?-??-??-??-??-?TAC: Cổ phiếu có KQKD tốt nhất 2 sòng, Q1/2008 lãi hơn 55 tỷ ?-??-??-?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi langbavibo, 21/04/2008.

4166 người đang online, trong đó có 220 thành viên. 08:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2085 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    Cụ nào có tin cho anh em mấy xu nào
  2. tuandakaoq1

    tuandakaoq1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
  3. tinhdonphuong_82

    tinhdonphuong_82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    0
  4. congkinhcong

    congkinhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Đúng là chuyện hài chỉ có ở Việt Nam... Cái thói ghét nàh giàu, căm người tài còn ăn sâu vào gốc rễ lắm
  5. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    Người tính không bằng trời tính, NBC-TAC đều là các cổ phiếu tốt, vậy mà chỉ vì lý do lãng nhách là rủi ro vì cách hành xử củ chuối của cổ đông nhà nước ! TA, FA đành vứt đi hết, khổ thân mấy chú khoai TÂY, viết lệnh bán mà vẫn chết đứng như Từ Hải.

    Chọn chứng ở VN cách tốt nhất là cầm phi tiêu ném vào bảng, trúng thằng nào thì mua thằng ấy zậy !

  6. tinhdonphuong_82

    tinhdonphuong_82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Khổ thân em, tất tay vào con này, bây giờ hụt hẫng vãi
    Đúng là rặt một lũ chỉ biết vơ vét cho mình
  7. tinhdonphuong_82

    tinhdonphuong_82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Huhu, đoẹt con mịe nó chứ, sàn lên vù vù, mỗi mình nó giảm kia chứ, chết vì cổ gọi là cái chết ... vô bổ ...
    Cổ đông nhà nước ?? Bọn mặt ... nồn
  8. khoainuoc

    khoainuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Đại hội cổ đông thường niên năm 2008 của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An (TAC) ngày 24.4 đã diễn ra đầy kịch tính khi nhiều cổ đông bỏ về và không thông qua biên bản đại hội cổ đông (ĐHCĐ).

    Cổ đông lớn ra quyền

    Tính đến hết tháng 3.2008, có 18.980.200 cổ phiếu TAC được lưu hành. Trong đó, cổ đông nhà nước do Công ty dầu thực vật hương liệu mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex) đại diện nắm giữ 51%, cổ đông nước ngoài giữ 16,98% và các cổ đông khác nắm 32,02%. Vocarimex cử 3 đại diện cho phần vốn này vào Hội đồng quản trị (HĐQT) của TAC gồm ông Đoàn Tấn Nghiệp, Chủ tịch HĐQT TAC; ông Nguyễn Hùng Cường và ông Định Quốc Hưng là thành viên HĐQT TAC. Hai thành viên còn lại của HĐQT TAC gồm 1 đại diện của Quỹ đầu tư Dragon Capital và 1 của Quỹ đầu tư Jaccar Capital.

    Rắc rối nảy sinh sau ĐHCĐ thường niên năm 2007. Cuối tháng 6.2007, HĐQT họp để lấy ý kiến về quy định tạm thời về việc mua hàng nguyên liệu nhập khẩu. Theo đó, các nhà cung cấp gửi bản chào giá bằng fax cho tổng giám đốc, đồng thời gửi trực tiếp đến số fax của chủ tịch HĐQT. Căn cứ tờ trình của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT sẽ xem xét duyệt chọn nhà cung cấp trên cơ sở giá chào cạnh tranh có cùng điều kiện tương ứng. Hai thành viên HĐQT của 2 quỹ đầu tư đã không đồng ý ký vào biên bản với nội dung trên. Nhưng 3 thành viên HĐQT còn lại là người của Vocarimex đã ký thông qua và nghị quyết về việc mua hàng nguyên liệu nhập khẩu cũng được ban hành.


    Nhiều cổ đông không thể không thắc mắc về nghị quyết này bởi lẽ ông Đoàn Tấn Nghiệp - Chủ tịch HĐQT TAC và là Phó tổng giám đốc của Vocarimex, mà Vocarimex lại là một trong những bên chào giá cạnh tranh cung cấp nguyên liệu cho TAC. Hơn nữa, Vocarimex cũng là công ty có cổ phần lớn trong Công ty dầu Cái Lân, đối thủ cạnh tranh của TAC. Như vậy, với quy định mới về mua hàng nguyên liệu nhập khẩu thì Vocarimex luôn biết trước giá chào bán của các đối tác trước khi đưa ra giá chào của mình. Điều đó vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của việc chào giá cạnh tranh.

    Một cổ đông lớn cho rằng điều này phần nào lý giải cho việc công ty đã có sự tăng trưởng đột biến về doanh thu và lợi nhuận trong hai quý đầu năm nhưng lại giảm dần ở 2 quý cuối năm. Trên thực tế, Vocarimex cũng thường chào giá bán thấp hơn 1 USD/tấn so với giá mà các nhà cung cấp khác chào qua fax. Điều này có sự trùng hợp vào thời điểm khi công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật từ tổng giám đốc sang chủ tịch HĐQT. Việc này được xem là xung đột lợi ích nghiêm trọng và không đảm bảo bí mật kinh doanh của công ty.

    Cổ đông nhỏ phản ứng

    Theo báo cáo tài chính, năm 2007 TAC đạt doanh thu trên 2.554 tỉ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 125,7 tỉ đồng, vượt 153,3% kế hoạch năm. Kết quả này đạt được là nhờ tổng giám đốc và thành viên ban giám đốc đã chủ động nhập khẩu dự trữ số lượng lớn nguyên liệu từ tháng 3, tháng 4.2007, ngay trước khi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.

    Theo tờ trình của HĐQT tại ĐHCĐ ngày 24.4.2008, bà Huỳnh Tuân Phương Mai được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc điều hành TAC theo Quyết định 33 ngày 9.5.2007 và nay đưa ra xin ý kiến cổ đông. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu tại ĐHCĐ phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm tổng giám đốc lại gây sốc cho các cổ đông nắm ít vốn, vì chỉ có 28% số phiếu đồng ý, còn lại 46% số phiếu phủ quyết không thông qua và khoảng 26% số phiếu có ý kiến khác. Đặc biệt, 2 thành viên HĐQT đại diện phần vốn nhà nước không thông qua và 1 không có ý kiến. Một số cổ đông đặt câu hỏi: Liệu có phải do tổng giám đốc thời gian qua đã có những ý kiến trái ngược với HĐQT nhằm bảo vệ lợi ích cho công ty, bảo vệ lợi ích cho cổ đông nên đã bị miễn nhiệm?

    Ngoài ra, cổ đông cũng thắc mắc việc xây dựng dự án Nhà máy dầu Phú Mỹ đã kéo dài quá lâu. Theo nghị quyết ĐHCĐ năm 2007, nhà máy này sẽ đi vào hoạt động trong quý 3/2007, nhưng cho đến nay dự án vẫn chưa hoàn thành; một số hạng mục đã hoàn thành như bồn chứa, hệ thống đường ống dẫn dầu cũng không được đưa vào sử dụng ngay khiến công ty không thể nâng cao sản lượng. Kết quả là thị phần của Tường An năm 2007 đã giảm 4% so với năm 2006 (từ 35% còn 31%). Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh là Công ty dầu Cái Lân đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà máy mới tại Hiệp Phước có công suất tương đương nhà máy của TAC tại Phú Mỹ nên thị phần của Cái Lân năm 2007 đã tăng lên, vượt qua cả thị phần của TAC.

    Rõ ràng với những giải đáp chưa được thỏa đáng, nhiều cổ đông của TAC đã không thông qua biên bản ĐHCĐ 2008 là điều tất yếu. Theo một nguồn tin riêng của Thanh Niên, nhiều cổ đông cho biết sẽ tập hợp ý kiến để yêu cầu HĐQT triệu tập lại ĐHCĐ để làm rõ thêm nhiều vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các cổ đông.

    Theo một chuyên gia tài chính, các cổ đông lớn nắm cổ phần chi phối có quyền biểu quyết về nhiều vấn đề trong hoạt động của công ty phải song hành với quyền lợi chung của tất cả cổ đông. Không thể lấy quyền cổ đông lớn để đưa ra những quyết định gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông khác. Điều đó sẽ tạo ra hình ảnh xấu về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa, gây mất niềm tin cho nhà đầu tư.
  9. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    ...Thôi, hôm nay iem nhẩy tầu TAC rồi, coi như mất phí giao dịch...giờ thêm được một nguyên tắc khi chọn cổ phiếu là "không chọn những cổ phiếu mà cổ đông nhà nước nắm chi phối", đại hội cổ đông VCB, NBC, TAC, Vinaconex...là những lời cảnh báo cho các nhà đầu tư hạng muỗi...

    _______________________________________________-
    Theo ý kiến của nhiều cổ đông CTCP Dầu Tường An (TAC), việc ĐHCĐ không phê chuẩn quyết định của HĐQT bổ nhiệm Tổng giám đốc TAC, bà Huỳnh Tuân Phương Mai, là xuất phát từ mâu thuẫn quyền lợi giữa CTCP Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex) và TAC.

    Vocarimex vừa là cổ đông chiếm cổ phần chi phối 51% tại TAC, vừa là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào chính cho TAC, vừa là đối thủ cạnh tranh khi sản xuất các sản phẩm dầu ăn cung cấp ra thị trường.

    Vì sao quyết định bổ nhiệm không được phê chuẩn?

    Một trong những nội dung làm việc của ĐHCĐ TAC diễn ra tuần trước là phê chuẩn tờ trình của HĐQT về phê chuẩn việc HĐQT bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành. HĐQT đã bổ nhiệm bà Mai làm Tổng giám đốc TAC theo Quyết định số 33, từ ngày 9/5/2007 và theo quy định của pháp luật, quyết định này phải được ĐHCĐ phê chuẩn tại ĐHCĐ gần nhất.

    Theo thông lệ ở các công ty cổ phần có cổ đông lớn chiếm cổ phần chi phối thì các tờ trình trước ĐHCĐ gần như đã được bàn bạc trước và chắc chắc sẽ được thông qua sau khi báo cáo trước ĐHCĐ. Nhưng các cổ đông tham gia ĐHCĐ TAC đã rất bất ngờ khi cổ đông tham dự chiếm 75% số phiếu có quyền biểu quyết thì tỷ lệ phiếu tán thành chỉ có 28%, tỷ lệ phiếu phủ quyết là 46% và 23% số phiếu có ý kiến khác. Như vậy, Quyết định số 33 của HĐQT đã không được thông qua.

    Đại diện Quỹ đầu tư Jaccar, đang nắm giữ 6% vốn của TAC và Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, nắm giữ 8 - 9% vốn của TAC, đều xác nhận đã bỏ phiếu tán thành. Như vậy, trừ đi một tỷ lệ nhỏ số phiếu của các cổ đông cá nhân khác, có thể thấy phần lớn số phiếu của ba vị đại diện phần vốn nhà nước tại TAC (51%) đã phủ quyết và có ý kiến khác với chính quyết định và tờ trình mà họ đã đưa ra ĐHCĐ, bởi ba vị đại diện này đồng thời là ba thành viên HĐQT của TAC.

    Đó chính là lý do các cổ đông đòi công khai lá phiếu biểu quyết của các thành viên HĐQT đại diện phần vốn nhà nước tại ĐHCĐ, nhưng không được Ban tổ chức chấp thuận.

    Theo phản ánh của các cổ đông này, lý do cổ đông lớn Vocarimex không muốn bổ nhiệm Tổng giám đốc Mai vì bà Mai không phải là người của Vocarimex và luôn bảo vệ quyền lợi của TAC trong việc nhập khẩu dầu thô, nguyên vật liệu đầu vào (chiếm gần 90% giá thành sản xuất dầu Tường An). Đầu năm 2007, bà Mai và các thành viên Ban Tổng giám đốc đã chủ động nhập khẩu số lượng lớn dầu nguyên liệu từ các nhà cung cấp nước ngoài, dự trữ trong bồn chứa tại Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) ngay trước khi giá cả tăng cao, đã đem lại khoản lợi nhuận lớn cho TAC. Trong khi đó, Vocarimex là đơn vị trung gian, kinh doanh nhập khẩu dầu nguyên liệu muốn có một Tổng giám đốc ?odễ bảo? để TAC mua nguyên liệu của mình.



    Quy chế mua nguyên liệu có minh bạch?

    Câu chuyện mua nguyên liệu đầu vào ở TAC là chủ đề được các cổ đông chất vấn Chủ tịch HĐQT TAC tại ĐHCĐ nhiều nhất. Một cổ đông đến từ Jacca đặt câu hỏi: Theo quy chế thu mua nguyên liệu, tại sao nhà cung cấp phải chào giá bằng fax đồng thời cho Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT, khi Chủ tịch HĐQT TAC cũng là Phó tổng giám đốc của Vocarimex, là cổ đông nắm giữ 51% vốn và cũng là một trong những bên chào giá cạnh tranh cung cấp nguyên liệu cho TAC? Như vậy, với quy chế này, Vocarimex luôn biết trước giá chào bán của các đối tác khác trước khi đưa ra giá chào của mình. Quy chế này đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của chào giá cạnh tranh. Theo thông lệ, khi chào giá bằng fax, nhà cung cấp luôn chào cao hơn giá bán thực tế từ 10 - 20 USD/tấn nhằm dự liệu khả năng giá tăng trong thời gian thương thảo. Nhưng Vocarimex lại thường chào giá thấp hơn 1 USD/tấn so với giá mà các bên đã chào.

    Ông Đoàn Tấn Nghiệp, Chủ tịch HĐQT TAC cho biết, theo quy chế của TAC, các hợp đồng mua nguyên liệu của Vocarimex đều phải được các thành viên HĐQT không liên quan chấp thuận bằng văn bản. Mặt khác, đề xuất mua là do Tổng giám đốc trình lên và việc kinh doanh dầu là do một Phó tổng giám đốc khác của Vocarimex phụ trách nên các bên làm việc rất độc lập.

    Tuy nhiên, tại ĐHCĐ, ông Vũ Hữu Điền, Giám đốc Dragon Capital, một trong hai thành viên HĐQT không liên quan đến Vocarimex nói: ?oTrong HĐQT, chúng tôi luôn có ý kiến khác biệt về vấn đề này, xuất phát từ mâu thuẫn quyền lợi giữa TAC và Vocarimex. HĐQT chúng tôi họp một năm khoảng 80 lần, chủ yếu để thông qua giá nguyên liệu từng lần, bởi 90% nguyên liệu TAC mua từ công ty mẹ không phải là nhà sản xuất, mà là trung gian nhập khẩu dầu. Đơn chào hợp đồng như thế nào chúng tôi cũng phải thông qua, bởi không thông qua thì lấy dầu đâu cho sản xuất. Chúng tôi chỉ cố gắng đàm phán để giảm các chi phí khác liên quan đến giá dầu như chi phí quản lý, tỷ lệ dầu hao??.

    Theo ông Điền, không thể coi việc các thành viên HĐQT độc lập chấp thuận hợp đồng mua dầu của Vocarimex là chứng minh cho sự minh bạch của hợp đồng mua bán, vì họ ?obuộc phải chấp nhận?.

    Trong khi đó, theo tìm hiểu của ĐTCK, vào tháng 6/2007, hai thành viên HĐQT độc lập với Vocarimex đã không ký vào biên bản thông qua nội dung sửa đổi quy chế tạm thời về công tác mua hàng nguyên liệu nhập khẩu (dầu thực vật và hạt có dầu) đang được áp dụng tại TAC hiện nay.



    Cổ đông mong muốn điều gì?

    Theo các cổ đông, điều họ mong muốn trong điều kiện Vocarimex vẫn giữ 51% vốn ở TAC trước tiên là phải có một quy chế để TAC độc lập trong quyết định mua nguyên liệu. Năm ngoái, cổ đông Vocarimex nhờ vào ưu thế nắm giữ cổ phần chi phối đã thông qua việc sửa đổi điều lệ, trong đó Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện theo pháp luật của TAC thay cho Tổng giám đốc. Trong tất cả các điểm sửa đổi thì điểm này được thông qua với tỷ lệ thấp nhất 77,95% so với tỷ lệ thông qua cao nhất ở các điểm khác là 99,48%. Nhiều cổ đông còn lại không tán thành việc sửa đổi này do Tổng giám đốc phải điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày tại Công ty theo ủy quyền của Chủ tịch HĐQT. Điều này gây trở ngại lớn cho hoạt động của Công ty, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt, mọi quyết định kinh doanh phải nhanh chóng và bí mật. Việc Chủ tịch HĐQT TAC không trực tiếp làm việc hàng ngày tại Công ty, đương nhiệm chức Phó tổng giám đốc tại Vocarimex - đơn vị sản xuất dầu ăn cạnh tranh trực tiếp với TAC và chào giá cạnh tranh cung cấp nguyên liệu cho TAC dẫn tới xung đột lợi ích nghiêm trọng và không đảm bảo bí mật kinh doanh của TAC.

    Cần lưu ý là, việc chủ động nhập khẩu dự trữ dầu nguyên liệu năm ngoái đem lại lợi nhuận lớn cho TAC là do bà Mai, Tổng giám đốc, khi đó cũng là người đại diện theo pháp luật của TAC, chủ động nhập khẩu trực tiếp dầu từ đối tác nước ngoài là Wilma.

    Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của TAC là điều kiện để Vocarimex thao túng toàn bộ quá trình mua nguyên liệu của TAC, dẫn đến bức xúc cho các cổ đông khác.

    Chất vấn của cổ đông tại ĐHCĐ TAC còn cho thấy, có một số vấn đề mà những đại diện cổ đông nhà nước tại TAC cố tình thực hiện để TAC phụ thuộc hoàn toàn vào việc mua nguyên liệu của Vocarimex. Không chỉ thay người đại diện theo pháp luật, không phê chuẩn bổ nhiệm Tổng giám đốc, dự án xây dựng nhà máy dầu tại Phú Mỹ cũng bị chậm tiến độ mà không có lý do chính đáng.

    Khi bài báo này lên khuôn, Chủ tịch HĐQT TAC cho biết, sẵn sàng trao đổi công khai về các vấn đề cổ đông thắc mắc. Hy vọng rằng, trong cuộc gặp gỡ với phóng viên ĐTCK tới đây, Chủ tịch TAC sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn những gì ông đã trả lời tại ĐHCĐ, để giải tỏa những nghi ngờ của cổ đông về Vocarimex.

    Được langbavibo sửa chữa / chuyển vào 20:54 ngày 29/04/2008
  10. tinhdonphuong_82

    tinhdonphuong_82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Tận dụng cơ hội mập mờ về việc giải quyết em này theo quy định, em đã vay thêm được ít xiền quyết định mạo hiểm em này thêm lần nữa, múc cật lực luôn, ngày mai các pác đừng tranh mua với iem nhá. Tranh thủ lúc tranh tối tranh sáng âm thầm gom hàng, đợi khi có quyết định mới bổ nhiệm TGĐ thì em này sẽ vọt lên 150 là chuyện đương nhiên, lúc đó không có hàng để vợt đâu các bác ạ, tranh thủ tranh thủ đeeee

Chia sẻ trang này