SWC Tăng trưởng thần kỳ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stck, 17/04/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3599 người đang online, trong đó có 344 thành viên. 09:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 107838 lượt đọc và 543 bài trả lời
  1. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    SWC 13
    :)):)):))
    GMD 26.3
    :)):)):))
    Gấp đôi luôn!
    Nhìn hơi mất mỹ quan!
    tien_tran1181 thích bài này.
  2. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Tôi dám chắc lệnh mua hôm nay k phải từ tôi(100%)
    Và cũng k phải từ các bác trong pic!
    Lệnh ăn giá lên tự tin! Khả năng cao từ nội bộ.

    Những ai có kinh nghiệm đều có thể nhìn được.
    Có 2 trường hợp:
    1)Tin tốt bị rò rỉ, và người mua là người biết tin.

    2) Tin tốt có nhưng người mua là đội lái. Họ muốn kiểm tra xem tin có bị rò rỉ hay k?

    Vậy là sẽ có tin tốt gì đó cho SWC trong time tới!!!
    TIN GÌ NHỈ???
    --- Gộp bài viết, 31/07/2018, Bài cũ: 31/07/2018 ---
    Dù là gì các SWCER nên tin vào dn!
    Chúng ta đồng hành nên hoàn toàn có cơ hội lên tàu tốt hơn!
    Orient_Star, Fisc, duyhuongr1 người khác thích bài này.
    Orient_Star đã loan bài này
  3. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Việt Nam xếp hạng 39/160 nước về Chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics
    07:22, 01/08/2018

    Theo đánh giá mới nhất của WB, chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI) của Việt Nam năm 2018 đã tăng 25 bậc so với năm 2016, xếp hạng 39/160 quốc gia được khảo sát.

    Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh các giải pháp giảm chi phí logistics
    Gần 14.000 tỷ đồng xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm logistics
    "Còn người dân ra đường sợ xe tải, ĐN khó thành trung tâm logistics"
    Cảng biển “tắc”, khó kéo giảm chi phí logistics

    [​IMG]
    Chỉ số LPI của Việt Nam xếp hạng 39/160 quốc gia

    Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố kết quả khảo sát mới nhất về Chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về bảng xếp hạng này?

    Theo đánh giá mới nhất của WB, chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics (LPI) của Việt Nam năm 2018 đã tăng 25 bậc so với năm 2016, xếp hạng 39/160 quốc gia được khảo sát. Đây là kết quả tốt nhất của Việt Nam kể từ năm 2007, khi WB lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng của mình.

    Đáng lưu ý, kết quả này có sự đóng góp phần lớn là do sự cải thiện về 2 chỉ tiêu “Năng lực và chất lượng của dịch vụ logistics” (tăng 29 bậc) và “Khả năng truy xuất lô hàng” (tăng 41 bậc).

    Cụ thể, Chỉ số LPI gồm những gì, thưa ông?

    LPI (Logistics Performance Index) là Chỉ số hiệu quả dịch vụ Logistics của quốc gia hay Chỉ số năng lực quốc gia về logistics. Theo đó, WB sẽ đánh giá hiệu quả của dịch vụ logistics của các quốc gia để các doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về hệ thống logistics của từng quốc gia, đồng thời tính toán hiệu quả khi đầu tư kinh doanh.

    Sau lần đánh giá đầu tiên năm 2007, bắt đầu từ năm 2010, WB đánh giá LPI định kỳ 2 năm/lần theo 6 tiêu chí, bao gồm Hiệu quả của quá trình thông quan thực hiện bởi Hải quan và các đại lý Hải quan (tốc độ thông quan, mức độ đơn giản của bộ hồ sơ thông quan và khả năng dự báo được các thủ tục sẽ thực hiện); Chất lượng cơ sở hạ tầng vận tải và thương mại (chất lượng cảng biển, đường sắt, đường bộ, hệ thống công nghệ thông tin…); Năng lực dàn xếp các lô hàng với giá cạnh tranh (bao gồm tổng chi phí lô hàng để có thể xuất khẩu/nhập khẩu: tức gồm giá bán/giá mua + chi phí vận tải + chi phí thông quan + bến bãi..); Năng lực và chất lượng của dịch vụ logistics (năng lực và chất lượng dịch vụ của nhà khai thác vận tải, của môi giới thông quan, của người kinh doanh giao nhận…).

    Cùng đó, là khả năng truy xuất lô hàng (khả năng tìm kiếm truy xuất dữ liệu cho biết hàng đang ở đâu, đang trong công đoạn nào) và khoảng thời gian lô hàng đến điểm đích đúng lịch trình hoặc đúng thời hạn dự kiến giao hàng (khoảng thời gian kể từ khi hàng xuất xưởng cho đến khi hàng giao vào tay người nhận hàng theo lịch trình dự kiến, tính bằng thời gian vận chuyển nội địa + thời gian vận chuyển quốc tế + thời gian hàng trong bến bãi kho hàng và chờ thông quan…).

    Đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics


    Theo ông, đâu là “vấn đề” lớn nhất cần tập trung khắc phục của logistics ở Việt Nam?

    Các nghiên cứu cho thấy logistics trong nước đang phải đối mặt với những thách thức như sự chưa đồng bộ của kết cấu hạ tầng giao thông; Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics đã có sự phát triển mạnh, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp lớn; đa phần các doanh nghiệp còn nhỏ lẻ, hoạt động chủ yếu là đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn… Một vấn đề quan trọng với khác với logistics, theo tôi là chi phí vẫn khá cao.

    Vậy, Bộ GTVT sẽ làm gì để khắc phục vấn đề này?

    Thực ra, không phải bây giờ mà từ nhiều năm nay, Bộ GTVT đã rất nỗ lực chủ động, cũng như phối hợp với Bộ Công thương để cải thiện tình trạng này. Việc tăng tới 25 bậc trong bảng xếp hạng của WB như đã nói trên chính là minh chứng rõ rệt.

    Mới đây nhất, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về logistics, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt và khẳng định, Nhà nước luôn hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics. Thủ tướng cũng nêu rõ định hướng phát triển là tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng của khu vực. Mục tiêu phát triển đã được hoạch định là đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-20%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP; xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

    Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tạo môi trường pháp lý minh bạch, cạnh tranh, lành mạnh. Mới đây nhất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã ký quyết định công bố cắt giảm, đơn giản 384/570 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực GTVT, tương đương 67,36%.

    Bộ GTVT cũng sẽ tiếp tục nâng cao công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức để giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ; Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kết cấu hạ tầng…

    Sắp tới, Bộ GTVT sẽ tổ chức Hội thảo riêng về các giải pháp kết nối hiệu quả hạ tầng giao thông và giảm chi phí logistics trong lĩnh vực GTVT tại Hà Nội và TP HCM. Một kế hoạch tổng thể triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ được xây dựng đảm bảo thiết thực, khả thi, hiệu quả trong cả giai đoạn trước mắt và dài hạn.

    Cảm ơn ông!

    Thanh Bình
  4. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    30/072018
    THỦ TƯỚNG CHỈ THỊ ĐẨY MẠNH CÁC GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ LOGISTICS

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.



    [​IMG]



    Chỉ thị nêu rõ, ngày 14/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Sau hơn 01 năm thực hiện Quyết định, các cơ quan, đơn vị đã nỗ lực triển khai các nhóm nhiệm vụ trọng yếu để đạt được mục tiêu đặt ra, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định.

    Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng đều, thiếu đồng bộ; kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; chưa phát huy tốt các nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics vẫn còn cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

    Để giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, góp phần tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương, theo chức năng và nhiệm vụ được giao có chương trình cụ thể thực hiện kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 với 6 nhóm nhiệm vụ chính: 1- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; 2- Nâng cao năng lực kết cấu hạ tầng logistics; 3- Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; 4- Phát triển thị trường dịch vụ logistics; 5- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 6- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ logistics đối với sự phát triển của đất nước.

    Phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics

    Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành; nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics; tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

    Đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa, giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường biển, đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính.

    Ưu tiên phát triển mạnh vận tải ven biển, vận tải sông pha biển, nhằm vận chuyển hàng hóa, giảm tải cho đường bộ, đồng thời tận dụng hiệu quả điều kiện tự nhiên sẵn có về sông, biển để kết nối vận tải hàng hóa giữa hàng hải, đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác

    Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng; đề xuất cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách, huy động các nguồn lực để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tổ chức khai thác tốt kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình có tính quan trọng, cấp bách.

    Bộ Giao thông vận tải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics; phát triển sàn giao dịch vận tải, sàn giao dịch logistics.

    Đường bộ: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, từng bước xã hội hóa để đầu tư hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, đường chuyên dùng bảo đảm kết nối hiệu quả các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế trọng điểm, cửa khẩu chính, đầu mối giao thông quan trọng với các cảng biển, cảng thủy nội địa, ga đường sắt.

    Tăng cường quản lý hiệu quả các dự án, tập trung đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam; xây dựng kế hoạch, lộ trình để đẩy nhanh việc áp dụng thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng, qua đó tạo sự công khai, minh bạch trong thu phí; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển, kết nối các sàn giao dịch vận tải hành khách, hàng hóa; nghiên cứu thúc đẩy hoạt động của sàn giao dịch vận tải hàng hóa hạn chế xe chạy rỗng, đồng thời nghiên cứu hình thành sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải để làm cơ sở phát triển dịch vụ logistics.

    Đường sắt: Triển khai dự án nâng cấp, hiện đại hóa đường sắt Bắc – Nam; nâng cao năng lực, chất lượng vận tải đường sắt và cải tạo nâng cấp, đồng bộ các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hạ Long; nghiên cứu phương án, lộ trình xây dựng tuyến đường sắt nối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng; nghiên cứu, phát triển, hình thành kết nối đường sắt với các khu công nghiệp, cảng biển, cảng cạn.

    Đồng thời xây dựng các ga đầu mối hàng hóa, nâng cấp trang thiết bị xếp dỡ hiện đại cho các ga đầu mối vận chuyển hàng hóa như Yên Viên, Đông Anh, Sóng Thần… theo khả năng cân đối vốn, đồng thời mời gọi các nhà đầu tư cùng hợp tác đầu tư nâng cấp kho, bãi hàng đủ tiêu chuẩn để cung cấp dịch vụ dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp vận tải hàng hóa và khách hàng.

    Đường thuỷ nội địa: Từng bước đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, tiến tới giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn trên các hành lang vận tải thủy chính (Quảng Ninh – Hải Phòng – Hà Nội, Hải Phòng – Ninh Bình, Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau, vận tải thủy kết nối Cam-pu-chia) như: nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, cầu Măng Thít, cầu Nàng Hai; nâng cao chất lượng và kết nối đồng bộ đường thủy nội địa khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; đồng thời kết nối với cảng biển và các khu vực bên ngoài.

    Ưu tiên phát triển vận tải sông pha biển, ven biển để tận dụng tối đa các cửa sông ra biển nhằm giảm tải cho đường bộ trên trục Bắc – Nam, góp phần giảm chi phí, nâng cao sản lượng vận tải; nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích tư nhân đầu tư vào xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa, đầu tư đóng mới, hoán cải phương tiện thuỷ nội địa chuyên dụng (phương tiện chở công-ten-nơ, phương tiện chở xăng dầu và các mặt hàng chuyên dụng khác, phương tiện sông pha biển)…

    Hàng hải: Phát triển dịch vụ vận tải biển đồng bộ với hệ thống cảng biển, tập trung khai thác hiệu quả các tuyến vận tải biển nội địa nhằm giảm tải cho đường bộ, góp phần giảm chi phí, nâng cao sản lượng vận tải. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí của các cảng biển, đặc biệt là cảng cửa ngõ quốc tế để thu hút các tàu trọng tải lớn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đi các tuyến vận tải biển xa; tăng cường hợp tác với các cơ quan quản lý cảng biển, hãng tàu biển nước ngoài để thu hút nguồn hàng thông qua Cảng biển Việt Nam.

    Nghiên cứu, hình thành phát triển các kết nối cảng biển, hệ thống dịch vụ hỗ trợ sau cảng biển với đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa như: Nghiên cứu đầu tư khu bến cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng phù hợp với nhu cầu vận tải và khả năng về nguồn vốn; Thực hiện các giải pháp thu hút, phân luồng hàng hóa để khai thác có hiệu quả khu bến cảng Cái Mép – Thị Vải; nghiên cứu triển khai dự án đầu tư luồng Cái Mép – Thị Vải để các tàu trọng tải đến 160.000 tấn hành hải 24/24h vào khu bến cảng Cái Mép – Thị Vải (đặc biệt là đoạn luồng từ phao số “0” đến bến cảng CMIT); đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện) – Giai đoạn khởi động.

    Hàng không: Sớm hoàn thành, trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; chuẩn bị dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; xây dựng, phát triển các trung tâm logistics hàng không gắn liền với các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng; đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông quanh khu vực sân bay…

    Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics

    Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan (đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính…) hoàn thiện chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics.

    Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng logistics gắn với thương mại điện tử, kết hợp logistics với thương mại điện tử theo xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới và khu vực. Thông qua các hoạt động nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp, khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trong một số ngành áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng triển khai các hoạt động logistics trên nền tảng công nghệ thông tin và các công nghệ mới trong logistics.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm logistics loại I, đóng vai trò kết nối Việt Nam với quốc tế; khuyến khích một số khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng hình mẫu khu công nghiệp dựa trên nền tảng logistics; hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ logistics; xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và thu thập dữ liệu thống kê về logistics; ban hành mã số đăng ký kinh doanh theo nhóm ngành cho dịch vụ logistics…

    Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng chính sách thuế, phí, giá dịch vụ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức.

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất thích hợp để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cảng, cảng cạn, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia để từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại.

    Căn cứ định hướng phát triển và thực tế điều kiện tại địa phương, chủ động phối hợp với các bộ, ngành tổ chức kêu gọi đầu tư xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống logistics trên địa bàn.

    Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng liên quan căn cứ quy định của pháp luật, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ để định hướng thay đổi hành vi trong thương mại quốc tế, gắn kết giữa doanh nghiệp chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, thay đổi điều kiện giao hàng “mua CIF, bán FOB”, nâng cao ý thức của doanh nghiệp chủ hàng, tạo cơ sở cho doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tham gia vào nhiều công đoạn trong chuỗi cung ứng với hàm lượng giá trị gia tăng ngày càng cao.

    Báo Chính phủ
    Orient_Star thích bài này.
    Orient_Star đã loan bài này
  5. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Lập 9 hành lang đường thủy, tạo đột phá vận tải
    07:21, 02/08/2018

    Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam đề xuất lập Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy, nhằm tập trung đầu tư vào các tuyến hành lang vận tải thủy, kết nối các phương thức vận tải...

    Lập tổ xác minh nghi vấn Cục Đường thủy lập “quỹ đen”
    Cục Đường thủy tiếp nhận phản ánh vi phạm qua facebook
    Cục đường thủy nội địa: “Cú hích” đổi mới quản lý từ công nghệ
    Cục Đường thủy đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

    [​IMG]
    Đường thủy đang được xây dựng các tuyến hành lang vận tải, trong đó thành phần là các cảng, cụm cảng đầu mối
    Hành lang vận tải theo nguồn hàng hóa

    Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, tổng khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường thủy đến hết năm 2017 chiếm 17,3% thị phần toàn ngành GTVT, với tốc độ tăng trưởng hơn 9% và vượt ngưỡng mục tiêu được quy hoạch đến năm 2020. Để tạo đà vận tải đường thủy bứt phá, mới đây Bộ GTVT trình Thủ tướng dự thảo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên có quy hoạch về kết cấu hạ tầng đường thủy, với sự kế thừa, thay thế Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

    Theo ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam, việc quy hoạch hạ tầng đường thủy nhằm tạo sự đồng bộ luồng tuyến, cảng bến, thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải và đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa đường thủy với các phương thức vận tải khác, tạo giá thành vận tải hợp lý.

    “Kết cấu hạ tầng đường thủy được quy hoạch theo các tuyến hành lang vận tải thủy gắn với các hành lang vận tải hàng hóa. Trong đó, mỗi hành lang vận tải thủy gồm một hoặc nhiều tuyến vận tải thủy chính và tuyến nhánh kết nối với tuyến chính được xác định theo hướng tuyến và trung tâm đầu mối vận tải. Hệ thống hạ tầng được quy hoạch theo hành lang cũng gồm hệ thống cảng, bến, khu vực phương tiện neo đậu, công trình bảo vệ, báo hiệu đường thủy”, ông Giang cho biết.

    Dự thảo quy hoạch đề xuất 9 hành lang vận tải thủy chính, với 4 hành lang ở miền Bắc, 1 ở miền Trung và 4 ở miền Nam. Các hành lang vận tải chính này có vai trò tiếp nhận vận tải từ các tuyến nhánh, tuyến địa phương. Cụ thể ở phía Bắc là các hành lang: Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội, Hà Nội - Lào Cai, Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình, Hà Nội - Nam Định. Hành lang miền Trung chạy dài từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận theo ven biển và kết nối với các tuyến chính trên hành lang. Còn tại phía Nam là các hành lang TP HCM - Cà Mau, TP HCM - An Giang, sông Mê Kông kết nối với Campuchia, TP HCM - Kiên Giang theo đường thủy ven biển.

    Đóng vai trò quan trọng trong các hành lang vận tải là quy hoạch các cảng, cụm cảng hàng hóa, hành khách. Tại miền Bắc, các cảng, cụm cảng chính được quy hoạch tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng tương ứng với cỡ tàu 1.000 - 5.000 tấn, còn các nơi khác 400 - 3.000 tấn. Các cảng, cụm cảng chính phía Nam được quy hoạch tập trung tại các khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, với cỡ tàu 1.000 - 5.000 tấn. Đối với hành lang vận tải ven biển ở miền Trung, có 6 cảng, cụm cảng được quy hoạch để đón hàng hóa từ 10 tuyến đường thủy nhánh nối với hành lang.

    Các quy hoạch trên nhắm đến mục tiêu vận tải đường thủy giai đoạn 2020-2025 đạt khoảng trên 334-392 triệu tấn/năm, chiếm hơn 18,6-21,5% tổng thị phần; trong đó vận tải liên tỉnh chiếm 27,6-32,4% toàn ngành GTVT. Vận tải hành khách đạt khoảng 204-280 triệu lượt người/năm, chiếm 3,14 - 4,5%. Giai đoạn sau năm đến và sau 2030, cùng với tăng sản lượng vận tải, quy hoạch tính đến hình thành các tuyến vận tải container bằng đường thủy tại các vùng kinh tế trọng điểm.


    Đồng bộ hạ tầng quốc gia, địa phương

    Theo các chuyên gia, tiềm năng vận tải thủy của Việt Nam rất lớn, quy hoạch phát triển có ý nghĩa quan trọng để đưa vận tải thủy phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, những năm vừa qua, dù đã có các quy hoạch chi tiết phát triển ngành GTVT thủy, nhưng việc triển khai đầu tư, khai thác hạ tầng và vận tải chưa đáp ứng yêu cầu phát triển ngành, nền kinh tế. Hàng loạt nguyên nhân được chỉ ra, trong đó có việc nhiều địa phương chưa có quy hoạch hay quy hoạch GTVT theo vùng kinh tế trọng điểm chưa thể hiện vai trò của giao thông đường thủy, giữa giao thông thủy và thủy lợi, đất đai chưa có sự “ăn khớp” khiến việc đầu tư, khai thác cảng, bến khó khăn.

    Ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy VN cho biết, thực tế cho thấy, sự liên kết tổng thể của hệ thống hạ tầng đường thủy không nhiều, chưa kể nhiều khu vực có sự phân bố cảng bến không đều giữa các địa phương hoặc chồng chéo trong quản lý. Mặt khác, ở nhiều nơi việc đầu tư cảng thủy đã khó khăn, trong khi việc khai thác cũng khó khăn không kém.

    “Hạ tầng đường thủy cũng cần kết nối đồng bộ với các lĩnh vực vực khác, khai thác vận tải mới hiệu quả. Thế nhưng, thực tế có những cảng thuận lợi cho phương tiện thủy, bốc xếp, nhưng lại kết nối kém với đường bộ, vì đường vào khu vực cảng có tải trọng thấp”, ông Liêm nói.

    Chủ tịch Hội Vận tải thủy VN đồng thuận với đề xuất quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng, với việc quy hoạch hành lang vận tải gắn liền với hành lang hàng hóa. “Nếu để cảng thủy lẻ tẻ, không tập trung thì không thể tạo được các luồng vận tải thủy, không tạo được phát triển vận tải thủy theo hệ thống”, ông Liêm cho biết.

    Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, để thực hiện mục tiêu theo quy hoạch đã đề xuất một số giải pháp cơ chế, chính sách chủ yếu, trong đó có cơ chế khuyến khích đầu tư xã hội hóa, nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào kết cấu hạ tầng đường thủy và kinh doanh vận tải thủy; cơ chế ưu tiên đầu tư cảng thủy đầu mối và hệ thống kho vận, kết nối với cảng cạn, cảng biển tại các hành lang vận tải thủy. Để đồng bộ về hệ thống kết cấu hạ tầng, Cục ĐTNĐ Việt Nam đề xuất bổ sung Luật Giao thông ĐTNĐ quy định, các ngành, địa phương khi lập quy hoạch về kết cấu hạ tầng đường thủy phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy.

    Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển đường thủy đến năm 2030 khoảng 25,4 nghìn tỷ đồng, trong đó dành 10,4 nghìn tỷ để cải tạo, nâng cấp và đầu tư tuyến mới và khoảng 15 nghìn tỷ để đầu tư cảng thủy.Giai đoạn hiện nay cần ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến Việt Trì - Lào Cai, cầu Đuống, tuyến vận tải thủy sông Gianh; triển khai dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics phía Nam (kênh chợ Gạo giai đoạn 2, các cầu Nàng Hai, Măng Thít, Đồng Nai và đẩy nhanh tiến độ xây dưng cầu Bình Lợi).

    Hồng Xiêm
    Orient_Star thích bài này.
  6. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Chiến Tranh thương mại vâng thì chiến tranh thương mại giữ Trung Quốc và Mỹ đó. Nhưng lại là điều cực tốt cho Việt Nam

    Dưới một góc nhìn khác, thông tin từ chuyên gia kinh tế Adam McCarty thuộc Mekong Economics tại Hà Nội rất đáng quan tâm, theo đó cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến các công ty từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong và Trung Quốc đang đổ tới Việt Nam, chủ yếu để đa dạng hóa đầu tư. Xu hướng này đặc biệt rõ trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo - ngành mà chi phí ở Việt Nam rẻ hơn rõ rệt so với ở Trung Quốc.

    Trong số các công ty nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, có nhiều công ty Hong Kong. Tháng trước, Man Wah Holdings - một công ty đồ nội thất vốn chỉ có nhà máy ở Trung Quốc - đã mua lại một công ty sản xuất và xuất khẩu sofa của Việt Nam với giá 68 triệu USD. Hung Hing Printing Group - một công ty Hong Kong khác vốn chỉ sản xuất ở Trung Quốc, cũng đã mở một nhà máy in và đóng gói mới ở Hà Nội.

    Giới phân tích cho rằng dù không có xung đột thương mại Mỹ – Trung, thì hệ thống các thỏa thuận tự do mậu dịch (FTA) của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như của mỗi nước thành viên cũng vẫn giúp khu vực này trở thành một địa chỉ hấp dẫn đối với những công ty muốn dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Thị trường tiêu dùng của Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng chi tiêu hộ gia đình của các nước ASEAN đạt khoảng 1,5 nghìn tỷ USD trong năm 2017. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được dự báo tăng 5,3% trong năm 2018. Những rủi ro từ xung đột thương mại và bất ổn gia tăng càng khiến các công ty nước ngoài có thêm lý do để mở cơ sở kinh doanh ở ASEAN.

    “Các công ty đang chuyển đến ASEAN có thể có kế hoạch vài năm nữa mới chuyển, nhưng cuối cùng đã quyết định chuyển luôn trong năm 2018”, ông Max Brown - trưởng bộ phận Business Intelligence Unit về ASEAN của Dezan Shira, nhận xét. Theo ông Brown, ngoài lý do thuế quan, sức hấp dẫn của Việt Nam còn nằm ở “tiền lương, chi phí đất đai, sức cạnh tranh gia tăng”. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng Việt Nam không hoàn toàn miễn nhiễm trước xung đột thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

    “Một cuộc chiến tranh thương mại không có sự tham gia của Việt Nam có thể mang lại lợi ích nói chung cho Việt Nam… Nhưng ảnh hưởng tiêu cực nằm ở chỗ Việt Nam có thể bị gộp với Trung Quốc, giống như khi Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên thép Việt Nam và có thể bị áp thuế đối với những hàng hóa khác nữa”, ông McCarty phát biểu.

    Chờ mãi mới có cụ cùng quan điểm.
    Hàng hóa sản xuất và trung chuyển qua VN nhiều thì SWC lại vất vả rồi.
    Vừa vận tải lại vừa cảng!
    tuanvuong145 thích bài này.
    stck đã loan bài này
  7. tonytrade

    tonytrade Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    1.720
    Bác là người kiên nhẫn với em này nhất.. cố nắm dài hạn ăn cổ tức cũng đc rồi
    stck thích bài này.
    stck đã loan bài này
  8. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Lâu rồi mới thấy bạn @_vina_
    Hạnh phúc nếu đồng hương chung tàu.
    Cùng chia sẻ những gì chúng ta biết!
    --- Gộp bài viết, 05/08/2018, Bài cũ: 05/08/2018 ---
    Hơi sai bác ah!
    Sẽ ăn lồi mồm với SWC. K phải " cố nắm"
    _vina_ thích bài này.
  9. _vina_

    _vina_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2012
    Đã được thích:
    0
    Con này thanh khoản không phù hợp tiêu chí của em nên không tham gia bác ơi hĩ hĩ. Thấy trong vòng 5 tháng tăng gần gấp đôi cũng kinh nhỉ.
    stck thích bài này.
  10. Orient_Star

    Orient_Star Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/06/2018
    Đã được thích:
    679
    Giá đóng cửa, mở cửa ở UPCOM có tính giống như sàn HSX và HNX ko các bác ?
    stck thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này