Tá dược vừa đủ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng..mà dùng là nghiền :)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi alanzuan, 28/04/2010.

2255 người đang online, trong đó có 144 thành viên. 05:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4229 lượt đọc và 33 bài trả lời
  1. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    AMV bắt đầu hành trình có gia tốc nhá. Không còn nghi ngờ gì về con sóng dược phẩm và các thiết bị y tế cùng công nghệ sinh học này. Công nghệ của tương lai !
    Chúc mừng các bác đã , đang và sẽ gắn bó cùng AMV.
  2. chipheo_abc

    chipheo_abc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Đã được thích:
    0
    dược phẩm thì cứ DMC mà múc nhé
  3. nghiencuu80

    nghiencuu80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2010
    Đã được thích:
    0
    DMC em sợ nặng mông lắm bác ah. AMV gd hnay đột biến. Đã lên tàu AMV hnay. [r2)] [r2)]
  4. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    AMV, biểu tượng thất truyền ! Đó chính là biểu tượng y đức , "trong tim anh luôn mang trọn một lời thề, lời thề Hypocrate"
    Chúc mừng các cổ đông AMV >:D
  5. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    http://www.amv.vn

    Có thông báo mới nhưng chỉ member vô mới được hi` hi`
  6. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
  7. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    Đúng là các bác đang dần nhận ra giá trị thực của AMV rồi. [r2)]
  8. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    TRAPHACO (TRA) lãi 15m8 tỷ đồng trong quý I, xây dựng dự án đầu tư nhà máy công nghệ cao có diện tích 4,6 Hecta tại Hưng Yên..
    Great
  9. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    AMV , chiến xa mang trên mình tối hậu thư:

    Việt Nam – lợi thế và thách thức

    Công nghệ sinh học hiện đại là cơ hội cho các nước nghèo, đặc biệt là các nước nghèo có tiềm năng thiên nhiên lớn và có đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và đông đảo như nước ta. Là cơ hội vì nó tạo điều kiện cho ta đi tắt, vượt qua một số giai đoạn phát triển mà các nước đi trước phải trải qua trong nhiều năm, tiết kiệm cho ta nhiều tiền của và năm tháng mày mò. Một thí dụ là bản đồ hệ gen người và bản đồ hệ gen của nhiều cây trồng và vật nuôi chủ yếu của nông nghiệp đã được giải và được sử dụng rộng rãi và miễn phí.


    Trên thực tế, hàng loạt những ứng dụng của khoa học hiện đại này đã và đang được thực hiện trong nhiều phòng thí nghiệm ở nước ta. Hiện nay ta đã có thể thực hiện được các việc sau:


    1. Điều tra và khai thác tài nguyên sinh học bằng công nghệ phân tử AND, hiệu quả, chính xác và nhanh chóng;


    2. Tạo ra và sử dụng hợp lý cây trồng và vật nuôi chuyển gen;


    3. Nhân bản vô tính động vật;


    4. Xác định huyết thống và điều tra hình sự bằng kỹ thuật di truyền phân tử ;


    5. Khảo sát và chẩn đoán chính xác các gen bệnh ở người Việt Nam, định ra các phương thức hợp lý và tiết kiệm nhất để loại trừ các gen bệnh ra khỏi cộng đồng;


    6. Áp dụng các kỹ thuật phân tử để chẩn đoán và đề xuất phương án điều trị các bệnh nhiễm trùng ở người và động, thực vật;


    7. Sử dụng các kỹ thuật phân tử AND trong chọn tạo giống cây trồng và vật nuôi, rút ngắn nhiều lần thời gian chọn giống và tăng thêm nhiều lần hiệu quả thành công;


    Tuy nhiên, chúng ta đang gặp những thách thức và bất cập ở tầm vĩ mô:


    1. Về hệ thống và qui mô các cơ quan khoa học, chúng ta vẫn theo mô hình cũ của các nước XHCN trước đây, vốn đã tỏ ra hiệu quả thấp và không tiết kiệm, thể hiện ở mạng lưới các viện thuộc hệ thống viện hàn lâm, ít liên quan với đào tạo đại học và sau đại học, nơi sinh ra các thế hệ con người làm khoa học. Và như vậy, các trường đại học, vốn là lực lượng khoa học chủ yếu của các nước khoa học tiên tiến, lại nằm ngoài hệ thống các cơ quan khoa học của đất nước.


    2. Về qui mô phòng thí nghiệm, kinh nghiệm của lĩnh vực sinh học phân tử và thao tác gen cho thấy nhóm nghiên cứu gồm 5-7 người với Phòng thí nghiệm qui mô 500 ngàn USD thiết bị ban đầu là hiệu quả hơn cả. Như vậy số lượng các đơn vị làm khoa học sẽ tăng lên. Không có nước nào khoa học có thể tiến lên nhanh chóng mà chỉ củng cố một – hai cơ quan khoa học.


    3. Về kinh phí khoa học, những năm qua Nhà nước đã đầu tư không ít, nhưng hệ thống phân bổ còn những bức xúc, có yếu tố tiêu cực, dẫn đến lãng phí, có thể giảm hiệu quả đầu tư.


    About the Contributor: Dr. Le Dinh Luong is a Professor of Emeritus at Hanoi University of Science (HUS), Vietnam National University at Hanoi. Dr. Luong obtained his undergraduate and graduate trainings from Leningrad University in 1966 and 1977 respectively (The University is now named as Saint-Petersburg State University). Dr. Luong has been a key player and contributor in biotechnology in Vietnam for the last more than 20 years. He had served as the Head of the Department of Genetics at HUS for many years. He published several papers and edited more than 20 technical books. He currently serves as the Editor-in-chief of the Journal of Genetics & Applications. He is Vietnam’s delegate to the Biosafety Protocols. CF
  10. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
    http://www.amvibiotech.com/tin-tuc-...sinh-hoc-the-ky-21-Co-hoi-hay-thach-thuc.html


    Hãy quẳng gánh lo đi mà vui sống

    Đó là tên của cuốn sách cùng tác giả với cuốn “Đắc nhân tâm” nổi tiếng. Trong trường hợp các sinh vật chuyển gen, câu đó là một lời khuyên đúng lúc. Gánh lo về sự không an toàn của sinh vật chuyển gen là không có cơ sở khoa học. Kết cục cũng sẽ diễn ra như tình hình những năm đầu của thập kỷ 70, khi công nghệ thao tác gen mới phôi thai, khi một làn sóng phản đối và lo lắng về công nghệ này đã nhanh chóng lan truyền trên báo chí ở Mỹ và Châu Âu, khi mà nhiều hội nghị chuyên đề đã được triệu tập mà lịch sử còn để lại dấu ấn như Hội nghị Asilomar ở California tháng 2 năm 1975, và cuối cùng năm 1981, khi đã tích luỹ đủ số liệu và kinh nghiệm khoa học, người ta đã đi đến kết luận là công nghệ này không nguy hiểm như mọi người đã tưởng.


    Tuy nhiên, nỗi lo đó hiện nay là dễ hiểu bới nhiều nguyên nhân: người tiêu dùng chưa quen với loại sản phẩm mới, thiếu những thông tin đáng tin cậy và cập nhật, lại luôn phải đối mặt với luồng thông tin âm tính thường xuyên đưa trên các phương tiện thông tin đại chúng, và do thiếu những hiểu biết chung về hệ thống sản xuất thực phẩm hiện đại. Cộng đồng các nhà khoa học thì chưa cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về các thực phẩm chuyển gen cũng như về giá trị đầy đủ của công nghệ này. Rõ ràng là sự chấp nhận của xã hội đóng vai trò trung tâm trong việc tiếp tục phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thực phẩm và trong nông nghiệp.


    Như vậy, nỗi lo không có cơ sở cần phải được “quẳng đi” để “vui sống” trong hy vọng lớn lao và hiện thực, dồn hết tâm trí chuẩn bị tiềm năng nhân lực và vật lực để tiếp nhận và ứng dụng thành công những thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại thế kỷ 21, phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

    http://www.amv.vn/

Chia sẻ trang này