Em thật dễ thương , nếu mất luôn thì cả nhà chắc là buồn lắm. Em nhớ năm học cấp hai , nhà bị mất chú Cún Vàng , em khóc mấy ngày luôn X_X:p. Tôm nhà chị trùng ngày SN với em luôn á hihi :)
    DungTri86, suutapdocotraderdoclap thích bài này.
  2. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Chúc mừng nhà bác đồ cổ nhé.
    Đúng là làm nhiều việc phước sẽ đc trời phật phù hộ.
    DungTri86suutapdoco thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    cả nhà nhớ thương em, cả tuần ko làm nổi việc gì, khóc cả lít nước mắt em à !:D
    DungTri86 thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Rất dễ kiếm mà lại nhiều ích lợi!

    Các loại nước uống giúp sữa mẹ vừa nhiều vừa đặc


    http://www.tribenhthongminh.vn
    Các loại nước uống giúp sữa mẹ vừa nhiều vừa đặc

    Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển và sự thông minh của trẻ nhỏ. Chính vì thế, người mẹ cần bổ sung những thực phẩm tốt cho sữa mẹ, ngoài ra nên uống các loại nước uống giúp sữa mẹ vừa nhiều vừa đặc để cung cấp cho bé yêu.
    1. Nước chè vằng
    [​IMG]


    Chèvằng là loại cây thân leo, mọc sâu ở trong rừng, đặc biệt là vùng núi Quảng Bình. Có 2 loại chè vằng: loại lá to thì gọi là chè vằng trâu và loại lá nhỏ gọi là vằng sẻ. Loại lá nhỏ thì uống thơm và ngon hơn. Sau khi lấy về rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống dần có tác dụng nhiều sữa, uống chè càng đặc thì sữa càng nhiều.
    Các mẹ có thể mua chè vằng đã được phơi khô hoặc cao chè vằngcó bán rất nhiều trên thị trường.
    2. Nước nụ hoặc lá vối
    [​IMG]


    Nước vối hay trà vối là một loại đồ uống giải khát được nấu bằng nụ, hoặc lá vối đã ủ chín rồi phơi khô, cũng có thể dùng ngay khi lá còn tươi. Trong lá vối, nụ vối có tanin, một số chất khoáng, vitamin… Nước vối sử dụng giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát gan và đặc biệt có công dụng lợi sữa.
    3. Nước lá thìa là
    [​IMG]


    Thìa là là một cây gia vị quen thuộc của người Việt Nam. Thìa là được trồng khắp nơi trên nước ta nhưng chủ yếu lấy lá để ăn, làm thuốc chỉ dùng quả. Tuy nhiên, rất ít người biết được rằng cây thìa là lại có tác dụng tăng tiết sữa tuyệt vời cho sản phụ và phụ nữ đang cho con bú.
    Để tăng tiết sữa cho sản phụ, bạn có thể nấu canh thìa là hoặc hãm hạt thìa là với nước sôi để cho sản phụ uống, như thế lượng sữa của sản phụ sẽ được tăng lên đáng kể.
    4. Nước gạo lứt
    [​IMG]


    Trong gạo lứt còn nguyên vỏ có chứa nhiều các Vitamin B1, B2, B3, B5, B6 và các khoáng chất như canxi, sắt các nguyên tố vi lượng như Canxi, Sắt, Magiê, Selen, Glutathion (GSH), Kali và Natri. Gạo lứt không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Nước gạo lứt rang giúp các mẹ sau sinh thơm sữa và sữa về nhiều hơn.
    5. Nước lá mít
    [​IMG]


    Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.
    6. Nước lá đinh lăng
    [​IMG]


    Các mẹ lấy một nắm lá đinh lăng, sau đó rửa sạch, sao vàng lên, hạ thổ rồi đun nước uống, sẽ có tác dụng thông tia sữa và giúp sữa về nhanh chóng. Nước này ngon, rất dễ uống, ngoài ra còn làm cho sữa thơm, hấp dẫn bé tu ti nữa. Mẹ có thể dùng nước này thay nước uống hàng ngày.
    7. Nước gạo tẻ + gạo nếp + hạt sen
    [​IMG]


    Lấy một nắm gạo tẻ, một nắm gạo nếp, một ít đỗ xanh (đỗ đen, đỗ đỏ…) và một ít hạt sen ninh lấy nước (nhớ là để lấy nước, chứ không phải là nấu cháo đâu nhé), uống thay nước hàng ngày giúp kích thích sữa về nhiều.
    8. Nước đậu đỏ
    [​IMG]


    Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp sữa về dồi dào.
    9. Nước vừng đen
    [​IMG]


    Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn (có thể theo tỷ lệ này làm nhiều, bảo quản tốt để dùng dần). Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
    Chị em cũng có thể nấu chè vừng đen hoặc làm muối vừng ăn cũng có tác dụng lợi sữa tương tự.
    10. Nước lọc ấm
    [​IMG]


    Ngoài những loại nước trên, một quy tắc ‘bất di bất dịch’ mẹ phải nhớ trong suốt thời gian cho con bú là uống nhiều nước lọc. Sản phụ được khuyên nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Mẹ cho con bú nên uống nước ấm và cần uống 1 ly nước ấm trước khi cho con bú sẽ giúp kích thích sẽ nhanh về và về nhiều.
    Ngoài ra, mẹ còn có thể bổ sung những loại thực phẩm tốt cho sữa mẹ như cháo móng giò, chân dê, đu đủ xanh, rau ngót, rau khoai lang, quả sung, hạt bí, cốm lợi sữa…Các mẹ có thể tham khảo ăn những gì để lợi sữa cho contại đây.
    Một số lưu ý trong thời kỳ cho con bú
    - Uống đủ nước
    [​IMG]


    Sữa mẹ chiếm gần 90% thành phần là nước, bên cạnh đó khi cho con bú, cơ thể bạn sẽ giải phóng ra lượng hormone oxytocin – khiến bạn khát. Vì vậy, uống nước thường xuyên là việc bạn nên làm, bởi nước vừa khiến bạn giải tỏa cơn khát nhanh chóng, vừa giúp việc cung cấp sữa cho con được kịp thời, thường xuyên.
    Tuy thế, bạn không cần thiết phải gồng mình uống nước quá sức. Bạn chỉ cần uống vừa đủ để đáp ứng lượng nước cần thiết cho cơ thể mình. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra lượng nước của mình là đã nạp đủ vào người hay chưa thông qua việc cảm nhận màu sắc của nước tiểu bằng mắt thường.
    Nếu nước tiểu có màu nhạt, rõ ràng bạn đã uống hợp lý và đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm và có mùi mạnh, điều này chứng tỏ rằng cơ thể bạn đang thiếu nước và cần được bổ sung thêm.
    - Dinh dưỡng hợp lý với lượng calo đầy đủ
    [​IMG]


    Bạn cần đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ calo khi đang nuôi con bằng sữa mẹ. Cụ thể, bạn cần 2000 – 2100 calo mỗi ngày nếu em bé của bạn đang hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ.
    Bạn có thể bổ sung lượng calo từ những thực phẩm lành mạnh như: Quả bơ (loại quả rất giàu chất béo tốt cho sức khỏe), sữa chua (chúng có chứa nguồn Protein và Canxi khổng lồ), bơ lạc (chứa rất nhiều Protein và chất béo), ngoài ra trứng, hạnh nhân, quả óc chó, táo xanh, pho mát… cũng chứa nguồn calo lớn.
    Quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và đặc biệt sau khi con ti xong, bạn sẽ bị sự thèm ăn hoành hành. Vì vậy, nếu bạn không có cảm giác này thì nó có thể là đấu hiệu bạn cần hỗ trợ tinh thần. Bởi phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường mất cảm giác ngon miệng.
    - Cân nhắc về những thực phẩm có thể gây “dị ứng” cho bé
    Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì nhưng phải trong chừng mực. Hầu hết các quy tắc về những gì bạn nên và không nên ăn khi cho con bú được dựa trên các truyền thống văn hóa là chính, chế độ ăn uống ở mỗi nơi lại khác nhau.
    Tuy nhiên có một số loại thực phẩm bạn cần cân nhắc khi sử dụng. Cá là một thực phẩm lành mạnh, bạn nên bổ sung vào bữa ăn của mình món ăn này tối thiểu 2 phần cá một tuần. Tuy nhiên, một số loài cá có mức độ thủy ngân cao hơn và bạn cần phải cẩn thận khi ăn chúng ví dụ: cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu…
    Dù cà phê và một cốc sô cô la nóng rất tuyệt và thích hợp trong tiết trời như thế này nhưng bạn nên uống ít những đồ này nếu không muốn thức cả đêm để trông con. Đặc biệt chất kích thích còn khiến bé quấy khóc, mệt mỏi.
    Tuy chưa có nghiên cứu nào khẳng định đậu phộng không tốt cho sự phát triển của bé, nhưng trên thực tế, nhiều bé bị dị ứng, nổi mẩn đỏ khi mẹ ăn chúng.
    Khi nuôi con bằng sữa mẹ, một số loại thực phẩm và đồ uống mà bạn tiếp nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng sữa của con. Bạn có thể không sao nhưng bé có thể bị đau bụng. Hãy chăm sóc sức khỏechủ động bạn nhé!
    Bởi mẹ và em bé là khác cá thể hoàn toàn khác nhau. Bạn nên nhớ rằng có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng, có thể do thời tiết mà cũng có thể do bé không phù hợp với chế độ ăn uống của mẹ…
    Chúc mẹ và các bé luôn khỏe mạnh!
    DungTri86traderdoclap thích bài này.
  5. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    NGƯỜI CÓ ĐỨC HẠNH CHÍNH LÀ PHONG THỦY TỐT NHẤT CHO MỘT NGÔI NHÀ
    [​IMG]
    Có một câu chuyện kể rằng, một người đi mời thầy phong thủy về nhà mình để xem, trên đường đi tới khu phần mộ nhà anh ta, từ xa nhìn về phía phần mộ thấy chim chóc bay lượn nhiều nên anh ta nói với thầy phong thủy:

    “Chúng ta quay về đi, chim chóc đang bay lượn nhiều thế kia, chắc chắn là có con đang ở trên cây hạnh nhân lấy quả rồi, chúng ta đi đến đó quấy nhiễu chúng là chuyện nhỏ nhưng chúng chẳng may ngã xuống lại là chuyện lớn”.

    Thế là thầy phong thủy nói với anh ta: “Không cần phải xem phong thủy của nhà anh nữa, chỉ cần thấy anh như vậy là đã biết nhà anh làm gì cũng đều sẽ thuận lợi rồi”.

    Anh ta rất khó hiểu liền hỏi lại, thầy phong thủy trả lời: “Anh không biết sao? Trên đời này phong thủy tốt nhất chính là đức hạnh!”[​IMG]

    Những chuyện về “phong thủy tốt nhất là đức hạnh” trong xã hội chúng ta không phải là ít...

    ST
    Manhbeotraderdoclap thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    DungTri86quocdai307 thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    KHÔN NGOAN - NÓI ÍT - LÀM NHIỀU
    [​IMG]
    1- Càng nói nhiều, bạn càng dễ nói hớ. Đôi khi bạn không thể nghĩ những điều bạn vô tình nói ra , cho đến khi bạn lĩnh đủ hậu quả từ nó. Hãy nói ít thôi, để đỡ đặt mình vào những tình huống éo le như thế.

    2- Khi nói chuyện, đặc biệt là tán gẫu, bạn cung cấp cho mọi người quá nhiều thông tin. Bạn sẽ không thể ngờ rằng những gì bạn nói ra có thể tai hại và quay trở lại “cắn” bạn như thế nào. Cách tốt nhất là đừng tham gia vào các cuộc trò chuyện có hơi hướm cá nhân ở công sở hay với những người bạn không thực sự thân thiết .

    3- Trong những cuộc trò chuyện hàng ngày, tự mò mẫm để tìm ra thông tin thực sự quan trọng, như việc đãi cát tìm vàng vậy. Nếu bạn nói nhiều, hầu hết những chuyện bạn nói đều là “cát”, cho đến khi bạn nói điều quan trọng, mọi người thường khó nhận ra giá trị của điều đó. Cứ như vậy, tiếng nói của bạn dù nhiều nhưng lại chẳng có sức nặng.

    4- Hãy dành những câu chuyện cá nhân quá như vậy để nói với bố mẹ hay bạn học từ nhỏ của bạn thôi chứ đừng đem chúng ra kể với đồng nghiệp hoặc bất cứ ai bạn gặp. Bạn làm mất thời gian và sự tập trung của người khác như vậy là đủ rồi.

    5- Nếu bạn muốn nói gì cho người khác hiểu, hãy nói ngắn gọn và thẳng thắn vào vấn đề. . Nói dài dòng, mọi người sẽ cảm thấy thật mất thì giờ để nghe bạn nói mà chẳng được giá trị gì, và bạn cũng khó mà thành công nếu được xếp vào loại người đó.

    6- Bạn sẽ không được tin tưởng khi nói quá nhiều. Ngay từ lần đầu tiên mọi người nghe bạn tiết lộ bí mật của ai đó hoặc nghiêm trọng hơn là bí mật của công ty, bạn sẽ chẳng bao giờ được tin tưởng để nói cho biết điều gì nữa.
    7-. Những người nói nhiều thường bị xem là thiếu tin cậy và kém trung thực hơn những kẻ ít nói và lầm lỳ dù thực tế những người im ỉm mới thường là kẻ giấu bài trong tay áo. Nếu bạn chuyện trò huyên thuyên mọi lúc mọi nơi, bạn có thể đang tự huỷ hoại cơ hội thăng tiến cũng như sự chuyên nghiệp và tính riêng tư của mình.

    8- Nói nhiều là dấu hiệu thiếu chín chắn đối với hầu hết mọi người. Với tác phong điềm tĩnh, bạn sẽ dễ được nhắm vào nhiều vị trí quan trọng hơn là chỉ để làm hoạt náo viên mua vui cho mọi người.

    9-. Những người nói nhiều thường hay bị gắn mác vô duyên , một số bị quy đồng với mẫu người nịnh bợ xun xoe. Nếu bạn là một diễn giả, nói nhiều quá mức cần thiết khiến mọi người chán nản vì bạn quá lê thê, đưa ý kiến cá nhân và những thứ vớ vẩn khác vào bài nói chuyện quá nhiều. Bạn có muốn tạo hình ảnh như thế về mình trong mắt mọi người không?

    10- Những người nói nhiều thì cũng thường nói rất nhanh để cố gói hết tất cả thông tin chữ nghĩa mà họ nghĩ trong đầu vào câu chuyện đang nói. Điều này không chỉ khiến người khác rất khó nắm bắt câu chuyện

    11- Cách tốt nhất để tham gia vào một cuộc đối thoại là nói ít, tạo điều kiện cho đối phương nói và giữ ý kiến cá nhân cho mình đến khi thật cần thiết mới nói. Không phải lúc nào bạn cũng cần nói cho hết ý kiến cá nhân của bạn, với những cuộc nói chuyện không quan trọng và vô thưởng vô phạt, cứ lắng nghe và ậm ừ là đủ, mọi người sẽ nghĩ là bạn đồng tình với họ và thấy thật hài lòng về bạn
    .
    12- Nói nhiều không phải là cách xây dựng mạng lưới quan hệ tốt, mà có thể còn ngược lại. . Bạn muốn quan hệ với ai đây, những người có địa vị và có giá trị với sự nghiệp của bạn thường không nói nhiều đâu, và họ cũng hiển nhiên không thích

    Tóm lại là, hãy nói ít đi, nghĩ nhanh lên và làm nhiều hơn, vì lợi ích của chính bạn thân mình

    --Sưu Tầm--
    DungTri86quocdai307 thích bài này.
  8. vvinh945

    vvinh945 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/10/2015
    Đã được thích:
    31
    Hãy luôn là chính mình!
  9. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    [​IMG]
    DungTri86quocdai307 thích bài này.
  10. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Cách trị tiêu chảy cho bé (kể cả người lớn) hiệu quả bằng bài thuốc dân gian

    (Webphunu.net) - Với lá mơ, búp ổi, lá lộc vừng hay gạo rang,... các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể chữa bệnh tiêu chảy cho bé, vừa không hại sức khỏe mà lại hiệu quả.
    1. Lá mơ
    [​IMG]

    Theo y học cổ truyền, mơ lông có vị đắng, hơi chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, tẩy giun, giải độc… Thông thường, dân gian hay sử dụng lá mơ lông để đặc trịcác bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy và kiết lỵ.
    Mẹ có thể chữa tiêu chảy cho bé bằng cách lấy khoảng 10 lá mơ tam thể (lá mơ lông), giã nhuyễn, vắt lấy vài giọt nước đem hấp nồi cơm, bỏ thêm vài hạt muối tinh rồi cho uống.
    Hoặc đối với những bé đã biết nhai và ăn cơm, mẹ có thể thái nhỏ lá mơ đã rửa sạch, đúc với trứng gà cho bé ăn cũng có tác dụng kìm tiêu chảy rất tốt.
    Nếu bé bị kiết lỵ: Lấy một nắm lá mơ tuơi rửa sạch, thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà ta (trứng gà ăn thóc) trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín để ăn. Nếu không có điều kiện nướng chín, có thể trộn lòng đỏ trứng với lá mơ thái nhuyễn và sử dụng biện pháp hấp cách thủy, đơn giản nhất là hấp trong nồi cơm. Ăn ngày 2-3 lần, ăn liên tục trong vài ba ngày là khỏi. Đối với bé đang ăn cháo, mẹ xay cùng cháo cho bé ăn.
    2. Búp ổi
    Lấy vài búp ổi, sắc lên lấy nước cho bé uống, mỗi lần cho uống đổ 1 tí vào cái chén, dằn ngửa bé ra rồi đổ vào miệng, lượng nước ít thôi để bé khỏi bị sặc.
    Nước búp ổi này rất chát, nhưng bé có thể uống được dễ dàng mà không bị nôn ra như uống thuốc. Mẹ hãy cho bé uống rải rác trong ngày khoảng 3 hôm, bệnh tiêu chảy cũng sẽ đỡ hơn.
    3. Lá lộc vừng
    [​IMG]
    Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cạo bỏ lớp bần bên ngoài thân cây, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô sau đó lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, cho bé uống làm hai lần trong ngày.
    Theo tài liệu nước ngoài, rễ lộc vừng được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, hạt chữa đau mắt và lá chữa tiêu chảy. Ở Philippines, vỏ thân chữa vết thương, nếu sắc uống lại có tác dụng chữa đau dạ dày.
    4. Hồng xiêm xanh
    [​IMG]
    Hồng xiêm xanh với vị chát, tính bình lại là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Mẹ có thể mua hồng xiêm xanh, cắt thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần.
    Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10 lát sắc với nước uống, lượng nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ ra lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
    Lưu ý là đối với trẻ nhỏ, trước khi cho uống nên nếm thử, không được cho trẻ uống đặc quá.
    5. Gạo và cà rốt rang
    Khi bé bị tiêu chảy liên tục mẹ có thể lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên rồi nấu nước thêm chút muối vào cho bé uống cũng có tác dụng cầm rất nhanh.
    6. Gạo lứt rang
    [​IMG]
    Mua gạo lứt, về lựa hạt gạo xấu ra, không vo mà đem đi rang cho vàng, khi thấy thơm thì tắt lửa để vào lọ dùng dần.
    Mỗi lần các mẹ lấy khoảng 100g gạo rang nấu với 2 lít nước và chút muối, nấu đến khi hạt gạo chín mềm là được. Các mẹ lấy nước này cho bé uống từ 3 đến 5 ngày là khỏi.
    7. Chuối tiêu xanh
    Chuối tiêu xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.
    8. Cà rốt
    Ngoài tác dụng cung cấp nhiều vitamin, cà rốt còn có khả năng chữa và phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ nhỏ.
    Lấy một củ cà rốt cắt miếng rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ thành nước, đun sôi nước cốt đó lên và cho trẻ uống hoặc có thể dùng nước đó nấu cháo.
    Ngoài ra nếu được uống mỗi ngày một củ quả cà rốt cũng sẽ giúp bé bạn đề kháng tốt hơn với bệnh tiêu chảy.
    9. Rau sam
    [​IMG]
    Mẹ cũng có thể chữa bệnh tiêu chảy cho trẻ bằng rau sam. Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Mẹ có thể dùng từ 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo ăn hàng ngày cho bé có tác dụng phòng bệnh.
    Ngoài ra khi đã có triệu chứng tiêu chảy lấy khoảng 1 nắm rau sam tươi (khoảng 50-100g), rửa sạch, giã nát, thêm muối vào rồi vắt lấy nước uống. Uống liên tục trong 3-5 ngày.
    10. Lá cây quả nhót
    [​IMG]
    Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

    Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn.
    11. Cỏ sữa
    [​IMG]
    Lấy: cây cỏ sữa 2 nắm; nấm mèo: 5 tai; đậu đen xanh lòng 50gram (loại đậu vỏ màu đen nhưng khi các mẹ cắn ra thì thấy ruột bên trong màu xanh).
    Sau đó, cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa.Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.
    Lưu ý:
    - Nấm mèo sao trên bếp đến khi khô và cứng, dùng tay bẻ thì giòn vụn như sợi miến khô là được. Không được để nấm mèo còn sống, ướt vì sợ làm bé đau bụng thêm.
    - Đậu xanh sao khi cắn ra phải thơm giòn và chín hạt rồi, nếu còn sống cũng không được (có thể kiểm tra bằng cách sắc lên mà hạt đậu không vỡ đôi thì là đậu chín, còn nếu hạt đậu nát đôi như nấu chè tức là đậu chưa chín, phải bỏ nước sắc đi

    12. Lá củ cải tươi:

    Lá củ cải tươi: 120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.
    13. Lá lựu tươi
    [​IMG]
    Lá lựu tươi: 30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g. Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.
    14. Hạt tiêu và đường đỏ
    Đường đỏ hòa tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ thấy khỏi bệnh.
    15. Gừng và lá chè
    Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.
    16. Nụ sim và lá mơ
    Đối với chứng tiêu chảy với các biểu hiện đi ngoài liên tục, mất nước, khát nhiều, sốt nhẹ, nước tiểu vàng, bụng đau quặn và đầy hơi, hậu môn nóng rát thì mẹ dùng nụ sim và lá mơ chữa cho bé.
    Cách làm: 16g lá mơ, 8g nụ sim sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Khi bé hết tiêu chảy vẫn nên tiếp tục cho uống khoảng 2 ngày để ổn định tỳ vị đồng thời chế độ ăn nên cắt giảm chất béo.
    [​IMG]
    Khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến bé mắc bệnh là do ăn phải đồ ăn nào không hợp? Đồng thời ngăn không cho bệnh kéo dài bằng cách cho trẻ ăn cà rốt. Bạn hãy nhớ rằng thuốc chỉ có tác dụng tức thì tuy nhiên để chữa lâu dài thì cà rốt là phương thuốc đem lại hiệu quả cao nhất trong phòng và tránh tiêu chảy.
    Cuối cùng, dù áp dụng bài thuốc dân gian hay thuốc Tây mẹ cũng nên giữ vệ sinh cho bé trong những ngày tiêu chảy để bệnh không thể lây lan và bé mong chóng khỏi.

    Ngọc Nguyễn (Tổng hợp)
    Last edited: 23/10/2015
    DungTri86 thích bài này.

Chia sẻ trang này