svc một cổ phiếu tiềm năng hàng tăng trưởng cùng tmt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 078078, 03/04/2015.

3624 người đang online, trong đó có 371 thành viên. 12:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18882 lượt đọc và 255 bài trả lời
  1. luotsongcpdk

    luotsongcpdk Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    21/03/2015
    Đã được thích:
    230
    SVC là cp vàng của năm 2015 , có thể so sanh với BMC năm 2007 giá : 840.000/cp
  2. Locvung646

    Locvung646 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2015
    Đã được thích:
    2.120
    Hên xui.
  3. make money1

    make money1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2014
    Đã được thích:
    1.862
    1tr 1 cổ svc
    --- Gộp bài viết, 05/04/2015, Bài cũ: 05/04/2015 ---
    Tuần sau có 5 phiên ce
  4. xuonggodaiphat

    xuonggodaiphat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    227
    SVC ngon, tiếc là em không có nó.
    078078 thích bài này.
  5. ha0phuusd

    ha0phuusd Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2015
    Đã được thích:
    920
    vdl quá nhỏ nó phải xứng giá cả triệu nhé
    Xử lý nghiêm lãnh đạo DNNN không hoàn thành thoái vốn, cổ phần hoá
    Dân trí Kết luận tại Hội nghị giao ban về tái cơ cấu DNNN, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để hoàn thành bằng được kế hoạch tái cơ cấu DNNN giai đoạn 2014-2015, đặc biệt là cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
    Cụ thể, đối với doanh nghiệp chưa thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, trong Quý I/2015 cần thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu trong Quý III/2015 công bố giá trị doanh nghiệp và Quý IV phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
    Đối với doanh nghiệp đã thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa, Phó Thủ tướng yêu cầu tổ chức ngay việc xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu trong Quý II/2015 tất cả đều công bố được giá trị doanh nghiệp và Quý III/2015 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.

    Đối với doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu đến Quý I/2015 tất cả đều công bố được giá trị doanh nghiệp và cuối Quý II/2015 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.

    Đối với doanh nghiệp đã công bố giá trị doanh nghiệp, trong Quý I/2015 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.



    [​IMG]
    Phó Thủ tướng chốt hạn quý III/2015 phải hoàn thành phương án sắp xếp lại DNNN cho giai đoạn 2016-2020.


    Những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) theo quy định hiện hành. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp, đa dạng hóa sở hữu, góp phần dân chủ hóa kinh doanh, tạo hàng hóa sẵn sàng cho thị trường.

    Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBDN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN thuộc phạm vi quản lý giai đoạn 2014-2015; trong quá trình thực hiện cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh.

    Xử lý nghiêm lãnh đạo doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phối hợp với Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong thực hiện.

    Phó Thủ tướng lưu ý, sau khi cổ phần hóa, các doanh nghiệp đủ điều kiện phải tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các doanh nghiệp đã IPO nhưng tỷ lệ bán cổ phần chưa đạt như phương án đề ra, cần tiếp tục bán cổ phần. Không chuyển các đơn vị sự nghiệp về Bộ khi cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty nhà nước; những đơn vị sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao thì thực hiện theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch. Có lộ trình phù hợp để thoái vốn đầu tư ngoài ngành đối với những khoản đầu tư dở dang nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

    Căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại DNNN ban hành kèm theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014, các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung doanh nghiệp cần cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong năm 2015 (trình trong quý I/2015); phương án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu DNNN trực thuộc giai đoạn 2016-2020 (trình chậm nhất trong quý III/2015).

    Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc hạch toán rõ giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công ích trong DNNN; tháo gỡ vướng mắc trong xác định giá trị doanh nghiệp như hoàn nhập các khoản dự phòng vốn nhà nước, xác định giá trị các khoản đầu tư dài hạn, giá trị tiềm năng, tài sản đã hết khấu hao, định giá lại các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần; xác định giá cổ phiếu bán cho người lao động và tổ chức công đoàn đối với những doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần nhưng chưa có điều kiện IPO ngay.

    Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến 25/12/2014, cả nước đã cổ phần hóa 143 doanh nghiệp (gấp 2 lần năm 2013) trong tổng số 432 DNNN phải cổ phần hóa trong 2 năm 2014- 2015.

    P.Thảo
    luotsongcpdk078078 thích bài này.
  6. ha0phuusd

    ha0phuusd Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2015
    Đã được thích:
    920
    TP.HCM: Bán hết các DN Nhà nước nắm dưới 50% vốn
    Khó khăn của thoái vốn là thủ tục rất phức tạp, DN lẽ ra phải quyết ngay khi có lợi nhưng còn phải hỏi các cơ quan quản lý, như vậy đã mất thời cơ thoái vốn.




    [​IMG]
    Ngày 27/5, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố. Mặc dù TP.HCM là thành phố luôn dẫn đầu trên cả nước về nhiều lĩnh vực, nhưng việc chuyển đổi hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lại rất chậm chạp.

    Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, hiện thành phố đã thành lập 28 Ban chỉ đạo cổ phần hóa (CPH) sẽ thực hiện CPH 79 DNNN, đã xác định giá trị của 22 DNNN, 14 DN đã chọn được tư vấn cho và 8 DN đã công bố giao nhà xưởng. Trong đó đã có 4 DNNN đăng ký hoàn thành CPH trước kế hoạch.

    Thành phố đã và đang triển khai tái cơ cấu các DNNN, với 17 tổng công ty và 14 công ty mẹ con, đã phê duyệt 13/14 đề án tái cơ cấu (còn lại đề án của Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn). Nội dung chính của các đề án tái cơ cấu là tập trung vào sản xuất kinh doanh chính, thoái vốn ngoài ngành (tài chính, ngân hàng), tập trung vào công nghệ thông tin để tăng năng suất lao động.

    Trong quý 2 năm nay, thành phố sẽ hoàn thành cổ phần hóa công ty TNHH một thành viên Vật phẩm văn hóa Sài Gòn.

    Theo ông Nguyễn Văn Khởi, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn (SGC), khó khăn lớn nhất của việc CPH là thời điểm hiện tại thị trường chứng khoán xuống thấp, thị giá cổ phiếu đang thấp hơn giá trị sổ sách rất nhiều. Do đó, các nhà đầu tư khi mua chọn lựa các mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, tức cổ phiếu của những DN đã lên sàn, còn những DN thực hiện IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu) thì lượng mua rất thấp. Trong khi đó, việc định giá DNNN để CPH lại bị vướng, vì trước đây khi định giá có tính đến lợi thế vị trí, điều này đã làm mất đi cơ hội thu hút các nhà đầu tư đổ tiền vào DN CPH.

    Theo ông Lê Mạnh Hà, thoái vốn cũng là vấn đề trọng tâm của tái cơ cấu DNNN. Chủ trương là những DNNN có trên 50% vốn của Nhà nước sẽ thoái một phần, còn những DNNN có vốn Nhà nước dưới 50% sẽ được bán hết.

    Năm 2013, các DNNN tại thành phố đã thoái vốn được trên 85 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn đầu tư vào ngân hàng là 65 tỷ đồng, từ công ty chứng khoán khoảng 8 tỷ đồng, từ quỹ đầu tư trên 5 tỷ đồng, thoái từ công ty con và công ty liên kết trên 7 tỷ đồng. Năm 2014 đã thoái được 41 tỷ đồng. Dự kiến sẽ thoái gần 1.500 tỷ đồng trong năm nay.

    "Khó khăn của thoái vốn là thủ tục rất phức tạp, DN lẽ ra phải quyết ngay khi có lợi nhưng còn phải hỏi các cơ quan quản lý, như vậy đã mất thời cơ thoái vốn", ông Lê Mạnh Hà chia sẻ.

    Bên cạnh đó, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết, trong vấn đề CPH thì TP.HCM đang vướng vấn đề thoái vốn ngoài ngành ở những đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị (hợp tác với Lào, Campuchia…), kiến nghị Chính phủ và các Bộ xem xét các cam kết đó. Vì chương trình CPH trong 02 năm với 31 DNNN thì khối lượng công việc khá lớn, với lượng vốn lớn cần thoái ngoài ngành các đối tác khó có khả năng hấp thụ vốn. Cần phải có lộ trình để các đối tác nước ngoài tham gia.

    Để đẩy nhanh quá trình CPH, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, đây là giai đoạn thành phố phải hành động để có kết quả CPH thực tế nhằm tăng năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả quản trị của các DNNN. TP.HCM hiện còn tồn 104 DNNN phải cơ cấu, sắp xếp lại (CPH 79 DN và sắp xếp lại 25 DN). Ban chỉ đạo CPH phải kiên quyết, nếu quá trình thực hiện có gì vướng mắc phải kiến nghị lên Chính phủ ngay để có cơ chế xử lý và giải quyết nhanh.

    Linh Lan
    078078xuonggodaiphat thích bài này.
  7. xuonggodaiphat

    xuonggodaiphat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/03/2015
    Đã được thích:
    227
    Ngon, qua tuần tăng cả tuần. Cả nhà ai cũng vui :D
    078078 thích bài này.
  8. 078078

    078078 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2012
    Đã được thích:
    1.899
    Tăng như thế với tốt.
  9. sangoFund

    sangoFund Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    01/04/2015
    Đã được thích:
    96
    tuyet qua, chi tiec vni lai dieu chinh
    078078 thích bài này.
  10. ha0phuusd

    ha0phuusd Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2015
    Đã được thích:
    920

    Hihi Ok Duyệt cho chú vài triệu luôn. Với dk là mấy anh Hàn (lotte) nhả vào.
    Bom tấn
    SVC có giá vài triệu còn ít
    vdl nhỏ quá
    giới siêu giàu nào mua trọn một lô

    Đại biểu QH: TPHCM nên tìm cơ chế phù hợp để quản lý DNNN
    Văn Nam
    Thứ Hai, 23/3/2015, 19:49 (GMT+7)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Buổi giám sát về tái cơ cấu DNNN tại TPHCM trong chiều nay - Ảnh: Văn Nam
    (TBKTSG Online) – TPHCM cần đề xuất một cơ chế, mô hình để quản lý các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiệu quả, tránh mọi thứ phụ thuộc vào việc phải xin ý kiến UBND thành phố, chờ được quyết thì doanh nghiệp đã lỡ cơ hội đầu tư, kinh doanh.

    Trên đây là ý kiến đề nghị được ông Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM nêu ra tại buổi giám sát chiều nay (23-3) về tình hình thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trên địa bàn TPHCM.

    Ông Lịch đặt vấn đề: hiện nay Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào đầu tư sản xuất kinh doanh đang “để ngỏ” mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước.

    Tuy nhiên đối với TPHCM vốn là thành phố năng động, sáng tạo về quản lý hành chính thì cần phải nghĩ đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước thế nào cho phù hợp chứ không để mọi thứ “dồn” hết lên UBND thành phố.

    “Tôi nói thật, mọi vấn đề doanh nghiệp muốn xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố thì phải chờ UBND thành phố hỏi ý kiến các sở ngành liên quan. Chờ cho các sở ngành trả lời thì UBND thành phố mới có ý kiến, đến khi họp hội đồng quản trị liên doanh thì người ta đã “quyết” từ lâu rồi, cuối cùng doanh nghiệp nhà nước bõ lỡ cơ hội đầu tư, kinh doanh, bị ách tắc nhiều thứ”, ông Lịch nêu thực trạng.

    Cho nên, theo ông Lịch liệu rằng TPHCM có tiếp tục duy trì mô hình quản lý DNNN như lâu nay hay không, hay thành phố cần tìm một cơ chế nào khác phù hợp để quản lý DNNN?

    “Đây là vấn đề tôi gợi ý ra không phải đề nghị các đồng chí làm rõ hết trong hôm nay, nhưng với trách nhiệm, với cái tâm, cái tình tôi gợi ý ra để cùng suy nghĩ để làm sao TPHCM có một lực lượng doanh nghiệp mạnh, sử dụng vốn có hiệu quả”, ông Lịch nói tại buổi giám sát chiều nay.

    Về mô hình đầu tư của DNNN tại thành phố trong tương lai, ông Lịch cho rằng DNNN tại TPHCM chỉ nên tập trung ưu tiên phát triển vào hai loại hình gồm: hàng hóa dịch vụ công cộng (vệ sinh công trình công cộng, công viên, cây xanh, cấp thoát nước); lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế nhưng tư nhân không làm, nhà nước phải làm (ví dụ như khu công nghệ cao, khu công nghiệp phần mềm, khu nông nghiệp, khu y tế kỹ thuật cao).

    Đây sẽ là hai lĩnh vực mà nhà nước cần giữ 100% vốn trong giai đoạn đầu để đầu tư mở đường. Trên cơ sở này, TPHCM sẽ phải rà lại toàn bộ 17 tổng công ty, công ty mẹ - con của thành phố để tái cấu trúc theo hướng sử dụng hiệu quả vốn nhà nước.

    Trước những vấn đề được do ông Trần Du Lịch đặt ra, Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Mạnh Hà cho rằng trong thời gian tới sẽ thoái hết vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ dưới 50%, 65% vốn, theo lộ trình sẽ thoái hết.

    “Nhà nước càng nắm giữ càng ít càng tốt, và sẽ không có khái niệm ‘cơ quan chủ quản’ hoặc không có khái niệm ‘cơ quan chuyên trách’ nữa. Có thể thành phố còn một vài doanh nghiệp nhà nước thôi, nếu nhiều doanh nghiệp nhà nước thì không cách nào quản lý hết nổi, còn giữ nhiều thì càng lúng túng … ”, ông Hà khẳng định.

    Theo lộ trình đề ra, chậm nhất đến năm 2017 TPHCM sẽ hoàn tất kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc thành phố. Trong giai đoạn giai đoạn 2012 – 2015 thành phố lên kế hoạch cổ phần hóa 31 DNNN, trong năm 2014 đã cổ phần hóa được 12 DNNN và 19 DNNN sẽ cổ phần hóa trong năm 2015. Trong giai đoạn sau 2015 sẽ tiếp tục cổ phần hóa 48 DNNN.

    Theo báo cáo của Ban Đổi mới Quản lý DNNN TPHCM, trong năm 2014 đã có 10 tổng công ty thuộc UBND thành phố hoàn tất việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại 43 doanh nghiệp với tổng số tiền thoái gần 578 tỉ đồng. Trong năm 2015 các tổng công ty thành phố sẽ tiếp tục thoái vốn đầu tư ngoài ngành thêm 3.606 tỉ đồng.

    SVC siêu cổ phiếu 2015 với lý do:
    - Sở hữu BDS, megamall, trung tâm hội nghị đắc địa cả nước
    - Vua bán lẻ ô tô số 1 Việt nam thị phần lớn nhất cứ 10 ô tô bán ra có 1 là của SVC
    Gia nhập TPP FTA lợi thế càng to lớn gấp bội phần
    - UBTPHCM thoái vốn hết những DN mà NN chỉ cầm dưới 50% vốn. SVC đang bi giới siêu giàu để ý
    - Năm nay thoái hết mảng BDS eps dự phóng >10k
    Mua SVC 500k/cp thì mới chỉ mất 10 nghìn tỷ bằng nhà máy kẹo Bình dương của KDC. SVC quá rẻ vì vdl rất nhỏ
    078078 thích bài này.

Chia sẻ trang này