SZC có xứng đáng để đầu tư. (cần thiết cho nđt BĐS toàn thị trường)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quandui8668, 07/11/2019.

7763 người đang online, trong đó có 1073 thành viên. 11:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 18224 lượt đọc và 166 bài trả lời
  1. pcmenter

    pcmenter Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    447
    Cần thêm thời gian.bác à...szc đang lớn
  2. pcmenter

    pcmenter Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    447
    Bất động sản khu công nghiệp còn đáng để kỳ vọng?

    12/11/2019 09:00
    • VietstockFinance
      https://image.*********.vn/2019/11/08/KCN-2.PNG
      Nguồn: VietstockFinance
      Câu hỏi được đặt ra: Liệu đây chỉ là nhịp chững lại sau đà tăng nóng hay thoái trào của các cổ phiếu KCN, khi mà hoạt động kinh doanh vẫn còn tiềm năng?

      Kết quả kinh doanh quý 3/2019 và tình hình thực hiện kế hoạch

      So với cùng kỳ, lãi ròng quý 3/2019 của phần lớn doanh nghiệp ngành BĐS KCN đều tăng trưởng khá tốt; có khi tỷ lệ lên đến 3 - 4 con số.




      Theo thống kê của *********, 18 doanh nghiệp thuộc nhóm BĐS KCN trên sàn chứng khoán có tổng doanh thu thuần đạt 10,052 tỷ đồng, tăng 9% so cùng kỳ; lãi ròng đạt 1,825 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ.

      Doanh thu và lãi ròng của các doanh nghiệp BĐS KCN
      ĐVT: Tỷ đồng
      https://image.*********.vn/2019/11/08/KCN-3.PNG
      Nguồn: VietstockFinance
      (*) Niên độ năm tài chính từ 01/07/2018 - 30/09/2019

      Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong số này hoàn thành tốt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (LNST) của mình sau 9 tháng đầu năm.

      LNST 9T 2019 của doanh nghiệp BĐS KCN
      ĐVT: Tỷ đồng
      https://image.*********.vn/2019/11/08/KCN-4.PNG
      Nguồn: VietstockFinance
      (*) Thực hiện cả năm do khác niên độ tài chính
      (**) Kế hoạch lợi nhuận trước thuế


      Điểm qua một số doanh nghiệp dẫn đầu: CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đạt lãi ròng hơn 155 tỷ đồng, gấp 25 lần so với con số 6 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đây cũng là KQKD một quý tốt nhất từ trước đến nay của D2D.

      Hơn 300 tỷ đồng đến từ dự án Khu dân cư Lộc An là động lực chính cho sự tăng trưởng của D2D trong 9 tháng đầu năm. Đồng thời, giúp Doanh nghiệp vượt 167% kế hoạch năm về LNST.

      CTCP Đầu tư Sài Gòn GVR (UPCoM: SIP) đứng vị trí thứ 2 với KQKD nổi bật. Doanh thu thuần và lãi ròng của SIP trong quý 3/2019 đạt 1,129 tỷ đồng và 187 tỷ đồng, tăng 38% và gấp 7 lần so với cùng kỳ.

      Mặc dù lợi nhuận từ mảng điện nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nhưng “tân binh” SIP đã ghi nhận dần các khoản tiền cho thuê KCN và các dịch vụ kèm theo. Đồng thời vượt 108% kế hoạch LNST sau 9 tháng đầu năm.

      “Ông lớn” của ngành Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, UPCoM: BCM) cũng tăng trưởng lãi ròng 25% so với cùng kỳ đạt gần 492 tỷ đồng nhờ lợi nhuận kinh doanh bất động sản và lợi nhuận từ công ty liên kết tăng, mặc dù doanh thu thuần của Tổng công ty giảm 33% so cùng kỳ. Công ty thực hiện 98% kế hoạch LNST sau 9 tháng.

      Bên cạnh những doanh nghiệp có sự tăng trưởng về cả doanh thu lẫn lợi nhuận, vẫn có những doanh nghiệp “đi lùi” trong quý 3/2019 như SZL, NTC, TIX, ITA, HPI, mà phải kể đến là ông lớn Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HOSE: KBC) với lãi ròng sụt giảm 50% so với cùng kỳ, đạt 110 tỷ đồng. Sau 9 tháng, Công ty thực hiện 62% kế hoạch LNST .

      Hay CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) mặc dù lãi ròng quý 3 sụt giảm 21% so với cùng, đạt 66 tỷ đồng. Tuy nhiên, ITA đã có chuyển biến tích cực hơn khi thực hiện 44% kế hoạch LNST sau 9 tháng đầu năm. So với những năm trước đây, ITA thường đặt mục tiêu kinh doanh cao nhưng chưa thực hiện tới 30% kế hoạch LNST trong nhiều năm (từ 2015 – 2018).

      Năng lực chiếm dụng vốn giúp đảm bảo dòng tiền?

      Do tính chất đặc thù về mô hình kinh doanh, các doanh nghiệp BĐS KCN có khoản doanh thu chưa thực hiện, người mua trả tiền trước thường cao hơn so với các doanh nghiệp khác trên sàn. Các khoản trên sẽ được hạch toán vào doanh thu của các doanh nghiệp trong những kỳ tới, giúp doanh nghiệp có thu nhập ổn định và đều đặn mỗi năm.

      https://image.*********.vn/2019/11/08/KCN-5.PNG
      Nguồn: VietstockFinance
      Dòng thu nhập trong tương lai của CTCP Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) được đảm bảo khi người mua trả tiền trước và doanh thu chưa thực hiện chiếm tới 81% tổng tài sản, tương ứng đạt 2,787 tỷ đồng. Đồng thời, NTC là KCN lớn ở tỉnh Bình Dương – nơi đang đứng thứ 2 cả nước về thu hút dòng vốn FDI.

      Hay đối với SIP, doanh thu chưa thực hiện và người mua trả tiền trước chiếm tới 68% tổng tài sản. Ngoài ra, SIP vẫn còn quỹ đất chưa được khai thác hết.

      Ở chiều ngược lại, năng lực chiếm dụng vốn của nhiều công ty trong nhóm đang ở mức thấp. KBC hiện chỉ đạt 2% tổng tài sản.“Của để dành” của Tổng công ty vẫn còn nằm ở hàng tồn kho, gần 10 dự án KCN khác nhau trị giá 8,128 tỷ đồng, chiếm 46% tổng tài sản.

      Tương tự ở Becamex IDC, hàng tồn kho của Tổng công ty đạt 23,382 tỷ đồng, chiếm 53% tổng tài sản. Trong đó, 95% hàng tồn kho là chi phí xây dựng dở dang của các dự án.

      Nhìn chung, những doanh nghiệp có nguồn vốn chiếm dụng cao, KQKD sẽ tiếp tục triển vọng trong những quý tới. Ngược lại, những doanh nghiệp chưa có nguồn vốn chiếm dụng, hay “của để dành” vẫn còn nằm trong hàng tồn kho sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.

      Nhóm bất động sản khu công nghiệp vẫn đang nhận yếu tố hỗ trợ từ vĩ mô

      Theo Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư Cục Đầu Tư Nước Ngoài – FIA: Trong 10 tháng đầu 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 16.21 tỉ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm 2018.

      Lũy kế đến 20/10, Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, các lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 đạt 58.5 tỉ USD, chiếm hơn 16% tổng vốn đầu tư.

      Tình hình thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam theo đối tác
      (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10/2019)
      https://image.*********.vn/2019/11/08/KCN-6.PNG
      Nguồn: FIA
      Đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 66.62 tỉ USD (chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 58.92 tỉ USD (chiếm 16% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông.

      Ngoài ra, trong tháng 10/2019, đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 2 lần, từ Hong Kong tăng 3.94 lần so với cùng kỳ 2018, đạt 3.2 tỉ USD và 5.5 tỉ USD.

      Bên cạnh đó, dòng vốn FDI tiếp tục đổ vào các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, giúp giá đất KCN tăng cao; tạo lợi thế cho các doanh nghiệp BĐS KCN có quỹ đất lớn, vẫn còn dư địa để lắp đầy.

      Tình hình thu hút dòng vốn FDI tại Việt Nam theo địa phương
      (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10/2019)
      https://image.*********.vn/2019/11/08/KCN-7.PNG
      Nguồn: FIA
      Theo Báo cáo triển vọng ngành quý 4/2019 của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) ngành BĐS KCN tiếp tục được duy trì đánh giá khả quan do vẫn tiếp tục được hưởng lợi nhờ:

      (1) Chiến tranh thương mại và hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ thu hút nguồn vốn FDI vào trong nước.

      (2) Giá cho thuê tăng trung bình từ 7-15% so với cùng kỳ năm trước. Các nhà đầu tư mới chủ yếu từ châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc) sẽ vẫn quan tâm đến bất động sản công nghiệp của Việt Nam, do làn sóng các nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, thông qua minh chứng giá cho thuê và tốc độ lấp đầy tiếp tục tăng. Khoảng 615 ha đất công nghiệp cho thuê được lên kế hoạch đưa vào thị trường trong vòng 12 tháng tới và giá đất được dự kiến sẽ liên tục tăng trưởng đến cuối năm 2019 do nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư.

      Như vậy, mặc dù giá cổ phiếu của các doanh nghiệp BĐS KCN tuy có nhịp điều chỉnh, tuy nhiên đây chỉ là nhịp hồi sau đà tăng nóng và triển vọng trước mắt của các doanh nghiệp này vẫn còn. Tuy nhiên, cơ hội sẽ không dàn đều cho các doanh nghiệp, mà chỉ dành cho các doanh nghiệp có “nội tại” đủ tốt, quỹ đất lớn và có những lợi thế riêng biệt về sản phẩm hay vị trí địa lý.
  3. quandui8668

    quandui8668 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2015
    Đã được thích:
    4.922
    SZC là cty còn quỹ đất rộng, chỉ thua SIP (về diện tích) (BCM và SNZ là công ty mẹ ko tính)
    Còn các cty khác tại miền nam thì quỹ đất sạch ko còn nhiều
    thế mà chẳng thấy gọi tên bác nhỉ
  4. pcmenter

    pcmenter Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    447
    Em còn bé ..nên chưa ai chú ý
  5. quandui8668

    quandui8668 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2015
    Đã được thích:
    4.922
    Bloomberg: Sẽ không có quốc gia nào thay thế được Trung Quốc trong vai trò công xưởng thế giới, thay vào đó là những "Trung Quốc phiên bản mini"
    12-11-2019 - 19:11 PM | Tài chính quốc tế


    [​IMG]
    Không quốc gia nào có thể đạt được sự thành công giống như những gì Trung Quốc đã tận hưởng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.


    [​IMG]
    Siêu sự kiện mua sắm Ngày cô đơn 2019: Alibaba chơi lớn mời Taylor Swift biểu diễn trong tiệc gala, có 200.000 thương hiệu bán hàng, dự kiến đạt doanh thu 37 tỷ USD trong 1 ngày

    Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đã thổi bùng lên cuộc tranh luận về việc nền kinh tế đang phát triển nào ở châu Á có thể thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới. Ấn Độ và Indonesia là 2 cái tên được nhắc đến nhiều nhất.

    Tuy nhiên, theo một báo cáo mới được Bloomberg Economics công bố, không quốc gia nào có thể đạt được sự thành công giống như những gì Trung Quốc đã tận hưởng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Thay vào đó, đang có một nhóm các nền kinh tế có tiềm năng thay thế Trung Quốc, trong đó mỗi nền kinh tế đang nỗ lực tận dụng lợi thế của mình nhưng lại bị cản đường bởi những vấn đề mang tính cấu trúc như cơ sở hạ tầng không tương xứng hoặc bất ổn chính trị.

    [​IMG]
    Mạng lưới phức tạp tinh vi gồm các nhà máy, nhà cung ứng, dịch vụ hậu cần và cơ sở hạ tầng vận tải của Trung Quốc được phát triển trong một thời kỳ hoàn toàn khác, được hỗ trợ bởi tiền bạc và công nghệ từ Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông ở thời điểm mà các vấn đề môi trường, quyền của người lao động chưa được quan tâm sát sao như hiện tại. Trung Quốc còn có lực lượng lao động giá rẻ, dồi dào và trong gần 3 thập kỷ gần như không đối mặt với bất kỳ rào cản nào khi thâm nhập thị trường toàn cầu.

    Bloomberg Economics xem xét đến 6 khía cạnh - từ lao động đến môi trường kinh doanh - của 10 nền kinh tế châu Á để tìm ra nền kinh tế đang phát triển nào sẽ tiến lên chiếm lĩnh miếng bánh lớn hơn trong ngành sản xuất.

    "Không một nền kinh tế đơn lẻ nào có khả năng đi vừa chiếc hài mà Trung Quốc để lại", các chuyên gia Chang Shu và Justin Jimenez viết trong báo cáo. "Nhiều nơi có lợi thế chi phí rẻ, nhưng ngoại trừ Ấn Độ thì tất cả đều có quy mô quá bé so với Trung Quốc. Và tất cả đều phải đối mặt với các thách thức về năng lực cạnh tranh".

    Ấn Độ đứng đầu về tiềm năng xuất khẩu nhờ có dân số đông đảo. Đứng thứ hai là Indoneisa, thứ 3 là Việt Nam.

    Một phần vấn đề là cần phải tạo ra được các chuỗi cung ứng, thị trường tiêu thụ mạng lưới kết nối rộng lớn giống như ở các thành phố công nghiệp của Trung Quốc. Đây là điều không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai bởi mạng lưới đó đã được các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trung Quốc bồi đắp trong một thời gian dài.

    Lấy ví dụ như Quanzhou Kuisheng, 1 công ty sản xuất các thiết bị trang trí nhà cửa và sân vườn ở Tuyền Châu, thuộc tỉnh Phúc Kiến. Thuế quan của ông Trump khiến doanh số bán hàng của công ty sụt giảm 30%, nhưng từng đó là chưa đủ để công ty nghĩ đến việc chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Thay vào đó, họ bù đắp bằng cách theo đuổi những chiến lược khác, chẳng hạn như tăng cường hoạt động ở châu Âu.

    Theo chia sẻ của giám đốc kinh doanh Will Huang thì "Việt Nam có lao động giá rẻ hơn nhưng văn hóa làm việc rất khác. Những người công nhân Trung Quốc có kỹ năng tốt hơn và sẵn sàng làm thêm ngoài giờ hơn". Không giống như ở Việt Nam, hàng sản xuất ở Trung Quốc ít khi cần đến bên thứ ba kiểm định chất lượng. Huang cho biết vài năm qua chỉ có 2 công ty đối thủ ở Tuyền Châu chuyển nhà máy sang Việt Nam.

    Trung Quốc vẫn có những lợi thế khác như thị trường tiêu thụ rộng lớn và doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn. Suốt mấy chục năm qua các nhà máy Trung Quốc đã phải tự cạnh tranh với nhau, tìm ra nhiều cách để cắt giảm chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất.

    Thực ra thì chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc liên tục giảm trong mấy tháng gần đây, chủ yếu nhờ chi phí năng lượng giảm, do đó các nhà máy ở nước ngoài khó có thể cạnh tranh. Và những diễn biến tích cực của cuộc chiến thương mại có thể phần nào giúp giảm bớt áp lực lên các nhà sản xuất Trung Quốc.

    [​IMG]
    Ấn Độ bắt đầu nỗ lực đuổi kịp khả năng sản xuất của Trung Quốc từ 5 năm trước, khi Thủ tướng Narendra Modi thông báo về sáng kiến "Make in India" với nhiều ưu đãi dành cho các công ty nước ngoài muốn mở nhà máy tại đây.

    Đến năm 2050, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt Trung Quốc trở thành nước đông dân nhất thế giới, và số dân trong độ tuổi lao động cũng được dự báo sẽ chạm mốc 1 tỷ người. Tuy nhiên, lợi thế nguồn cung lao động giá rẻ đã bị triệt tiêu bởi các yếu tố khác, ví dụ như cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, luật đất đai và luật lao động lạc hậu, cùng với bộ máy hành chính cồng kềnh.

    Đất nước Nam Á này đã tiến bộ khá xa khi tăng 37 bậc trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của World Bank, nhưng vẫn đứng thứ 63 và còn cách Trung Quốc rất xa.

    Câu chuyện của Indonesia cũng tương tự như vậy. Mặc dù Indonesia xếp trên Ấn Độ về mức độ ổn định kinh tế vĩ mô nhưng bị kéo lùi bởi cơ sở hạ tầng yếu kém. Hồi tháng 9, Tổng thống Joko Widodo tự thừa nhận đất nước của ông không thể thu hút các nhà máy từ Trung Quốc vì nhà đầu tư vẫn lo ngại về các luật lệ cồng kềnh phức tạp.

    Khi Sharp muốn chuyển dây chuyền sản xuất máy giặt từ Thái Lan sang Indonesia, công ty Nhật Bản đã phải mất 2 năm để hoàn tất khâu chuẩn bị, từ thiết kế địa điểm, tìm nhà cung ứng địa phương, thử nghiệm sản xuất và giải quyết tất cả các vấn đề hành chính, một lãnh đạo của Sharp cho biết.

    Năm ngoái Indonesia đã triển khai hệ thống kê khai 1 cửa trực tuyến nhằm giúp các doanh nghiệp có thể lấy giấy phép kinh doanh dễ dàng hơn. Nhưng động thái này cũng không mang lại nhiều hiệu quả vì doanh nghiệp vẫn cần nhiều giấy phép từ chính quyền địa phương. Điều tương tự cũng tồn tại trong hệ thống thuế.

    Trường hợp của Việt Nam cũng bị vướng mắc bởi vấn đề cơ sở hạ tầng. Dòng tiền đổ vào các nhà máy mới khiến đường sá và các cảng bị quá tải, ngày càng có nhiều lời than phiền và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng. Trong khi Trung Quốc sở hữu 7 trong số 10 cảng container nhộn nhịp nhất thế giới (Thượng Hải đứng số 1), 2 cảng lớn nhất của Việt Nam là cảng Sài Gòn và Cái Mép lần lượt đứng thứ 26 và 50.

    Và không chỉ các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á được hưởng lợi từ các xu hướng thương mại mới. Các doanh nghiệp Mỹ đã chuyển hướng 21 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu khỏi Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019. Trong đó Đài Loan là nơi hưởng lợi nhiều nhất với xuất khẩu tăng 4,2 tỷ USD trong cùng kỳ. Mexico đứng thứ hai với mức tăng 3,5 tỷ USD, sau đó là EU tăng 2,7 tỷ USD và Việt Nam tăng 2,6 tỷ USD.

    Và trong khi các nền kinh tế chạy đua sao chép mô hình sản xuất của Trung Quốc, các công nghệ mới làm cho bản chất của chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất toàn cầu biến đổi rất nhanh, khiến câu chuyện thành công của Trung Quốc ngày càng khó lặp lại.

    Sẽ không có một Trung Quốc mới mà đó là hàng loạt "Trung Quốc phiên bản mini".
  6. Saigon12

    Saigon12 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    30/07/2018
    Đã được thích:
    988
    Ông Trump dọa tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
    13-11-2019 - 10:46 AM | Tài chính quốc tế
  7. pcmenter

    pcmenter Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    447
    Sẽ ko bao giờ đến mục đích chung, ai cũng lo lợi ích của đất nước
    VN còn hưởng lợi dài dài
  8. quandui8668

    quandui8668 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2015
    Đã được thích:
    4.922
    có lẽ nhiều bác còn chưa cảm nhận dc sự căng thẳng Mỹ Trung này
    Nếu tính theo ngang giá sức mua (ppp) thì Trung đã vượt Mỹ thành nền kinh tế lớn nhất thế giới rồi, nên nói chung 2 bên còn so kè nhau nhiều lắm

    Tương quan các nền kinh tế thế giới theo ngang giá sức mua

    Infographic trước đây. Tuy nhiên, để có thêm góc nhìn về GDP, lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) cũng được đưa vào phép đo kinh tế thế giới.

    PPP được áp dụng nhằm điều chỉnh giá hàng hóa trong một thị trường nhất định. Về bản chất, thay vì sử dụng giá thị trường hiện tại cho giá cả (như trong GDP danh nghĩa), PPP cố gắng tính toán chính xác hơn cho sự khác biệt về chi phí sinh hoạt giữa các quốc gia - đặc biệt là ở những nơi mà lao động và hàng hóa rẻ hơn rất nhiều.

    Khi được áp dụng cho các phép đo GDP, PPP có thể giúp cung cấp một bức tranh đa chiều hơn về năng suất thực tế. Ví dụ, một chuyến đi taxi ở Bolivia có thể rẻ hơn nhiều so với một chuyến đi ở thành phố New York, dù cho đó là cùng một dịch vụ được cung cấp trên cùng một khoảng cách.

    [​IMG]
  9. tantan799

    tantan799 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/10/2017
    Đã được thích:
    130
    Đợi bds vào sóng thì đến lượt em nó




    Group: Livermore and Warrent buffet tuyển tập Siêu cổ phiếu, đỉnh cao TA+ FA Pro
    =====================================
    ★ Zoom **** cơ sở Free:https://zaloapp.com/g/sewhar683
    ★ Zoom **** phái sinh Free: https://zaloapp.com/g/fbjcbs474
    ★ Zoom **** tuyển dụng Broker + CTV: https://zaloapp.com/g/zywkms466

    Ưu đãi đặc biệt: mở tài khoản gd tặng ngay gói BẢO HIỂM TRỊ GIÁ 215 tr.đ
    Thời gian: 01/11/2019-31/01/2020
  10. quandui8668

    quandui8668 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2015
    Đã được thích:
    4.922
    là bao lâu nữa có sóng bác nhỉ :-/

Chia sẻ trang này