SWC Tăng trưởng thần kỳ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stck, 17/04/2018.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3079 người đang online, trong đó có 284 thành viên. 13:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 107842 lượt đọc và 543 bài trả lời
  1. Fisc

    Fisc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2014
    Đã được thích:
    1.809
    Chuẩn bị bước vào những ngày 13.x.....
    stck thích bài này.
  2. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Vượt đỉnh 52 tuần đấy bác.
    Trong năm qua ai mua SWC giá nào cũng có lời.
    Fisctien_tran1181 thích bài này.
  3. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Đòn bẩy phát triển kinh tế phía Nam là kết nối giao thông
    08:40, 30/08/2018

    Lãnh đạo TP.HCM khẳng định, thành phố muốn phát triển phải có sự liên kết vùng. Việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phải tính đến liên kết với các địa phương trong khu vực để phát triển bền vững.

    Kết nối giao thông vì một GMS thịnh vượng
    Kết nối giao thông Vĩnh Phúc, tạo đà phát triển kinh tế-xã hội
    Kết nối giao thông, khởi sắc thị trường địa ốc
    Việt Nam ưu tiên kết nối giao thông, vận tải khu vực ASEAN

    [​IMG]
    Tuyến đường Xa lộ Hà Nội được đầu tư mở rộng trên 100m từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai, giúp thông thoáng cửa ngõ phía Đông của TP HCM. Cùng với đó tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cũng được quy hoạch kéo dài đến Đồng Nai, Bình Dương để phát huy hiệu quả khai thác lâu dài
    Cần hơn 100.000 tỷ đồng kết nối giao thông liên vùng

    Những ngày qua, Sở GTVT TP HCM đã làm việc với các địa phương để bàn các phương án phân luồng, điều tiết giao thông dịp lễ 2/9. “TP HCM không chỉ lo tắc đường ở địa bàn của mình mà còn lo tắc đường từ Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Vũng Tàu… Bởi nếu tắc đường từ Rạch Miễu thì xe sẽ không quay vòng kịp về TP HCM chở người dân về quê. Hay nếu tắc đường ở QL51 thì người dân cũng không kịp trở lại TP HCM để làm việc sau lễ”, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP HCM nói và khẳng định sự cần thiết trong việc phát triển giao thông liên kết vùng.

    Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh: Tại các cửa ngõ TP HCM hay xảy ra tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế không chỉ với thành phố mà với hàng hóa xuất nhập khẩu từ các tỉnh. Đồng Nai là cửa ngõ nhưng cũng thường xuyên tắc nghẽn. Các doanh nghiệp ở Đồng Nai lúc nào cũng trong tình trạng lo lắng không biết hàng có ra cảng kịp không. Hướng nối với Bà Rịa - Vũng Tàu dù có cao tốc TP HCM - Long Thành nhưng vẫn kẹt.

    "Sự phát triển đang đặt các tỉnh, thành phải kết nối với nhau chặt chẽ hơn, liên tục hơn. Đặc biệt trong điều kiện TP HCM vừa được Quốc hội cho phép triển khai cơ chế đặc thù sẽ là nhân tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhất là các dự án mang tính kết nối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố và toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam."

    Ông Nguyễn Thành Phong
    Chủ tịch UBND TP HCM

    Với vị trí chiến lược và tầm quan trọng, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh, thành phố gồm: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và TP HCM. Mức tăng trưởng kinh tế của vùng gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nước, chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 60% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 60% số dự án và 50% số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mỗi địa phương có thế mạnh riêng, nhưng phát triển công nghiệp ở Đồng Nai, du lịch ở Bà Rịa - Vùng Tàu… sẽ bị chững lại nếu giao thông với TP HCM và các địa phương trong vùng không thuận lợi.

    Thạc sĩ Trần Đức Tuấn, Đại học Kinh tế - Luật TP HCM cho rằng, các khu vực lân cận TP HCM như Nhơn Trạch, Đức Hòa, Thủ Dầu Một… cần được kết nối hệ thống giao thông để tạo “cú hích” mạnh mẽ nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động tại TP HCM. “Nếu có một cây cầu bắc qua Nhơn Trạch, một người làm việc tại TP HCM có thể mua nhà tại đây với giá rẻ hơn nhiều. Buổi sáng họ lên thành phố làm việc, tối trở về nhà thuận tiện”, Thạc sĩ Tuấn nói.

    Mới đây, ngành Giao thông 8 tỉnh đã họp và thống nhất kiến nghị điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông trong vùng. Theo đó, sẽ bổ sung mới 5 tuyến liên vùng chiều dài gần 240km, quy mô 4-6 làn xe, tổng mức đầu tư hơn 32.200 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn từ 2020-2025 và sau 2025. Cụ thể gồm các tuyến: đường ven hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) nối với sông Sài Gòn (TP HCM); đường nối từ nút giao Gò Công (Tiền Giang) qua sông Đồng Nai kết nối QL20, QL1; Đường nối QL14 với Chơn Thành (Bình Phước), hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), Thuận An (Bình Dương) và cao tốc Gò Dầu - TP Tây Ninh - Xa Mát (Tây Ninh). Theo ông Nguyễn Tấn Tài, Giám đốc Sở GTVT Tây Ninh, nếu đoạn cao tốc từ TP HCM đến Mộc Bài được đầu tư sớm sẽ phát huy hiệu quả kết nối các thành viên trong vùng cũng như cả vùng với Campuchia.


    Các tỉnh cũng đề xuất kéo dài 10 trục đường đã quy hoạch với tổng chiều dài gần 727 km, tổng mức đầu tư khoảng 63.000 tỷ đồng. Bao gồm: Trục khép kín vành đai 4 qua Cần Giờ và kết nối với đường liên cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) qua cầu Phước An (Đồng Nai); điều chỉnh kết nối giữa trục đô thị số 4 với cao tốc Bến Lức - Long Thành và sân bay Long Thành (Đồng Nai); đường vành đai 4 nhằm giảm áp lực cho cao tốc Long Thành - Dầu Giây khi sân bay Long Thành đưa vào khai thác; điều chỉnh hướng tuyến vành đai Bắc Biên Hòa qua sông Đồng Nai đi Bình Dương để kết nối với đường vành đai 3 TP HCM…

    Một trong những dự án có tính kết nối vùng quan trọng nhất hiện nay là đường vành đai 3 được nhiều địa phương quan tâm. Đường vành đai 3 có chiều dài 89,3km đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An theo lộ trình bắt đầu từ Bến Lức, chạy dọc cao tốc Bến Lức - Long Thành đến Nhơn Trạch, Tân Vạn, Bình Chuẩn (Bình Dương), QL22 và kết thúc tại Bến Lức. Tuyến đường này được chia làm 4 đoạn. Cụ thể, đoạn 1 Nhơn Trạch (Đồng Nai) - Tân Vạn (TP HCM) tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 23.600 tỷ đồng. Đoạn 2 từ Mỹ Phước - Tân Vạn đang được tỉnh Bình Dương đầu tư tổng vốn giai đoạn 1 khoảng 3.500 tỷ đồng. Đoạn 3 từ Bình Chuẩn (Bình Dương) - QL22 (TP HCM) tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.800 tỷ đồng. Đoạn 4 từ QL22 - cao tốc TP HCM - Trung Lương (TP HCM) có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 10.500 tỷ đồng. TP HCM cũng đặt mục tiêu trong giai đoạn từ nay đến 2020 sẽ kêu gọi đầu tư một số đoạn tuyến quan trọng trước đề từng bước khép kín vành đai 3.

    [​IMG]
    Hệ thống giao thông đường thủy cảng Bến Súc (Bình Dương) sẽ được khơi thông đến các cảng ở TP HCM khi cầu đường sắt Bình Lợi được nâng tĩnh không lên 7m từ cuối năm nay

    Phát triển hài hòa đường bộ - sắt - thủy

    Theo PGS.TS. Nguyễn Bá Hoàng, Phó hiệu trưởng trường ĐH GTVT TP HCM, cần chú trọng đường sắt, đường thủy trong hệ thống vận tải liên vùng. Ông Bùi Xuân Cường cho biết, các địa phương đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc kết nối giao thông thủy dựa trên lợi thế của vùng. Vì vậy, khi triển khai “Dự án BOT nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi đến cảng Bến Súc”, tỉnh Bình Dương đã cho nhà đầu tư vay 300 tỷ đồng không tính lãi, TP HCM hỗ trợ 156,3 tỷ đồng để GPMB.

    Những ngày qua trên công trường thi công cầu Bình Lợi, các nhà thầu đang tập trung tối đa thiết bị, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ. Ông Vũ Đức Cúc, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển Đô thị xanh - chủ đầu tư dự án cho biết, hiện các nhà thầu đã thi công xong các trụ dưới sông, đang tiến hành thi công nhịp dầm cầu thép để cuối năm 2018 có thể hoàn thành cầu đường sắt Bình Lợi mới, nâng tĩnh không lên 7m và nạo vét luồng sông Sài Gòn. “Lúc đó, những tàu chở container trên 300 tấn từ cảng Bến Súc có thể lưu thông theo sông Sài Gòn về các cảng Tân Cảng, Cái Mép - Thị Vải góp phần giảm tải cho đường bộ”, ông Cúc nói.

    Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam đang khẩn trương hoàn tất báo cáo khả thi trình Bộ GTVT và Chính phủ điều chỉnh quy hoạch dự án đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ. “Chúng tôi vừa ký kết với Quỹ Morfund Canada về gói tài chính 6,3 tỉ đôla Canada (tương đương 5 tỉ USD) để tiếp tục nghiên cứu dự án xây đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ”, GS.TS. Trần Công Hoàng Quốc Trang - Viện trưởng Viện Khoa học và công nghệ Phương Nam cho biết.

    Hoàng Minh
    Orient_Startien_tran1181 thích bài này.
  4. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Sắp đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển
    10:40, 02/09/2018

    Cục Hàng hải VN sắp tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển.

    Việt Nam sẽ có 8 vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc
    Những loại tàu nào sắp phải bổ sung thiết bị an toàn hàng hải?
    Trung tâm cứu nạn hàng hải là điển hình thực hiện Chỉ thị 05
    Doanh nghiệp hưởng lợi khi hàng hải “số hóa” thủ tục hành chính

    [​IMG]
    Cục Hàng hải VN kỳ vọng hội nghị đối thoại sẽ tìm được những giải pháp để giải quyết khó khăn và tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển - Ảnh minh họa

    Cục Hàng hải VN cho biết, dự kiến vào đầu tháng 10/2018 tới, đơn vị này sẽ tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển năm 2018. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 2027 của Bộ GTVT về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị định 35 của Chính phủ với 6 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN; Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.


    Để hội nghị đạt được hiệu quả cao nhất, Cục Hàng hải VN đề nghị các doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển gửi ý kiến phản ánh những tồn tại, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Đồng thời, đưa ra những kiến nghị, giải pháp về cơ chế, chính sách cụ thể, sát với nhu cầu và hoạt động thực tiễn như: Giải pháp nâng cao thị phần vận tải hàng hóa; Quy hoạch, cơ chế phát triển cảng biển; Thủ tục hành chính tại cảng biển; Điều kiện kinh doanh vận tải biển; Chế độ lương và thuế thu nhập của thuyền viên.

    “Các doanh nghiệp cũng cần đề xuất những giải pháp để xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật như: Chính sách về giá dịch vụ bốc dỡ container; Phí và lệ phí hàng hải; Giá nhiên liệu và giải pháp liên quan đến dịch vụ logistics; Dịch vụ hoa tiêu, lai dắt, cầu bến phao neo,..”, Cục Hàng hải VN yêu cầu.

    N.Khánh
    Orient_Startien_tran1181 thích bài này.
  5. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Loại rào cản “làm khó” doanh nghiệp giao thông
    09:00, 02/09/2018

    Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nhiều lần yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương bãi bỏ những quy định bất hợp lý, gây cản trở hoạt động kinh doanh, gia tăng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

    Doanh nghiệp giao thông bứt phá sau cổ phần hóa
    Khen thưởng doanh nghiệp giao thông thi đua hội nhập
    Nhiều doanh nghiệp giao thông được Đà Nẵng tôn vinh
    Doanh nghiệp giao thông chia cổ tức thế nào?

    [​IMG]
    Việc bỏ tiêu chuẩn phải có trình độ A tiếng Anh giúp đăng kiểm viên bớt thời gian, chi phí “làm đẹp” hồ sơ (Trong ảnh: Đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 10 kiểm tra chi tiết máy tàu biển) - Ảnh: K.Linh
    Mở toang “cửa” cho doanh nghiệp

    Chưa đầy 4 tháng sau khi công bố cắt giảm, đơn giản 384/570 điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực GTVT, tương đương 67,36%, Bộ GTVT đã trình Chính phủ 9 Dự thảo Nghị định để hiện thực hoá nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này. Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, khoảng 68% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ sẽ được cắt giảm, đơn giản hóa. Kinh doanh đường bộ sẽ thông thoáng hơn bao giờ hết với 80 điều kiện được cắt giảm và 7 điều kiện được đơn giản.

    “Việc cắt giảm được thực hiện theo 2 mục tiêu là cắt bỏ những điều kiện không phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình gia nhập thị trường như các điều kiện về quy mô, xe tối thiểu, các quy định can thiệp sâu vào tổ chức hoạt động của doanh nghiệp”, bà Hiền khẳng định và cho biết: “Để thực hiện mục tiêu này, tổng cục đã đề xuất sửa đổi, bổ sung các Nghị định số 65/2016 quy định về kinh doanh dịch vụ đào tạo, sát hạch lái xe; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 104/2009 quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và Dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã được trình Chính phủ”.

    "Phải loại ngay những quy định bất hợp lý, gây cản trở hoạt động kinh doanh, gia tăng chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Việc rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh là việc phải làm thường xuyên, liên tục. Giảm rồi, phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát để giảm nữa, mục tiêu là tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp."

    Bộ trưởng Bộ GTVT
    Nguyễn Văn Thể

    Với lĩnh vực hàng hải, Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN Bùi Thiên Thu cho biết, 87/189 điều kiện kinh doanh đã được đề xuất cắt giảm. 36 điều kiện khác được đơn giản hóa nhằm tác động tích cực đến DN, đặc biệt là các DN vận tải biển.

    “Theo quy định cũ, điều kiện tài chính của DN kinh doanh vận tải biển quốc tế là phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mức bảo lãnh tối thiểu là 5 tỷ đồng. Nay sửa theo hướng, DN được lựa chọn hình thức có thể mua bảo hiểm hoặc có bảo lãnh là được”, ông Thu nói và cho biết, những điều kiện về nhân lực, chất lượng thuyền viên cũng được cục đề xuất bỏ hẳn. Nhân lực của DN nên do DN tự quyết định để đảm bảo việc kinh doanh của chính họ.

    Cũng theo ông Thu, ngoài việc để tự chủ hoàn toàn các điều kiện về bộ máy và nhân lực, cục cũng đề xuất bỏ điều kiện về tài chính. “Giai đoạn trước đây, sự phát triển của các DN vận tải biển nội địa ở mức nóng nên điều kiện tài chính được áp dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của DN/chủ tàu, tránh trường hợp thuyền viên, người lao động bị bỏ rơi, bị chậm thanh toán tiền lương.

    Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, điều kiện thành lập DN, hoạt động của DN đã được quy định tương đối rõ ràng và đầy đủ trong các luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... nên cục đề xuất cắt giảm trong Nghị định để tránh chồng chéo, tạo cơ chế đồng bộ trong quản lý và tạo điều kiện cho DN phát triển”, ông Thu lý giải.

    [​IMG]
    Với lĩnh vực hàng hải, Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN Bùi Thiên Thu cho biết, 87/189 điều kiện kinh doanh đã được đề xuất cắt giảm. Hình minh họa

    Đại diện Cục Đăng kiểm VN cho biết, Nghị định quy định điều kiện kinh doanh kiểm định cũng sẽ được sửa đổi theo hướng tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, loại bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh không cần thiết như quy định về quy hoạch trung tâm đăng kiểm, giảm thời gian cấp, cấp lại giấy chứng nhận trung tâm đủ điều kiện hoạt động kiểm định, giấy chứng nhận đăng kiểm viên chỉ còn 5 ngày (thay vì 7-15 ngày), trường hợp trung tâm ngừng hoạt động quá 12 tháng mới bị thu hồi giấy chứng nhận (thay vì 6 tháng).

    Lĩnh vực vận tải đường thủy, nội dung dự thảo sửa đổi nghị định về kinh doanh cũng cắt giảm 23 điều kiện để thông thoáng hơn cho doanh nghiệp vận tải, thuyền viên.

    Với hàng không, việc kinh doanh sẽ chưa bao giờ “thoáng” như thế. Đặc biệt, trong kinh doanh vận tải hàng không, các điều kiện kinh doanh vận tải chung, điều kiện về tổ chức bộ máy và nhân lực, năng lực sản xuất, tài chính, phương án kinh doanh… sẽ được cắt giảm, đơn giản hóa. Kinh doanh cảng hàng không cũng được “mở toang” khi Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 92 đã bãi bỏ điều kiện “được Bộ trưởng Bộ GTVT chấp thuận chủ trương thành lập DN; được Bộ trưởng Bộ GTVT chấp thuận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của DN cảng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài”.

    Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá

    Đánh giá cao sự quyết tâm trong cắt giảm điều kiện kinh doanh đường bộ, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, việc loại bỏ các điều kiện như: Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải phải có số lượng phương tiện tối thiểu là rất cần thiết bởi vấn đề quy mô của doanh nghiệp nên để doanh nghiệp tự quyết...

    Doanh nghiệp hoạt động đăng kiểm cũng khá hào hứng khi được gỡ bỏ những điều kiện mà theo gọi là “chưa phù hợp” thậm chí là “gây mất thời gian, chi phí”. Cụ thể, ông Mai Quốc Vinh, nguyên giám đốc một trung tâm đăng kiểm đã được cổ phần hóa ở Sơn La nói: “Trước đây, hầu hết trung tâm đăng kiểm đều là đơn vị sự nghiệp Nhà nước nên quy định về người đứng đầu phải là đăng kiểm viên có tối thiểu 36 tháng kinh nghiệm là hợp lý. Còn hiện nay, chủ đầu tư có thể thuê người để điều hành hoạt động kiểm định, có thể là cấp phó, nên việc bỏ quy định về người đứng đầu là phù hợp thực tế, phù hợp với luật doanh nghiệp.

    Trong khi đó, việc bỏ tiêu chuẩn nhân viên đăng kiểm phải có trình độ tiếng A tiếng Anh hoặc tương đương theo ông Lâm Minh Phúc, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 36-01S được coi là giúp đăng kiểm viên bớt được thời gian, chi phí để “làm đẹp” hồ sơ.

    Cho biết những quy định sẽ được Bộ GTVT “gỡ” bỏ trong lĩnh vực hàng hải đã khiến DN trút được nhiều khó khăn, Đại diện Công ty Vận tải biển Phạm Đình nói: “Trong giai đoạn ngành vận tải biển đang gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh cao, cước phí thấp như hiện nay, việc chấp thuận cho DN thuê tàu thay vì bắt buộc phải sở hữu 1 tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam sẽ giúp cho quá trình duy trì kinh doanh của DN “dễ thở”, nhất là khi việc vay vốn ngân hàng để đóng mới, sửa chữa tàu ngày càng khó khăn”.

    Với hàng không, một chuyên gia kỳ cựu cho hay: “Việc cắt giảm các điều kiện như “có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 5 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh”, “có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng”… là rất hợp lý, phù hợp với xu hướng của thế giới. Hàng không thế giới chỉ tập trung vào kiểm soát và bảo đảm an ninh, an toàn trong khai thác. Những gì liên quan đến thương mại, dịch vụ để DN chủ động, thị trường sẽ quyết định tất cả”.

    Nhóm P.V
  6. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Hạ tầng giao thông kết nối hứa hẹn một cuộc cách mạng
    08:05, 04/09/2018

    5 năm tới, bộ mặt hạ tầng giao thông sẽ thay đổi thế nào, có gì khác so với bây giờ? Báo Giao thông trao đổi với ông Lê Đỗ Mười, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT.

    Hạ tầng giao thông phát triển là tiền đề để Cần Thơ thay đổi
    Huy động gần 38 nghìn tỷ xây dựng hạ tầng giao thông
    Thúc đẩy nhiều dự án phát triển hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL
    Bộ GTVT điều chỉnh hơn 700 định mức xây dựng hạ tầng giao thông

    [​IMG]
    Ông Lê Đỗ Mười
    Đầu tư thực tế cơ bản đáp ứng quy hoạch

    Với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược phát triển tổng thể giao thông cho ngành GTVT, ông đánh giá thế nào về những kết quả đã đạt được trong công tác phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của toàn ngành so với quy hoạch đề ra trong 5 năm qua?

    Công tác đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng của ngành GTVT trong 5 năm qua đạt được nhiều kết quả khả quan và cơ bản đáp ứng các chiến lược, quy hoạch đề ra. Cụ thể, ở lĩnh vực đường bộ đã hoàn thành khoảng 70 - 80% so với quy hoạch, đặc biệt là việc hoàn thành nâng cấp, mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đã tạo sự kết nối thuận lợi giữa các phương thức vận tải với nhau, góp phần to lớn cho việc thúc đẩy phát triển KT-XH đất nước. Về đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, mục tiêu của Chính phủ đến năm 2020, cả nước có 2.000km, tính đến nay, ngành GTVT cũng đã hoàn thành, đưa vào khai thác khoảng gần 1.000km.

    Đối với hàng không, đã tiến hành nâng cấp, mở rộng các cảng hàng không quốc tế như: Phú Quốc, Cần Thơ, Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Cát Bi,… Đặc biệt, là xây dựng mới CHK quốc tế Vân Đồn, đây là những bước tiến vượt bậc. Đồng thời, chúng ta cũng tiến hành nâng cấp đội tàu bay mới ngày càng hiện đại, kết hợp với việc mở rộng bầu trời và kêu gọi các hãng hàng không mới thành lập.

    Trong lĩnh vực đường sắt, ngành GTVT đã có sự cải thiện đáng kể, nhất là hệ thống tàu khách và đầu tư một số nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu. Về hàng hải, 5 năm qua, chúng ta đã đạt được nhiều bước tiến lớn khi sắp hoàn thành đầu tư cảng quốc tế Lạch Huyện, đã đưa vào khai thác cảng Cái Mép – Thị Vải và một số cảng biển khác. Ngoài ra, lĩnh vực đường thủy nội địa, so với chiến lược quy hoạch, chúng ta đã tiến hành duy tu, bảo trì và mở rộng một số cảng đường thủy, đáp ứng mục tiêu đề ra.

    Có ý kiến cho rằng, các lĩnh vực trong ngành GTVT phát triển chưa đồng đều khi đường bộ được tập trung đầu tư còn các lĩnh vực đường sắt, đường thủy lại ít được chú trọng. Ý kiến của ông về vấn đề này thế nào? Vì sao đường bộ lại được ưu tiên đầu tư hơn?

    Nếu chỉ nhìn vào tổng thể cơ cấu đầu tư của ngành GTVT thì đúng là có sự mất cân đối giữa tỷ lệ đầu tư của đường bộ với đường sắt và đường thủy. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực đầu tư cho ngành GTVT rất hạn chế, nguồn vốn được bố trí chỉ đáp ứng khoảng 1/4 so với nhu cầu thực tế, việc chọn đường bộ để ưu tiên đầu tư là giải pháp tối ưu. Bởi, đường bộ được đầu tư đến đâu sẽ khai thác, vận hành ngay tới đó, mang lại hiệu quả ngay và nguồn vốn cho mỗi dự án cũng vừa phải.

    "Nếu thực hiện đầu tư được như vậy, trong 5 năm tới, bức tranh về hạ tầng giao thông của ngành GTVT sẽ thay đổi hoàn toàn so với hiện nay. Đặc biệt, các phương thức vận tải trong giai đoạn tới sẽ được kết nối một cách hài hòa, cân bằng tỷ lệ với nhau."

    Ông Lê Đỗ Mười

    Hơn nữa, lĩnh vực đường bộ cũng dễ kêu gọi nguồn lực xã hội hóa đầu tư hơn so với đường sắt và đường thủy nội địa. Thực tế đã chứng minh, trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, hiệu quả từ các dự án đường bộ như: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, QL1, đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên chủ yếu sử dụng nguồn vốn xã hội hóa và khi đưa vào khai thác hiệu quả xã hội rất lớn, rút ngắn thời gian đi lại, tạo động lực phát triển cho toàn bộ các vùng kinh tế trọng điểm dọc tuyến và địa phương nơi dự án đi qua.

    Còn đầu tư đường sắt chúng ta đã đầu tư nhưng không phải mở rộng liên tuyến mà chủ yếu tập trung vào phương tiện, hệ thống thông tin tín hiệu và các nhà ga dựa trên đường sắt hiện có, bởi để đầu tư liên thông tuyến đường sắt cần phải có nguồn kinh phí rất lớn. Đối với ĐTNĐ, thời gian qua, chúng ta có dành sự đầu tư cho đường thủy như các dự án WB3, WB4, WB5 nhưng nguồn lực đầu tư chưa nhiều, chưa xứng tầm, đa số hệ thống đường thủy hiện nay là khai thác tự nhiên.


    Tới đây, tôi được biết ngành sẽ dành sự quan tâm nhiều hơn đối với đầu tư đường sắt và ĐTNĐ để tạo ra sự cân bằng giữa các lĩnh vực và tạo sự kết nối, khai thác hiệu quả giữa 5 phương thức vận tải.

    [​IMG]
    Cả nước đã có gần 1.000km đường cao tốc được đưa vào sử dụng (Trong ảnh: Đoạn cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đã mở rộng lên 6 làn xe) - Ảnh: K.Linh

    Sẽ có một cuộc “lột xác” về hạ tầng giao thông

    Bộ GTVT đang tập trung triển khai dự án có quy mô rất lớn là đường bộ cao tốc Bắc - Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2021. Công trình này sẽ tạo ra những thay đổi thế nào về diện mạo hạ tầng trong những năm tới, thưa ông?

    Đầu tư đường bộ cao tốc Bắc - Nam là chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ GTVT. Theo dự báo, sau khi được nâng cấp, mở rộng, một số đoạn tuyến trên QL1 sẽ mãn tải vào năm 2020. Vì thế, mục tiêu xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đã được đặt ra ngay từ giai đoạn trước năm 2010. Hiện nay, chúng ta đã và đang làm các đoạn trên tuyến cao tốc này để khớp nối lại với nhau. Khi các dự án trên toàn tuyến này hoàn thành theo như nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo ra một động lực vô cùng to lớn đối với sự phát triển KT-XH đất nước, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền, khu vực kinh tế trọng điểm. Đặc biệt, khi có tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ giúp bộ mặt hạ tầng giao thông thay đổi lớn, nhất là khu vực miền Trung, vùng duyên hải Nam Trung bộ, đồng thời nó sẽ tạo ra sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các phương thức, hệ thống trục ngang, trục dọc của mạng lưới giao thông theo chiến lược quy hoạch đã đề ra.

    Theo chiến lược quy hoạch, phát triển GTVT, hệ thống đường sá trong 5 năm tới có gì thay đổi so với hiện nay, thưa ông?

    Căn cứ kế hoạch nguồn vốn trung hạn và quy hoạch đã được phê duyệt, giai đoạn tới, chúng ta sẽ tập trung phát triển hệ thống giao thông đường sắt tốc độ cao và đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Đây sẽ là hai dự án trọng điểm của ngành GTVT. Ngoài ra, ngành GTVT tiếp tục đầu tư đồng bộ nhiều dự án khác theo chiến lược, quy hoạch. Trong đó, đường bộ sẽ mở rộng tiếp các tuyến quốc lộ và nâng cấp các tuyến đường hiện hữu để kết nối liên thông giữa các vùng miền và các phương thức vận tải.

    Đối với đường sắt, tiếp tục nâng cấp, cải tạo một số tuyến đường hiện có, hệ thống nhà ga, thông tin tín hiệu để đáp ứng nhu cầu. ĐTNĐ tập trung duy tu nạo vét và nâng cấp một số luồng tuyến đang bị vướng mắc như kênh Chợ Gạo để nối thông hệ thống đường thủy giữa khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam bộ nhằm hỗ trợ cho đường bộ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời nâng cấp một số tuyến để hỗ trợ kết nối với cảng Lạch Huyện (Hải Phòng).

    Trong lĩnh vực hàng không, tập trung đầu tư xây dựng CHK quốc tế Long Thành theo đúng tiến độ Chính phủ đề ra, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài theo kế hoạch trung hạn. Hàng hải tiếp tục nâng cấp, nạo vét các luồng tuyến, đặc biệt là kênh Quan Chánh Bố giai đoạn 2 và mở rộng một số cảng ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang hạn chế như cảng Cái Cui (Cần Thơ) và các cảng ở khu vực miền Trung, nhất là các cảng khu vực vịnh Vân Phong để làm đầu mối giao thông hàng hải thuận lợi.

    Giao thông đô thị tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP TP HCM và các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được tập trung phát triển hệ thống vận tải hành khách khối lượng lớn. Cụ thể, tại TP TP HCM là tuyến đường sắt số 2, kết nối TP TP HCM với cao tốc Long Thành - Dầu Giây; tại Hà Nội tập trung đầu tư tuyến đường sắt số 3 Nhổn - ga Hà Nội và tiếp tục nghiên cứu kết nối tuyến đường sắt từ sân bay Nội Bài với trung tâm TP Hà Nội…

    Cảm ơn ông!
    Orient_Star thích bài này.
  7. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Giao thông đường bộ đã hoàn thành 80% kế hoạch. Vẫn tắc nghẽn. Kể cả khi đạt 100% điều này cũng k cải thiện là bao.
    Trong những năm tới lượng hàng hóa sản xuất và trung chuyển qua VN dự kiến sẽ tăng mạnh. VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA cần được quan tâm đúng mức.
    Khi các trung tâm logistic được thành lập. Hàng hóa quốc tế đến các cảng biển sẽ được tàu nhỏ hơn chuyển thẳng đến các trung tâm này.
    Bài toán coi như có lời giải.
    thienquyenOrient_Star thích bài này.
  8. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
  9. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    12 lời khuyên vô giá của huyền thoại đầu tư Warren Buffett
    Tỷ phú cho rằng đầu tư không phải là cuộc chơi mà một người có IQ 160 đánh bại được người có IQ 130.
    9
    [​IMG]
    Warren Buffett vừa bước sang tuổi 88 và là một trong những nhà đầu tư thành công nhất lịch sử. Nhà thông thái vùng Omaha hiện có số tài sản gần 87 tỷ USD. Buffett nổi tiếng với phong cách sống chẳng giống ai, từ việc uống Coke trong bữa sáng đến dùng điện thoại nắp gập.
    Ông cũng được yêu mến nhờ những lời khuyên hài hước và trí tuệ. Dưới đây là những lời khuyên vô giá của tỷ phú trong cả cuộc sống lẫn công việc.

    [​IMG]
    1)Luôn biết mình đang giao thiệp với ai: “Anh không thể có một thỏa thuận tốt với một người xấu được đâu”.

    [​IMG]
    2)Mọi việc đều cần thời gian: “Bạn tài năng hay nỗ lực bao nhiêu cũng không quan trọng. Việc gì cũng cần thời gian. Bạn không thể có con trong một tháng bằng cách làm 9 cô gái mang bầu được đâu”.

    [​IMG]
    3)Biết chọn bạn mà chơi:“Tốt nhất là đi với những người giỏi hơn bạn. Hãy chọn những người đồng hành biết cách xử sự tốt hơn bạn, và bạn sẽ bị lôi đi theo họ”.

    [​IMG]
    4)Hành động thống nhất: “Người ta mất 20 năm để gây dựng danh tiếng và chỉ mất 5 phút để hủy hoại nó. Nếu nghĩ được thế, anh sẽ không làm chệch đi đâu”.

    [​IMG]
    5)Muốn thành công, hãy tạo thói quen đọc: “Tôi có thể chỉ ngồi trong văn phòng và đọc sách cả ngày”.

    [​IMG]
    6)Giữ mọi thứ thật đơn giản: “Không cần thiết phải làm những việc phi thường mới có kết quả phi thường đâu”.

    [​IMG]
    7)Hãy giúp đỡ những người kém may mắn hơn: “Nếu may mắn nằm trong nhóm 1% người giàu nhất, anh nợ những người còn lại và phải nghĩ cho nhóm 99%”.

    [​IMG]
    8)Thành công không đo đếm bằng con số: “Tôi đo thành công bằng việc có bao nhiêu người yêu mến mình”.

    [​IMG]
    9)Bạn không cần là thần đồng mới đầu tư giỏi: “Bạn không cần phải là một nhà khoa học nghiên cứu tên lửa đâu. Đầu tư không phải là cuộc chơi mà một người có IQ 160 đánh bại được người có IQ 130”.

    [​IMG]
    10)Hãy tự tin: “Tôi luôn biết là mình sắp giàu. Tôi không nghĩ mình từng nghi ngờ điều đó dù chỉ một phút”
    11)Đi ngược lại đám đông: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi”.

    [​IMG]
    12)Điều xấu sẽ khó nhận ra khi mọi chuyện đang tốt đẹp: “Cuối cùng, anh sẽ chỉ biết ai đang bơi khỏa thân khi thủy triều rút đi mà thôi”.

    Hà Thu (theo BI)
    Orient_Star thích bài này.
  10. stck

    stck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2015
    Đã được thích:
    5.287
    Lời khuyên thứ 10 là viết tặng SWCer!>:D<
    Lời khuyên thứ 9 nên dịch là" k cần IQ cao, chỉ cần biết SWC sớm hơn" thì sát nghĩa hơn :))
    Ae SWC đâu hết rồi!;;)
    Vào xác nhận dùm cái.
    magnolia14, Fisctien_tran1181 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này