Tái cấu trúc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/08/2012.

3048 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 02:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 120963 lượt đọc và 1051 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Các "bố già” Nga một thời lũng đoạn chính trường - Kỳ 2:

    “Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ”


    Khắp Matxcơva, không đâu có cảnh quan đẹp bằng đồi Chim Sẻ. Khu vực quanh đồi là một trong những khu thanh thế nhất nước Nga, nơi có Đại học Matxcơva, Viện Hóa lý và Mosfilm (trung tâm công nghiệp điện ảnh Nga).

    Đó cũng là địa điểm tụ họp của một hội quán đặc biệt. Tháng 9-1994, một nhóm doanh nhân trẻ quy tụ trong một biệt thự tại đồi Chim Sẻ, trong đó có Mikhail Khodorkovsky, Alexander Smolensky, Boris Berezovsky, Vladimir Vinogradov, Vladimir Potanin, Mikhail Friedman, Oleg Boiko và Alexander Yefanov. Tất cả đều đến theo lời mời của Vasily Shakhnovsky, 37 tuổi, một trong những tùy viên hàng đầu của Yuri Luzhkov. Shakhnovsky được lôi kéo vào lớp men chính trị mới tại Matxcơva với cương vị thành viên ban cố vấn Luzhkov.

    Luật chơi mới

    Từ Tòa thị chính Matxcơva, Shakhnovsky đã chứng kiến làn gió chính trị - kinh tế mới thổi vào Matxcơva. Những biến động như vụ đảo chính Gorbachev vào tháng 8-1991, cuộc “cách mạng” kinh tế của Boris Yeltsin năm 1992 đến cuộc chạm trán tóe lửa giữa Yeltsin và quốc hội tháng 10-1993 đã khiến các doanh nhân phải nghĩ đến một thứ luật chơi thống nhất. Đây là lúc giới tư sản thế hệ mới phải nhận thức họ muốn gì từ chính phủ và để làm được điều này họ cần một sức mạnh tập thể.

    Và như vậy, Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ ra đời. Họ thảo ra một luật chơi, lập ra một mô hình nhóm lợi ích, trong đó mỗi thành viên đều thống nhất không dùng tiền hối lộ để trù ếm đối thủ, không dùng phương tiện truyền thông mắng mỏ nhau và phải tạo ra một “đội quân” với mạng tình báo chuyên nghiệp làm công cụ riêng. Trước đó, nhiều cựu viên chức KGB từng được thuê để chôm chỉa tài liệu đối phương cũng như thăm dò chuyển động chính sách trong bộ máy nhà nước. Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ gặp nhau định kỳ thứ năm hằng tuần, khoảng 7g tối, cùng dùng bữa chung và sau đó bàn luận đến nửa đêm. Một trong những lý do nữa khiến Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ ra đời là các tay tài phiệt trẻ đều cần có một nhà bảo trợ chính trị uy tín cực mạnh, trong bối cảnh cuộc chiến thanh trừng đối thủ theo kiểu mafia ngày càng bùng nổ. Vụ Berezovsky bị ám sát hụt là một trong những điển hình.

    Trước khi thành viên Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 9-1994, doanh nghiệp Logovaz của Berezovsky là công ty làm ăn thành công nhất làng kinh doanh xe hơi. Không chỉ là đại lý lớn nhất của Zhiguli, Logovaz còn bán Mercedes, Honda, Chevrolet, Chrysler, Volvo và bắt đầu có kế hoạch làm đại lý cho Daewoo. Người ta có thể thấy biển quảng cáo Logovaz khắp Matxcơva. Trong khi đó, thị trường xe hơi đang là sân chơi béo bở của mafia. Tại Matxcơva, có ít nhất ba nhóm mafia kinh doanh xe hơi: hai nhóm Chechnya và nhóm Slavic có tên Solntsevo. Tháng 9-1993, bãi đổ xe của Logovaz bị tấn công ba lần và các phòng triển lãm Logovaz bị phá hoại bằng lựu đạn.
    Tiếp đó, mafia quyết định thanh toán Berezovsky. Năm giờ chiều 7-6-1994, Berezovsky bước ra khỏi Câu lạc bộ Logovaz tại đường Novokuznetskaya, vào băng ghế sau của chiếc Mercedes 600. Khi xe chạy ngang một trụ đồng hồ gắn trên phố, quả bom cài trong trụ đồng hồ phát nổ, xé toạc phần trước chiếc Mercedes, làm tung lên không khí hàng ngàn mảnh sắt. Viên tài xế bị văng mất đầu và tay cận vệ (ngồi ghế trước) bị hỏng một mắt. Bảy khách bộ hành bị thương nặng và cửa kính vài ngôi nhà gần đó bị nứt vỡ. Nám khói đen, thân thể đầy máu và run lẩy bẩy, Berezovsky lồm cồm bước ra từ chiếc xe nát.

    Vụ ám sát trùm Berezovsky đã làm chấn động Matxcơva, xảy ra trong bối cảnh Matxcơva đang trở thành chiến trường đẫm máu của mafia. Cho đến tháng 6-1994, 52 quả bom đã nổ tại Matxcơva (so với 61 vụ đánh bom trong suốt năm 1993). Berezovsky treo giải thưởng 1 triệu USD cho ai chỉ ra bọn ám sát.


    Berezovsky bước vào “câu lạc bộ tổng thống”

    Sau cuộc điều trị tại Thụy Sĩ trở về, Berezovsky quyết định mở rộng doanh nghiệp và bắt đầu bước vào lĩnh vực truyền thông. Để bảo đảm hoạt động làm ăn suôn sẻ, nhất thiết phải thâm nhập Kremlin và Berezovsky lập kế hoạch tiếp cận Boris Yeltsin. Trong những phiên họp đầu tiên tại Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ, Berezovsky từng nhiều lần nhấn mạnh sức ảnh hưởng chính trị trong hoạt động kinh doanh. Trong thực tế, Berezovsky đã ấp ủ tham vọng “kẻ tạo ra vua” trong lịch sử cận đại Nga. Cuối cùng, Berezovsky cũng tiếp cận được Yeltsin, qua vai trò “dắt mối” của nhà báo trẻ Valentin Yumashev, người gần gũi Yeltsin thời Perestroika (giữa thập niên 1980) và là tổng biên tập một trong những tuần san nổi tiếng nhất Matxcơva (Ogonyok) mà Berezovsky có lần hỗ trợ tài chính.

    Trước đó, Berezovsky quen Yumashev thông qua sự giới thiệu của Pyotr Aven (cha người này là nhà toán học làm việc chung với Berezovsky tại Viện Khoa học kiểm nghiệm). Pyotr Aven cũng từng có mặt trong bộ máy cải tổ của Gaidar. Người đầu tiên chứng kiến vụ vận động diện kiến tổng thống Nga của Berezovsky là cận vệ thân tín Alexander Korzhakov của Yeltsin. Korzhakov cho biết cuộc gặp được thực hiện không lâu sau khi Yumashev hoàn thành quyển tiểu sử thứ hai về Yeltsin. Cuối năm 1993, sau cuộc choảng nhau u đầu mẻ trán giữa Yeltsin và quốc hội, Yumashev hối hả viết quyển tiểu sử trên nhưng chưa tìm được nhà xuất bản có uy tín cho việc in ấn và phát hành. Cuối cùng, Yumashev nghĩ đến tập đoàn truyền thông Berezovsky. Đó là đầu mối của quan hệ Yeltsin - Berezovsky. Kết quả, Berezovsky tài trợ việc ấn hành quyển tiểu sử (nơi chịu trách nhiệm quảng cáo và phát hành là tuần san Ogonyok). Từ đó, Berezovsky trở thành hội viên Câu lạc bộ Tổng thống, nơi quy tụ một nhóm nhỏ thân tín nhất của Boris Yeltsin.
    Sau đó, Berezovsky giục Yeltsin hỗ trợ mình thành lập một “kênh truyền hình tổng thống”. Tất nhiên Yeltsin không từ chối.

    Ngày 29-11-1994, Yeltsin ký sắc lệnh tổng thống (số 2133), ra lệnh tư hữu hóa một phần trong Kênh 1, trở thành đài truyền hình độc lập mang tên Đài truyền hình công cộng Nga (viết tắt ORT theo tiếng Nga). Các cổ đông mới trong ORT gồm vài thành viên kết nghĩa anh em trong Câu lạc bộ Đồi Chim Sẻ (Berezovsky, Khodorkovsky, Friedman, Smolensky...). Cần nói thêm, trong những tháng đầu có mặt trong Kênh 1, Berezovsky đã xung đột gay gắt với giám đốc điều hành Vladislav Listyev. Ngày 1-3-1995, một tháng trước khi chính thức nắm quyền điều hành ORT, Vladislav Listyev bị nã hai phát chết trước cửa nhà. Vụ ám sát Vladislav Listyev làm kinh động nước Nga. Yeltsin lên án “vụ giết người hèn nhát làm mất một nhà báo truyền hình tài năng đẳng cấp thế giới”. Chánh công tố Matxcơva bị sa thải và (thị trưởng Matxcơva) Luzhkov bị Yeltsin chỉ trích, tội “nhắm mắt làm ngơ trước cơn dịch mafia trong thành phố”.

    Tuy nhiên, cuộc điều tra vụ ám sát Vladislav Listyev chẳng đem lại kết quả gì, không ai bị quy kết dính dáng và Berezovsky giành được quyền kiểm soát Kênh 1 (trong đó có ORT)!

    Ngọc Trí
    (Nguồn: The Oligarchs - Wealth and power in the new Russia, David E. Hoffman, NXB PublicAffairs)
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Các "bố già” Nga một thời lũng đoạn chính trường - Kỳ 3:

    Khi nhóm lợi ích ra tay!

    Hè 1994, Vladimir Gusinsky thắng lớn trên con đường kinh doanh. Đài truyền hình NTV của ông liên tiếp hốt bạc nhờ quảng cáo. Mối quan hệ cá nhân với thị trưởng Matxcơva Luzhkov đã giúp mọi việc suôn sẻ. Không chỉ truyền thông, Gusinsky còn mở rộng hoạt động doanh nghiệp sang xây dựng và ngân hàng. Thanh thế Gusinsky nổi như cồn.

    Tỉ phú Vladimir Gusinsky (nghe điện thoại) được xem là người giàu nhất nước Nga năm 1994 - Ảnh: rferl.org

    Khi lập danh sách tỉ phú Nga vào hè 1994, Tổ chức thăm dò Vox Populi đã xếp Gusinsky đứng đầu về tài chính và thứ hai về quyền lực (trong khi Berezovsky chỉ được xếp thứ 17 về tài chính và 13 về quyền lực). Tuy nhiên, Gusinsky không có mặt trong Câu lạc bộ đồi Chim Sẻ, bởi ông là đối thủ của tất cả thành viên câu lạc bộ này. Đó cũng là lý do mà sau này Gusinsky đã bị một trận “hội đồng” khiến gần như thanh bại danh liệt.

    Loại trừ đối thủ!

    Sự lớn mạnh “không kiểm soát nổi” của Gusinsky cùng quan hệ “mờ ám” với thị trưởng Luzhkov đã khiến Yeltsin khó chịu. Berezovsky có lần tường trình rằng Gusinsky có lệ gửi phong bì hối lộ vào thứ năm hằng tuần cho nhiều viên chức chính phủ, từ 500 USD đến vài ngàn đôla - tùy mức độ “nhờ cậy”. Để trừ khử Gusinsky, Berezovsky đã liên minh với con gái Yeltsin - Tatyana Dyachenko. Trong khi đó chính trường Nga tiếp tục hỗn loạn. Ngày 11-10-1994, kinh tế Nga gần như sụp đổ khi đồng rup mất giá 27%. Một tuần sau, Dmitri Kholodov - phóng viên điều tra của nhật báo Moskovsky Komsomoles, lúc đó đang phanh phui vụ tham nhũng trong quân đội - bị giết chết bởi một quả bom...

    Cuối năm 1994, chiến dịch tiêu diệt Gusinsky được bật đèn xanh, dù một cố vấn riêng của Yeltsin nói rằng không có cơ sở cho cuộc động thủ và quy kết Gusinsky. Nhưng sự bực tức của Yeltsin đối với Gusinsky càng tăng khi Đài truyền hình NTV tung ra các bài bình luận tiêu cực về cuộc chiến của Kremlin với lực lượng ly khai Chechnya. Thế rồi, chiến dịch tấn công Gusinsky từng bước được thực hiện. Ngày 19-11-1994, Rossiiskaya Gazeta tung ra bài viết mang tựa Tuyết bắt đầu rơi, mang nội dung quy chụp rằng Gusinsky đang bí mật lập kế hoạch lật đổ Yeltsin và đưa (thị trưởng Matxcơva) Luzhkov lên ghế tổng thống.

    Từ vài “nguồn tin không thể tiết lộ”, Rossiiskaya Gazeta cho biết thêm Gusinsky cũng là thủ phạm đứng sau vụ gây mất giá đồng rup vào tháng 10. Sáng 2-12-1994, một nhóm mang mặt nạ đen thủ súng tự động bất ngờ xâm nhập tư dinh Gusinsky ở ngoại ô Matxcơva. Sau đó, Gusinsky bị bám sát khắp nơi. Cuộc khủng bố tinh thần thực hiện hằng ngày và vợ Gusinsky sợ đến mức phải trốn ra nước ngoài.

    Ngày 18-12-1994, Gusinsky phải sang Anh, náu tại London sáu tháng, nhưng vẫn bị nhận các cú điện thoại hăm dọa. Cuối cùng, “tuyết” ngưng rơi. Gusinsky đầu hàng. Ông không còn công khai đi lại với Luzhkov và phải “nhường” thương vụ Hãng hàng không Aeroflot cho Berezovsky...

    Một bức ảnh hiếm hoi về cuộc gặp gỡ của các đại gia giàu có và đầy quyền lực ở nước Nga thập niên 1990: từ trái qua: Smolensky, Khodorkovsky, Berezovsky và Gusinsky - Ảnh: liveinternet.ru

    Ngân hàng, năng lượng: món mồi béo bở

    Thành viên Câu lạc bộ đồi Chim Sẻ liên tục chiếm lĩnh và dần thống trị nền kinh tế Nga. Ngân hàng Menatep của Mikhail Khodorkovsky hốt bộn bạc từ sự trồi sụt của đồng rup. Đến tháng 9-1995, Khodorkovsky - mới 31 tuổi - đã xây dựng được một vương quốc khổng lồ. Tập đoàn Rosprom của Khodorkovsky kiểm soát 29 công ty liên quan đủ ngành, từ dầu hỏa, hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt đến bột giấy... Như Berezovsky, Khodorkovsky cũng tìm cách thâm nhập Kremlin.

    Ngay trong năm đầu của chế độ Boris Yeltsin, Khodorkovsky đã làm cố vấn riêng cho Vladimir Lopukhin (bộ trưởng năng lượng và nguyên liệu trong nội các Gaidar). Lopukhin tạo vỏ bọc bằng cách “chế” ra ghế thứ trưởng đặc trách quỹ đầu tư cho Khodorkovsky. Nhờ vậy, Khodorkovsky tiếp cận được nhiều thông tin nội bộ liên quan chính sách khai thác năng lượng của chính phủ mà không người ngoài nào có thể biết được... Nhân vật thứ hai trong Câu lạc bộ đồi Chim Sẻ cũng phất nhanh trong giai đoạn này là Vladimir Potanin. Sau khi tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế Matxcơva, Potanin làm việc tại Bộ Mậu dịch nước ngoài và bắt đầu thiết lập doanh nghiệp riêng ngay sau khi Liên Xô tan rã. Tháng 4-1993, Potanin thành lập Ngân hàng Xuất - nhập khẩu thống nhất (Uneximbank) và nhanh chóng trở thành một trong những những ông chủ ngân hàng giàu nhất Nga.

    Trong cùng thời gian, giới tài phiệt mới cũng bắt đầu móc nối thành phần tư bản phương Tây. Trong thương vụ mua công ty khổng lồ Norilsk Nickel, Ngân hàng Incombank của Vladimir Vinogradov, Ngân hàng Alfa Bank của Mikhail Friedman và Ngân hàng Rossiisky Kredit của Valery Malkin đã gõ cửa tỉ phú dầu hỏa Mỹ Martin S. Davis xin tài trợ. Tuy nhiên, ba ông chủ ngân hàng trên đã bị Khodorkovsky chơi xỏ. Trước đó không lâu, Khodorkovsky phái đại diện sang Mỹ gặp Martin S. Davis nói rằng việc cho giới doanh nghiệp Nga vay thời điểm đó là điều nguy hiểm. Mục đích của Khodorkovsky là muốn ba ông chủ ngân hàng trên đến vay Ngân hàng Menatep của mình.

    Cùng lúc, Khodorkovsky cũng vận động hậu trường để mua Công ty dầu Yukos, khi công nghiệp dầu bắt đầu trở thành mục tiêu số một của giới trùm tư bản mới. Và trong khi Khodorkovsky nhắm vào Yukos, Berezovsky tập trung vào chiến dịch mua Sibneft (công ty dầu lớn thứ sáu tại Nga thời điểm 1995). Như các ông trùm mới nổi khác, Berezovsky cũng không đủ tiền cho thương vụ Sibneft và cuối cùng đến gặp nhà tài phiệt George Soros (lúc đó George Soros được xem là “người hùng vĩ đại”, với chiến dịch tung hàng trăm triệu đôla cho công tác “từ thiện”). Tuy nhiên, Berezovsky cũng bị Soros khước từ, khi bày tỏ lo lắng rằng thủ lĩnh đảng Cộng sản Gennady Zyuganov có cơ hội thắng cử tổng thống. Dù vậy, Berezovsky cuối cùng cũng mua được Sibneft với giúp đỡ của Smolensky. Trong phiên đấu giá Sibneft, Berezovsky ra giá cao hơn vỏn vẹn 300.000 USD so với giá khởi điểm 100 triệu USD. Vài năm sau, Sibneft đã trị giá 1 tỉ USD.

    Đến cuối năm 1995, các ông trùm Potanin, Khodorkovsky và Berezovsky đã thủ trong tay những chiếc chìa khóa quan trọng nhất của nền công nghiệp Nga. Trong cùng thời gian, không khí chính trị Nga bắt đầu có vài chuyển biến. Đảng Cộng sản đã giành nhiều ghế trong cuộc bầu cử quốc hội và thủ lĩnh Zyuganov chuẩn bị tư thế bước vào cuộc tranh cử tổng thống vào hè năm sau (1996) với nhiều khả năng chiến thắng.

    Boris Yeltsin đang lâm nguy. Và các ông trùm tài phiệt chuẩn bị chiến dịch ra tay “cứu chúa”...

    “Tất cả thương vụ làm ăn giai đoạn này (thập niên 1980) đều thành công chỉ với điều kiện chúng phải được bảo trợ bởi giới chức cấp cao từ những quan hệ chặt chẽ - Mikhail Khodorkovsky nói huỵch toẹt vào năm 1991 - vấn đề không phải là tiền mà là sự đỡ đầu. Thời điểm đó, anh buộc phải có sự bảo trợ chính trị”.

    Và cuối cùng thì Khodorkovsky cho thấy mình đã qua mặt và “trên cơ” hơn cả những người bảo trợ ở giai đoạn đầu lập nghiệp. Khodorkovsky tham vọng và tàn bạo hơn chính những đồng chí từng cùng mình chạy đua học đòi chủ nghĩa tư bản, và cũng cho thấy mình có khả năng biến báo và thông minh hơn những ông sếp KGB trước kia từng giúp mình. Tất cả họ đều không thể đi xa hơn Khodorkovsky, khi chen đẩy nhau để bước vào những toa xe đầu tiên chở đến miền đất hấp dẫn của một “tân thế giới” vừa hình thành lúc đó ở Nga.

    Ngọc Trí
    (Nguồn: The Oligarchs - Wealth and power in the new Russia, David E. Hoffman, NXB PublicAffairs)
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Các "bố già” Nga một thời lũng đoạn chính trường - Kỳ 4: Chính trường rối ren, Putin xuất hiện

    Sau khi thực hiện chiến dịch giúp Boris Yeltsin tái đắc cử tổng thống năm 1996 (có sự hỗ trợ của trùm tài phiệt George Soros), thanh thế các ông trùm không còn là chuyện rỉ tai hậu trường. Họ đã công khai trở thành nhóm doanh nhân có tiếng nói nặng ký trong Kremlin.

    Chánh công tố Yuri Skuratov (thứ hai từ phải sang), người chủ trì cuộc điều tra tham nhũng ở điện Kremlin liên quan đến các nhóm lợi ích, đã bị gài bẫy, bị áp lực để ngưng cuộc điều tra - Ảnh: RIA Novosti

    Loạn “bố già”, chính trường rối ren

    Tất cả họ đều thành công và người thành công nhất là Mikhail Khodorkovsky. Sau khi giành được Công ty dầu Yukos, Khodorkovsky liên tục mở rộng liên kết nước ngoài và trong những năm đầu sự nghiệp ngân hàng (Menatep), Khodorkovsky cũng đã xây mạng tài chính khổng lồ với chi nhánh tại Thụy Sĩ, Gibraltar, Caribê và vô số địa điểm bí mật khác, nơi mà hàng trăm triệu đôla có thể giấu dễ dàng.

    Một trong những nơi như vậy là Jurby Lake Ltd, đặt tại thiên đường trốn thuế Isle of Man (thuộc Vương quốc Anh). Trong thực tế, việc lập tài khoản hải ngoại để phân tán tài chính là phương pháp được áp dụng phổ biến tại nước Nga thời ăn xổi ở thì, trong bối cảnh kinh tế bất ổn giai đoạn Boris Yeltsin. Hàng ngàn doanh nghiệp Nga đều làm tương tự. Mỗi tháng, khoảng 2 tỉ USD đã tuồn khỏi nước Nga bằng đủ cách. Trong thập niên 1990, có thể có 100-150 tỉ USD đã bốc hơi khỏi Nga. Chẳng ai có thể ngăn được làn sóng chảy máu tiền tệ khi chính Ngân hàng Trung ương Nga cũng tuồn tiền mặt ra hải ngoại, thông qua một công ty bình phong cực nhỏ tên Công ty Quản lý tài chính (FIMACO) tại Jersey (cũng thuộc Vương quốc Anh). Vụ FIMACO đến nay chưa bao giờ được điều tra tường tận.

    Bức tranh kinh tế ảm đạm đã tạo ra một khoảng trống quyền lực chính trị tại Kremlin. Tháng 9-1998, thị trưởng Matxcơva Yuri Luzhkov lần đầu tiên úp mở khả năng tranh cử tổng thống. Phía sau hậu trường, Vladimir Yevtushenkov - sếp nhóm Systema (quy tụ các doanh nhân “có sừng có mỏ” tại Matxcơva) - đã khuyến khích Luzhkov tham gia tranh cử. Yevtushenkov chính là kiến trúc sư ý tưởng thành lập Center TV, kênh truyền hình đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch đánh bóng Luzhkov. Có một tín hiệu nữa cho thấy Luzhkov thật sự nhắm vào ghế tổng thống: cho ra đời đảng Otechestvo (Đất tổ). Trong khi đó, uy tín Boris Yeltsin tiếp tục xuống dốc, cùng tình trạng sức khỏe ngày càng kém.
    Các ông trùm, đặc biệt Boris Berezovsky, bắt đầu lo rằng nếu không “tạo vua” thay thế và nếu để Luzhkov tiến vào Kremlin thì thời của họ cũng tàn. Tuy nhiên, không chỉ Luzhkov, một nhân vật nữa cũng đang có vài tính toán lộ liễu cho sự nghiệp chính trị. Người đó là Thủ tướng Yevgeny Primakov. Là một chính khách già nua từ thời Liên Xô, Primakov, sau vài thành công ổn định chính sách tiền tệ, đã công khai chỉ trích sự thao túng chính trường của giới tài phiệt. Kẻ đầu tiên lọt vào tầm ngắm là Berezovsky. Tháng 2-1999, công tố viên và an ninh đã tấn công loạt công ty thuộc sở hữu Berezovsky, trong đó có trụ sở Công ty dầu Sibneft và Hãng hàng không Aeroflot. Tại Sibneft, người ta phát hiện nhiều thùng tài liệu của một công ty nhỏ tên Atoll chuyên lĩnh vực an ninh. Châm thêm dầu, tờ Moskovsky Komsomolets (thân tín Luzhkov) viết rằng Berezovsky đã dùng Atoll để do thám gia đình Yeltsin, trong đó có con gái Yeltsin (Dyachenko)...

    Dường như chưa đủ rối, lại xảy ra vụ chánh công tố Yuri Skuratov, lúc đó đang tiến hành chiến dịch điều tra tham nhũng nội bộ Kremlin. Dù được đánh giá là quyết đoán trong hành xử công việc, Skuratov lại có một điểm yếu chết người: ham gái. Skuratov bị gài dính vào một số ả giang hồ, bị quay trộm và những cuộn băng chứng cớ đã được dùng làm công cụ uy hiếp. Vào ngày Công ty dầu Sibneft bị lục soát, Yeltsin đã yêu cầu Skuratov ngưng chiến dịch điều tra. Để gây sức ép, bản sao cuộn băng thậm chí được gửi cho một đài truyền hình.

    Cơn gió lạnh đã bắt đầu thổi xào xạc với những tín hiệu chẳng lành vào giữa năm 2003 và trở nên lạnh buốt vào ngày 2-7-2003, khi Platon Lebedev - đối tác làm ăn của Khodorkovsky (từng ngồi ghế CEO Tập đoàn Ngân hàng Menatep) - bị bắt. Vài tuần sau, tay giám đốc an ninh của Tập đoàn Yukos (cựu sĩ quan KGB) cũng bị thộp.
    Lúc đó, một tùy viên thân tín đã soạn ra một “toa thuốc” cho Khodorkovsky, trong đó liệt kê những điều nên làm để tránh bị bắt. Một số người thân cận cũng khuyên Khodorkovsky trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, đương sự bỏ ngoài tai vì vẫn tin vào thế lực của mình... Thế rồi đột ngột tinh mơ ngày 25-10, nước Nga thức dậy với bản tin gây rúng động: ông trùm Khodorkovsky vừa bị lực lượng an ninh đặc nhiệm Nga bắt tại phi trường Novosibirsk (Siberia) lúc 5g sáng. (Vanity Fair, 4-2012).

    Trong nỗ lực cứu vãn thanh danh, Skuratov bất ngờ ngửa bài khi công bố chi tiết hồ sơ điều tra dang dở. Vụ Skuratov, cuộc đột kích Công ty Berezovsky, sự kiện đồng rup mất giá, vụ tuyên bố tống khứ tài phiệt khỏi Kremlin của Primakov và chiến dịch tranh cử Luzhkov đều xảy ra gần như cùng lúc và đã tạo một không khí hỗn loạn chưa từng có. Ngày 5-4-1999, văn phòng công tố đưa lệnh bắt Berezovsky, tội tư túi trong hoạt động kinh doanh Aeroflot. Cùng lúc, Skuratov dọa tung thêm vài bí mật động trời nữa. Và rồi, tháng 5-1999, Yeltsin bất ngờ sa thải Primakov, thay bằng Sergei Stepashin rồi ngày 10-8-1999, Stepashin cũng bị phế.
    Ngồi vào chiếc ghế thủ tướng Nga là một con người quyết lập lại trật tự: Vladimir Putin...

    Thông điệp chấn động của Putin

    Sự thịnh nộ của Boris Yeltsin kết thúc bằng một đoạn kết bất ngờ. Đêm 31-12-1999, trên truyền hình, Boris Yeltsin tuyên bố từ chức và giao ghế tổng thống cho Vladimir Putin. Diễn văn truyền hình Yeltsin đầy những than thở: “Nhiều hi vọng của chúng ta đã không thành hiện thực” và “mong rằng công chúng Nga hãy tha thứ...”. Còn các ông trùm, những đứa con của chính sách tư bản hóa vô chính phủ thời Yeltsin, bắt đầu phải chọn con đường riêng...

    Ngay khi tiếp nhận ghế tổng thống, năm 2000 Vladimir Putin đã gửi đến các bố già một thông điệp ngắn gọn: 1/ Các ông trùm tài phiệt kể từ nay không được tham gia và thao túng chính trường; 2/ Họ sẽ không được hưởng quyền bất khả xâm phạm và bất cứ ai cũng có thể bị điều tra; 3/ Thuế má và luật kinh doanh phải được tuân thủ nghiêm chỉnh.
    Và cú ra đòn quyết liệt nhất là ra lệnh bắt giữ Mikhail Khodorkovsky (ngày 25-10-2003) với loạt tội danh liên quan trốn thuế và biển thủ (đương sự bị xử 9 năm tù vào tháng 5-2005; tháng 12-2010, khi vẫn còn trong tù, Khodorkovsky bị xử thêm tội biển thủ và rửa tiền, khiến bản án bị kéo dài thêm đến năm 2017).

    Với những người khác thì thế nào? Anatoly Chubais, một trong những kiến trúc sư chính sách kinh tế “big bang”, không còn xuất hiện trên trung tâm khán đài. Phần mình, sau chiến dịch tranh cử tổng thống thất bại, Yuri Luzhkov trở lại ghế thị trưởng Matxcơva nhưng không còn trở thành nhân vật gây sự chú ý của báo chí. Alexander Smolensky biến mất khỏi dòng thời sự. Có một lúc, Smolensky thành lập một ngân hàng nhưng sau đó phải bán lại. Vladimir Gusinsky còn cầm cự được thêm ít lâu. Bán cổ phần còn lại trong NTV cho Gazprom với giá 50 triệu USD, Gusinsky ôm tiền ra nước ngoài và hiện sống ở New York (có cổ phần trong tờ báo Israel Maariv và một kênh truyền hình vệ tinh tiếng Nga hoạt động tại New York).

    Cuối cùng, nhân vật nổi nhất, Boris Berezovsky, phải trốn sang Anh (được chính thức hưởng quy chế tỵ nạn chính trị vào tháng 9-2003) và sẽ chẳng bao giờ có khả năng quay lại Nga để lập cỗ máy chính trị lật đổ Putin như từng tuyên bố...

    Ngọc Trí
    (Nguồn: The Oligarchs - Wealth and power in the new Russia, David E. Hoffman, NXB PublicAffairs)
  4. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    4.833
    [r2)] ......làm gì có chuyện đập nồi cơm chung vì thế chủ yếu là dàn xếp. Việc anh Q về chứng tỏ việc dàn xếp cơ bản đã xong.....ko 1 thằng ngu nào về khi chưa biết số phận của mình. Việc a V thông cáo qua truyền thông cho thấy đã khoang vùng......khó có chuyện a V liệt vị.............
    [r2)]......sự việc dừng ở đây chỉ thí 2 tốt là khả dĩ nhất cho đôi bên....nếu đi thêm 1 bước sự việc sẽ rất nghiệm trọng.....và lường trước được hậu quả....
    [r2)] Một số bác trên này đang làm nghiêm trọng vấn đề quá.
  5. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
  6. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Bác KQ có cái quyển về Bố già điện Kremlin - Berezovsky gửi cho anh em đọc cho sướng mắt với :D
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Hihi chắc bác không tham gia chuỗi thớt này từ ngày đầu nên mới nghĩ vậy. Nếu bác đọc các thớt đầu tiên sẽ thấy chuỗi thớt này nó không nhìn gần như thế nên vụ BK chỉ là 1 biểu hiện đến kỳ phải phát tác của dòng lịch sử các bác ấy đang chém cùng em thôi.

    Thế nên bác nào dự từ ngày đầu sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi thấy thớt này là lẩu thập cẩm: CK có, 9T có, ăn chơi thậm trí cũng có luôn... Tuy nhiên trong phạm vi box CK nên chém gió thì cũng sẽ nói đến các yếu tố vĩ mô dài hạn ảnh hưởng đến CK thế nào? tác động dài hạn, trung hạn và ngắn hạn ra sao?

    Do vậy khi đọc The Oligarchs - Wealth and power in the new Russia, David E. Hoffman nhiều bác sẽ giật mình nói sao nó giống VN quá vậy?

    Thực sự ngay từ thớt đầu tiên Black list em đã nói nó sẽ diễn ra tương tự chỉ có điều chậm hơn 20 năm và quy mô nhỏ hơn mà thôi.

    Cũng vụ tập hợp các đại gia chơi với nhau rồi tiến tới thâu tóm dần các lĩnh vực KT chủ yếu

    Cũng vụ đại gia bỏ tiền mua QH để đẩy nhanh tốc độ bá chủ

    Cũng giải thích được tiền Đồng đi dâu?

    Cũng có thanh toán, răn đe khi thấy có thế lực khác nhăm nhe đòi chia bánh lại

    Chỉ có điều có CM không? có cướp bạc cướp ruộng lại không thì còn chờ LS chứng minh

    Bọn The Oligarchs - Wealth and power in the new Russia, David E. Hoffman để viết nên những dòng đó nó mất 20 năm nhìn lại còn Vn thì còn đang trong quá trình đó.

    Hehe
  8. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Nên nhớ phải pha thêm màu sắc tung lua vào mới ra com ₫ường Mafia vịt ngan
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Để tiện cho bác nào chưa hiểu đầu tiên loạt thớt này nó bắt đầu từ đâu em mạn phép post lại trang đầu tiên của thớt đầu tiên.

    Khi đó chưa có vụ thâu tóm STB mà tất cả chỉ là tin đồn cũng như bây giờ nhé. Trong quá trình phân tích tin đồn đó em cũng dự về kết quả nhưng chẳng may đúng mới buồn.

    Link : http://f319.com/home/1487808

    Đến giờ thì không còn là tin đồn nữa mà là chắc chắn sẽ có 1 danh sách các NH bị cá mập lớn xâu xé.

    Bao nhiêu mồ hôi tâm huyết sẽ không còn cơ hội nào nữa và bị liên minh các NH lớn thâu tóm. Danh sách này hầu như đã chốt.

    Nghe thì có vẻ bi đát nhưng thực ra bán ở thời điểm này cũng lãi khẳm rồi. Tuy nhiên nếu không bị rủi ro chính sách vĩ mô kỳ này thì éo thằng điên nào muốn bán NH của mình cả.

    Tiền sẽ bị hít về để múc bọn NH nhỏ đang mất thanh khoản. Nó đã bật đèn xanh cho vụ thâu tóm, cưỡng đoạt núp dưới mỹ từ tái cơ cấu rùi. Nhiều thằng khóc ròng vì bị siết nợ vì vay lãi suất qua đêm cắt cổ nhưng há miệng mắc quai nên phải chịu.

    Mịa giờ đọc ở éo đâu cũng có cái từ tái cơ cấu. Tái cơ cấu cái gì mà thực chất là cướp tài sản từ tay Nhà nước ( thực chất là của nhân dân ) chuyển sang tay nhóm lợi ích.

    VN sau 5 năm nữa mà không có 1 vài Roman Arkadievich Abramovich em nhỏ bằng con Voi.

    Đọc lại tiểu sử của Roman Arkadievich Abramovich trên Wikipedia thì thấy VN éo khác gì tuy có ở quy mô nhỏ hơn và chậm hơn gần 25 năm.

    Abramovich bắt đầu hoạt động kinh doanh vào cuối thập kỷ 1980 khi các cuộc cải cách của Tổng thống Sô viết Mikhail Sergeyevich Gorbachov cho phép các doanh nghiệp tư nhân nhỏ hoạt động, được gọi là các Hợp tác xã. Giai đoạn 1992-1995 Abramovich thành lập năm công ty bán lẻ trung gian, cuối cùng ông chuyên vào việc kinh doanh dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

    Tháng 7 năm 1992, Phó ủy viên công tố Moskva thông qua việc điều tra Abramovich theo điều 90 Luật hình sự Nga. Vụ việc này được gửi tới Ukhta, Cộng hòa Komi để điều tra thêm. Ông bị cáo buộc ăn cắp nhiên liệu diesel từ một doanh nghiệp ở Ukhta với giá trị 4.000.000 rúp. Cuộc điều tra kết luận rằng số nhiên liệu đó đã được chuyển tới Riga bằng các giấy tờ giả mạo (với lý do chuyển nhiên liệu cho quân đội) và tung ra bán tại đó. Sau này Abramovich được phán xét vô tội.

    Abramovich có được số tiền của mình phần lớn nhờ các tài sản mua được với giá rẻ trong chương trình tư nhân hóa các công ty nhà nước của Boris Nikolayevich Yeltsin khoảng giữa thập kỷ 1990. Với sự hỗ trợ từ phía Boris Abramovich Berezovsky, người sau này là đối tác của ông, ông trở thành người nắm đa số cổ phần trong Sibneft, một công ty dầu mỏ lớn. Sau đó ông tiếp tục mua các công ty nhôm từ các nhà đầu tư tư nhân và sáp nhập chúng vào công ty kim loại Oleg Deripaska hình thành nên RUSAL (Công ty nhôm Nga), công ty sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới.

    Abramovich và Berezovsky có được một nửa số cổ phần của mình trong Sibneft thông qua cái gọi là chương trình "đổi nợ lấy cổ phần", trong đó số tiền thế chấp của nhà nước và sau này là các cổ phần được bán ra trong nhiều doanh nghiệp lớn được đổi lấy các khoản vay nợ của chính phủ. Nửa số cổ phần còn lại của công ty được tư nhân hóa thông qua hàng loạt các phiên bán đấu giá ở thời điểm giữa thập kỷ 1990.

    Năm 1999 Abramovich trúng cử vào Duma Quốc gia với tư cách đại diện cho Khu vực tự trị Chukotka, một vùng nghèo đói ở Viễn Đông Nga. Ông khởi động chương trình từ thiện Pole of Hope nhằm giúp đỡ người dân Chukotka, đặc biệt là trẻ em và vào tháng 12 năm 2000 được bầu làm Toàn quyền Chukotka, thay thế cho vị Toàn quyền tham nhũng cũ là Alexander Nazarov. Từ đó ông đã đầu tư hàng trăm triệu dollar vào Chukotka, như xây trường đại học, bệnh viện, trường mẫu giáo và các khách sạn tại Anadyr, sửa chữa sân bay và đầu tư xây mới hoặc sửa chữa các ngôi trường ở nhiều thị trấn và làng mạc. Ông cũng sử dụng Chukotka làm nơi lách thuế cho Sibneft, dù công ty của ông đầu tư phần lớn số thuế giảm được vào trong vùng, và đầu tư tìm kiếm dầu mỏ tại đó như một phần trong chiến dịch phát triển kinh tế của vùng. Abramovich nói rằng ông sẽ không ra tranh cử chức Toàn quyền thêm một lần nữa sau khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2005, bởi vì việc đó "quá tốn kém" – và ông cũng hiếm khi đến đây. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin đã thay đổi pháp luật để hủy bỏ các cuộc bầu cử Toàn quyền địa phương, và vào ngày 21 tháng 10 năm 2005 Abramovich được tái chỉ định thêm một nhiệm kỳ nữa. Năm 2006 Abramovich đã sử dụng quyền lực Toàn quyền của mình nhằm gỡ tội cho nhà thám hiểm Karl Bushby, người đã bị trục xuất khỏi vùng này vì tội xâm phạm biên giới sau khi đi bộ từ Alaska vào Nga trong nỗ lực đi bộ vòng quanh thế giới [1].

    Abramovich được trao Huy chương Danh dự vì những "đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế của quận tự trị Chukotka", theo nghị định do Tổng thống Nga ký [2].

    Tháng 5 năm 2006 ông thông báo kế hoạch mua 40% tiền vốn trong Evraz, một trong những công ty sản xuất thép lớn nhất nước Nga, với giá 3 tỷ đô la – khoản đầu tư lớn đầu tiên của ông vào Nga từ khi ông bán các công ty nhôm và dầu mỏ của mình.
    Ông được xếp hạng là người giàu thứ hai tại Anh trong Sunday Times Rich List 2006, với tài sản ước tính 10,8 tỷ bảng Anh. Abramovich được xếp vào danh sách này vì ông sở hữu các bất động sản tại Luân Đôn và Sussex.

    Ông có bảy dinh thự ở Anh, ba dinh thự ở Pháp, 3.600 m2 đất ở ngoại ô Moscow , hai xe BMW, ba xe Mercedes và một xe Volkswagen Golf. Năm 2010 ông đã kiếm được 5 triệu USD ở Anh và có 115 triệu USD tiền mặt tại 22 tài khoản ngân hàng ở Nga.

    Ông có tới bảy "phương tiện đi lại", chưa kể chiếc thuyền buồn siêu sang và chiếc máy bay riêng. Chiếc thuyền buồm Eclipse là một trong những chiếc lớn nhất thế giới, với đầy đủ sự xa hoa mà con người có thể tưởng tượng ra:bãi đỗ trực thăng, chiếc tàu ngầm mini hoạt động trong trường hợp khẩn cấp và hệ thống laser chống các tay chụp ảnh trộm. Ông còn sở hữu chiếc Boeing 767, mà theo tạp chí Fians năm 2010 là chiếc máy bay riêng mắc nhất ở Nga, với chi phí nội thất khoảng 100 triệu USD.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Tin mừng đây: Giá xăng của P chỉ tăng 650 VND chứ không phải 700 VND =))=))=))=))

Chia sẻ trang này