1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

SWC - Nhớ các cao thủ....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Fisc, 27/12/2018.

4916 người đang online, trong đó có 341 thành viên. 08:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 600703 lượt đọc và 2962 bài trả lời
  1. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    AE cho hỏi STG chuyển sang UP rồi dần không còn là Cty đại chúng nữa thì nhỏ lẻ mai sau nên làm gì, vẫn muốn là cổ đông :p
  2. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Ăn nên làm ra nhờ vận tải tuyến pha sông biển Bắc - Nam
    28/04/2019 21:10
    Từ con số 0, tuyến vận tải ven biển dành cho tàu pha sông biển VR-SB kết nối Bắc Nam sau 4 năm mở tuyến, đội tàu đã lên đến hơn 1.800 chiếc.
    Kết nối Bắc Nam
    [​IMG]
    Tàu SB chờ lấy hàng tại vùng nước cảng biển Quảng Ninh

    Đầu không xuôi sợ đuôi không lọt…


    Tuyến vận tải ven biển dành cho tàu pha sông biển là trục kết nối vận tải thủy quan trọng bậc nhất, mục tiêu của ngành đường thủy là ưu tiên đầu tư, quản lý để phát huy hiệu quả khai thác vận tải.
    Ông Hoàng Hồng Giang,
    Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN



    Nhớ lại những ngày đầu chuẩn bị mở tuyến, ông Vũ Đức Ngọ, Giám đốc Công ty Thương mại và vận tải Vũ Gia Tam kể, khoảng năm 2013, công ty của ông mua một tàu biển 2.600 tấn cũ với kế hoạch nâng cấp chở than sang Trung Quốc. Nhưng không may, đúng lúc tuyến vận tải biển này hết thời.

    “Đúng lúc đó, tôi nghe thông tin Bộ GTVT sẽ có chủ trương mở tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh - Quảng Bình dành cho tàu pha sông biển. Lúc đầu, tôi không tin tuyến sẽ thành công. Nhưng ở thế chẳng còn đường lùi, sau khi tìm hiểu ngọn ngành liền dốc toàn bộ tài sản của gia đình được khoảng 20 tỷ đồng, quyết định cải tạo con tàu thành tàu pha sông biển trọng tải 4.600 tấn”, ông Ngọ kể lại.

    Ông Ngọ cho biết, năm 2014 khi tuyến được mở, ông đăng ký đưa tàu vào chạy ngay ngày khai trương, chở chuyến hàng đầu tiên từ cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng. Nhưng chẳng hiểu sao, đúng ngày chạy tàu lại bị trục trặc, không tham gia được. “Khi đó, tôi rất buồn và luôn có suy nghĩ “đầu không xuôi chắc đuôi không lọt”, chỉ sợ phá sản”, ông Ngọ kể.

    Tuy nhiên, nỗi lo đó nhanh chóng qua đi, mọi việc sau đó rất thuận buồm xuôi gió. Tuyến ven biển được mở dành cho tàu đi cả sông và ven biển lúc đó như một luồng gió mới để các doanh nghiệp vận tải biển hồi sinh và mở mang cho doanh nghiệp vận tải thủy. Nắm bắt cơ hội mới, các doanh nghiệp dần đua nhau nâng cấp tàu sông hoặc chuyển tàu biển cỡ nhỏ, rồi đóng mới tàu SB. Công ty TM&VT Vũ Gia Tam hai năm sau cũng đầu tư đóng mới con tàu thứ 2 trọng tải 4.800 tấn và hiện đang đầu tư thêm một con tàu 5.000 tấn.

    “Năm đầu tiên chưa có nhiều tàu tham gia tuyến, giá vận tải khá, tàu của chúng tôi chở không hết hàng nên thắng lớn, nhất là than từ Quảng Ninh đi Hòn La. Ngay năm đầu chúng tôi thu lời được 7 tỷ đồng, sau 3 năm chúng tôi đã thu đủ vốn đầu tư. Tuyến ven biển sau đó tiếp tục được Bộ GTVT kéo dài đến Kiên Giang, Phú Quốc nên nguồn hàng ngày càng đa dạng hơn”, ông Tam phấn khởi kể.

    Ông Ngọ so sánh: Một tàu biển cỡ 2.000 tấn cần biên chế 11 thuyền viên, chi phí lương bổng mất khoảng 130 triệu/tháng nhưng trọng tải nhỏ, hàng chở được ít, tiền lãi thu về chẳng được là bao, thậm chí nhiều chuyến phải bù lỗ. Một tàu VR-SB cỡ 5.000 tấn cũng chỉ phải biên chế 11 thuyền viên, lương bổng tương tự nhưng sức chở tăng lên 2,5 lần. Đối với tàu to, chi phí nhiên liệu cũng đỡ hơn nhiều. Nếu tàu 2.000 tấn chạy hết 70 lít dầu/giờ thì tàu 5.000 tấn mất khoảng 110 - 120 lít dầu/giờ. Dầu mỡ chưa gấp đôi nhưng hàng chở gấp hơn 2 lần (do yêu cầu chiều cao mạn khô thấp).

    Ông Trương Xuân Hoàn, Giám đốc Công ty Vận tải biển Long Tân nhớ lại: “Thời điểm đó, gạo xuất khẩu đến Trung Quốc qua đường tiểu ngạch giảm sút nghiêm trọng. Nếu không có tuyến ven biển dành cho tàu SB, có lẽ bây giờ chúng tôi đã phá sản, những con tàu ngàn tấn của tôi đã rơi vào tình cảnh “chạy thì lỗ, cắt sắt vụn thì xót”, ông Hoàn tâm sự.

    Ông Lê Quý Giang, Công ty Thương mại và vận tải Hải Nam cũng cho biết, đã tham gia tuyến ngay trong thời gian đầu mở tuyến vì thấy được lợi hơn nhiều so với tàu biển. Bởi cùng trên hành trình, nếu đầu tư tàu biển cỡ 5.000 tấn phải bỏ ra gần 100 tỷ đồng, còn đóng mới hoặc hoán cải tàu biển thành tàu SB chỉ cần đầu tư một nửa. Tàu SB vừa được vào cảng sông và cảng biển, chi phí vận hành lại rẻ hơn khoảng 30% tàu biển cùng trọng tải nên cạnh tranh tốt hơn.

    “Thời gian đầu tàu SB chạy suốt ngày đêm không hết việc và đến giờ nguồn hàng vẫn rất tốt. Công ty chúng tôi đã có 2 tàu SB trọng tải 4.800 và 5.200 tấn chạy từ Quảng Ninh - TP HCM và hoạt động chuyển tải ở Trà Vinh”, ông Giang chia sẻ.

    Gõ cửa từng doanh nghiệp vận động


    Ngày 30/6/2014, Bộ GTVT công bố quyết định mở tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình giữa các cảng, bến thủy nội địa, cảng biển thuộc các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình dành cho tàu tối thiểu cấp VR-SB. Hai điểm đầu là Hòn Soi Đèn (Quảng Ninh), vị trí cách cửa biển Nhật Lệ 5km về phía Nam, gồm 17 đoạn, với tổng chiều dài hơn 533km.
    Sau đó, tháng 10/2014, Bộ GTVT tiếp tục công bố mở tuyến ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang, chia làm 2 chặng Quảng Bình - Bình Thuận, Bình Thuận - Kiên Giang và nối thông 3 chặng theo dọc ven biển. Tuyến Quảng Bình đến Bình Thuận có chiều dài bờ biển 858km đi qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
    Riêng từ Kiên Giang đến Bình Thuận có chiều dài bờ biển 700km đi qua các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.



    “Ngày mở tuyến cái gì cũng mới, trong khi các quy định, thủ tục liên quan đến thuyền viên, phương tiện, thủ tục cảng bến chưa có hoặc không rõ ràng. Biết đâu chuyển đổi tàu sang SB xong lại bị “vỡ” tuyến”, ông Giang chia sẻ.

    Lo nhất khi đó là thuyền viên, thuyền trưởng tàu sông hạng Nhất không được điều khiển tàu SB. Nhiều doanh nghiệp phải đành liều thuê bằng thuyền trưởng rồi bổ sung bằng cấp cho anh em thuyền viên sau.

    “Tháng đầu tiên mở tuyến chỉ có khoảng chục tàu tham gia. Chúng tôi phải đi từng địa phương, gõ cửa từng doanh nghiệp, nhất là những nơi có nhiều tàu như: Hải Phòng, TP HCM để vận động thêm. Khi các doanh nghiệp nhận biết được tiềm năng và lợi thế lớn của tuyến, chỉ sau 3 tháng, số tàu đăng ký cấp SB đã tăng gấp hàng chục lần và lên đến gần 200 chiếc. Ngoài tàu chở hàng khô còn có tàu chuyên chở container đóng mới”, ông Đỗ Trung Học, Trưởng phòng Tàu sông Cục Đăng kiểm VN chia sẻ.

    Cũng theo ông Học, sau 4 năm, đến nay, đội tàu VR-SB trên toàn quốc đã lên đến hơn 1.800 chiếc các loại; trong đó 664 tàu chở hàng và 50 tàu chở container.

    Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, năm đầu tiên, toàn tuyến mới đạt khoảng 6 triệu tấn. Nhưng năm thứ hai đã tăng gần gấp 3, lên hơn 17 triệu tấn. Năm thứ ba lên 23 triệu tấn và năm thứ tư đạt hơn 36,5 triệu tấn, gấp 6 lần so năm đầu.

    Ông Nghiêm Quốc Vinh, Phó giám đốc Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng chia sẻ, việc tăng trưởng nhanh chóng của đội tàu SB cho thấy thành công vượt ngoài mong đợi của tuyến vận tải pha sông biển. “Xu hướng của tuyến vận tải ven biển bằng tàu SB là ngày càng có nhiều tàu trọng tải cỡ lớn tham gia để tăng năng lực vận chuyển. Vì vậy, bên cạnh khuyến khích phát triển cũng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ bằng thiết bị định vị, định biên thuyền viên phù hợp với trọng tải tàu… để tàu SB hoạt động ổn định, an toàn trên biển”, ông Vinh nói.

    Khi tàu SB phát triển mạnh giúp kéo giảm cước vận tải bằng tàu biển, đến nay hai loại hình này có giá cước tương đương. Hiện tại, vận tải hàng hóa bằng tàu SB tương đương với vận tải bằng tàu biển, giá cước hàng hóa khoảng 180.000 - 185.000 đồng/tấn đối với chặng từ Quảng Ninh - TP HCM, 200.000 đồng/tấn trên chặng đến Phú Quốc, Kiên Giang.

    “Giá cước vận tải tùy thuộc vào cung chặng và khối lượng hàng, nhưng mặt bằng chung chỉ bằng 1/3 so với vận tải bằng đường bộ. Về thời gian hành trình, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, từ Quảng Ninh đến Quảng Bình mất khoảng 2 ngày, đến Bình Thuận 3 ngày, đến TP HCM 4 ngày và đến Phú Quốc 5 ngày. Còn trên chặng Quảng Bình - Bình Thuận, thời gian vận chuyển khoảng 10 giờ, chỉ nhiều hơn đường bộ khoảng 4 giờ”, ông Trương Xuân Hoàn, Giám đốc Công ty Vận tải biển Long Tân cho biết.

    Về vận tải container, giá vận tải bằng tàu SB từ Hải Phòng đi Thanh Hóa chỉ 2,4 triệu đồng, đi Nghệ An - Hà Tĩnh khoảng 3-3,2 triệu đồng/container 20 feet, trong khi vận tải bằng đường bộ có giá 12- 20 triệu đồng. Thời gian vận chuyển từ Hải Phòng đi Thanh Hóa bằng đường bộ khoảng 6 giờ, trong khi bằng đường thủy khoảng 10 giờ.
    Fisctien_tran1181 thích bài này.
  3. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Sắp mở tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan

    Cục Hàng hải VN đề nghị các doanh nghiệp nghiên cứu và đăng ký tham gia tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.
    [​IMG]
    Cục Hàng hải VN đề nghị các DN vận tải biển đánh giá nguồn hàng, hành khách, đề xuất loại hình phương tiện, bến cảng phù hợp để đăng ký tham gia tuyến ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan. Ảnh minh họa
    Cục Hàng hải VN vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp (DN) vận tải và hiệp hội trực thuộc về việc đăng ký tham gia tuyến vận tải ven biển giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan.

    Văn bản số 732 do Phó Cục trưởng Nguyễn Đình Việt ký cho biết, thực hiện văn bản số 268 của Bộ GTVT về triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan, trên cơ sở thống nhất hoàn thiện dự thảo Hiệp định về vận tải ven biển giữa Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, Cục Hàng hải VN đề nghị các DN vận tải biển phối hợp với chủ hàng đánh giá nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách để đăng ký tham gia tuyến ven biển từ các cầu, bến cảng của Việt Nam đến các cang Campuchia, Thái Lan và ngược lại.

    “Từ cơ sở nghiên cứu đánh giá, các DN có thể phản ánh những khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ sở hạ tầng như: tuyến đường kết nối, thiết bị bốc dỡ hàng hóa,... và thủ tục hành chính, đề xuất đến cơ quan có thẩm quyền hướng xử lý, điều chỉnh hiệu quả”, văn bản nêu.

    Cục Hàng hải VN cũng yêu cầu các DN vận tải đề xuất các phương tiện vận chuyển phù hợp (loại tàu, cỡ tàu vận chuyển, hành khách, loại hàng hóa vận chuyển) để tuyến vận tải ven biển có được công năng vận tải tốt nhất.

    Các cảng vụ hàng hải sẽ làm việc với các DN vận tải, các hiệp hội và chủ hàng trong khu vực để phổ biến chủ trương mở tuyến ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan, kịp thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tích cực tham gia vào quá trình mở tuyến.


    [​IMG]
    Fisctien_tran1181 thích bài này.
  4. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
  5. vannghe3

    vannghe3 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/04/2015
    Đã được thích:
    142
    Doanh nghiệp hơn 40 năm tuổi - Công ty Vận tải xăng dầu Vitaco – mã VTO sàn Hose

    Hoạt động của VTO khá bài bản, chuyên nghiệp và minh bạch. Vốn điều lệ 798 tỷ, hoạt động kinh doanh chủ yếu của VTO là vận tải xăng dầu cho Petrolimex, ngoài ra VTO còn làm đại lý kinh doanh xăng dầu, dịch vụ hàng hải, đại lý tàu biển... Thị trường vận tải xăng dầu chủ yếu của VTO là các nước khu vực châu Á- ASEAN. Với lợi thế là đơn vị thành viên của Petrolimex, đội tàu của VTO được đảm bảo tương đối về nguồn việc nên hoạt động ở công suất rất cao (hơn 90%). Nguồn việc từ Petrolimex chiếm trên 80% tổng sản lượng vận chuyển của VTO. Khác với các loại hình vận tải khác, thị trường vận tải xăng dầu đang trong quá trình tăng trưởng tốt.

    Lợi thế lớn của VTO là đội tàu của công ty phần lớn được cho thuê định hạn nên giá cước tương đối ổn định so với tình hình biến động cước của thị trường.

    Các năm gần đây, VTO tăng trưởng rất vững chắc cả về doanh thu và lợi nhuận: Doanh thu năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là 1170, 1260 và 1598 tỷ. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng trưởng rất vững chắc, LNST các năm 2015, 2016, 2017 và 2018 lần lượt là 54,8 tỷ, 86,9 tỷ, 94,5 tỷ và 97,9 tỷ (số liệu tham khảo cafef). VTO có đặc điểm là ĐHCĐ thường đặt ra kế hoạch doanh thu và lợi nhuận thấp, nhưng sau đó kết thúc năm, cty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch.

    Năm 2019 VTO có thể đột biến tăng về lợi nhuận khi mà nhiều tài sản đã hết khấu hao nên chi phí khấu hao sẽ có thể giảm mạnh. Một số tàu cũ đã khấu hao hết nhưng vẫn đang sử dụng tốt, nếu VTO bán thanh lý các tàu này thì sẽ thu được khoản lợi nhuận đột biến từ thanh lý tài sản (công ty đã có kế hoạch thanh lý tàu Nhà Bè 03 và tàu MR quá 15 tuổi). Một điểm sáng nữa hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn cho VTO là công ty dự kiến hoàn thành XD và đưa vào hoạt động tòa nhà trụ sở trong năm 2019- mang lại lợi ích lớn cho VTO. Thời gian gần đây 1 loạt cổ đông nội bộ công bố mua vào cổ phiếu, ví dụ Chủ tịch HĐQT mua vào 200k, Vợ Phó TGĐ mua vào 275k, người CBTT mua vào 60k…

    Giá cổ phiếu hiện nay đang rất rẻ, chỉ có 8800 đ/cp. Ngày 30/5 này công ty chốt danh sách chia cổ tức tiền mặt năm 2018 với tỷ lệ 9% - ai mua cổ phiếu VTO để ăn cổ tức cũng lãi hơn gửi tiết kiệm ngân hàng.
  6. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Ilb thì có tuổi gì!!!
    Thứ nhất: về phương tiện có lèo tèo vài cái ( một cái cẩu, vài cái xe nâng..) đa phần đi thuê.
    Thứ 2: về đội ngũ
    Những con người béo mập đặc thù nhà nước kia đừng so sánh với SWC. Bất công
    Thứ 3: Mạng lưới
    Nằm trong Group Tân cảng họ đang mạnh hơn chúng ta khá nhiều nhưng khoảng cách này đang dần được san lấp
    Thứ tư: Đặc thù khai thác và phân khúc khách hàng khác nhau nên không thể nói ai lấy gì của ai. Chỉ khi cùng lớn mạnh(vài năm nữa) có lẽ mới xảy ra cuộc chiến như bác nói.
    Thứ 5: Tài sản của SWC là của SWC. Ilb chỉ toàn đi thuê. Kể cả đất đai , kho, bãi, cảng. Cũng là đi thuê của cty mẹ Tân cảng và không ai chắc chắn được điều gì khi TÂN CẢNG thoái bớt vốn. Mà kể cả có cộng hệ thống của họ lại có thể so sánh với LONG BÌNH của SWC và khu logistic bxmđ không?
    Thứ 6: Long Bình của ILB đã khai thác gần hết các thế mạnh ( các khu cn, ..) còn giờ mới là điểm khởi đầu của SWC LONG BÌNH.
    Lưu ý các bác của chúng ta là ICD có thể tiếp nhận trực tiếp kể cả các tàu biển chứ không chỉ là cánh tay nối dài!
    Thứ 7: ILB sẽ niêm yết tầm 24.5 m cổ giá khởi điểm 22. Với toàn bộ những đồ thuê mướn....
    Nếu nó tiến về vùng 30 nghĩa là vốn hóa tầm hơn 700 tỉ. Thật khó nghĩ cho những tài sản thật như LONG BÌNH SWC của chúng ta. Nhấn mạnh SWC không chỉ có LB.
    ....
    Còn nữa! Khi nào rảnh viết tiếp...
    p/s: Giữa một quí 1/2019 đầy báo tố của vận tải thủy Khi chỉ số BDI xuống đáy của đáy.
    Tôi vẫn chứng kiến core chính của SWC tăng trưởng!..!
    Còn giờ là chờ bác! Tiến béo o:-))
  7. ngoctinnt

    ngoctinnt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/11/2011
    Đã được thích:
    3.095
    con này mua vài chục k vứt đấy, cổ tức ngập mồm đủ sống rồi. thời buổi khó khăn bon chen mua cp khac toàn lỗ hoặc dc vài line chả bù với sức khoẻ bị tàn phá
    Fisctien_tran1181 thích bài này.
  8. trumviking

    trumviking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2010
    Đã được thích:
    248
    bán mạnh mẽ, thay máu
  9. NHTWVN

    NHTWVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2012
    Đã được thích:
    1.195
    STG sao bị dìm xuống sâu vậy mấy cao thủ ơi
  10. MrBop

    MrBop Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/01/2014
    Đã được thích:
    947
    STG có vấn đề gì vậy bác @stck ơi?

Chia sẻ trang này