SWC Tăng trưởng thần kỳ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stck, 17/04/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2585 người đang online, trong đó có 123 thành viên. 05:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 107814 lượt đọc và 543 bài trả lời
  1. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Về kho bãi chúng ta SWC nếu có cả STG đã là thế lực lớn. Bài báo k cập nhật kịp tình hình. Nhưng k bác nào phản biện e đành tự sướng:((
    tien_tran1181 thích bài này.
  2. supperstarvn

    supperstarvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Đã được thích:
    25.172
    Đừng bỏ tiền cho những cổ phiếu phức tạp/đan chéo/không có hoạt động kinh doanh cốt lõi rõ ràng.
    Vòng tròn STG-GEX-CAV-SWC tôi đã nói từ lâu.

    https://tuoitre.vn/sawaco-lay-dat-cong-cho-thue-gia-beo-20180502084439479.htm
    Sawaco lấy đất công cho thuê giá bèo
    02/05/2018 13:20 GMT+7
    TTO - Kho 4/19 Hậu Giang, TP.HCM được Sawaco ký hợp đồng liên kết với công ty Đức Bình, chỉ thu 70 triệu/tháng nhưng Đức Bình cho thuê lại kho này với giá gấp 13 lần.
    [​IMG]
    Khu đất tại kho 4/19 Hậu Giang, Q.Tân Bình được Sawaco cho thuê giá “bèo” nhưng đang là kho xuất nhập hàng hóa nhộn nhịp - Ảnh: QUANG KHẢI

    Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (Sawaco) được giao quản lý, sử dụng 233 nhà đất nhưng nhiều nhà đất trong số đó được đem cho thuê, hợp tác kinh doanh sai mục đích, để xảy ra lấn chiếm...

    Cuối tháng 4-2018, chúng tôi tìm đến địa chỉ 4/19 Hậu Giang, Q.Tân Bình, nơi đây hiện tại là một kho hàng nằm tách biệt, sát khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất, hoạt động nhập xuất hàng diễn ra khá tấp nập.

    Đây chính là nhà đất được UBND TP.HCM giao cho Sawaco quản lý, được miễn tiền sử dụng đất để phục vụ chuyên ngành.

    Theo kế hoạch, khu đất trên được sử dụng để xây dựng trạm cấp nước dự phòng cung cấp nước sạch và làm nguồn dự phòng cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.





    Cho thuê giá bèo

    Kết quả thanh tra của Thanh tra TP.HCM năm 2017 cho thấy khu vực này chỉ có một giếng khoảng 100m2 nhưng đã ngưng hoạt động từ năm 2004.

    Sau đó, Sawaco đã ký hợp đồng liên doanh liên kết với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đức Bình để sử dụng mặt bằng này kinh doanh.

    Sawaco góp đất và nhận về một khoản tiền lợi nhuận hằng quý là 210 triệu đồng (tương đương 70 triệu đồng/tháng). Thời hạn hợp đồng được xác định dài hạn, mục đích hợp tác là xây dựng kho hàng hóa.

    29

    Đó là số nhà đất do Sawaco quản lý có vấn đề trong số 233 nhà đất do Sawaco quản lý, sử dụng. Trong đó có 8 nhà đất sử dụng chưa đúng đối tượng, 2 trường hợp sử dụng không đúng mục đích, quản lý không chặt chẽ để lấn chiếm, 2 trường hợp chưa sử dụng hiệu quả, 1 trường hợp sử dụng để hợp tác kinh doanh...

    Cuối tháng 9-2010, Sawaco giao mặt bằng cho Công ty Đức Bình.

    Tuy nhiên đến tháng 1-2015, Công ty Đức Bình mới bắt đầu chi trả 210 triệu đồng/quý cho Sawaco.

    Tổng số tiền Sawaco đã nhận tính đến tháng 6-2017 là 2,1 tỉ đồng (10 quý).

    Trong khi đó, tháng 3-2014 Công ty Đức Bình cho Công ty TNHH DV hàng hóa Tân Sơn Nhất thuê văn phòng, kho chứa và sân bãi tại số 4/19 Hậu Giang để làm khu tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu, dịch vụ kho bãi, thời gian thuê lên đến 10 năm.

    Đến tháng 8-2017, Công ty hàng hóa Tân Sơn Nhất đã thanh toán cho Công ty Đức Bình tiền thuê mặt bằng hơn 30,6 tỉ đồng (chênh lệch gấp 13 lần tiền Công ty Đức Bình trả cho Sawaco).

    Kết luận Thanh tra TP.HCM năm 2017 cho rằng Sawaco không xây dựng trạm cấp nước dự phòng mà sử dụng khu đất để hợp tác đầu tư liên doanh liên kết, kinh doanh cho thuê kho bãi là thực hiện không đúng chủ trương của UBND TP.HCM, không đúng mục đích để phục vụ ngành nước và cung ứng nước sạch.

    Về vấn đề này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã có ý kiến, yêu cầu Sawaco khẩn trương chấm dứt hợp đồng và quản lý, sử dụng khu đất trên đúng quy định, thực hiện ngay trong tháng 12-2017. Tuy nhiên đến nay hoạt động tại kho hàng này vẫn diễn ra bình thường.

    Thủy đài bị lấn chiếm khó thu hồi

    Trong số hàng trăm nhà đất Sawaco đang quản lý, điều đáng nói tình trạng lấn chiếm tại các thủy đài diễn ra thời gian dài, có trường hợp còn được cấp chủ quyền sử dụng đất nên khó có khả năng thu hồi.

    Cụ thể thủy đài tại số 105/19B Trần Hưng Đạo (Q.5) đã bị lấn chiếm sử dụng làm nhà kho, nhà hàng tiệc cưới.

    [​IMG]
    Đất tại thủy đài số 198/2 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp đã bị 6 hộ dân lấn chiếm sử dụng và các hộ dân này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Mặc dù Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã có kết luận, yêu cầu Sawaco có biện pháp giải quyết các trường hợp đất đang quản lý, sử dụng bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích nhưng nhà kho, nhà hàng tiệc cưới tại 105/19B Trần Hưng Đạo vẫn diễn ra bình thường, các trường hợp lấn chiếm khác cũng chưa được giải quyết.

    Trả lời Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Sử - phó tổng giám đốc Sawaco - cho biết đối với thủy đài ở Q.5, Sawaco đã có văn bản đề nghị Trung tâm Văn hóa Q.5 tháo dỡ các công trình xây dựng bên trong khuôn viên thủy đài.

    Tuy nhiên Trung tâm Văn hóa Q.5 trả lời rằng khu vực đất trong thủy đài nằm trong quy hoạch dự án khu phức hợp, vì vậy đơn vị này phải xin ý kiến Quận ủy Q.5 về hướng xử lý. Do đó, Sawaco đang chờ ý kiến phản hồi của Quận ủy Q.5 để báo cáo TP.

    Đối với thủy đài trên đường Nguyễn Thái Sơn, đại diện Sawaco cho rằng chỉ có 1 hộ dân sử dụng phần đất bên trong thủy đài để chậu kiểng, sân phơi.

    Sawaco đã cử cán bộ nhắc nhở hộ dân này. Thời gian tới nếu hộ này chưa dọn dẹp thì sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý triệt để.

    Xin thêm thời gian cho nhà kho vi phạm

    Liên quan việc hợp tác nhưng thực chất cho thuê với Công ty Đức Bình, đại diện Sawaco cho biết đã làm việc với Công ty Đức Bình về việc chấm dứt hợp đồng hợp tác đầu tư theo kết luận Thanh tra TP.HCM và chỉ đạo của UBND TP.HCM.

    Tuy nhiên qua làm việc, Công ty Đức Bình có đề nghị xin thêm thời gian để giải quyết khó khăn còn tồn đọng khi chấm dứt hợp đồng.
  3. tien_tran1181

    tien_tran1181 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/02/2016
    Đã được thích:
    13.163
    SWC là SOWATCO ko phải Sawaco nhé bác! Bác check kỹ trước đưa tin đi - đừng kỳ thị kiểu đó. Bác xóa bài đi bác ạ
    --- Gộp bài viết, 02/05/2018, Bài cũ: 02/05/2018 ---
    1 thằng công ty đường sông miền nam
    1 thằng cty cấp nước sài gòn.
    thua bác!
    Fiscstck thích bài này.
  4. duyhuongr

    duyhuongr Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    2.617
    BÓ CHIẾU VỚI CỤ
    stck thích bài này.
  5. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Tiền bối đấy T!
    Nick từ 2003 lận! Để xem bác ấy muốn nói gì.
  6. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Trước hết rất mừng vì cuối cùng bác cũng ghé nhà tôi!~o)
    K biết bác đang cố tình nhầm dn hay có ý gì khác!Nếu tôi nhớ k nhầm thì bác cũng đã có lần thắc mắc về chữ ký của tôi ở pic khác!
    Còn về vấn đề bác nói GEX_CAV_STG_ SWC
    K có ngành nghề cốt lõi rõ ràng cũng xin thưa với bác.
    GEX là tổng cơ điện. Các cty con đều hoạt động liên quan đến lĩnh vực này tôi chưa phát hiện ra điểm nào là core chính k rõ ràng
    CAV là một dn mạnh về cáp điện ngành nghề rất tập trung. K biết bác đã phát hiện ra điều gì
    STG vừa nhận giải 1 trong 50 dn phát triển nhanh nhất VN. Định hình là cty tỉ usd. Dn logistic hàng đầu đông Nam Á. Tất nhiên để làm logistic thì phải có cảng kho bãi... tôi cũng k thấy gì là core chính k rõ.
    Riêng SWC là ông trùm vận tải sông. Có sự bổ trợ rất hữu ích từ cảng biển. Cảng cạn, đóng tàu logistic, kho bãi..
    Rất hoàn thiện và lợi thế cạnh tranh rất lớn
    Nếu bác có am hiểu chút về vận tải thì
    Vận tải biển còn khó khăn chưa thoát đáy
    VẬN TẢI SÔNG ĐÃ QUA ĐÁY CƯỚC ĐÃ TĂNG 3 LẦN TỪ VÙNG ĐÁY. SWC ĐANG NÂNG CÔNG SUẤT ĐỘI VẬN TẢI SÔNG LÊN 350%. MỘT BƯỚC ĐI HỢP LÝ. THỂ HIỆN TẦM NHÌN VÀ ĐẲNG CẤP CỦA DN.
    P/S: SUÝT QUÊN NÓI VỚI BÁC. RIÊNG MẢNG VẬN TẢI XUỐNG MIỀN TÂY, QUA CAMPUCHIA BÂY GIỜ BÁC ĐẦU TƯ CHỈ 3 NĂM THU HỒI VỐN. CÒN DƯ LẠI ĐỘI TÀU ĐẤY BÁC!!!~:>
    duyhuongr thích bài này.
    stck đã loan bài này
  7. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Để các bác mới đầu tư ngành này rõ hơn tôi sơ qua vài điểm
    Thứ nhất vận tải biển. Do đặc thù tàu nằm tại chỗ vẫn phải nổ máy( tránh hỏng tàu) lương thủy thủ vẫn phải trả nên chạy dù giá thấp vẫn đỡ lỗ hơn nằm k. Áp lực này là k nhỏ nên khi cung vượt cầu thì cần rất nhiều time để thoát đáy.
    Vận tải sông của chúng ta thì tính theo tuyến. Ngon thì chạy k thì thôi. Chỉ cần khâu thủ tục nhanh vận tải sông sẽ cất cánh vì giá rất cạnh tranh.
    Các dịch vụ như tàu lai dắt, thả phao neo đậu, thuê kho bến bãi.. có biên lợi nhuận rất cao. SWC đang cố gắng nâng doanh thu từ mảng này.
    stck đã loan bài này
  8. neu

    neu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Đã được thích:
    571
    bác có thể chia sẻ thêm (càng chi tiết càng tốt) về tình hình khấu hao đội tàu bè mà swc đang sở hữu cho ae nắm rõ hơn tình hình?
    stck thích bài này.
  9. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Khấu hao hết rồi bác ah!
    Chỉ còn mấy cái 128teu và 200teu đóng mới năm ngoái và năm nay thôi bác.
    neu thích bài này.
  10. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Bài toán kết hợp vận tải đường biển và đường thủy nội địa của công ty vận chuyển

    Vận tải đường biển là loại hình dịch vụ luôn được các công ty vận chuyển khai thác. Đặc biệt, nhiều công ty vận chuyển còn có kế hoạch kết hợp vận tải đường biển với đường thủy nội địa để gia tăng hiệu quả chuyển phát nhanh trong nước cũng như quốc tế một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
    Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa
    Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa là hình thức vận chuyển trong nội bộ giữa các vùng, miền của quốc gia. Tại Việt Nam, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa sẽ có các chuyến tàu vận chuyển Bắc Nam và ngược lại. Dọc theo các tỉnh ven biển hiện nay có khá nhiều cảng tàu lớn phục vụ cho như cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa.

    [​IMG]
    Vận tải đường biển bằng các phương tiện nội địa (ảnh: Internet)
    Ưu điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa là thời gian vận chuyển đảm bảo nhanh chóng. So với hình thức vận chuyển đường bộ thì vận chuyển bằng đường thủy lợi thế về cước phí hơn khá nhiều. Hành lang pháp lý thủ tục để gửi hàng hóa cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, hiện tại, năng lực vận chuyển và phương tiện của các đơn vị cung ứng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa có thể đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.

    Kết hợp vận tải đường biển và đường thủy nội địa
    Việc kết hợp vận tải đường biển với vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa là điều hiển nhiên trong khai thác vận chuyển đường biển. Nhờ thêm một bước trung gian mà hàng hóa được phân bố dễ dàng hơn. Từ vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy nội địa hàng hóa có thể tiếp tục được triển khai cho các nhu cầu xuất nhập khẩu đến tận các địa phương cũng như đến các quốc gia khác. Hàng hóa có thể đi theo quy trình từ địa phương và vận chuyển bằng đường thủy nội địa rồi theo đường biển để xuất khẩu sang các nước khác. Và đi hướng ngược lại cho loại hàng hóa nhập khẩu.
    Với ưu điểm hiện có cho cả hai hình thức đường biển và đường thủy nội địa đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa một cách dễ dàng. Việc tối giảm chi phí vận chuyển hàng hóacho doanh nghiệp cũng nhằm tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh lên đáng kể. Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng sông, nếu biển tự nhiên là một phần có sẵn thì các đơn vị vận chuyển khi khai thác dịch vụ cũng cần chú trọng đầu tư thêm về tàu thuyền cũng như các phương tiện liên quan như cảng, kho bãi, nhân sự nhằm đáp ứng như cầu vận chuyển hàng hóa một cách thông suốt nhất.

    Rủi ro trong vận tải đường biển tuy không nhiều bằng các hình thức vận chuyển khác nhưng không phải không có. Do đó, mỗi công ty vận chuyển hàng hóa nên có những chính sách cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng và hàng hóa công khai rõ ràng kèm dịch vụ phục vụ chất lượng thì mới nâng cao được uy tín của công ty vận tải.

    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này