Tái cấu trúc

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 26/08/2012.

4416 người đang online, trong đó có 342 thành viên. 12:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 121024 lượt đọc và 1051 bài trả lời
  1. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Em thấy có con NVT, không hiểu sao khoai Tây múc đều đặn, bác nào có thông tin gì chỉ giáo em với.

    Thanks các bác.
  2. cottages

    cottages Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Đã được thích:
    0
    Tớ hiểu hẹp biết ít có được giả nhờ không mậy? Cái hưu này nó theo hai kiểu. Một kiểu là quỹ lương hưu do nhà nước quản lý. Nhớ là quản lý thôi nhá. Không phải là nhà nước giả lương hưu cho các cụ đâu. Loại thứ hai là do ...tư nhân quản lý. (Thực ra chủ đề này em đã chém rồi, nhưng ở một nick đã bị khoá hihi).

    Về bản chất, hai cơ chế này vận hành như nhau. Cái khác thì nó cũng hơi giống kiểu DNNN và DNTN thôi. Ví dụ, ở Vịt hiện tại, cụ đi làm thì phải đóng bảo hiểm xh (đấy là lương hưu của cụ sau này, éo phải NN giả lương hưu cho cụ đâu ợ). Hồi xưa thì là 25% lương, theo đó cụ đóng 6% trừ lương, cty đóng 19%. Giờ nó thêm cái BH thất nghiệp và YT ghép chung vào, nên mức nó khác đi, cụ thể thì cụ có thể hỏi cù GS gù nhé.

    Theo kiểu nhà nước quản lí như ở Vịt, toàn bộ tiền này được chuyển cho cơ quan BHXH (là cơ quan của nhà nước). Cơ quan này dùng tiền đấy đầu tư, chẳng hạn nó mua trái phiếu cp do anh ba in ra bán (thực tế thằng này mua TPCP nhiều nhất đới), hoặc nó cũng ôm cổ cánh chẳng hạn. Đầu tư như thế nào thì phải theo...quy định [:D]. Cụ thể thế nào em éo quan tâm lắm.

    Theo kiểu tư nhân quản lý thì quỹ bảo hiểm do người lao động đóng có thể do chính công ty đó quản lý, hoặc nó thuê bên thứ 3 chuyên làm quản lý quỹ (chẳng hạn như VFM ở vịt chẳng hạn) gọi là các quỹ hưu bổng. Cái này ở bên Mẽo nó làm thế. Tất nhiên, việc đầu tư tiền của các quỹ hưu bổng đó nó có luật riêng gọi là luật đảm bảo lợi ích người nghỉ hưu gì đó. Nói đơn giản thì nó cũng bắt buộc các quỹ hưu bổng phải đầu tư vào những tài sản có rủi thấp như trái phiếu TP, hoặc loại AAA. ...

    Xét cả hai loại trên, thì loại hai có vẻ có rủi ro chính trị thấp hơn loại 1. Với loại 1 thì khi chính thể đó đứt thì chắc chắn là cái cơ quan quản lí kia đứt theo (cơ quan BHXH thụoc CP), và vì vậy người nghỉ hưu mất tiền. Nên nhớ là chú éo nào cũng đứt nhé, éo phân biệt CA hay giáo viên. Loại 2 có vẻ ít rủi hơn vì nó do tư nhân quản lí. Tất nhiên là trong trường hợp có thay đổi chính thể thì tư nhân cũng bị ảnh hưởng, nhưng chắc là ko bị...mất trắng hihihi.

    Bây giờ em nói rõ. vì sao tiền lương hưu éo phải do NN giả cho các bác nhá.

    Nếu hôm nay bác đi làm và đóng 25 đ/100 đ tiền lương/năm. Lúc bác nghỉ hưu, tức là 25 năm sau, số tiền đóng trong năm đầu tiên của bác nếu tính theo mức lãi suất 5%/năm là 25đx1,05^25=84,6đ. Giả sử không có gì thay đổi mà lúc nghỉ hưu bác được 75% lương thì tiền đóng BH năm đầu bác đi làm thừa trả lương hưu cho bác trong năm đầu tiên nghỉ hưu.hihi.cứ thế, năm thứ hai đi làm thừa năm 2 nghỉ hưu [:D]
    Nếu mức lãi suất là 10% thì số tiền đó sau 25 năm là ....270đ, tức là đủ....gần 4 năm lương hưu của bác...hihi.
    Đới, xem ai giả lương cho ai nào :)
    Thêm 1 cái nữa là thực tế có phải ai đi làm và đóng BH cũng được...nhận luơng hưu éo đâu. Cái này bác cứ nhìn cái...tháp dân số của nước đó thì biết nhá.
    Ở trên, em éo tính tới...lạm phát, tức là đồng tiền mất giá. Nhưng về bản chất, tiền mất giá là do CP in ra. Vì vậy, CP phải bù lương hưu cho người nghỉ hưu là không có gì phải...ơn Đ, ơn CP cả nhá. [:D]

    Thực ra cái này em đã chém rất là chi tiết ở một bài khác hôm rỗi hơi viết là "Bạn đáng giá bao nhiêu tiền ?" hay cái gì đấy đại loại thế.
  3. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    lời nói thật của 1 cụ anh hùng llvt ;))

    Anh lính thông tin '5 phút trở thành anh hùng'

    Có đoạn nhiều mối nối quá, hết dây dự phòng, ông kéo căng hai đầu dây nhưng không tới, trong khi chỉ ít phút nữa là thông tin cần được nối liền. Ông Hoan đã ghì hai đầu dây cho vào răng và cắn chặt lại.


    "Lúc đó, cấp bách quá mà thông tin mật không được chậm một phút. Không chần chừ, tôi ghì hai đầu dây lại cắn chặt để nối chứ không nghĩ là nhờ đó có thể giúp thông tin được đảm bảo trong 5 phút", ông Hoan nhớ lại và cho hay, kết thúc cuộc gọi cũng là lúc toàn thân ông co rúm, bất tỉnh và nửa giờ sau mở mắt thì thấy đang nằm trong tay đồng đội.
    "Tôi cũng không nghĩ nhờ hành động đó của mình mà toàn bộ khẩu lệnh quan trọng của lãnh đạo Bộ được truyền nguyên vẹn đến chiến trường giảm bao tổn thất cho đồng đội", người cựu binh vui vẻ kể.

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/09/anh-linh-thong-tin-5-phut-tro-thanh-anh-hung/
  4. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    http://vneconomy.vn/20120831112155300P0C9920/loi-ich-nhom-va-cai-cach-the-che.htm

    “Lợi ích nhóm” và cải cách thể chế
    NGUYÊN THẢO

    04/09/2012 05:13 (GMT+7)
    picture Nhóm lợi ích ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và chưa được xác định rõ - Minh họa: Khều.
    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: facebook twitter google rss
    Ý kiến (0)
    “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” là tên gọi bản báo cáo về kinh tế vĩ mô 2012, được Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP).

    Báo cáo gồm 7 chương, do TS. Tô Trung Thành và ThS. Nguyễn Trí Dũng chủ biên, được xây dựng hàng năm với cách viết “thân thiện” với Đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách, nhằm tổng kết và đánh giá diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới, phân tích chuyên sâu một số vấn đề và chính sách kinh tế vĩ mô nổi bật trong năm, đồng thời thảo luận những vấn đề mang tính trung và dài hạn đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách thiết thực (độc giả có thể tham khảo báo cáo đầy đủ trên trang web của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại địa chỉ www.ecna.gov.vn).

    Dưới tiêu đề “Đổi mới tư duy và cải cách thể chế những yêu cầu từ thực tiễn”, TS. Lê Đăng Doanh, ngay trong phần mở đầu Chương 7 của báo cáo này, đã nhắc lại lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương lần thứ 3, rằng phải khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm” trong đầu tư công trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư.

    Thời gian gần đây, hai khái niệm này cũng đã được nhắc đến ở không ít diễn đàn, như là một lực cản trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và sự phát triển của đất nước.

    Trong bài viết gửi đến VnEconomy ngay trước phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 vào đầu năm 2011, TS. Trần Du Lịch cũng đã nhận định, đổi mới thể chế kinh tế là việc làm tốn kém ít, hiệu quả cao. Nhưng ở một diễn đàn sau đó về tái cơ cấu nền kinh tế, ông đã phải nhấn mạnh rằng việc này cũng khó làm nhất, vì liên quan đến lợi ích của từng địa phương, từng ngành và từng nhóm lợi ích.

    Còn mới đây, khi chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ về yếu kém trong phòng chống tham nhũng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cũng đặt vấn đề: “Năng lực không thiếu, tổ chức bộ máy không thiếu, quyết tâm không thiếu nhưng vẫn không phát hiện được tham nhũng, phải chăng có vấn đề về lợi ích nhóm, về bao che trong đội ngũ cán bộ?”.

    Trở lại với bài viết của TS. Lê Đăng Doanh, đặt trong yêu cầu cần khắc phục lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ để cải cách thể chế, ông phân tích một điển hình của mô hình tăng trưởng theo chiều rộng hiện nay, đó là tất cả các tỉnh, thành đều chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng thật cao, càng cao chứng tỏ tinh thần cách mạng tiến công, sự sáng tạo, chủ động của lãnh đạo địa phương càng lớn.

    Chính vì vậy, nên tỉnh nào cũng lập khu, cụm công nghiệp, bến cảng, sân bay với hiệu quả rất thấp về kinh tế - xã hội, nhưng lại rất có lợi cho lợi ích nhóm, ăn chênh lệch giá đất. Nếu không thay đổi tư duy này và các luật có liên quan như Luật Đất đai thì khó có thể tác động đến “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm”.

    Dành khá nhiều dung lượng để nói về khái niệm thứ hai, ông Doanh dẫn định nghĩa của Wikipedia tiếng Việt, “nhóm lợi ích” là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách tác động vào các chính sách của chính phủ. Là những nhóm vận động hành lang hay cửa hậu (lobby) để tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thực thi có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyền, đặc lợi để thụ hưởng.

    Ở các nước có luật về lobby, các nhóm lợi ích hình thành và hoạt động công khai như nhóm doanh nghiệp, tài chính - ngân hàng, công đoàn, hiệp hội, truyền thông,... nhằm tác động tới các chính sách của Quốc hội và Chính phủ một cách công khai và hợp pháp. Họ vận động qua nhiều kênh khác nhau, sử dụng các chuyên gia và công ty tư vấn.

    Còn ở Việt Nam, theo quan sát của ông Doanh, vì những lý do về thể chế, pháp luật và truyền thống nhóm lợi ích ở Việt Nam chưa có kênh tác động chính thức đến quá trình soạn thảo, ban hành luật pháp của Quốc hội và chính sách của Chính phủ, quá trình vận động chưa được công khai và luật hóa, nên nhóm lợi ích ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp và chưa được xác định rõ.

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đầu tiên đã công khai nêu đích danh “nhóm lợi ích” trong bài phát biểu kết thúc Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 10/10/2011, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

    Tuy nhiên, theo nhìn nhận của ông Doanh thì, lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển… Những hoạt động này len lỏi cả vào các hoạt động rất trí thức và cao sang như nghiên cứu khoa học, cấp bằng, mua điểm, chấm luận án.

    Ông Doanh cũng “khen” những nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc, vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân, với chất kết dính là lợi ích tiền bạc. Ông lấy một câu “thành ngữ” hiện đại nhằm thể hiện các nhóm lợi ích như sau: “Thứ nhất tiền tệ, thứ nhì hậu duệ, thứ ba quan hệ, thứ tư mới đến trí tuệ” để mô tả nhóm lợi ích trong bổ nhiệm cán bộ. Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích hoạt động càng trắng trợn, liều lĩnh.

    “Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động trong một không gian chủ yếu phi chính thức, bất hợp pháp, trong không ít trường hợp có quan hệ đến buôn lậu hay các hoạt động có tính chất phạm pháp ở mức độ khác nhau. Việc xác định bản chất, hình thức, phạm vi hoạt động của các loại nhóm lợi ích khác nhau cần được đầu tư, nghiên cứu thêm trong thời gian tới để làm rõ những lỗ hổng hay khe hở luật pháp để các nhóm lợi ích lợi dụng”, ông viết.

    Đề nghị này của ông Doanh có lẽ cũng không còn sớm, cho dù đến tận thời điểm này, lợi ích nhóm vẫn còn là khái niệm được sử dụng khá e dè.

    Mới đây, trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng nói ông không muốn dùng từ “lợi ích nhóm” mà báo chí nói nhiều bởi vì bản thân dân tộc ta hay dùng từ "lợi ích cục bộ", chúng ta đã quen dùng từ đó từ khi còn bao cấp đến giờ.

    "Do vậy, có những lợi ích cục bộ điều đó cũng dễ hiểu giữa một nhóm cổ đông của ngân hàng, giữa các đối tượng khác nhau trong nhóm cổ đông đó, có thể vì quyền lợi của họ, đôi khi họ có những tranh chấp nhất định", ông Bình nói.

    Theo dõi phiên chất vấn trong vai trò cử tri, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH Vietin, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng Trương Phước Ánh đã bày tỏ ngạc nhiên khi Thống đốc không sử dụng từ "nhóm lợi ích". Theo ông Ánh, đó chính là một thực tế và cũng là một nguyên nhân quan trọng làm "động lực" cho những tiêu cực dẫn đến những khó khăn hiện nay của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

    Cũng theo vị doanh nhân này, khái niệm nhóm lợi ích hiện đang được đề cập phổ biến, được hiểu là sự chi phối tiêu cực của một nhóm người, nhóm doanh nghiệp, ngành có lợi ích tương đối thống nhất, gần gũi nhau, liên kết nhau và được thực hiện một cách bất minh thông qua những tác động chính sách mà công luận không thể giám sát được, pháp luật không điều chỉnh được. Một cách công bằng, khái niệm nhóm lợi ích phải được hiểu rộng hơn. Trong xã hội hiện đại, khi tồn tại nhiều giai tầng, nhiều ngành nghề, nhiều tuyến lợi ích đan xen, lúc thì thống nhất, lúc thì mâu thuẫn nhau về lợi ích trong việc chịu tác động của chính sách của nhà nước, thì việc tồn tại các nhóm lợi ích là một thực tế phải chấp nhận.

    “Vấn đề là, cần phải nhìn nhận thực tế này để có thể có một kiến giải đúng đắn làm cơ sở cho việc xây dựng những cơ chế pháp luật theo hướng công khai, minh bạch, nhằm quản lý tác động của các nhóm lợi ích, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của tác động của các nhóm lợi ích lên việc hoạch định chính sách, đồng thời bảo vệ những nhóm lợi ích yếu thế trong xã hội”, ông nói.

    --------------------------------------

    Các cụ bình loạn chơi.... tại thời điểm này cho đăng những bài này là sao nhỉ? k phải ít người biết hay là 1 hình thức dần dần bắt xã hội chấp nhận 1 thực tế....
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Hihi 4/5 em có là LAS, DPM, BMC, VPK và HBC đã vượt đỉnh cũ. HBC còn tích lũy chút nữa.

    Nói chung cứ 7-10% là bắt đầu có thể bán được. Kiên nhẫn 1 chút thì có thành quả.

    SBT Tây múc ròng vượt giá 16 rồi. CMI có triển vọng
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.393
    Nhắc lại thông tin khi em Lucky hỏi nhé:

    1 - BMC nếu nó về 50. Con này nói thực là siêu tốt. dây chuyền khai thác số 3 đã đi vào vận hành và quý 3 có lẽ lợi nhuận nó sẽ rất khả quan. Khi KT khủng hoảng và nhất ở ở VN thì dù muốn dù không cũng phải đào khoáng sản lên mà bán. Biết bán khoáng sản là bán tài sản dự trữ quốc gia nhưng ở Vn mả tổ nó còn bán nói gì đến dự trữ. Do vậy khuyến cáo BMC đầu tiên

    2 - DPM : con này thì ai cũng biết rồi, mỗi quý lãi 1000 tỏi, tiền mặt nhiều vô biên, càng cuối năm càng lãi nên con này vào 33.5 ngày trước. Xem lại khuyến nghị của anh về DPM hồi nó vượt 33 nhé. Con này kiểu gì cũng vượt 40. Thế nên có thể canh vào giá 36 là cực ngon

    3 - LAS: con này tương tự như DPM nhưng khác nó là lân chứ không phải đạm. Giá nó luôn ở dưới DPM 3 giá. Hiện giá nó đang hấp dẫn ở hơn DPM. Con này 27 có thể mua. Nó cũng như DPM mỗi quý tích lũy EPS cỡ 3k/quý. Cứ thế mà tính giá mua khi gần đến báo cáo quý.

    4 - PHR: con này cùng bọn cao su thiên nhiên khác đang gặp bất lợi về giá XK nhưng nếu nó ở giá 29 mua ngay và bán khi 32

    5 - DRC con này cũng qua mùa báo cáo quý rồi nên lại phải chờ quý 3. Quý 3 con này vừa lợi vừa bất lợi. So với CSM thì giá DRC hơn mọi chỉ số. Nếu nó ở 26.5 mua ngay.

    6 - VPK: Con này anh tiếc nhất. Bản thân tư vấn cho rất nhiều bạn bè vào giá 13.8 nhưng mình lại không mua. Không phải vì nghi ngờ giá trị của nó mà vì nguyên tắc danh sách đầu tư chỉ có 2 mã để đầu đuôi ứng cứu được cho nhau mà bản thân đang có LAS và 1 mã đầu cơ là FLC nên không dám mua VPK vì sợ hết lực lượng dự phòng. Con này lợi thế cực lớn ở đầu ra được bao tiêu. MSN, VNM và TAC đều bao tiêu sản phẩm của nó. Có thể nói khi VNM, MSN tăng sản lượng mạnh vào 2 quý cuối năm thì VPK không hết việc. Con này là 1 trong số ít DN có thể làm bao bì sạch nên thoát được thuế túi nylon plastic 45% do đó lợi nhuận về đích trước 1/2 năm. Con này ở vùng giá 14-15 nên cực thích hợp cho đội lái đánh về 20. Khi nó ở giá 13-14 nó là vô đối tại thời điểm này.

    7 - SBT: Con này quá nhiều người biết rồi. Sau khi nhà ông Thành nuốt hận ở STB thì lui về giữ ngành đường. SBT, BHS là con giữ nhịp ngành đường còn lợi nhuận ở NHS và S33, SEC. Tuy nhiên lợi nhuận thực sự lại ở quota nhập khẩu đường vì chênh lệch rất lớn giữa đường Thái và đường Việt nên nhập khẩu về bán khi mua được quota mới là bài chính. Tuy nhiên trong bối cảnh Brasil mất mùa, Ấn giảm sản lượng trong khi Tàu nó nhập số lượng lớn thì SBT lại có cửa. Mua ngay nếu SBT ở giá 16 bán thì cứ 17.2 là bán được rồi. Riêng khoản lời lãi hay lỗ ở đầu tư tài chính thì xét sau. Con này tham gia mua NHS, SEC, STB, SRC và đầu tư vài nhà máy đường khác.
  7. tapchoick10

    tapchoick10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    5.168
    Nhìn lại: PHR giá 26.8 rùi, DRC giá 26....múc được ko anh ơi[r2)]
  8. fanmatic333

    fanmatic333 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Đã được thích:
    296
    Bỏ HBC đi anh ơi, năm nay chơi BDS không ăn thua đâu! Iem cũng lườm nguýt con HBC, NTL cả năm nay rồi, nhưng có vẻ như năm nay không phải là năm của BDS đâu anh.

    Nó tích lũy thì tích lũy, nhưng vấn đề chính là tâm lý dân chơi bạc lại không khoái dòng này đâu anh >:P
  9. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
  10. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Đã bắt được **************
    Thứ Tư, 05/09/2012, 09:31
    Ngày 5-9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ ******* cho biết đã bắt được bị can ************** (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN).
    Được biết ************** bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.

    Trước đó ngày 19-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ ******* đã ra quyết định truy nã bị can **************.

    Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan ******* các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện.

    Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông **************. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông ************** không có mặt tại nhà.

    Ngày 18-5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan ******* các địa phương để truy bắt.

    Cùng bị khởi tố với ông ************** còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa - phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).

    Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM - tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.

    Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, các bị can này còn nâng khống khối lượng sắt hàn trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản của Nhà nước.

    Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút tiền và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.

Chia sẻ trang này